SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 24 - 36 tháng
Phát triển vận động cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Phát triển vận động cho trẻ chính là việc trẻ tham gia vào các hoạt động trong trường mầm non một cách tích cực nhằm phát triển những kỹ năng vận động sử dụng phần cơ bắp lớn của cơ thể để thực hiện các bài tập chuyển động như: Đi, chạy, nhảy, tung, ném bóng Kỹ năng sử dụng phần cơ của bàn tay, ngón tay để thực hiện những chuyển động nhỏ, chính xác như: Vẽ, nặn, xé dán, cài cúc áo . Kỹ năng vận động này kết hợp chặt chẽ với kỹ năng kết hợp thị giác và vận động, là khả năng sử dụng mắt, tay và ngón tay để thực hiện các động tác.
Trong thực tế ở trường mầm non, đặc biệt là lứa tuổi 24- 36 tháng rất khô khan chỉ thực hiện đúng phương pháp trò chơi vận động cứ lặp đi lặp lại gây sự nhàm chán đối với trẻ, dẫn đến trẻ nhút nhát càng nhút nhát hơn, không mạnh dạn, tự tin tham gia hoạt động, không phát huy tính tích cực của trẻ. Lớp đã sử dụng các loại trò chơi như: Trò chơi học tập, trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi xây dựng, trò chơi vận động. Trong sự đa dạng của các trò chơi dành cho trẻ, phải đặc biệt chú ý đến loại trò chơi vận động, vì trong trò chơi này, tất cả trẻ tham gia đều được thu hút vào vận động. Những vận động đó được quy định bởi nội dung và luật của trò chơi, đồng thời nhằm đạt được một mục đích nào đó đặt ra trước khi chơi hay tự trẻ tham gia chơi đề ra. Chẳng hạn như: Rèn luyện kỹ năng vận động gì quy định điều kiện của trò chơi.
Vậy làm thế nào để tổ chức các trò chơi vận động thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một việc làm rất khó đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp nhà trẻ. Vì ở lứa tuổi này khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém, trẻ thích thì tham gia không thích thì sẵn sàng bỏ cuộc.
Làm thế nào để phát huy tính tích cực vận động cho trẻ, khắc phục sự rụt rè, sợ hãi, thiếu tự tin, thể hiện tính kiên trì và quyết tâm, tính kỷ luật, hình thành cho trẻ kĩ năng, kĩ xảo vận động phát triển các tố chất thể lực: Nhanh, mạnh, khéo, bền Là những vấn đề mà tôi hằng trăn trở. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài phát triển tính tích cực vận động cho trẻ 24- 36 tháng làm sáng kiến kinh ngiệm trong năm học này.
Mục lục Nội dung Trang Mục lục 1. Mở đầu. 1 1.1. Lý do chọn đề tài. 1 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 2 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2 2.2.1.Thuận lợi. 3 2.2.2. Khó khăn. 3 2.2.3. Kết quả thực trạng. 3 2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề. 3 2.3.1: Phát huy tính tích cực vận động cho trẻ qua hoạt động phát triển vận động. 4-6 2.3.2. Tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia vận động. 7 2.3.3: Động viên, khuyến khích trẻ kịp thời, đúng lúc. 7 2.3.4: Tổ chức vận động dưới hình thức thi đua. 8 3. 2.3.5: Phát triển tính tích cực vận động của trẻ qua các hoạt động trong ngày. 8-11 2.3. 6. Tổ chức hoạt động theo hình thức chơi – mô phỏng dành cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi. 12 2.3.7. Phối kết hợp với phụ huynh để phát huy tính tích cực vận động ở trẻ. 12 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với HĐ giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 13 3. Kết luận, kiến nghị. 14 3.1. Kết luận. 14 3.2. Kiến nghị. 14-15 Tài liệu tham khảo. 17 Danh mục. 18 1. Mở đầu. 1.1. Lí do chọn đề tài. Phát triển vận động cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Phát triển vận động cho trẻ chính là việc trẻ tham gia vào các hoạt động trong trường mầm non một cách tích cực nhằm phát triển những kỹ năng vận động sử dụng phần cơ bắp lớn của cơ thể để thực hiện các bài tập chuyển động như: Đi, chạy, nhảy, tung, ném bóng Kỹ năng sử dụng phần cơ của bàn tay, ngón tay để thực hiện những chuyển động nhỏ, chính xác như: Vẽ, nặn, xé dán, cài cúc áo. Kỹ năng vận động này kết hợp chặt chẽ với kỹ năng kết hợp thị giác và vận động, là khả năng sử dụng mắt, tay và ngón tay để thực hiện các động tác. Trong thực tế ở trường mầm non, đặc biệt là lứa tuổi 24- 36 tháng rất khô khan chỉ thực hiện đúng phương pháp trò chơi vận động cứ lặp đi lặp lại gây sự nhàm chán đối với trẻ, dẫn đến trẻ nhút nhát càng nhút nhát hơn, không mạnh dạn, tự tin tham gia hoạt động, không phát huy tính tích cực của trẻ. Lớp đã sử dụng các loại trò chơi như: Trò chơi học tập, trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi xây dựng, trò chơi vận động. Trong sự đa dạng của các trò chơi dành cho trẻ, phải đặc biệt chú ý đến loại trò chơi vận động, vì trong trò chơi này, tất cả trẻ tham gia đều được thu hút vào vận động. Những vận động đó được quy định bởi nội dung và luật của trò chơi, đồng thời nhằm đạt được một mục đích nào đó đặt ra trước khi chơi hay tự trẻ tham gia chơi đề ra. Chẳng hạn như: Rèn luyện kỹ năng vận động gì quy định điều kiện của trò chơi. Vậy làm thế nào để tổ chức các trò chơi vận động thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một việc làm rất khó đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp nhà trẻ. Vì ở lứa tuổi này khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém, trẻ thích thì tham gia không thích thì sẵn sàng bỏ cuộc. Làm thế nào để phát huy tính tích cực vận động cho trẻ, khắc phục sự rụt rè, sợ hãi, thiếu tự tin, thể hiện tính kiên trì và quyết tâm, tính kỷ luật, hình thành cho trẻ kĩ năng, kĩ xảo vận động phát triển các tố chất thể lực: Nhanh, mạnh, khéo, bền Là những vấn đề mà tôi hằng trăn trở. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài phát triển tính tích cực vận động cho trẻ 24- 36 tháng làm sáng kiến kinh ngiệm trong năm học này. Là giáo viên chủ nhiệm lớp nhà trẻ24 – 36 tháng tuổi tôi luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi vận động với trẻ mầm non. Vì vậy, ngay từ đầu năm học 2017 - 2018 tôi đi sâu nghiên cứu tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ. Qua đó, góp phần phát triển toàn diện về các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mĩ cho trẻ. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 24-36 tháng” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Khi lựa chọn đề tài này để nghiên cứu và áp dụng tôi đã xác định được những mục đích cần đạt được như sau: - Về kiến thức: Trẻ biết tên vận động và một số trò chơi, biết vận động và chơi theo sự hướng dẫn của cô. - Về kỹ năng: +Trẻ nói tên vận động và một số trò chơi vận động. +Trẻ nghe, hiểu, biết cách chơi, chơi đúng luật. +Trẻ có kỹ năng phối hợp vận động tích cực. - Về thái độ: +Trẻ mạnh dạn, tự tin. +Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 24-36 thánglớp Hoa Sữa Trường mầm non Quảng Thành. 1.4.Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp thực hành. Phương pháp dùng lời. Phương pháp hướng dẫn. Phương pháp thực hành trải nghiệm. Phương pháp thống kê xử lý số liệu. Phương pháp dùng hình ảnh minh hoạ. 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm . 