SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng dạy học, đồ chơi, trang trí lớp bằng nguyên vật liệu phế thải sẵn có ở địa phương tại trường mầm non Thành Tiến

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng dạy học, đồ chơi, trang trí lớp bằng nguyên vật liệu phế thải sẵn có ở địa phương tại trường mầm non Thành Tiến

Giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiệm vụ của giáo dục Mầm non là nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Theo điều 23 luật Giáo dục mầm non 2005 ban hành số 38/2005 QH11 ngày 14/6/2005 yêu cầu về nội dung và phương pháp Giáo dục mầm non đã ghi: “Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện [1]. Theo chương trình Giáo dục mầm non” (Ban hành kèm theo Thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng đã nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” [2]. Trong việc thực hiện mục tiêu trên thì giáo dục Mầm non cần phải có đồ dùng học tập và đồ chơi phong phú, nên Thông tư 34/2013/TT-BGDĐT ngày 17/9/2013 Thông tư sửa đổi bổ sung một số thiết bị quy định tại Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ thông tư này trường Mầm non phải xác định được nhu cầu cần thiết và tầm quan trọng của đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ của trường mình bởi Đồ dùng đồ chơi có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Khi trẻ chơi với đồ chơi giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.

doc 23 trang thuychi01 9723
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng dạy học, đồ chơi, trang trí lớp bằng nguyên vật liệu phế thải sẵn có ở địa phương tại trường mầm non Thành Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC, ĐỒ CHƠI, TRANG TRÍ LỚP BẰNG NGUYÊN VẬT LIỆU PHẾ THẢI SẴN CÓ Ở ĐỊA PHƯƠNG TẠI 
TRƯỜNG MẦM NON THÀNH TIẾN
Người thực hiện: Vũ Thị Nguyệt
Chức vụ: Hiệu trưởng 
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thành Tiến
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THẠCH THÀNH, NĂM 2017
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
1.5
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
3
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
3
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3
Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
2.3.1
Xây dựng kế hoạch
6
2.3.2
Tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan học tập ở các trường bạn, xây dựng kế hoạch có phê duyệt của nhà trường, tiến hành tổ chức cho giáo viên cùng học sinh lớp 5 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi
7
2.3.3
Bầy một số đồ dùng học tập, đồ chơi từ bàn tay của giáo viên và học sinh đã làm được ở tất cả môi trường trong và ngoài lớp học phù hợp và đẹp
9
2.3.4
Chỉ đạo các nhóm lớp phối kết hợp với phụ huynh tổ chức làm và quyên góp đa dạng hóa các loại đồ dùng học tập, đồ chơi đồng loạt toàn trường theo từng chủ đề của từng nhóm lớp
11
2.3.5
Tổng hợp, đánh giá kế hoạch thực hiện toàn trường bằng hình thức trưng bầy đồ dùng, đồ chơi tự làm bằng nguyên vật liệu phế thải tại sân trường
13
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
17
3
Kết luận, kiến nghị 
18
Kết luận
18
Kiến nghị
19
Tài liệu tham khảo	
Danh mục các đề tài SKKN đã được hội đồng đánh giá xếp loại cấp Phòng GD&ĐT; Cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn xếp loại trở lên
1. Mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiệm vụ của giáo dục Mầm non là nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Theo điều 23 luật Giáo dục mầm non 2005 ban hành số 38/2005 QH11 ngày 14/6/2005 yêu cầu về nội dung và phương pháp Giáo dục mầm non đã ghi: “Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện [1]. Theo chương trình Giáo dục mầm non” (Ban hành kèm theo Thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng đã nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” [2]. Trong việc thực hiện mục tiêu trên thì giáo dục Mầm non cần phải có đồ dùng học tập và đồ chơi phong phú, nên Thông tư 34/2013/TT-BGDĐT ngày 17/9/2013 Thông tư sửa đổi bổ sung một số thiết bị quy định tại Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ thông tư này trường Mầm non phải xác định được nhu cầu cần thiết và tầm quan trọng của đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ của trường mình bởi Đồ dùng đồ chơi có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Khi trẻ chơi với đồ chơi giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.
Đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ em thực hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau có tác dụng rèn luyện thể lực cho trẻ. Đối với trẻ em, đồ chơi cũng giống như cuốc cày đối với người nông dân, máy móc đối với người công nhân, là phòng thí nghiệm đối với nhà khoa học. Đồ chơi hết sức cần thiết đối với trẻ, nó có tác dụng và ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non, vì bất kể một trẻ em nào đều có nhu cầu chơi và rất yêu quí đồ chơi, chúng sống và hành động cùng với đồ chơi. Đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, nó giúp các em làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người. Đồ chơi còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội dần dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này.
