SKKN Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở trường Mầm non Mỹ Lộc

SKKN Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở trường Mầm non Mỹ Lộc

 Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Giáo dục mầm non có tác dụng cực kỳ quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang chuyển mình vươn lên đỉnh cao của thời đại “Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”. Vì vậy để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển đi lên của xã hội thì việc cải tiến phương pháp giáo dục mầm nhằm nâng cao chất lượng, khả năng nhận biết cho trẻ là vấn đề hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên. Để đảm bảo mục tiêu giáo dục thì trong trường mầm non phải kết hợp song song việc chăm sóc thể lực và giáo dục trí tuệ cho trẻ. Làm tốt được điều đó thì các hoạt động trong trường mầm non đóng vai trò then chốt, trong đó không thể thiếu được hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nó là một trong những hoạt động chính, giữ vị trí quan trọng trong giáo dục phát triển toàn diện nhân cách trẻ.

 Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình dễ tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới, nhưng thiên hướng học của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ.

 

doc 21 trang thuychi01 105765
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở trường Mầm non Mỹ Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1- Lý do chọn đề tài 
1
1.2- Mục đích nghiên cứu 
2
	1.3- Đối tượng nghiên cứu 
2
1.4- Phương pháp nghiên cứu 
2
2. NỘI DUNG
2
2.1- Cơ sở lý luận 
2
2.2- Thực trạng vấn đề 
3
2.3- Các giải pháp và biện pháp
5
2.3.1- Các giải pháp 
5
2.3.2- Các biện pháp tổ chức thực hiện
6
2.4 Hiệu quả
18
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
3.1- Kết luận
19
3.2- Kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo
Mục lục
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
 Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Giáo dục mầm non có tác dụng cực kỳ quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang chuyển mình vươn lên đỉnh cao của thời đại “Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”. Vì vậy để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển đi lên của xã hội thì việc cải tiến phương pháp giáo dục mầm nhằm nâng cao chất lượng, khả năng nhận biết cho trẻ là vấn đề hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên. Để đảm bảo mục tiêu giáo dục thì trong trường mầm non phải kết hợp song song việc chăm sóc thể lực và giáo dục trí tuệ cho trẻ. Làm tốt được điều đó thì các hoạt động trong trường mầm non đóng vai trò then chốt, trong đó không thể thiếu được hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nó là một trong những hoạt động chính, giữ vị trí quan trọng trong giáo dục phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
 Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình dễ tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới, nhưng thiên hướng học của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ.
	 Vốn từ là phương tiện giao tiếp nhận thức thế giới vạn vật hấp dẫn xung quanh con người. Nhờ có vốn từ mà trẻ em và người lớn thiết lập được những mối quan hệ tương hỗ với nhau, hiểu và cảm thông lẫn nhau, đồng thời cũng nhờ có vốn từ mà đứa trẻ có khả năng mở định tầm nhìn của mình. Khi trẻ biết nói, trẻ dễ dàng giao tiếp với người lớn cũng như trẻ có khả năng điều khiển hành vi của mình. Bằng vốn từ của mình trẻ có thể biểu đạt sự hiểu biết của mình cho người lớn hiểu và hiểu được ý của người lớn muốn nói gì, từ đó giúp trẻ tích cực hoạt động giao tiếp với mọi người. Vì vậy việc phát triển vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi là nhiệm vụ nặng nề của giáo dục trí tuệ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi. Nếu người lớn chúng ta lơi là công tác giáo dục và dạy trẻ tập nói, tức là đã bỏ qua một cơ hội tốt để phát triển vốn từ cho trẻ.
 Theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi này nhu cầu giao tiếp của trẻ thì ở độ tuổi này nhu cầu giao tiếp của trẻ rất lớn, song do bộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn thiện trẻ thường mắc lỗi phát âm: Cá – chá; Không cần – Hông chần;  đặc biệt vốn từ của trẻ còn nghèo nàn. 
