SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao tỷ lệ huy động trẻ ra lớp ở trường mầm non Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao tỷ lệ huy động trẻ ra lớp ở trường mầm non Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dụcquốc

dân, có nhiệm vụ thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi, nhằm mục tiêu giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời

Trong những năm gần đây, nhiều văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát triển giáo dục mầm non đã được ban hành: Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: "Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển giáo dục mầm non, chuẩn bị những tiền đề cần thiết nhằm đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục để trẻ em được phát triển đầy đủ các mặt về thể lực, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội, hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước đầu thế kỷ XXI .";

Lứa tuổi mầm non trẻ “Học mà chơi - Chơi mà học” thông qua chơi để trẻ lĩnh hội kiến thức. Trẻ là trung tâm của mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường. Trường Mầm non có nhiệm vụ quan trọng đó là góp phần không nhỏ cho sự nghiệp thành công của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng; xây dựng gia đình văn hóa mới; nuôi con khỏe, dạy con ngoan; góp phần giải phóng phụ nữ; tăng năng xuất lao động cho các ngành trong xã hội hiện nay. Vì vậy trường học thân thiện với đầy đủ cơ sở vật chất cho trẻ hoạt động có ý nghĩa giáo dục vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non.

 Để đáp ứng kịp thời được mục tiêu và nhiệm vụ trên, bậc học Mầm non không ngừng phải đổi mới, phát triển về mọi mặt như: Số lượng, chất lượng, cơ sở vật chất, cũng như nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

 Để đảm bảo cho trẻ có quyền được học, được vui chơi và được chăm sóc, giáo dục theo khoa học thì vấn đề duy trì sĩ số và huy động số lượng trẻ đến trường mầm non là vấn đề rất cần thiết và cấp bách.

 