2.1. Cơ sở lý luận của sáng của sáng kiến kinh nghiệm. Giáo dục thể chất là một trong những bộ phận quan trọng nhất của giáo dục con người phát triển toàn diện. Vì cơ thể trẻ còn non nớt và đang phát triển mạnh mẽ. Cơ thể trẻ phát triển tốt nếu trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục một cách đúng đắn. Sự phát triển thể chất trong thời kỳ này đặt cơ sở cho sự phát triển sau này của trẻ, ảnh hưởng lớn đến quá trình tâm lý và hình thành nhân cách của trẻ. Sự hoàn thiện về vận động có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, hình thức tổ chức vận động phù hợp nhất đối với trẻ là dưới dạng vui chơi, cụ thể là trò chơi vận động, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở giai đoạn này là: “Học bằng chơi, chơi bằng học”. Trò chơi vận động đối với trẻ mầm non nói chung và nhà trẻ nói riêng được tổ chức một cách triệt để, nó vừa là nội dung học, vừa là phương pháp tổ chức vui chơi. Nghỉ ngơi tích cực cũng là phương tiện để giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Khi chơi trò chơi vận động đã gây ra sự biến đổi về thể chất của trẻ, sự phát triển thể chất, sự hoàn thiện các vấn đề cơ bản và các tố chất vận động. Chính vì vậy phát huy tính tích cực của trẻ thông qua trò chơi vận động là vấn đề cần thiết, nó không những giúp cho tư duy, trí nhớ của trẻ được phát huy tích cực mà thể chất cũng được phát triển. 2.2.Thực trạngvấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Đầu năm học 2017-2018, tôi được nhà trường phân công dạy nhóm trẻ 24-36 tháng theo chương trình giáo dục mầm non tôi đã nhận thấy những điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau: 2.2.1.Thuận lợi. Trong những năm qua được sự quan tâm của UBND phường, phòng GD và ĐT Thành phố, Trường Mầm non Quảng Thành, đã không ngừng bổ sung mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động giáo dục của trẻ. Trường lớp đã được sửa sang, phòng học rộng rãi thuận lợi cho các cháu học tập vui chơi. Được sự quan tâmcủa các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường, và tổ chuyên môn tạo điều kiện để tôi thực hiện tốt công tác chuyên môn của mình. Lớp được phân công 2 cô giáo phụ trách 26 cháu, các cô đều có trình độ chuyên môn, có năng lực và nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc - giáo dục các cháu ở độ tuổi 24 - 36 tháng. Phụ huynh quan tâm đến con em mình, ủng hộ cơ sở vật chất cho trẻ có điều kiện hoạt động trong ngày. Đa số phụ huynh nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ và tìm kiếm nguyên vật liệu cho việc làm đồ dùng càng thêm phong phú và đa dạng. Bản thân tham gia đầy đủ các chuyên đề của ngành học mầm non, trong đó có chuyên đề đạo đức nhà giáo, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm... Trong quá trình đứng lớp, với lòng nhiệt tình “Yêu nghề mến trẻ”. Tôi không ngừng học tập để mở mang kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn thông qua báo chí, công nghệ thông tin, đài truyền thông, qua bạn bè đồng nghiệp.Hơn nữa tôi cũng còn có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự làm đồ chơi phục vụ các trò chơi vận động. 2.2.2. Khó khăn. Ngoài những thuận lợi tôi đã nêu trên trong quá trình thực hiện, bản thân tôi gặp không ít khó khăn nhất định: Một số trẻ còn nhút nhát, yếu, ít tham gia vận động. Nên việc phát huy tính tích cực vận động cho trẻ gặp nhiều khó khăn. Thời gian dành cho việc làm đồ dùng phục vụ cho các trò chơi chưa nhiều, các cháu đều chưa qua nhóm 18-24 tháng tuổi. Chưa có nếp học, nếp chơi chưa quen cô, quen lớp, còn khóc nhè. 2.2.3. Kết quả của thực trạng. Tôi đã tiến hành khảo sát, kiểm tra và đánh giá kết quả đầu năm cho thấy số liệu cụ thể như sau: STT Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát Số trẻ đạt Tỷ lệ 1 --Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 12/25 48% 2 -- Trẻ có kĩ năng vận động 9/25 36% 3 -Trẻ tích cực tham gia các vận động và trò chơi 13/25 52% 2.3. Các giải pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu. 2.3.1. Phát huy tính tích cực vận động cho trẻ qua hoạt động phát triển vận động. Chọn vận động phù hợp với trẻ theo từng bài dạy và theo chủ đề. Để cơ thể của trẻ phát triển cân đối và toàn diện. Thì việc chọn các vận động sao cho phù hợp là vô cùng cần thiết. Đối với trẻ nhỏ hệ xương và khớp đang phát triển nhanh, chưa hoàn thiện nên chọn các bài tập sao cho vừa sức trẻ mà phù hợp với chủ đề cụ thể: Đối với hoạt động phát triển vận động, nếu vận động cơ bản là động thì chọn trò chơi vận động là tĩnh và ngược lại. Ví dụ 1: Ở chủ đề : “Cây và những bông hoa đẹp” VĐCB: “Đi có mang vật trên tay” tôi chọn trò chơi vận động: “ Gà trong vườn hoa”. Trẻ phải đi thẳng mắt nhìn phía trước, tay cầm hoa không làm rơi hoa trên tay, giữ thăng bằng cơ thể và rèn luyện sự khéo léo, cắm hoa vào vườn hoa, cảm giác gò bó đã bị tháo gỡ bằng trò chơi: “ Gà trong vườn hoa” Ví dụ 2: Ở chủ đề: “ Những con vật đáng yêu” VĐCB: "Ném vào đích", tôi chọn trò chơi: “ Mèo và chim sẻ” qua trò chơi rèn cho trẻ phản ứng nhanh nhẹn, chạy nhanh khi gặp đối thủ. Tôi thường tổ chức cho 100% trẻ được tham gia tùy theo tính chất và nội dung từng vận động mà chọn các trò chơi khác nhau như vòng tròn, vòng cung, hàng dọc hoặc hàng ngang: Như trò chơi : “Ô tô và chim sẻ” khi thấy ô tô kêu bim bim thì các chú chim sẻ bay nhanh sang 2 bên đường. Hoặc trò chơi: “ Nu na nu nống” trẻ ngồi thành vòng tròn, trò chơi: “ Lộn cầu vồng: 2 trẻ cầm tay nhau đứng thành 2 hàng ngang: Các bé chơi trò chơi " lộn cầu vồng". Hay khi tổ chức trò chơi cô đứng sao cho thuận tiện cho việc quan sát và điều khiển cuộc chơi. Tùy theo sự hứng thú của trẻ mà cô cho trẻ chơi các số lần khác nhau, nếu trẻ thích chơi cô có thể cho trẻ chơi một vài lần nữa, không nên cho trẻ chơi kéo dài gây sự mệt mỏi, quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ còn khi trẻ đã chán cô có thể dừng trò chơi nhưng cô không nên bắt trẻ dừng lại ngay mà cô hướng cho trẻ sang hoạt động khác một cách nhẹ nhàng. Ví dụ: Cô nói “ Ô tô đã về bến các chú chim hãy bay về tổ” qua vận động đã giải quyết nhiệm vụ phát triển thể chất dưới hình thức chơi vui vẻ, củng cố kĩ năng kĩ xảo vận động và phát triển tố chất vận động cho trẻ. Ngoài việc giải quyết nhiệm vụ vận động một cách nhanh nhẹn, sáng tạo, khéo léo như: “ Mèo đuổi chuột” ai đóng làm mèo phải đuổi bắt được chuột còn ai đóng làm chuột phải chạy nhanh nhưng chạy như thế nào để mèo không bắt được chuột đó là sự sáng tạo của trẻ khi tham gia chơi. Sáng tạo trong hình thức tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ. Lựa chọn các hình thức tổ chức hợp lý phù hợp với từng bài dạy: Các hình thức tổ chức hợp lý là điều kiện tốt trong việc phát triển vận động cho trẻ, tùy từng vận động mà lựa chọn các hình thức tổ chức khác nhau, có thể theo nhóm, cá nhân hay cả lớp Và đội hình tập phù hợp cũng mang lại kết quả giáo dục cao như: Đội hình vòng tròn, vòng cung, đội hình hai hàng ngang, hai hang dọc Ví dụ: Vận động “Ném trúng đích” Tôi chia thành hai nhóm, chọn đội hình vòng tròn đứng cách đều đích 0.7m - 1m. Vận động “Bò theo hướng thẳng có mang vật trên lưng”, tôi chọn hình thức cả lớp, trẻ đứng đội hình hai hàng dọc, lần lượt hai trẻ làm các chú lừa thồ hàng trên lưng. Vận động “Lăn bóng và bắt bóng bằng hai tay” Tôi cho mỗi trẻ một