SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong các hoạt động của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Nga Yên
Giáo dục Mầm Non là ngành học mở đầu, chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Là ngành học có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng vững chắc cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người. Vì vậy, trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mọi người, của toàn xã hội và của cả nhân loại. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Bởi vì, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu hình thành và phát triển mạnh mẽ như: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình. tất cả những quá trình đó đều làm nên những thói quen, kể cả thói xấu. Trên thực tế, chúng ta đã bước sang thế kỷ 21 thế kỷ nền văn minh trí tuệ, nền khoa học tri thức hiện đại, do vậy con người cần phải năng động sáng tạo để phù hợp với sự phát triển của thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân tương lai, con người mới xã hội chủ nghĩa. Đất nước ta đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường hội nhập và phát triển với mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để đạt được mục tiêu này Đảng và nhà nước luôn chăm lo đến sự nghiệp “ Trồng người”. Đặc biệt đối với giáo dục mầm non được quan tâm hàng đầu, “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”. Sự đóng góp to lớn của bậc học mầm non trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển đất nước là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Mà Nghị quyết số 29 hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8, Khóa XI đã đề ra.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA YÊN Người thực hiện: Mai Thị Hiệp Chức vụ: Giáo Viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Yên SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn THANH HÓA, NĂM 2017 MỤC LỤC Tên mục Trang 1- MỞ ĐẦU 1 . Lý do chọn đề tài 1 1. 2. Mục đích nghiên cứu: 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 2 2.1. Cơ sở lý luận 2 2.2.Thực trạng 3 2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện 5 2.3.1. Xây dựng các góc hoạt động trong lớp tạo môi trường lớp học thân thiện, phù hợp để kích thích trẻ hoạt động tích cực. 5 2.3.2. Phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động có chủ định 6 2.3.3. Phát huy tính tích cực thông qua các thời điểm khác trong ngày 10 2.3.4. Phát huy tính tích cực của trẻ thông qua ngày hội, ngày lễ 12 2.3.5. Hình thức nêu gương cuối ngày và thưởng hoa bé ngoan cuối tuần. 13 2.3.6. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giúp trẻ phát huy tính tích cực tốt: 15 2.3.7. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phát huy tính tích cực cho trẻ: 16 2.3.8. Phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ 17 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 18 3. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ 19 Tài liệu tham khảo 21 Danh mục các đề tài sáng kiến đã được xếp loại 22 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục Mầm Non là ngành học mở đầu, chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Là ngành học có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng vững chắc cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người. Vì vậy, trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mọi người, của toàn xã hội và của cả nhân loại. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Bởi vì, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu hình thành và phát triển mạnh mẽ như: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình.... tất cả những quá trình đó đều làm nên những thói quen, kể cả thói xấu. Trên thực tế, chúng ta đã bước sang thế kỷ 21 thế kỷ nền văn minh trí tuệ, nền khoa học tri thức hiện đại, do vậy con người cần phải năng động sáng tạo để phù hợp với sự phát triển của thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân tương lai, con người mới xã hội chủ nghĩa. Đất nước ta đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường hội nhập và phát triển với mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để đạt được mục tiêu này Đảng và nhà nước luôn chăm lo đến sự nghiệp “ Trồng người”. Đặc biệt đối với giáo dục mầm non được quan tâm hàng đầu, “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”. Sự đóng góp to lớn của bậc học mầm non trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển đất nước là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Mà Nghị quyết số 29 hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8, Khóa XI đã đề ra. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu này, mỗi chúng ta cần phải làm gì để chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ tốt nhất. Cần phải dạy như thế nào? Làm sao để trẻ phát huy được tính tích cực, chủ động và phải có những chiến lược nuôi dưỡng, bồi đắp ra sao, để hỗ trợ kịp thời sự phát triển trí tuệ, nhân cách, sớm giúp trẻ thành công? Đó luôn là nỗi băn khoăn trăn trở của người giáo viên mầm non và các nhà quản lý giáo dục. Do đó, việc rèn luyện cho trẻ có tính cách mạnh dạn, tự tin là rất quan trọng và cần thiết. Khi trẻ mạnh dạn, trẻ có thể tham gia vào các hoạt động tập thể, tự tin trước đám đông và tự xử lý các tình huống, vững vàng trong cuộc sống. [1] Tuy nhiên trên thực tế của thời đại kinh tế thị trường, số lượng trẻ tự kỷ, nhút nhát, kém mạnh dạn ngày càng đông, đa số trẻ chưa phát huy được hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo, số lượng trẻ tự kỷ, nhút nhát, kém mạnh dạn ngày càng nhiều. Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạng như trên tôi nhận thấy nhiệm vụ quan trọng, mà người giáo viên mầm non cần phải giải quyết khi tổ chức các hoạt động không phải đơn giản là cung cấp kiến thức kỹ năng, để phát triển toàn diện và phát huy tính tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi mạnh dạn tự tin trước bạn bè, mọi người xung quanh. Nhất là khi trẻ nói lên ý kiến của mình và có thói quen suy nghĩ nhanh, biết bảo vệ ý kiến, tìm các cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề. Có như vậy mới thực sự giúp trẻ chủ động trong tư duy, mạnh dạn, tự tin. Với tất cả lý do trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong các hoạt động của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Nga Yên”. nhằm đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp, tránh lệch lạc, để phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng mà mọi nền giáo dục hướng tới. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân và nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Nga Yên một cách tốt nhất và để đạt hiệu quả cao nhất. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Nga Yên. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thực hành trải nghiệm - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế thu thập thông tin. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 2.1. Cơ sở lý luận: Lúc sinh thời Bác Hồ giao nhiệm vụ đối với trường mầm non: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ trẻ, muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ, các cháu nhỏ hay quấy khóc phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy các cháu được. Dạy trẻ cũng như người trồng cây non. Trồng cây non có tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”.Thấm nhuần lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chiến lược “Trồng người”, coi việc đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Vì vậy giáo dục mầm non là một nấc thang đầu tiên, sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là nền tảng và đặt nền móng vững chắc, cho các bậc học sau này. Đó không chỉ là quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người mới XHCN, vừa hồng, vừa chuyên, mà còn hội tụ đầy đủ các tố chất như: Sự khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối. Giáo dục cho trẻ giàu lòng yêu thương, biết quan tâm nhường nhịn giúp đỡ những người gần gũi xung quanh, thật thà, lễ phép, hồn nhiên, trẻ biết yêu cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và tạo ra cái đẹp ở xung quanh. Đồng thời phát triển ở trẻ trí thông minh, ham hiểu biết, phát huy được tính chủ động tích cực trong các hoạt động. [2] Mỗi con người từ khi sinh ra cất tiếng khóc chào