SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ (4 - 5 tuổi) thông qua hoạt động ngoài trời

SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ (4 - 5 tuổi) thông qua hoạt động ngoài trời

 Mục tiêu của giáo dục mần non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cả việc học suốt đời. Và hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt của trẻ mầm non. Thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được hình thành và phát triển nhân cách, được phát triển về nhiều lĩnh vực: nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ Mà quan trọng nhất là cháu được tiếp xúc với thiên nhiên, với ánh nắng mặt trời giúp xương trẻ rắn chắc, da dẻ hồng hào, có sức đề kháng tốt. Đây là môi trường không thể thiếu vì trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát thế giới quanh khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động. Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời. Nhưng làm thế nào để tổ chức được hoạt động ngoài trời cho trẻ thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó. Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém trẻ dễ dàng tham gia vào các hoạt động nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc.

Năm học 2015-2016 Phòng Giáo Dục đã tập trung chỉ đạo thực hiện chuyên đề “phát triển vận động ” cho năm học. Vừa được học tập chuyên đề vừa được trải nghiệm qua các tiết dạy tôi thấy được sự cần thiết cho trẻ phát triển vận động và trẻ muốn vận động một cách tốt nhất thì môi trường hoạt động bên ngoài là rất cần thiết.

 Từ thực trạng trên, là giáo viên mầm non được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các hoạt động hoạt động ngoài trời cho trẻ một cách có hiệu quả nhất. Tôi nghĩ môi trường hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và vận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: vì sao, làm thế nào và sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, ta giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt góp phần phát triển nhân cách cho trẻ. Chính vì nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ (4-5 tuổi) thông qua hoạt động ngoài trời để làm đề tài nghiên cứu khoa họa trong năm học này.

 

doc 26 trang thuychi01 17535
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ (4 - 5 tuổi) thông qua hoạt động ngoài trời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
TT
 NỘI DUNG
TRANG
Mục lục 
1
1
Mở đầu
2
-
 Lý do chọn đề tài
2
-
Mục đích nghiên cứu
2
-
Đối tượng nghiên cứu
2
-
 Phương pháp nghiên cứu
3
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1
Cơ sở lý luận
3
2.2
Thực trạng
4
2.2.1
Thuận lợi
4
2.2.2
Khó khăn
5
2.3
Các giải pháp biện pháp
5
Biện pháp 1 :Khảo sát tính tích cực của trẻ
6
Biện pháp 2 :Rèn nề nếp thói quen cho trẻ
6
Biện pháp 3 :Lập kế hoạch cho hoạt động ngoài trời 
7
Biện pháp 3:Tạo môi trường cho trẻ hoạt động khoa học 
8
Biện pháp 5 :Đa dạng các đồ chơi ngoài trời
16
Biện pháp 6 :Sưu tầm các bài đồng dao, ca dao, câu đố
19
Biện pháp 7:Phối kết hợp với các bậc phụ huynh 
20
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
20
3
Kết luận và kiến nghị
22
-
Kết luận
22
-
Kiến nghị
23
1. Mở đầu 
Lí do chọn đề tài 
  Mục tiêu của giáo dục mần non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cả việc học suốt đời. Và hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt của trẻ mầm non. Thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được hình thành và phát triển nhân cách, được phát triển về nhiều lĩnh vực: nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹMà quan trọng nhất là cháu được tiếp xúc với thiên nhiên, với ánh nắng mặt trời giúp xương trẻ rắn chắc, da dẻ hồng hào, có sức đề kháng tốt. Đây là môi trường không thể thiếu vì trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát thế giới quanh khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động. Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời. Nhưng làm thế nào để tổ chức được hoạt động ngoài trời cho trẻ thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó. Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém trẻ dễ dàng tham gia vào các hoạt động nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc. 
Năm học 2015-2016 Phòng Giáo Dục đã tập trung chỉ đạo thực hiện chuyên đề “phát triển vận động ” cho năm học. Vừa được học tập chuyên đề vừa được trải nghiệm qua các tiết dạy tôi thấy được sự cần thiết cho trẻ phát triển vận động và trẻ muốn vận động một cách tốt nhất thì môi trường hoạt động bên ngoài là rất cần thiết.