Từ những ý nghĩa về đồ chơi đối với sự phát triển của trẻ như vậy nên hàng năm học trường Mầm non luôn đặt việc mua sắm bổ sung đồ dùng học tập, đồ chơi chơi cho trẻ ngay từ đầu năm học, với nhiều hình thức đa dạng như huy động phụ huynh ủng hộ, trích nguồn ngân sách để mua, đa số là mua ngoài thị trường, tuy ngoài thị trường có rất nhiều loại đồ chơi giáo dục giúp bé phát triển các khía cạnh khác nhau của nhân cách, trí tuệ và sức khỏe, khi đi mua thì đồ dùng, đồ chơi mầu sắc thì rất hấp dẫn nhưng sẽ tốn kém về tài chính làm ảnh hưởng đến tiền bạc của các bậc phụ huynh, của nhà trường mà không thể để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường mầm non hiện nay, trong khi các phụ, phế phẩm từ cuộc sống và trong sinh hoạt hàng ngày đang sẵn có và có rất nhiều, để cho giáo viên có thể sử dụng làm đồ chơi cho trẻ tại lớp. Trò chơi với những đồ chơi tự tạo luôn gần gũi và đáp ứng kịp thời nhu cầu chơi của trẻ. Khi loại đồ chơi do tự tay cô giáo làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quí sức lao động ngay khi còn bé. Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, tôi nghĩ rằng việc tự làm đồ chơi là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non. Hiểu được tầm quan trọng như vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng dạy học, đồ chơi, trang trí lớp bằng nguyên vật liệu phế thải sẵn có ở địa phương tại trường mầm non Thành Tiến” làm đề tài nghiên cứu thực hiện trong năm học 2016-2017.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Bản thân tiến hành nghiên cứu đề tài này với mong muốn đưa ra cách chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng học tập, đồ chơi tại nhà trường một cách phù hợp nhưng dễ làm và đa dạng từ đó thu được kết quả cao trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại nhà trường trong năm học 2016-2017. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng học tập, đồ chơi, trang trí lớp bằng nguyên vật liệu phế thải trong sinh hoạt hàng ngày và sẵn có ở địa phương tại trường mầm non Thành Tiến, năm học 2016-2017.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập thể giáo viên trường Mầm non Thành Tiến, Thạch Thành.
- Nghiên cứu, tổng kết về vấn đề làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ trong các hoạt động, bằng các nguyên vật liệu phế thải tại địa phương và trong sinh hoạt hằng ngày của con người đối với từng giáo viên đang công tác tại trường Mầm non Thành Tiến trong năm học 2016-2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Áp dụng thực tiễn, tham khảo tài liệu có liên quan đến đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của trẻ.
- Khảo sát thực tế tình hình tại địa phương, tại lớp học trong nhà trường 
- Khảo sát thực tế năng khiếu và ý tưởng sáng tạo của giáo viên trong nhà trường. 
- Tổ chức cho giáo viên đi tham quan các mô hình đồ chơi đẹp và sáng tạo ở mọi lúc mọi nơi. 
- Làm mẫu các đồ dùng học tập, đồ chơi bằng nguyên vật liệu phế thải cho giáo viên học tập.
- Tổng kết rút kinh nghiệm mỗi khi kết thúc chủ đề 
- Tổ chức tiến hành thực hiện tất cả các nhóm lớp tại nhà trường .
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Sáng kiến mang tính chất chỉ đạo nên có kế hoạch chi tiết và cụ thể hơn.
- Đối tượng huy động tham gia làm đồ dùng học tập và đồ chơi được mở rộng đó là toàn bộ phụ huynh và học sinh của nhà trường tham gia làm đồ dùng học tập, đồ chơi đem đến trường, có sự chọn lọc cho phù hợp với nội dung giáo dục và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
- Tổ chức cho giáo viên đi thăm quan học tập ở các trường bạn và những nơi trang trí môi trường đẹp và mở giúp cho trẻ hoạt động tích cực.
- Có tổng hợp đánh giá kết quả vào cuối năm học bằng hình thức tổ chức trưng bầy đồ dùng đồ chơi, mời các cấp quản lý, lãnh đạo tham gia có ý kiến đánh giá và rút kinh nghiệm.