 Ở lứa tuổi 24 - 36 tháng tuổi trẻ còn nói lắp và nói ngọng nhiều nhưng nó là thời kỳ “phát cảm về vốn từ” tức là vốn từ phát triển rất nhanh trẻ rất ham nói “trẻ lên 3 cả nhà học nói” . Đặc biệt lứa tuổi 24 - 36 tháng tuổi sự phát triển vốn từ đạt tới tốc độ rất nhanh mà sau này khi lớn lên khó có giai đoạn nào sánh bằng. Vì thế việc phát triển từ cho trẻ là vô cùng cần thiết, giúp trẻ hoàn thiện hơn bộ máy phát âm và làm giàu vốn từ cho trẻ. Từ đó giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp và lĩnh hội tri thức tốt hơn giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.
 Là một cô giáo mầm non trực tiếp dạy trẻ 24 - 36 tháng tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng tiếng phổ thông. Vì vậy tôi đã dạy trẻ thông qua các hoạt động khác nhau và dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá về sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24- 36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở trường Mầm non Mỹ Lộc” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay.
1. 2. Mục đích nghiên cứu: 
	 Đề ra một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở trường mầm non Mỹ lộc. 
1.3. Đối tượng ngiên cứu: 
15 trẻ 24 - 36 tháng, trường mầm non Mỹ Lộc, năm học 2015 – 2016.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: các tài liệu liên quan đến đề tài
- Phương pháp khảo sát, điều tra.
- Phương pháp đàm thoại, quan sát, trực quan.
- Phương pháp thống kê toán học nhằm xử lý số liệu thu thập được.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
 Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng thì vốn từ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được. Từ là đơn vị có sẵn và cơ bản của ngôn ngữ, là vật liệu chủ yếu tạo nên câu, xây dựng lời nói. Vốn từ phát triển phong phú thì ngôn ngữ cũng phát triển phong phú. Cần phải phát triển vốn từ ngay từ lứa tuổi mầm non vì ở lứa tuổi này phát triển vốn từ là giúp trẻ nắm được nhiều từ, hiểu được ý nghĩa của từ, biết sử dụng từ trong giao tiếp. Phát triển từ cho trẻ là quá trình hình thành giúp trẻ làm quen với các từ mới, củng cố vốn từ làm cho vốn từ phong phú tích cực hóa ngôn ngữ cho trẻ. Quá trình này liên quan chặt chẽ với giai đoạn nhận thức tiếp theo của trẻ để hình thành các biểu tượng về thế giới xung quanh. Trẻ ở lứa tuổi 24- 36 tháng tuổi, giai đoạn này người ta gọi là giai đoạn tiền ngôn ngữ vì đặc điểm sinh lý ở lứa tuổi này có vùng ngôn ngữ bắt đầu hình thành và phát triển mạnh. Nhưng trong thực tế môi trường gia đình: ông, bà, bố, mẹ... hay môi trường xã hội: cô giáo còn ít quan tâm đến việc phát triển vốn từ cho trẻ nên nhìn chung vốn từ của trẻ còn nhiều hạn chế. Vốn từ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Vốn từ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội mà mọi người đều phải thực hiện theo những quy định chung đó. Vốn từ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có vốn từ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh của các sự vật , hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt đối với trẻ 24 - 36 tháng cần giúp trẻ phát triển mở rộng các loại vốn từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻ về những sự vật, hiện tượng, hình ảnh mà trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày, nói cho trẻ biết đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng từ đó hình thành vốn từ cho trẻ.
2.2. Thực trạng vấn đề:
a. Thuận lợi:
 Được sự quan tâm của phòng giáo dục, của địa phương trong việc xây dựng cơ sở vật chất, khuôn viên nhà trường. Nhà trường được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 3 năm 2015 và được kiểm định đánh ngoài vào tháng 10 năm 2015, kết quả nhà trường được đoàn đánh giá ngoài đánh giá đạt mức độ 3.