      Từ thực trạng trên, là giáo viên mầm non được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các hoạt động hoạt động ngoài trời cho trẻ một cách có hiệu quả nhất. Tôi nghĩ môi trường hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và vận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: vì sao, làm thế nàovà sự tò mò ham  hiểu biết của trẻ, ta giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt góp phần phát triển nhân cách cho trẻ. Chính vì nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ (4-5 tuổi) thông qua hoạt động ngoài trời  để làm đề tài nghiên cứu khoa họa trong năm học này.
- Mục đích nghiên cứu
       Đối với trẻ trong độ tuổi mầm non trẻ rất thích những điều mới lạ, hấp dẫn, ngộ nghĩnh, thích được tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Việc cho trẻ hoạt động ngoài trời là một việc vô cùng quan trọng vì trẻ luôn muốn khám phá những điều mới lạ. Qua những giao tiếp và nắm bắt đặc điểm tâm lý của trẻ tôi thấy việc phát huy được tính tích cực chủ động cho trẻ trong cuộc sống tạo tiến đề phát triển nhân cách cho trẻ . Qua hoạt động ngoài trời trẻ thõa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ.
- Đối tượng nghiên cứu
     Qua việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi nhắm giúp trẻ phát triển toàn diện cả về mặt thể chất và tâm hồn. Từ đó phát huy tính tích cực chủ động của trẻ ở hoạt động ngoài trời. 
- Phương pháp nghiên cứu
     – Phương pháp nghiên cứu tài liệu 
      – Phương pháp vận dụng linh hoạt các phương pháp trong chương trình giáo giáo dục mầm non : 
 + Phương pháp quan sát 
 + Phương pháp đàm thoại 
 + Phương pháp trải nghiệm 
Nội Dung Sáng Kiến kinh nghiệm 
. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
       Mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu của giáo dục mầm non là phát triển một cách toàn diện cho trẻ, phải hình thành cho về nhân cách con người ban đầu cho trẻ , làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo.Vì thế giáo dục mầm non đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về hoạt động ngoài trời cũng rất quan trọng và được phân bổ như hoạt động chính trong ngày. Thông qua hoạt động ngoài trời giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện.
A.X. Macarencơ đã cho rằng “Hoạt động vui chơi cụ thể là các trò chơi có ý nghĩa quan trọng trong đời sống trẻ em, có ý nghĩa giống như ý nghĩa của hoạt động hợp tác và sự phục vụ của người lớn. Vậy khi còn nhỏ trẻ chơi như thế nào thì khi lớn lên sẽ hình thành cho trẻ phần nào kĩ năng sống. Do đó việc giáo dục những nhà hoạt động tương lai bắt đầu trước tiên từ hoạt động vui chơi”. Tù đó chúng ta thấy được hoạt động vui chơi của trẻ vô cùng có ý nghĩa đặc biệt là những hoạt động ngoài trời .
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động mà trẻ hứng thú và quan tâm nhất, nó mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh chúng. Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ. Hoạt động ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Đối với trẻ 4-5 tuổi nói chung và trẻ mầm non nói riêng, hoạt động ngoài trời là một hoạt động mà trẻ rất hứng thú .
 Hoạt động ngoài trời là một hoạt động sau hoạt động chung của trẻ, vì vậy khi được ra ngoài trời trẻ cảm thấy được tự do, được vận động, được hít thở không khí trong lành ở vườn cổ tích hay vườn rau xanh mát của trường. Đồng thời qua đó trẻ có được sự trải nghiệm với mội vật xung quanh trẻ. Ở trường mầm non, trong những giờ hoạt động ngoài trời mọi người có cảm giác như được trở về với làng quê với những nhóm trẻ tụm năm tụm ba chơi các trò chơi dân gian, ngoài ra lại có những nhóm trẻ ngồi hàn huyên đôi ba câu chuyện mà trẻ thích hay có những nhóm trẻ được tự do chơi các trò chơi ngoài trời như chơi cầu trượt, xích đu, bập bênhChính vì vậy hoạt động ngoài trời là một hoạt động cần thiết không thể thiếu đối với trẻ mầm non.
.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
Thuận lợi
- Trường mầm non Quảng Giao nằm ở khu vực trung tâm của xã. Trường có hai dãy nhà, trong đó có 9 nhóm lớp. Nhiều năm liền trường luôn đạt trường tiên tiến cấp huyện. 
- Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ,có khu vui chơi cho trẻ, có đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn với trẻ, có môi trường xanh –sạch- đẹp, môi trường hoạt động ngoài trời bảo đảm an toàn. Có khuôn viên cây xanh thích hợp cho các hoạt động ngoài trời của trẻ. 
- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, khoẻ,nhiệt tình với công việc, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Bên cạnh đó tôi lại được sự quan tâm chỉ đạo sát sao về chuyên môn nghiệp vụ ban giám hiệu trường và đặc biệt là của phòng giáo dục và đào tạo huyện Quảng Xương giúp tôi cùng đồng nghiệp thực hiện dạy tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ.
- Được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể xă hội, phối hợp với nhà trường và lớp tôi.
- Đặc biệt 100% trẻ đã được trải qua lớp ba tuổi nên việc thích nghi với hoạt động ngoài trời thuận lợi hơn nhiều. 
2.2.2 Khó khăn
-Về cơ sở vật chất của nhà trường đã có nhưng chưa đủ để đáp ứng với nhu cầu hoạt động của trẻ, theo quy định của bộ giáo dục. 
- Kĩ năng hoạt động của trẻ khi tham gia vào các hoạt động không đồng đều khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế. Trẻ dễ dàng cuốn hút vào các hoạt động nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú.
-Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động cụ thể. 
-Xã Quảng Giao là một xã thuần nông, đời sống chủ yếu nhờ vào làm ruộng vì vậy các bậc phụ huynh chưa được tiếp xúc vơi những cái nhìn mới nên phụ huynh chưa nhận thức rõ được vai trò của hoạt động ngoài trời. 
-Đồ dùng đồ chơi ngoài trời đã có nhưng chưa đa dạng và phong phú về chủng loại.
-Do diện tích khuôn viên trường còn hẹp, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ chưa đa dạng và khi chơi sẽ gặp nhiều khó khăn 
2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
 Biện pháp1: Khảo sát tính tích cực của trẻ khi hoạt động ngoài trời 
  – Để nắm được tình hình, khả năng của trẻ trong giờ hoạt động ngoài trời, tôi đã xây dựng các tiêu chí khảo sát, đánh giá trẻ. Và ngay đầu năm tôi đã thu được kết quả như sau:
TT
Nội dung khảo sát
Tổng số trẻ
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Tốt 
Khá 
TB
SC
%
 SC 
 %
SC
 %
SC
 %
1
Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động có chủ đích 
30
 7
23%
 7
23%
8
27 % 
8
27%
2
Trẻ hứng thú tích cực trong khi chơi trò chơi dân gian 
30
 6
20%
 5
17%
10 
33% 
9
30% 
3
Trẻ chủ động, hứng thú khi tham gia chơi tự do với đồ chơi ngoài trời 
30
 7
23%
 6
20%
10
33 % 
7
23% 
Biện pháp 2. Rèn nề nếp thói quen và kĩ năng cho trẻ 	
 Trẻ mầm non là lứa tuổi rất hiếu động nên khi tham gia vào các hoạt động đặc biệt là các hoạt động ngoài trời, trẻ sẽ không tập trung chú ý cao. Ngay từ đầu năm tôi đã chú ý tới việc rèn nề nếp thói quyen cho trẻ, bằng nhiều hinh thức khác nhau như rèn cho trẻ có ý thức chào hỏi khi đến lớp, rèn cách xếp hàng khi đi không phá hàng, hay tôi có thể chọn một bạn được xem là “thủ lĩnh ”để hướng dẫn các bạn làm theo chỉ dẫn của cô.Khi có nề nếp thói quen và kĩ năng tốt thì trẻ sẽ tập trung vào lĩnh hội kiên thức và quá trình học tập của trẻ đạt kết quả cao không chỉ ở các hoạt động ngoài trời mà ở tất cả các hoạt động khác .
Ví dụ : Trong hoạt động ngoài trời đây là hoạt động mà trẻ được trải nghiệm ở thế giới bên ngoài . Mà khi ra bên ngoài thì sự tập trung chú ý của trẻ chưa cao vì vậy việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ khi ra hoạt động bên ngoài là rất quan trọng. Vì vậy ngay từ đầu cần phải rèn cho trẻ có thói quen, ý thức tốt, thực hiện theo yêu cầu của cô như vậy mới tạo cho trẻ được sự tập trung khi hoạt động ngoài trời , Khi chơi trẻ có ý thức giữ gìn, không quang ném đồ chơi, chơi tích cực hứng thú .