quả bóng để trẻ lăn và bắt bóng. Hình ảnh trẻ lăn và bắt bóng bằng hai tay Vậy việc chọn các hình thức dạy phù hợp với từng vận động sẽ mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất đặc biệt trẻ được tham gia hoạt động một cách tích cực. 2.3.2. Tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia vận động. Làm đồ dùng phục vụ cho trẻ vận động. Sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng quan trọng trong hoạt động giáo dục. Đồ dùng trực quan đẹp hấp dẫn đa dạng phong phú sẽ làm cho hoạt động thêm sinh động khiến trẻ hứng thú hơn nên đạt kết quả cao. Hiểu được điều tôi luôn học hỏi các bạn đồng nghiệp và tìm tòi, sáng tạo thêm nhiều đồ dùng dụng cụ thể dục để tạo hứng thú cho trẻ tham gia tập luyện trong các giờ học phát triển vận động. Bên cạnh đó việc lựa chọn đồ dùng dụng cụ tập luyện cho trẻ rất quan trọng đây là việc làm thường xuyên mà tôi phải quan tâm. Hay khi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ vận động cơ bản tôi có thể trang trí các đồ dùng học tập như cổng thể dục, tạo các đường hẹp bằng các dây hoa, thanh nhựa, ống hút hay hạt gỗ Có màu sắc hấp dẫn kích thích thu hút trẻ vào giờ hoạt động phát triển vận động để đạt kết quả cao. Các loại đồ dùng phục vụ học tập của trẻ do tôi tạo ra luôn tuân thủ nguyên tắc: Bền chắc, không sắc nhọn, không gây tai nạn cho trẻ, đẹp, dễ làm. Trong các trò chơi vận động tôi làm đồ dùng đồ chơi hướng dẫn trẻ sử dụng chơi có hứng thú và đạt kết quả cao. Ví dụ: Trẻ đội mũ chim để làm các chú chim đi kiếm mồi, khi đội mũ chim trẻ có cảm giác mình giống như những chú chim và thực hiện động tác của chú chim nhảy đi kiếm ăn thật ngộ nghĩnh và tự nhiên. Hay làm đầu tàu trẻ chơi trò chơi “Đoàn tàu” trong chủ đề giao thông. Một trẻ đứng trước cầm đầu tàu làm người lái tàu còn các trẻ khác làm toa tàu, làm con bướm với màu sắc sặc sỡ để chơi trò chơi “Bắt bướm”. Vì tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động nên những gì trẻ nhìn thấy lần đầu nhất là những cái mới lạ trẻ đều thích thú cho nên tôi thường làm mũ biểu tượng cho các trò chơi. Ví dụ 1: Trò chơi: “ Ô tô chim sẻ” tôi làm vô lăng và mũ hình chim sẻ cho trẻ đội hoặc 1 trẻ làm người lái xe tay cầm vô lăng còn các trẻ khác đội mũ chim sẻ. Trẻ rất thích thú và trò chơi sôi nổi hẳn lên so với các buổi chơi không có đồ dùng Ví dụ 2: Trò chơi: “ Cáo và thỏ” tôi làm 1 mũ cáo và các mũ thỏ. Trẻ rất thích thú khi được đội mũ đóng vai các nhân vật, nhập vai chơi cùng côvà chơi cùng các bạn. Dùng lời nói nhẹ nhàng lôi cuốn trẻ. Khi học vận động cơ bản. Cô gọi trẻ lại gần và nói: “Cô cháu mình cùng chơi nhé” hay “các con học rất giỏi cô thưởng cho các con 1 trò chơi. các con có thích không ?” hoặc biết trẻ thích chơi 1 trò chơi nào đó cô hỏi các con có thích chơi trò chơi nào? Hoặc cô nói "Trò chơi, trò chơi" trẻ nói "Chơi gì, chơi gì" đó là cách mà tôi gây hứng thú, tạo tình huống để lôi cuốn trẻ khi cho trẻ chơi trò chơi vân động. Ví dụ trò chơi : “Con bọ dừa” trẻ rất hứng thú: Cô làm bọ dừa mẹ các con làm bọ dừa con bò đi chơi rất gần gũi, thân mật. Hình ảnh trẻ chơi trò chơi con bọ dừa cùng cô 2.3.3. Động viên, khuyến khích trẻ kịp thời, đúng lúc. Động viên, khen trẻ kịp thời nhằm khêu gợi niềm vui sướng, lòng tự tin, khích lệ ở trẻ lòng mong muốn làm những điều tốt đẹp, nếu trẻ nào nhút nhát hoặc làm sai thì động viên nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng, không nên chê trẻ, tránh những lời nói nặng nề, đặc biệt là xúc phạm trẻ, khiến trẻ xấu hổ, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý trẻ. Tóm lại: Việc khen ngợi, động viên, khuyến khích hay phê bình trẻ cần đúng lúc, đúng chỗ mới phát huy được tính tích cực của trẻ. Ví dụ: Trẻ nhút nhát không tham gia vận động cô nói: Con tham gia cùng các bạn hay các bạn đang đợi con đấy. Các con hãy cổ vũ cho bạn nào, trẻ làm sai, không đúng luật chơi cô nói lại cho trẻ hiểu. Nếu trẻ chưa làm được cô có thể gọi một bạn khác làm, trẻ quan sát, cô nói: “Con làm gần đúng rồi, con chú ý xem bạn làm nhé, để lần sau con thực hiện đúng như bạn”. 