 Trường mầm non Mỹ Lộc ở vị trí trung tâm xã, có bếp ăn bán trú nên rất thuận lợi cho tất cả con em đến trường. Trường có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên yêu nghề mến trẻ có trình độ chuyên môn vững vàng, tích cực học tập nâng cao tay nghề góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.	
Ban giám hiệu thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và các đợt tiếp thu chuyên đề do Phòng Giáo dục tổ chức. 100% giáo viên có trình độ trung cấp trở lên, luôn giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện cho việc học hỏi kinh nghiệm.
 Về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học.
 Cảnh quan nhà trường thoáng mát, có cây che bóng mát, cây cảnh góp phần rất lớn cho trẻ quan sát, từ đó cung cấp cho trẻ những biểu tượng thể hiện sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh. 
Phụ huynh luôn quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ trong việc dạy dỗ các cháu. Thường xuyên ủng hộ các nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và hoạt động vui chơi cho trẻ.
Bản thân là một giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy, không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu, dự giờ đồng nghiệp để rút ra kinh nghiệm cho bản thân, nói đúng tiếng phổ thông, phát âm chuẩn. Luôn nhiệt tình làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ cho việc cung cấp và phát triển vốn từ cho trẻ.
Trẻ khỏe mạnh, tích cực học tập và hứng thú hoạt động. Một lớp có chung một độ tuổi nên nhận thức của trẻ tương đối đồng đều, đa số trẻ đến lớp chuyên cần.
b.  Khó khăn:
 Bên cạnh những thuận lợi trên tôi còn gặp phải một số khó khăn sau:
- Về cơ sở vật chất, tuy trường đã đạt trường chuẩn Quốc Gia mức độ 1, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu để phục vụ cho các hoạt động nói chung và hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ nói riêng.
- Là xã có địa bàn rộng, nhiều thôn cách xa trường nên vào những ngày mưa rét số trẻ đến trường còn han chế, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học của cô và trẻ.
- Các cháu đa số là con nông thôn trình độ hiểu biết và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đến bậc học mầm non còn rất hạn chế.
- Nhận thức của một số phụ huynh học sinh còn chưa đồng đều, còn cho rằng việc cho trẻ đến trường chỉ là chơi chứ học vẫn chỉ là thứ yếu.
- Đa số phụ huynh đều bận công việc hoặc có những lý do khách quan nào đó ít có thời gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói. Trẻ được đáp ứng đầy đủ về nhu cầu mà trẻ cần. 
+ Ví dụ: Trẻ chỉ cần chỉ, cần nhìn vào những gì mình thích thì được đáp ứng ngay mà không cần phải dùng lời để yêu cầu hoặc xin. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc vốn từ của trẻ rất nghèo nàn. 
- Trẻ đến lớp học còn nói tiếng địa phương, phát âm sai lệch ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu bài, ngôn ngữ mạch lạc của trẻ còn hạn chế (nói chưa đủ câu, nói chống không, nói lắp, nói ngọng, nói tiếng địa phương) nên rất ảnh hưởng đến việc giao tiếp và dạy trẻ trên lớp.
- Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa nhớ hết trật tự của các âm khi sắp xếp thành câu vì thế trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói.
- 60% trẻ phát âm chưa chính xác hay ngọng chữ x - s, dấu ngã - dấu sắc, dấu hỏi – dấu nặng. Trẻ nói phát âm sai do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn xung quanh.
- Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu cũng như trật tự các từ khi nhắc lại câu của người lớn. Vì thế trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói. 
- 80% kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức còn hạn chế dẫn đến tình trạng trẻ thường dùng từ không chính xác. 
- Ở lớp nhà trẻ, thời gian chăm sóc trẻ chiếm đa số nên việc giáo viên chú ý phát triển vốn từ cho trẻ đôi khi còn gặp nhiều khó khăn. 
c. Kết quả khảo sát thực trạng:
Với những đặc điểm như vậy của nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ. Vì vậy tôi đã khảo sát thực trạng của trẻ nhằm đưa ra các biện pháp kịp thời.
* Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng 
Nội dung
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
Số trẻ
Tốt
Khá
TB
Yếu
Kém
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
Khả năng nghe hiểu lời nói
15
4
27
3
20
6
40
2
13
0
0
Vốn từ
15
3
20
2
13
7
47
3
20
0
0
Nghe nhắc lại các âm, các tiếng và các câu
15
1
 7
4
27
8
53
2
13
0
0
Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp
15
2
13
3
20
7
47
3
20
0
0
Qua khảo sát tôi thấy, trẻ đạt yêu cầu là 80%, trong khi đó trẻ chưa đạt yêu cầu là 13 đến 20%. Chủ yếu là vốn từ và khả năng sử dụng vốn từ để giao tiếp chưa đạt còn chiếm tỷ lệ cao 20%. Nguyên nhân là do:
- Chuẩn bị đồ dùng chưa hấp dẫn.
- Khi dạy chưa quan tâm đến phát âm của trẻ.
- Một số trẻ chưa chú ý trong giờ học.
- Chưa nghiên cứu và học hỏi.
 Qua kết quả đó tôi đã tìm tòi, suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu, các phương tiện thông tin đại chúng, đồng nghiệp và đưa một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động nhận biết tập nói.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP
2.3.1. Các giải pháp:
- Phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói.
- Nghiên cứu các văn bản, Chỉ thị của nhà nước, của ngành về giáo dục mầm non và các tài liệu có liên quan về phát triển nhận biết tập nói.
- Sử dụng linh hoạt sáng tạo các hình thức phát triển vốn từ cho trẻ thông qua nhận biết tập nói.
- Tăng cường công tác tham mưu và phối hợp để phát triển vốn từ thông qua hoạt động nhận biết tập nói.
2.3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
 Với trẻ 24 - 36 tháng tuổi rất thích hoạt động nhận biết tập nói và rất hứng thú với hoạt động này. Chính vì vậy mà tôi muốn thông qua hoạt động nhận biết tập nói để phát triển vốn từ cho trẻ. Cụ thể các biện pháp thực hiện như sau :
Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp, thói quen cho trẻ
 Bên cạnh việc thực hiện chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ là vấn đề trọng tâm. Ngoài ra việc tiến hành tổ chức đưa trẻ đi vào nề nếp, thói quen ở mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy hoạt động trong ngày của trẻ tôi đều phải nghiên cứu, lập ra chương trình kế hoạch bồi dưỡng đối tượng theo sự phân nhóm và sắp xếp chỗ ngồi cho từng trẻ một cách hợp lý: 
+ Trẻ nói ngọng, nói lắp ngồi cạnh trẻ nói lưu loát.
+ Trẻ ngồi ngay ngắn và nghiêm túc.
+ Trẻ nói tốt ngồi với trẻ nói chưa tốt.
+ Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn.
+ Trẻ hiếu động, cá biệt hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan, ngồi cạnh cô giáo để dễ quan sát và tiện cho việc điều hành trẻ tốt hơn.
 Ảnh 1: Cô mời trẻ ngồi canh để dạy trẻ phát âm đúng, chuẩn
 Cô động viên khích lệ sự tiến bộ đối với những trẻ nói chưa lưu loát và chưa mạnh dạn khi thấy trẻ nói lưu loát và mạnh dạn hơn. Đặc biệt tôi thường xuyên uốn nắn và tập cho trẻ cách xưng hô, cách trả lời cô bằng những hình thức trên tôi đã dần dần ổn định đưa trẻ vào nề nếp, thói quen trong mọi lúc, mọi nơi nói chung và trong hoạt động nhận biết tập nói nói riêng. 
Biện pháp 2: Nghiên cứu các tài liệu 
 Để phát triển vốn từ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động NBTN thì tôi phải hiểu rõ tâm sinh lý của trẻ hơn và sử dụng các biện pháp hiệu quả thì bản thân tôi đã sử dụng các tài liệu như :
- Tôi đã nghiên cứu tạp san, tạp chí về giáo dục mầm non.