Ví dụ : Ở hoạt động ngoài trời với chủ điểm “Trường mần non ” tôi cho trẻ quan sát giờ hoạt động ngoài trời của lớp Lá . Từ việc trẻ được quan sát cách xếp hàng cùng đi quan sát và cách chơi trò chơi của các anh chị lớp lớn, thông qua đó tôi muốn rèn cho trẻ các hình thức khi tham gia hoạt động ngoài trời. 
 Biện pháp 3 : Lập kế hoạch hoạt động ngoài trời cho trẻ ở một số chủ đề 
Để giúp trẻ được hoạt động ngoài trời một cách tích cực chủ động tôi đã xây dựng lên một số kế hoạch cho hoạt động ngoài trời của trẻ từ đó có thể chuẩn bị cho trẻ đầy đủ cá điều kiện để trẻ được hoạt động tốt nhất.
 Chủ đề
Hoạt động có chủ đích
Tò chơi dân gian
Chơi tự do
 Chủ đề trường mầm non
-Quan sát đồ chơi ngoài trời 
-Quan sát khu nhà hiệu bộ 
-Quan sát khu bếp ăn 
- Quan sát lớp học của bé 
- Lộn cầu vồng
- Bịt mắt bắt dê
 -Rồng rắn lên mây
-Thả đẻ baba 
Chơi với đồ chơi ngoài trời 
Chơi với đồ chơi ngoài trời 
Chơi với đồ chơi ngoài trời 
Chủ đề gia đình
-Cho trẻ đọc thơ “Em yêu nhà em ”
-Trò chuyện về những người thân trong gia đình 
-Quan sat đồ dùng trong gia đình 
-Ném vòng cổ chai 
-Rồng rắn lên mây
-Kéo cưa lừa xẻ 
-Trẻ chơi tự do 
Chủ đề TGTV
-Kể chuyện sự tích cây vú sữa 
-Quan sát cây phượng
-Trò chuyện về các loại rau xanh và hoa quả 
-Trò chuyện về các loại cây lương thực 
-Chồng nụ chồng hoa 
-Cây cao cỏ thấp
-Gieo hạt 
-Kéo cưa lừa xẻ 
-Trẻ chơi tự do 
Chủ đề quê hương đất nước Bác Hồ
-Thăm quan tượng đài liệt sỹ 
-Quan sát UBND xã 
-Ném còn 
-Bịtmắt đánh trống 
-Trẻ chơi tự do 
Từ việc xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài trời, tôi đã chủ động được các điều kiện cho trẻ hoạt động hoạt động ngoài trời một cách tích cực, hứng thú trong mọi hoạt động ở từng chủ điểm.
Biện pháp 4 : Tạo môi trường cho trẻ hoạt động một cách sáng tạo và khoa học.
 Thiết kế xây dựng các hoạt động ngoài trời phải đạt được mục đích tạo cho trẻ một môi trường hoạt động tự do thoải mái, thỏa mãn những nhu cầu phát triển về nhiều mặt của trẻ. Nhận thức tình cảm, ngôn ngữ, tính xã hội, kỹ năng thao tác.Tôi sẽ tham mưu với nhà trường xây dựng và tạo ra nhiều góc chơi cho trẻ được hoạt động. Những góc chơi ở khu vườn cổ tích, góc chơi phát triển vận động, khu vườn hoa, vườn rau.
 Dựa vào lượng trẻ và diện tích của lớp tôi quyết định bố trí và sắp xếp tạo ra môi trường hoạt động ngoài trời như sau:
- Tôi sẽ tạo ra các vị trí khu vực cho trẻ quan sát theo từng mùa, từng thời điểm và phù hợp với điều kiện tư nhiên sao cho trẻ có được môi trường tốt nhất để trẻ hoạt động ngoài trời .
-Tăng cường tổ chức cho trẻ được đi thăm quan ,di tích lịch sử, làng nghề của địa phương. 
VD; Ở chủ điểm thế giới thục vật tôi cho trẻ đi thăm quan , quan cánh đồng . Hay ở chủ điểm quê hương đất nước Bác Hồ tôi cho trẻ đi thăm các khu đền chùa trong xã , đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, UBND xã.