doc 22 trang thuychi01 29434
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao tỷ lệ huy động trẻ ra lớp ở trường mầm non Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Lê Thị Lan, Hiệu trưởng MN Đông Khê, huyện Đông Sơn
MỤC LỤC
TT
TIÊU ĐỀ
Trang
MỤC LỤC
1
I
MỞ ĐẦU
2-3
1.
Lý do chọn đề tài
2
2.
Mục đích nghiên cứu
3
3.
Đối tượng nghiên cứu
3
4.
Phương pháp nghiên cứu
3
II
NỘI DUNG
4-18
1.
Cơ sở lí luận
4
2.
Thực trạng
5
2.1.
Thuận lợi
5
2.2.
Khó khăn
5
2.3.
Kết quả khảo sát
6-7
3.
Các biện pháp
3.1
Biện pháp 1: Điều tra chính xác số trẻ trong độ tuổi từ 0-72 tháng tuổi ở địa phương để xây dựng kế hoạch thực hiện công tác huy động trẻ ra lớp.
7-8
3.2
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường thân thiện, tạo hứng thú cho trẻ đến trường nhằm nâng cao tỷ lệ huy động.
8-10
3.3
Biện pháp 3: Phối hợp với các cấp, các ban ngành đoàn thể, làm tốt công tác tuyên truyền, để vận động phụ huynh đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi
10-12
3.4
Biện pháp 4: Tham mưu với Đảng ủy, UBND xã tổ chức hội nghi liên tịch phân công, phân nhiệm cho từng ngành, từng tổ chức
13-14
3.5
Biệp pháp 5: Tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác Chăm sóc, Nuôi dưỡng và Giáo dục trẻ
14
3.6
Biệp pháp 6: Phân công đúng người, đúng việc tạo điều kiện để mỗi giáo viên phát huy thế mạnh của mình, từ đó nâng cao chất lượng Chăm sóc, Nuôi dưỡng và Giáo dục trẻ, tạo niềm tin để phụ huynh gửi gắm con em đến trường
15
4.
Hiệu quả đạt được
16-18
III.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18-20
Kết luận
18-20
I. MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dụcquốc
dân, có nhiệm vụ thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi, nhằm mục tiêu giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời 
Trong những năm gần đây, nhiều văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát triển giáo dục mầm non đã được ban hành: Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: "Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển giáo dục mầm non, chuẩn bị những tiền đề cần thiết nhằm đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục để trẻ em được phát triển đầy đủ các mặt về thể lực, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội, hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước đầu thế kỷ XXI ..."; 
Lứa tuổi mầm non trẻ “Học mà chơi - Chơi mà học” thông qua chơi để trẻ lĩnh hội kiến thức. Trẻ là trung tâm của mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường. Trường Mầm non có nhiệm vụ quan trọng đó là góp phần không nhỏ cho sự nghiệp thành công của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng; xây dựng gia đình văn hóa mới; nuôi con khỏe, dạy con ngoan; góp phần giải phóng phụ nữ; tăng năng xuất lao động cho các ngành trong xã hội hiện nay. Vì vậy trường học thân thiện với đầy đủ cơ sở vật chất cho trẻ hoạt động có ý nghĩa giáo dục vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non.
 	Để đáp ứng kịp thời được mục tiêu và nhiệm vụ trên, bậc học Mầm non không ngừng phải đổi mới, phát triển về mọi mặt như: Số lượng, chất lượng, cơ sở vật chất, cũng như nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
 	Để đảm bảo cho trẻ có quyền được học, được vui chơi và được chăm sóc, giáo dục theo khoa học thì vấn đề duy trì sĩ số và huy động số lượng trẻ đến trường mầm non là vấn đề rất cần thiết và cấp bách.
 	 Mục tiêu chung của giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay là: huy động hầu hết trẻ em trong độ tuổi mầm non đến trường, đối với trẻ độ tuổi nhà trẻ (3 - 36 tháng) cần huy động đạt từ 25 - 35% , mẫu giáo huy động đạt từ 98 - 100%, riêng trẻ 5 tuổi phải huy động đến trường đạt tỉ lệ 100%. 
 	Xác định được điều đó bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm cách nào để nâng cao tỉ lệ huy động trẻ đến trường, để các cháu được học tập vui chơi, được Chăm sóc - Nuôi dưỡng theo khoa học tạo ra những mầm mống về phẩm chất và năng lực của con người mới và phát triển cân đối về thể lực, tình cảm và trí tuệ chuẩn bị cho các cháu vào trường phổ thông, vì thế tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nhằm nâng cao tỷ lệ huy động trẻ ra lớp ở trường mầm non Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa” với mong muốn để trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm của mình cùng các bạn đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu 
 	Năm học 2015 - 2016, trường mầm non Đông Khê đăng ký mô hình điểm về huy động trẻ ra lớp vượt chỉ tiêu cấp trên giao. Qua thực trạng của đơn vị, cùng với những kiến thức đã lĩnh hội và kinh nghiệm quản lý bản thân muốn tìm những biện pháp phù hợp với tình hình địa phương và nhà trường để nhằm mục đích tăng tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đạt nhiều kết quả cao.
	3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp nhằm nâng cao tỷ lệ huy động trẻ ra lớp ở trường mầm non Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu: 
Trong bài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp tổng hợp và phân tích
- Phương pháp hệ thống hóa
Tôi tiến hành nghiên cứu đọc sách và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quyền lợi, chính sách đối với trẻ mầm non. Sưu tầm tư liệu, hình ảnh qua thông tin thực tế ở các nhà trường trên địa bàn huyện.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
- Phương pháp quan sát: Thông qua dự giờ, kiểm tra giáo viên
- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với giáo viên trong nhà trường, trò
chuyện trực tiếp cùng phụ huynh.
- Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thống kê toán học 
 Xử lý số liệu, thông tin thu được thông qua việc sử dụng các phép tính toán học.