- Tập san chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi.
- Hướng dẫn chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi
- Các tài liệu chuyên môn như giáo dục mầm non, tâm sinh lý trẻ em
- Sách tâm sinh lý trẻ em lứa tuổi 24 - 36 tháng tuổi.
- Sách giáo dục mầm non.
- Tuyển tập trò chơi - câu đố - bài hát lứa tuổi 24 - 36 tháng tuổi.
Biện pháp 3 : Tăng cường làm đồ dùng - đồ chơi phục vụ cho hoạt động nhận biết tập nói
 Để hoạt động nhận biết đạt hiệu quả cao, tôi luôn cố gắng làm những đồ dùng – đồ chơi sinh động, thu hút trẻ nhưng vẫn phải đảm bảo:
- Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn (không có cạnh sắc nhọn) và vệ sinh cho trẻ (không có bụi bẩn)
- Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với nội dung của hoạt động.
- Đồ vật thật có liên quan đến hoạt động. 
 Ảnh 2 : Đồ dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ cho hoạt động nhận biết tập nói
Tôi tận dụng những thùng cát tôn, giấy bìa, sách báo cũ để làm những đồ dùng trực quan áp dụng vào hoạt động học nhận biết tập nói.
Ví dụ: Tôi dùng 1 thùng cát tôn xung quanh chiếc hộp này tôi dùng bút màu vẽ về những đối tượng mà trẻ học như quả cam, con rùa, con voi để trẻ nhận biết tập nói về các đối tượng trên và kết hợp phát triển vận động thể lực bằng cách phía trên chiếc hộp tôi khoét 1 hình tròn, phía dưới góc của hộp tôi khoét 1 hình vuông để cho trẻ chơi trò chơi “Thi bỏ bóng”, từ đó trẻ có thể nhận biết được hình tròn ở trên để bỏ bóng, hình vuông ở dưới để nhặt bóng.
 Với hoạt động này tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia, vừa cung cấp đầy đủ vốn từ lại phát triển vận động cho trẻ. Ngoài ra tôi còn làm một số đồ dùng trực quan để sử dụng trong hoạt động nữa như dùng giấy báo, kéo để cắt và tô màu lên thành các loại quả (quả cam, quả xoài)
Biện pháp 4: Linh hoạt, sáng tạo các hoạt động nhận biết tập nói nhằm sử dụng phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng.
Ví dụ 1: Chủ đề: Bé và các bạn
Đề tài: Nhận biết tập nói Khuôn mặt bé 
 Chuẩn bị: 
- Đồ dùng cho cô: Tranh ảnh các bộ phận trên cơ thể, trống, xắc xô.
 Chiếc hộp bí mật, bên trong có một bông hoa có mùi thơm (hoa hồng).
- Đồ dùng cho trẻ: Mỗi trẻ một tờ giấy vẽ khuôn mặt nhưng mỗi khuôn mặt thiếu một bộ phận: mắt, mũi, miệng.
Các hình tai, mắt, mũi, miệng cắt rời đủ cho trẻ dùng.
Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức và gây hứng thú
Cô cùng trẻ hát và vận động bài “Rửa mặt như mèo”, nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích và đàm thoại với trẻ:
- Bài hát nói về ai? (Bạn mèo).
- Bạn mèo như thế nào? (Bạn mèo lười rửa mặt, không chịu rửa mặt bằng khăn mặt mà chỉ ngồi liếm láp).
- Vì lười rửa mặt nên bạn mèo bị là sao nhỉ? (Đau mắt)
- Đôi mắt, cái mũi, miệng, là rất quan trong. Hằng ngày, chúng ta phải rửa mặt, lau mắt, lau mũi,  giữ cho khuôn mặt sạch sẽ nhé!
Hoạt động 2: Nội dung
Nhận biết đôi mắt
Cô cho trẻ chơi trò chơi nhắm mắt, mở mắt
Cô hỏi: mắt con đâu? (Trẻ chỉ tay vào mắt).