- Có nguồn kinh phí huy động rộng hơn từ các nhà hảo tâm và các doanh nghiệp trên địa bàn xã
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: 
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Giáo dục Mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi, lấy trẻ làm trọng tâm, từ các hoạt động trong ngày giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện, thực hiện được mục tiêu này thì đồ chơi là quan trọng nhất bởi đồ dùng, đồ chơi là một nhu cầu tự nhiên, không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ, đặc biệt là trong các hoạt động của trẻ ở trường mầm non, nó cần cho trẻ như “thức ăn, nước uống” hàng ngày. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có tiền để mua hoặc mua được hết đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho các hoạt động. Đặc điểm của trẻ mầm non là luôn có nhu cầu chơi với những đồ dùng, đồ chơi có màu sắc đẹp, mới lạ, phong phú và hấp dẫn. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ, đòi hỏi người cán bộ quản lý - giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non.Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, mỗi gia đình chúng ta thường có rất nhiều sản phẩm bị loại bỏ sau khi sử dụng như: vỏ hộp sữa các loại, chai dầu gội, lọ sữa tắm, lon bia, bìa lịch cũ, vỏ trai, vỏ sòvà ở vùng quê có cỏ, cây, hoa, lá, viên đá, sỏi... có nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau, đó là nguồn vật liệu phong phú và đa dạng, có thể tận dụng để làm những việc hữu ích. Việc tận dụng những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động là một việc làm rất có ý nghĩa, vừa tiết kiệm được tiền mua sắm nguyên vật liệu, tạo ra những đồ dùng, đồ chơi mang tính sáng tạo, phong phú vừa làm tăng số lượng đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, mà hiệu quả sử dụng lại khá cao. Đồng thời góp phần làm giảm thiểu lượng rác thải, giảm chi phí cho công tác vệ sinh môi trường.
Ngày nay khi kinh tế phát triển, trong xã hội đã xuất hiện nhiều tệ nạn, tiêu cực mà nó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ của trẻ. Vì vậy tạo môi trường thân thiện thông qua việc làm đồ chơi tự tạo trong các hoạt động tại nhà trường chính là chúng ta đã tạo ra cho trẻ có suy nghĩ việc làm tốt đẹp hơn. Nhưng trên thực tế cho thấy việc tổ chức hoạt động chưa được thường xuyên, đặc biệt là việc tạo môi trường thân thiện thông qua việc làm đồ chơi tự tạo trong các hoạt động tại nhà trường chưa được để cao và thiếu sự đầu tư nên dẫn đến kết quả giáo dục trẻ chưa cao.
Trong thực tế trường mầm non Thành Tiến các lớp học đã được trang bị nhiều đồ dùng, đồ chơi, song để phục vụ quá trình hoạt động của trẻ trong lớp theo kế hoạch của giáo viên đề ra thì vẫn còn chưa đáp ứng được.
Ngay đầu năm học các nhóm lớp vẫn gặp khó khăn như:
- Chưa có đủ nguyên vật liệu để làm đồ dùng theo ý tưởng.
- Giáo viên ít có thời gian để nghiên cứu làm thêm những đồ dùng mới lạ
- Đồ dùng tự tạo trong quá trình sử dụng còn dễ bị hư hỏng do các cháu chơi chưa biết cách gìn giữ cẩn thận.
Từ những khó khăn trên tôi nghĩ rằng: Chỉ còn cách khắc phục là chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm ĐDĐC. Vậy làm thế nào để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo một cách sáng tạo và có hiệu quả? Thu hút sự quan tâm, tham gia làm đồ chơi của phụ huynh...?
Hiểu được vấn đề đó tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng học tập, đồ chơi bằng nguyên vật liệu phế thải có sẵn tại địa phương trong trường mầm non để chỉ đạo hướng dẫn giáo viên đạt kết quả cao từ đó phát triển có hiệu quả về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mà mục tiêu đầu năm học đã đề ra.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
2.2.1. Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thạch Thành. Phòng giáo dục thường xuyên quan tâm kiểm tra đôn đốc xây dựng mang tính toàn diện để thúc đẩy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Được sự quan tâm giúp đở của địa phương, tập thể cán bộ, giáo viên nhân viên nhà trường trong công tác chỉ đạo đã đồng nhất quan điểm tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, chuyên môn, kinh phí hoạt động kịp thời. Đội ngũ giáo viên trong nhà trường đoàn kết thống nhất, tích cực chịu khó học hỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ đựơc giao. Tập thể giáo viên biết vận dụng và thu thập các mẫu và cách làm đồ chơi từ mạng Iternet và thực hiện tốt bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua các kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên trong năm.