 (Trẻ thăm quan đài tưởng niện các anh hùng liệt sỹ) 
 Tôi chủ động kết hợp với các lớp thay phiên nhau cho học sinh ra dọn vệ sinh trên sân trường, vệ sinh đồ dung đồ chơi ngoài trời sạch sẽ . cô cần phải quan sát và có biện pháp xử lý kịp thời những đồ vật sắc nhọn không an toàn với trẻ .
Phối kết hợp với cha mẹ học sinh để tạo nên những bồn hoa với nhiều màu sắc khác nhau .
Khuyến khích trẻ tham gia tạo môi trường ngoài trời như : Thu dọn đồ dung , đò chơi , nhổ cỏ nhặt lá ,tưới hoa .
 Ví dụ Ở chủ điểm “Thế giới thực vật ”
 Hoạt động ngoài trời : “Quan sát vườn hoa”
 TCVĐ: “Mèo đuổi ”
 Chơi tự do : “Với đồ chơi ngoài trời ”
– Nhằm giúp trẻ nhận biết về các loài hoa khác nhau. Giáo dục trẻ biết yêu quý và chăm sóc hoa. 
HĐCCĐ: Quan sát vườn hoa trong trường.	
( Trẻ quan sát vườn hoa )
– Cô cho trẻ ra sân và cho trẻ hát bài “ra chơi vườn hoa ”. Hỏi trẻ:
– Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về cái gì?
– Được biết là sân trường của chúng ta vừa mới trồng được rất nhiều loài hoa đẹp, đủ mọi màu sắc sặc sỡ, Các con có muốn cùng cô ra quan sát vườn hoa trường mình không?
– Cô dắt trẻ đến gần vườn hoa và hỏi trẻ:
– Đây là vườn gì? Có những loài hoa nào? (Cho trẻ kể tên 1 số loài hoa)
– Cô chỉ vào từng loài hoa và hỏi trẻ: Các con có biết đây là hoa gì không?
– Các con thấy bông hoa này có màu gì ?
– Các con có biết trồng hoa để làm gì không?
*TCVĐ: “ Mèo đuổi chuột”
+ Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn cho trẻ xếp thànhh vòng tròn rộng và giơ tay cao để làm hang. Chọn ra hai bạn, một bạn làm mèo, một bạn làm chuột. Khi nghe hiệu lệnh “Đuổi bắt” thì chuột lo chạy luồn lách qua các ngách hang để trốn mèo. Mèo phải nhanh chân rượt đuổi và chạm tay vào chuột để bắt.+ Luật chơi: Chuột chạy, mèo đuổi bắt. Nếu chuột chạy được hai vòng mà mèo chưa bắt được là mèo thua cuộc.
 ( Trẻ chơi trò chơi mèo đuổi chuột )
* Chơi tự do : “với đồ chơi ngoài trời ”
- Cô dẫn trẻ lại gần từng loại đồ chơi, giới thiệu với trẻ về những đồ chơi mà cô đã chuẩn bị và phân định các góc chơi, dặn dò trẻ khi chơi không được chen lấn xô đẩy nhau. Cho trẻ chơi tự do theo ý thích, quan sát trẻ chơi
( Trẻ chơi tự do với những đồ chơi vận động ngoài trời tại khu giáo dục phát triển thể chất )
* Kết thúc: Cô tập trung trẻ, nhận xét chung buổi hoạt động, kiển tra sĩ số trẻ và cho trẻ về lớp.
– Với hình thức củng cố lại cho trẻ những kiến thức mà trẻ đã được biết ở những hoạt động bên trong lớp học theo từng chủ điểm thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ làm quen với những kiến thức tự nhiên, xã hội xung quanh trẻ, kích thích sự tìm tòi khám phá của trẻ. Nội dung quan sát thường dựa vào khả năng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu tùy từng trường hợp quan sát. Với cách này tôi nhận thấy trẻ hoạt động rất tích cực và không những thế cũng đã nhận được sự tham gia rất nhiệt tình của trẻ. .
   Đồng thời với với phương pháp mới luôn lấy trẻ làm trung tâm trong quá trình quan sát chính vì thế cô cần có những kiến thức rộng về thế giới xung quanh để cung cấp cho trẻ.