2.3.4. Tổ chức vận động dưới hình thức thi đua. Thi đua là động lực không thể thiếu được đối với trẻ, tổ chức các vận động dưới hình thức thi đua thể hiện những yêu cầu cao đối với sức mạnh thể chất tinh thần của trẻ, tạo ra cảm xúc rất lớn, cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ được giao như: “Cắp cua bỏ giỏ”. Dưới hình thức thi đua trẻ có thể cắp được số cua gấp đôi số cua khi tổ chức cho trẻ bình thường. Qua đó nhằm hoàn thiện các kĩ năng kĩ xảo vận động ở mức độ cao và rèn luyện phẩm chất đạo đức của trẻ, giáo dục tính đồng đội, tính kỉ luật . . . Ví dụ:Vận động: “Gà trong vườn rau”: Các chú gà phải chui qua hàng rào chứ không được trèo qua thi đua làm tăng hứng thú, khả năng vận động phát triển các tố chất của trẻ kích thích các tố chất của trẻ, kích thích lôi cuốn trẻ vào việc tập luyện. Do đó việc đánh giá thi đua phải công bằng và chính xác. 2.3. 5. Phát triển tính tích cực vận động của trẻ qua các hoạt động trong ngày. Đón trẻ, thể dục sáng. Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non. Buổi sáng được tập bài tập thể dục đơn giản, sẽ tích lũyđược sự sảng khoái cho cả ngày: Hình ảnh trẻ tập thể dục buổi sáng Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn. Sau mỗi lần tập xong bài tập thể dục buổi sáng tôi thấy trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, vui vẻ hơn. Vận động chuyển tiếp thông qua hoạt động học. Giờ phát triển vận động: Hoạt động phát triển vận động là việc thực hiện có hệ thống các mối quan hệ qua lại giữa nhiệm vụ giáo dục giáo dưỡng đối với sức khỏe. Khi hoàn thành những quan hệ đó sẽ đảm bảo cho việc phát triển thể lực, củng cố sức khỏe của trẻ, đồng thời hình thành ở trẻ những kĩ năng, kĩ xảo vận động chính xác và giáo dục trẻ những tình cảm tốt đẹp đối với bài học thể dục. Ví dụ: Khởi động: Trẻ mầm non phản ứng rất nhanh nhẹn với các tín hiệu. Vì vậy để trẻ tập trung chú ý của trẻ, tôi sử dụng tín hiệu khác nhau như: Trống, xắc xô, sử dụng tín hiệu âm nhạc đó thu hút sự chú ý của trẻ. Bên cạnh những tín hiệu, sử dụng khẩu lệnh, mệnh lệnh. Tôi tiến hành phần khởi động như sau: Cho trẻ đi bộ thành vòng tròn khép kín, cô đi vào phía trong vòng tròn điều khiển trẻ tập. Cho trẻ đi thường chuyển sang chạy thay đổi tốc độ cuối phần khởi động, cho trẻ chơi một trò chơi vận động nhẹ nhàng như: “Tiếng gọi của ai?”, “Chuông reo ở đâu?” Chơi như vậy có tác dụng làm cho trẻ phấn khởi, thích thú trước khi chuyển sang phần trọng động. Trọng động: Thực hiện bài tập phát triển chung giúp phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính, cơ bả vai, cơ chân những động tác phát triển hệ hô hấp và những động tác hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản là “Tung bóng bằng hai tay” Khi chọn động tác cho bài tập phát triển chung, lưu ý chọn động tác tay đưa lên cao và tập động tác này số lần nhiều hơn các động tác còn lại. Hoặc bài tập vận động cơ bản là “Bật xa”, nhiệm vụ chính là tập cho trẻ biết nhún chân, dùng sức đôi chân chọn bài tập phát
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_van_dong_cho_tr.docx