- Bản thân tôi khoẻ mạnh nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn Đại học, biết lắng nghe ý kiến của tất cả mọi người đóng góp, cũng như sự học hỏi kinh nghiệm từ phía đồng nghiệp để kịp thời điều chỉnh bản thân mình.
- Địa phương có nguồn vật liệu thiên nhiên và phế liệu tương đối dồi dào, dễ tìm, dễ kiếm. Do trong sinh hoạt hằng ngày nhân dân thải ra nhiều các nguyên vật liệu.
- Nhận thức của phụ huynh ngày càng được nâng cao, đa số phụ huynh nhiệt tình ủng hộ cho các hoạt động và phong trào của nhà trường.
- Học sinh toàn trường được chia theo từng lứa tuổi, học đúng độ tuổi theo quy định.
2.2.2. Khó khăn:
- Cơ sở vật chất của trường đang còn gặp nhiều khó khăn như phòng học đang còn thiếu một số nhóm lớp còn học nhờ, học tạm, lớp quá tải.
- Đội ngũ giáo viên chưa đủ định biên trên lớp. 
- Công việc bận rộn nên không có nhiều thời gian đầu tư cho việc làm đồ dùng, đồ chơi để phổ biến cho các chị em giáo viên trong trường. 
- Năng khiếu làm đồ dùng, đồ chơi của một số giáo viên còn hạn chế. 
- Tính sáng tạo và tính thẩm mỹ trong việc làm đồ dùng, đồ chơi của giáo viên chưa cao, đặc biệt là việc tận dụng nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cũng còn hạn chế.
- Tài liệu hướng dẫn làm đồ dùng, đồ chơi chưa nhiều. 
- Số trẻ trên nhóm,lớp đông, quá tải, không đủ 2 GV/nhóm, lớp nên cũng ảnh hưởng đến việc làm ĐDĐC. 
2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng trước khi áp dụng SKKN
Bắt đầu vào năm học 2016-2017, từ tháng 08 năm 2016 khi trẻ chưa đến trường, tôi bắt đầu kiểm kê đồ dùng học tập, đồ chơi trong các nhóm, lớp và khảo sát khả năng của giáo viên bằng hình thức cho giáo viên trang trí lớp học và làm đồ dùng bằng nguyên vật liệu phế thải tại các nhóm lớp. Kết quả được thể hiện qua biểu khảo sát sau: 
* Biểu 1: Kiểm kê đồ dùng học tập, đồ chơi trong lớp:
TT
Loại Đồ dùng học tập, đồ chơi được kiểm kê
Số nhóm lớp kiểm kê
Tổng số
Kết quả
Còn sử dụng
Tỷ lệ %
Không còn sử dụng
Tỷ lệ %
1
Đồ dùng học tập, đồ chơi tự làm
12
120 bộ
24 bộ
20
96 bộ
80
2
Đồ dùng học tập, đồ chơi mua
12
120 bộ
66 bộ
55
54 bộ
45
*Biểu 2: Khảo sát kỹ năng trang trí lớp và làm đồ chơi của giáo viên:
TT
Nội dung khảo sát
Tổng số giáo viên khảo sát
Kết quả
Tốt
Tỷ lệ %
Khá
Tỷ lệ %
TB
Tỷ lệ %
Chưa đạt
Tỷ lệ %
1
Cách làm Đồ dùng, đồ chơi phục vụ HĐ lao động, vệ sinh
16
5
31
5
31
6
38
0
2
Cách làm Đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động học và phát triển vận động
16
5
31
6
38
5
31
0
0
3
Cách làm Đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời
16
5
31
5
31
6
38
0
0
4
Cách làm Đồ dùng, đồ chơi trang trí mảng tường lớp học
16
6
38
5
31
5
31
0
0
Qua bảng khảo sát trên, bản thân là hiệu trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo chung trong tất cả các hoạt động của mình vì vậy tôi đã suy nghĩ và tiến hành triển khai cách chỉ đạo giáo viên trong toàn trường, cụ thể như sau:
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xây dựng kế hoạch:
* Kế hoạch chỉ đạo làm đồ dùng học tập, đồ chơi chung cho toàn nhà trường: 
+ Trên cơ sở tổng hợp thực tế của nhà trường đã được khảo sát, ngày mùng 1 tháng 08, Tôi làm căn cứ thực trạng để xây dựng kế hoạch cụ thể sát thực với nhà trường sau đó họp cán bộ chủ chốt trong nhà trường, thảo luận, thống nhất về cách chỉ đạo để bổ sung vào kế hoạch. Hoàn thành kế hoạch chỉ đạo chung cho nhà trường, tóm tắt nội dung kế hoạch như sau :
- Mục đích yêu cầu: tất cả các nhóm lớp làm đồ dùng học tập, đồ chơi đúng số lượng, làm bằng nguyên vật liệu phế thải.