- Chúng ta nhắm mắt lại nhé!
Cô đề nghị bé nhắm mắt lại và trò chuyện với bé:
- Con nhắm mắt lại có thấy gì không?
+ Cho cả lớp phát âm từ “Đôi mắt” 2 - 3 lần.
- Đôi mắt để làm gì? (Để nhìn mọi người, mọi vật, ).
+ Cho cả lớp phát âm từ “Dùng để nhìn” 2 - 3 lần.
Kết hợp giáo dục vệ sinh cho trẻ: Không được đưa tay lên dụi mắt, không đưa tay lên mắt bạn.
Nhận biết cái mũi.
Cô chuẩn bị một chiếc hộp để trên bàn, bên trong có 1 bông hoa có mùi thơm (hoa hồng). Cô trò chuyện với trẻ:
- Con vừa ngửi thấy mùi gì?
- Con dùng gì để ngửi?
+ Cho cả lớp phát âm từ “Cái mũi” 2 - 3 lần.
- Nếu không có mũi, có ngửi được không?
- Mũi để làm gì?
+ Cho cả lớp phát âm từ “Dùng để ngửi” 2 - 3 lần.
Dạy trẻ dùng mũi để ngửi mùi, để thở, biết giữ vệ sinh mũi, không cho tay vào ngoáy mũi.
Nhận biết cái miệng
Cô hỏi trẻ:
- Miệng con đâu?
+ Cho cả lớp phát âm từ “Cái miệng” 2 - 3 lần.
- Cái miệng dùng để làm gì ? (Dùng để ăn, để nói ạ !)
+ Cho cả lớp phát âm từ “Dùng để nói” 2 - 3 lần.
Dạy trẻ biết giữ vệ sinh răng miệng, biết chào, hỏi, nói những lời hay, lễ phép, không la hét.
* Hoạt động 3: Kết thúc: Dán khuôn mặt dễ thương
Cô phát cho trẻ mỗi tờ giấy vẽ khuôn mặt nhưng thiếu một bộ phận: mắt, mũi, miệng. Trẻ chọn bộ phận còn thiếu và dán vào đúng vị trí.
Đánh giá: Trẻ đạt yêu cầu: 14/15= 94%; trẻ chưa đạt yêu cầu: 1/ 15= 6%
Với cách linh hoạt sáng tạo trong cách xây dựng giáo án, cách tổ chức hoạt động cho trẻ như vậy sẽ giúp trẻ củng cố, khắc sâu và nhớ lâu vốn từ (trán, cằm, tai, mắt, mũi, miệng). 
Ví dụ 2: Chủ đề: Đồ dùng đồ chơi của bé
Đề tài: Nhận biết tập nói Đồ dùng để ăn, uống: cốc, thìa, bát, đĩa
Chuẩn bị:
 - Đồ dùng cho cô: Bộ bát, thìa, cốc, đĩa.
- Đồ dùng cho trẻ: Tranh lô tô bát, thìa, cốc, đĩa.
Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức và gây hứng thú
Cô cùng trẻ chuẩn bị mâm cơm đón khách.
Cho trẻ quan sát, trao đổi về một số đồ dung khi dọn cơm.
Cô hỏi trẻ: Mâm cơm có những gì?
Hoạt động 2: Nội dung
Nhận biết và gọi tên đồ dùng
Cô đưa từng đồ dùng cho trẻ nhận biết và gọi tên.
- Cái gì đây ? (3 – 4 trẻ). ( Đây là cái bát ạ ! )
+ Cho cả lớp phát âm từ “Cái bát” 2 - 3 lần.
- Cái bát dùng để làm gì ? (Cái bát dùng để đựng cơm ạ!)
+ Cho cả lớp phát âm từ “Dùng để đựng cơm” 2 – 3 lần.
- Cái bát này làm bằng chất liệu gì ? (Cái bát này làm bằng s

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_von_tu_cho_tre_24_36_thang.doc