đời đầu tiên đến giai đoạn trưởng thành phải trải qua nhiều giai đoạn thay đổi về tâm sinh lý, môi trường và phương pháp giáo dục Tuy nhiên từ lúc lọt lòng mẹ đến lúc trưởng thành, trẻ em phát triển qua nhiều thời kỳ khác nhau. Mỗi thời kỳ này là sự tiếp theo của thời kỳ trước và chuẩn bị cho thời kỳ sau. Trẻ Mầm Non (0 - 6 tuổi) là thời kỳ đầu tiên của con người, phát triển rất đặc biệt với tốc độ phát triển rất nhanh về mọi mặt và là thời kỳ có vị trí quan trọng là đặt tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách mai sau. Chính vì vậy mà người lớn đặc biệt là người giáo viên mầm non và cũng chính là người dẫn dắt trẻ ở những bước chập chững đầu đời, phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp cho tất cả các hoạt động để phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng mà mọi nền giáo dục hướng tới. 2.2. Thực trạng của vấn đề: 2.2.1. Thuận lợi : Trường mầm non Nga Yên là trường chuẩn quốc gia. Trường luôn được sự quan tâm của các cấp, các ngành đầu tư về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, sạch đẹp, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi để trẻ được khám phá và trải nghiệm.Chính vì vậy mà cơ sở vật chất đã và đang đáp ứng đủ cho việc dạy và học theo đúng chương trình mầm non mới, nhà trường đang cố gắng từng bước vươn lên trưởng thành, khẳng định vị thế của mình trong sự nghiệp giáo dục của huyện nhà. Trường có bề dầy thành tích nhiều năm liền được Huyện ủy tặng giấy khen và Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen. - Bản thân tôi được ban giám hiệu phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi là một giáo viên trẻ có bề dầy kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, luôn tâm huyết với nghề năng động sáng tạo tìm tòi khám phá những điều mới lạ tôi thường xuyên nghiên cứu, tiếp thu những kiến thức về chương trình giáo dục mầm non mới qua chuyên đề, chương trình hội thi, hội thảo, qua dự giờ thăm lớp, qua thông tin đại chúng, qua mạng internet, qua sách báo, tạp chí, Mặt khác các cháu lớp tôi đa số các cháu đã được học từ nhà trẻ nên các cháu đều nhanh nhẹn, tự tin, hồn nhiên, năng động trong các hoạt động, ngoan ngoãn, nghe lời cô giáo. Có sự hướng dẫn chỉ đạo sát sao của cán bộ chuyên viên phòng giáo dục huyện Nga Sơn. 2.2.2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên bản thân tôi khi thực hiện đề tài này cũng gặp không ít những khó khăn đó là: Đa số Phụ huynh là công nhân nông dân nên ít có thời gian dành cho con mà phần lớn là nhờ cậy ông bà vì vậy việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. Một số phụ huynh cho rằng cứ lo cho con đầy đủ, chiều chuộng theo ý thích của con, còn việc dạy dỗ thì phó mặc cho giáo viên. Do đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc cùng thống nhất các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Trên thực tế, số lượng trẻ tự kỷ, nhút nhát, kém mạnh dạn ngày càng nhiều, đa số trẻ chưa phát huy được hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo. ngoài ra được bảo bọc quá kỹ khiến trẻ đánh mất sự tự tin về khả năng của bản thân Điều đó đặt ra cho các cô giáo mầm non, nhất là các cô giáo dạy lứa tuổi mẫu giáo nhỡ một nhiệm vụ nữa là làm thế nào giúp các bé mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với bạn bè và người lớn? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn tìm tòi, ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện và tự khẳng định mình trong giao tiếp với cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh. 2.2.3. Kết quả thực trạng: Xuất phát từ đặc điểm trên tôi nhận thấy nhiệm vụ quan trọng mà giáo viên cần phải giải quyết khi tổ chức các hoạt động không phải đơn giản là cung cấp kiến thức mà phải làm sao để trẻ nói nên được ý kiến của trẻ và phải tạo cho trẻ thói quen suy nghĩ nhanh và biết bảo vệ ý kiến, tìm các cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề. Có như vậy mới thực sự giúp trẻ chủ động trong tư duy, mạnh dạn, tự tin hơn chính vì vậy tôi đã mạnh dạn khảo sát kết quả đầu năm. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm cho thấy: Tổng số trẻ Khả năng tập trung chú ý trong giờ học và chơi Trẻ mạnh dạn,tích cực, tự tin tham gia các hoạt động Trẻ biết giao tiếp trong các tình huống 41 Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Số trẻ 32 9 30 11 28 13 Tỷ lệ 78 22 73 27 68 32 (Kết quả từng trẻ xem - phụ lục 1) Từ những nguyên nhân trên và thực tế đã áp dụng tại nhóm lớp của mình, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm phát huy được tính tích cực trong các hoạt động ở trẻ mẫu giáo nhỡ 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 2.3.1: Xây dựng các góc hoạt động trong lớp tạo môi trường lớp học thân thiện, phù hợp để kích thích trẻ hoạt động tích cực. Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ các cô giáo cần tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương; luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ. Các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên, chúng không cần phải di chuyển đi hoặc đóng lại. Vì vậy chúng ta cần suy nghĩ cẩn trọng về việc bố trí các góc này. Việc sắp xếp phải rất linh hoạt để có thể sắp xếp lại. Ví dụ: để thay đổi sự tập trung của góc hoạt động đóng vai từ trò chơi gia đình sang trò chơi bệnh viện, hoặc tạo ra không gian cho giờ ngủ trưa bằng cách di chuyển một số giá để đồ. Khi thiết kế các góc hoạt động này giáo viên cần cần chú ý: - Trong lớp tôi đã bố trí các góc như sau: Góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn ào Ví dụ: Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau và xa góc sách, góc xây dựng tránh lối đi lại. Góc tạo hình gần nguồn nước. - Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn và vận động của trẻ. - Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động Ví dụ: Sử dụng giá dựng đồ chơi loại thấp quay lại tạo thành ranh giới cho góc chơi. Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan sát của giáo viên - Thay đổi vị trí các góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ. - Đặt tên các góc phải đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nội dung từng chủ đề đang thực hiện Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Gia đình” góc sách có thể đặt “Thư viện của gia đình bé” nhưng khi sang chủ đề “thế giới thực vật” góc sách có thể đặt “Thư viện của các loại cây” hay “sách về các loại cây” “sách của thực vật”. Bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng qui ước với trẻ về qui định trong lớp học và giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vào năm học mới. Chúng tôi qui ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, hay qui định với trẻ về cách giao tiếp trong khi chơi, không la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ, không tranh giành đồ chơi của nhau và biết giúp đỡ bạn trong quá trình chơi . Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi. Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, tôi còn mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể an tâm chia sẻ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những “Bức xúc” rất trẻ con của mình. Hình ảnh: Cô và trẻ cùng trang trí lớp * Kết quả: Sau khi xây dựng các góc 41/41 = 100% trẻ thích tham gia vào hoạt động góc một cách tích cực, trẻ thân thiện ở trong mỗi góc chơi, nhóm chơi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên muốn rèn trẻ cá biệt yếu kém hoặc củng cố kỹ năng cho trẻ. Từ đó giúp trẻ phát triển hơn về khả năng tưởng tượng sáng tạo từ đó trẻ mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động. 2.3.2. Phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động học có chủ định: Hoạt động học là một trong ba hoạt động cơ bản trong trường lớp mẫu giáo. Tổ chức hoạt động học có hiệu quả là góp phần thực hiện tốt nội dung trong chương trình giáo dục và phát triển trẻ toàn diện trên các mặt: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ. Xuất phát từ đặc điểm nhận thức và hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động chơi nên việc học của trẻ ở lứa tuổi này được tổ chức với những hình thức: + Học tự nhiên qua chơi, qua thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. + học dưới sự định hướngvà hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Thu hút được sự chú ý của trẻ vừa dễ lại vừa khó và trẻ rất hào hứng trước những điều mới lạ nhưng dễ chán với những gì quen thuộc. Vì vậy ở mỗi hoạt động học tôi luôn phải xác định rõ mục đích yêu cầu của từng thể loại dạy. Mà đặc biệt là đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi) khả năng chú ý ghi nhớ chưa cao. Trẻ chỉ có thể tập trung tối đa 20 đến 25 phút, trẻ thường dễ chịu ảnh hưởng tác động từ bên ngoài, (ngồi không ngay ngắn trong khi học, mất trật tự, không kiềm chế các hoạt động cá nhân). Cho nên trong quá trình tổ chức hoạt động học của trẻ, giáo viên cần chú ý sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trên cơ sở - Tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực hoạt động để nhận thức, tổ chức cho trẻ trải nghiệm bằng các giác quan, quan sát, phán đoán, trao đổi, so sánh và cho các ý kiến riêng... - Hệ thống câu hỏi đưa ra cần mang tính gợi mở nhằm kích thích trẻ suy nghĩ và bày tỏ ý tưởng của mình. - Tạo nhiều cơ hội hơn cho trẻ làm việc, hoạt động theo nhóm nhỏ và thực hành cá nhân. Không nên làm thay, nói thay trẻ mà hướng dẫn, gợi mở, khuyến khích tất cả trẻ cùng được thực hiện, nói, bày tỏ ý kiến cá nhân và tham gia hoạt động tích cực để giải quyết nhiệm vụ. - Sau mỗi hoạt động, cô cần ghi chép đánh giá tổng thể việc học của trẻ, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm và lên kế hoạch điều chỉnh nội dung, phương pháp thích hợp cho hoạt động tiếp theo. Qua nghiên cứu các tài liệu và qua quá trình thực tế hàng ngày chăm sóc giáo dục trẻ tôi suy nghĩ thay đổi các hình thức vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn bằng những câu nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, sử dụng các trò chơi tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào các hoạt động xuyên suốt theo một chủ đề. Qua đó, phát hiện trong hoạt động học và các hoạt động khác trẻ nào cũng hào hứng tích cực tham gia hoạt động. Tôi tập trung thay đổi hình thức tổ chức hoạt động phù hợp với từng đối tượng trẻ. Cứ như vậy việc thay đổi hình thức tổ chức hoạt động học bước đầu đã giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động, hứng thú vào bài và đạt kết quả cao phát huy tối đa tính tích cực của trẻ trong lớp. Hình ảnh: Trẻ hăng hái giơ tay phát biểu trong giờ học VD: Hoạt động Khám phá khoa học làm quen với toán: Day trẻ ghép tương ứng 1-1 ôn hình vuông, hình tam giác (Chủ đề bản thân). Với mục đích yêu cầu trẻ biết ghép tương ứng 1-1 và nhận biết nhanh hình vuông, hình tam giác. Phần ổn định tổ chức: Tôi cho trẻ hát bài hát chiếc khăn tay, trò chuyện với trẻ về chiếc khăn tay và đồ dùng cá nhân của trẻ. Phần ôn luyện nhận biết hình vuông, hình tam giác: Tôi cho trẻ nhận biết tên các hình thông qua trò chơi ảo thuật: Mỗi trẻ một chiếc khăn tay hình vuông, cho trẻ gấp chéo hình vuông được hình gì? - > (Trẻ nhận ra là hình tam giác), hay từ hình vuông gấp đôi chiếc khăn được hình chữ nhật, gấp đôi hình chữ nhật được hình vuông. Thông qua hình thức gấp khăn trẻ rất hứng thú và nhớ tên hình rất nhanh. VD 2: Bật liên tục vào vòng (Chủ đề: Thế giới thực vật) Để cho tiết học thể dục không trở nên khô cứng, nhàm chán. Đồng thời không làm cho trẻ thấy mệt mỏi không thích tập, tôi có thể thay đổi hình thức vào bài: Cùng tham gia vào cuộc thi: “ Bé khoẻ, bé ngoan, Lễ hội mùa xuân, Ai đáng khen nhiều hơn, cùng nhau thi tài” và xuyên suốt hoạt động đó tôi đã tổ chức dưới dạng các trò chơi liên hoàn, khởi động, vượt chướng ngại vật, tăng tốc về đích. Để tăng sự hứng thú cho trẻ, tôi có thể thoát ly khỏi hình thức khởi động quen thuộc. Thay vào đó là những bài tập sôi động nhẹ nhàng nhưng cũng không tách rời mục đích chính của phần khởi động tôi có thể chọn một bản nhạc sôi động, sau đó cho trẻ đứng vào hàng để tập bài tập xoay các khớp: cổ tay, khuỷu tay, lắc hông, đầu gối, cổ chân... Đối với giai đoạn cuối năm, tôi có thể cho trẻ tự tìm vị trí đứng cho mình sao cho mỗi bạn cách nhau 2 ô gạch. Điều này giúp trẻ phát triển tính tích cực, tự giác trong quá trình tham gia tập luyện. Cô vẫn giữ vai trò chỉ huy hô mệnh lệnh cho trẻ tập để đảm
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_tich_cuc_trong_cac.doc