- Các loại đồ dùng học tập, đồ chơi cần phải làm là: Đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động lao động, vệ sinh; Đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động học; Đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời; Đồ dùng, đồ chơi trang trí mảng tường lớp học.
- Tổ chức thực hiện: Tổ trưởng các khối Mẫu giáo, Nhà trẻ và từng nhóm lớp nắm được kế hoạch thực hiện. Thời gian thực hiện là cuối năm học.
+ Yêu cầu chỉ đạo các khối lớp đi thăm quan học tập và dựa trên kế hoạch của nhà trường lên kế hoạch cụ thể ở nhóm lớp của mình, phù hợp, rõ ràng, khoa học, có duyệt của chuyên môn nhà trường mới thực hiện.
* Kế hoạch dự toán nguồn kinh phí huy động:
Có bảng thuyết minh dự toán kinh phí rõ ràng và chi tiết để thỏa thuận với phụ huynh mục đích nhờ phụ huynh ủng hộ về kinh phí chi cho hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi và có thư huy động sự ủng hộ về kinh phí gửi đến các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm trên địa bàn của xã.
Trên cơ sở đó báo cáo với Đảng ủy,Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã và phòng Giáo dục và đào tạo, xin ý kiến chỉ đạo, chủ trương để thực hiện.
Từ kế hoạch này phân cụ thể, chi tiết số kinh phí cho từng nhóm, lớp để từ đó giáo viên phụ trách làm căn cứ để lên kế hoạch cho lớp mình phù hợp và sát với thực tế.
2.3.2. Tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan học tập ở các trường bạn, xây dựng kế hoạch có phê duyệt của nhà trường, tiến hành tổ chức cho giáo viên cùng học sinh lớp 5 tuổi làm đồ dùng, đồ chơi :
Vào đầu tháng 8, trong công tác chỉ đạo, tôi cho giáo viên đi học tập ở những trường có đồ dùng học tập, đồ chơi tự làm phong phú và trang trí nhóm lớp đẹp phù hợp và khoa học như Trường Mầm non Thị trấn Kim Tân, Vân Du, Thành Vân, Thành Hưng Từ đó nâng cao về khả năng làm đồ chơi cho giáo viên.
Sau khi đi thăm quan về giao cho chuyên môn thu kế hoạch của các nhóm, lớp toàn trường tổng hợp số lượng, quy cách, chủng loại đồ dùng, đồ chơi và biện pháp thực hiện của các kế hoạch nhóm lớp sau đó tổ chức họp để thống nhất từng bước thực hiện:
* Bước 1: Tổng hợp toàn trường từng loại đồ dùng học tập, đồ chơi theo nhu cầu cần để sử dụng, cụ thể số bộ đồ dùng, đồ chơi sau:
- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ HĐ lao động, vệ sinh: 120 bộ; Trong đó chổi quét nhà 50 cái; hót giác 50 cái; thùng tưới nước 20 cái
- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động học: 120 bộ; Trong đó: Cổng chui.. 
- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời: 120 bộ
- Đồ dùng, đồ chơi trang trí mảng tường lớp học: 120 bộ
* Bước 2: Tiến hành triển khai thu thập nguyên vật liệu phế thải.
- Sau khi thống nhất đồ dùng cần làm và số lượng làm của tập thể giáo viên, tiến hành thu thập nguyên vật liệu phế thải của có sẵn tại địa phương, thu thập bằng cách nhờ phụ huynh đem đến lớp, giáo viên lựa chọn và vệ sinh các phế liệu đó rồi gom lại từng mảng đồ chơi để làm giao nhiệm vụ cho giáo viên lớp Mẫu giáo lớn triển khai làm tại nhà trường, mời phụ huynh toàn nhà trường và cô giáo cùng với các cháu tham gia cùng làm từ đó giúp cho phụ huynh hiểu sâu về giáo dục Mầm non sẽ tình nguyện tạo điều kiện và phối kết hợp tốt trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học. 
Ghi chú (giải thích ch

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_lam_do_dung_day_hoc.doc