   Cô cho trẻ quan sát vườn thiên nhiên 
 Để có thể kết hợp giữa hoạt động chung và hoạt động ngoài trời tạo hứng thú để trẻ hoạt động.
VD: Với chủ điểm “ Nước và hiện tượng tự nhiên ”
      Sau khi kiến thức đã được cung cấp trong giờ hoạt động chung thì ở hoạt động ngoài trời có thể kết hợp trong giờ quan sát vườn thiên . Khi cho trẻ quan sát cô giới thiệu và trò chuyện cùng trẻ về các hiện tượng tự nhiên . Sau đó cô giới thiệu với trẻ về vườn thiên nhiên của trường . Giáo dục trẻ biết ích lợi cũng như tác dụng của vườn thiên nhiên . Trẻ biết được nhờ không khí ,ánh sáng mặt trời hay những cơn mưa mới làm cho cây cối xanh tốt .
 Khi chơi trò chơi bằng các nguyên vật liệu mở trẻ có thể sắp xếp các lá cây khô thành ông mặt trời ,đám mây 
  Trò chơi động cô yêu cầu trẻ chạy theo nhóm, mỗi nhóm có một khu vui chơi khác nhau 
Tạo điều kiện cho trẻ tự do tìm tòi và khám phá đối tượng, tự trẻ suy luận cô đặt những câu hỏi mở.
 Không nên kéo dài thời gian quan sát bởi vì sẽ có thể làm phản tác dụng giáo dục trẻ. Trẻ cần được hoạt động và kết thúc trong tâm trạng tích cực. Đối tượng và yêu cầu quan sát phải phù hợp và kích thích được tư duy của trẻ
 Để cho trẻ có sự ham thích khám phá tự nhiên ta cần cho trẻ quan sát các hiện tượng sự vật xung quanh mình. Những gì mà trẻ được quan sát thấy hàng ngày mà trẻ muốn khám phá xem đó lầ cái gì. Từ cho tôi đẫ tổ chức cho trẻ những buôi thăm quan khám phá những gì mà trẻ chưa biết.
 VD : Ở chủ điểm thế giới thực vật . Ở hoạt động ngoài trời ,
Hoạt động có chủ đích : Cho trẻ kể chuyện “sự tích cây vú sữa ” 
Trò chơi vận động : Cho trẻ chơi trò chơi “chồng nụ chồng hoa ” 
 Sau đó tổ chức cho trẻ xuống sân trường dạo chơi và cùng nhau nhặt lá hay vỏ sữa ,bánh kẹo bỏ vào thùng rác. Từ đó giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường
 ( Trẻ nhặt lá rụng ở khu vui chơi của trường )
Sau khi trẻ nhặt lá khô trên sân chơi trời đã cùng với trẻ tận dụng nhũng chiếc lá trẻ nhặt được để làm đồ chơi như làm con trâu, xếp hình con vật .
 ( Trẻ làm con vật từ lá cây )
 - Cô gợi ý cho trẻ chơi, giúp trẻ sáng tạo trong sản phẩm của mình.. Từ đó trẻ học được cách bảo vệ môi trường xung quanh trẻ 
- Hướng trẻ vào chủ đề hoạt động chung, tạo điều kiện cho trẻ vận dụng những kinh nghiệm và hiểu biết đã có trong cuộc sống hàng ngày vào các hoạt động .
- Trong quá trình trẻ hoạt động ngoài trời tôi thường đưa ra những lời đề nghị, lời gời ý, tạo tình huống, tạo hoàn cảnh chơi đưa đồ chơi, vật liệu chơi mới, trò chuyện, đặc biệt tăng cường sử dụng các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và vận dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, khuyến khích trẻ suy nghĩ tìm cách giải quyết vấn đề và thăm dò khả năng cảu trẻ, hãy để trẻ tự miêu tả những gì trẻ sẽ, đang và đã làm. 
	Ví dụ:	“ Nói cho cô biết vì ........?”
	Nếu .... thì sao? Như thế nào?
	Tại sao con biết ? ......?
	Con cần cái gì? còn gì nữa...
Nhờ phối hợp những câu hỏi đó với những lời nói tỏ ra cho trẻ thấy là trẻ được đánh giá tốt (khen) việc trẻ đang làm.Từ đó trẻ thấy được việc mình làm được và sẽ cố gắng hứng thú vào các hoạt động khác nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_c.doc