* Phương pháp tuyên truyền: Tuyên truyền vận động phụ huynh đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi, giúp cha mẹ trẻ hiểu quyền được đến trường của trẻ
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tham khảo các bài viết, ý kiến của lãnh đạo, của đồng nghiệp về vấn đề mình đang thực sự quan tâm để xây dựng bài viết hoàn chỉnh.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận 
Sự nghiệp giáo dục Mầm non cực kỳ quan trọng cũng giống như người trồng cây, nếu không chăm cho những măng non khỏe mạnh và mọc thẳng thì tương lai sẽ chỉ được những cây đời èo ọt, cong queo. 
Giáo dục mầm non phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức, tính liên thông giữa các độ tuổi, thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống.
Các hoạt động giáo dục của trường mầm non bao gồm, các hoạt động được tổ chức có chủ định theo kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Hoạt động học ở mẫu giáo được tổ chức dưới hình thức “Học mà chơi - Chơi mà học”, thông qua các hoạt động vui chơi, trò chơi mà học tập. Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi nhà trẻ, các cháu cần có những đồ chơi, đồ dùng học tập để được trải nghiệm, thực hành. Có đồ chơi mới tự mình thể hiện khả năng và phát triển tư duy, qua các hoạt động vui chơi, các trò chơi ở lớp cùng với bạn bè.
Một trong những công tác quan trọng then chốt hàng đầu ở trường mầm non là Công tác huy động trẻ ra lớp. Trường mầm non huy động tối đa số trẻ tại địa phương ra lớp nó góp phần quyết định sự thành công của việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi cô giáo phải thật sự yêu nghề, mến trẻ, có tâm huyết, có trách nhiệm với công tác; phải thường xuyên trao dồi kiến thức và năng lực chuyên môn giỏi, có khả năng giao tiếp nhẹ nhàng, mềm mỏng với phụ huynh học sinh. Tạo được sự tin yêu của phụ huynh đối với cô giáo và niềm tin của trẻ khi đến trường với cô giáo.
Thực tế cho thấy rằng: Ngay từ tuổi độ tuổi nhà trẻ trẻ đã đến trường mầm non, được cô giáo chăm lo nuôi dưỡng tốt, được tập rèn những thói quen hay, được xây dựng những nền nếp tốt và nhất là cô giáo biết dùng những phương pháp sư phạm khoa học và những tình cảm của “người mẹ hiền” ngay từ độ tuổi nhà trẻ, chắc chắn ta sẽ đào luyện được những trẻ em ngoan ngoãn, thông minh. Những trẻ em đó như hứa hẹn cho đời biết bao tài năng sáng tạo, biết bao con ngoan, trò giỏi và chắc chắn sẽ trở thành những công dân tốt của xã hội ta, dân tộc ta.
Với những đặc điểm như trên, việc huy động trẻ ra lớp và việc tạo môi trường vật chất đầy đủ và khang trang cho trẻ hoạt động trong trường mầm non là điều rất cần thiết, nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt chương trình Chăm sóc - Giáo dục trẻ, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, giúp cho trẻ được hoạt động, học tập, vui chơi, sinh hoạt trong một không khí trong lành, trường lớp sạch, đẹp để trẻ phát triển toàn diện trong giai đoạn đầu đời - Đây là nơi khởi điểm rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi đứa trẻ.
 	 2. Thực trạng của công tác huy động trẻ ra lớp tại trường mầm non Đông Khê, huyện Đông Sơn.
2.1. Thuận lợi
Trường mầm non Đông Khê là trường đã đạt chuẩn Quốc gia, cơ sở vật chất đảm bảo theo chuẩn, với đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác Chăm sóc - Nuôi dưỡng trẻ. 
Trong những năm qua nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ban ngành đoàn thể trong xã hội.
Các bậc phụ huynh quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ về nhiều mặt, luôn chăm lo xây dựng CSVC, mua sắm, bổ sung trang thiết bị đồ dùng dạy học cho nhà trường. 
 	Đội ngũ CBGV nhà trường 100% đã đạt chuẩn, 75% đạt trình độ trên chuẩn. Chất lượng giáo dục của nhà trường được đa số các phụ huynh tin tưởng gửi gắm. đa số giáo viên đều nhiệt tình, chịu khó, yêu nghề mến trẻ. Phần đa giáo viên là người địa phương nên công tác huy động trẻ đến trường có nhiều thuận lợi.
 	Tỷ lệ huy động Mẫu giáo nhiều năm liền đạt 100% trẻ trong độ tuổi đến trường.
 	2.2. Khó khăn
 	 Đông Khê với đặc thù là một xã nông nghiệp, đặc canh cây lúa, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, chưa quan tâm đến sự phát triển của trẻ, còn thả phóng con cho ông bà ở nhà trông coi.
Đa số phụ huynh làm nghề nông. Một số phụ huynh chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng của việc cho trẻ tới trường, lớp mầm non. Một số gia đình có ông bà ở nhà trông cháu nên thường xuyên cho con nghỉ học.
Một số gia đình do hoàn cảnh khó khăn bố mẹ phải đi làm ăn xa nên để con ở nhà cho ông bà nuôi, vì thế ông bà không có đủ điều kiện để đưa cháu đến trường mầm non.
 	Những gia đình có điều kiện về kinh tế thì lại không dám cho trẻ nhà trẻ đến trường vì sợ con mình không được chăm sóc đầy đủ, chu đáo. Ngược lại có một số gia đình lại có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không có điều kiện cho con đi trường mầm non sợ tốn tiền đóng góp nên cũng chưa muốn cho trẻ đến trường. Chính vì vậy nên tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ chưa cao.
2.3. Kết quả khảo sát: Tại thời điểm tháng 8 năm 2015
Kết quả điều tra, huy động cụ thể đối với các thôn như sau:
* Nhà trẻ:
TT
Tên thôn
 xóm
Điều tra
Tổng ĐT
Huy động
Tổng HĐ
0T
1T
2T
0 Tuổi
1 Tuổi
2 Tuổi
trẻ
%
trẻ
%
trẻ
%
trẻ
%
1
Thôn 1 
Xóm Chợ
2
8
10
20
0
0
4
40
4
20
2
Thôn 2
Xóm Thượng
2
5
5
12
0
1
20
3
60
4
33.3
3
Thôn 3
Xóm Thượng
0
2
6
8
0
0
2
33.3
2
25
4
Thôn 4
Xóm Trung
0
1
4
5
0
0
0
0
5
Thôn 5
Xóm Trung
2
1
1
4
0
0
1
100
1
20
6
Thôn 6
Xóm Nghè
2
5
4
11
0
2
40
1
25
3
27.3
7
Thôn 7
Xóm Bắc
1
4
7
12
0
0
3
42.8
3
25.0
8
Thôn 8
Tam Xuyên
3
3
6
12
0
0
2
33.3
2
16.7
9
Thôn 9
Tam Xuyên
0
3
6
9
0
0
2
33.3
2
5.5
Tổng
12
32
49
93
0
3
9.3
18
36.7
21
22.6
* Mẫu giáo:
TT
Tên thôn
 xóm
Điều tra
Tổng ĐT
Huy động
Tổng HĐ
3T
4T
5T
3Tuổi
4Tuổi
5Tuổi
trẻ
%
trẻ
%
trẻ
%
trẻ
%
1
Thôn 1 
Xóm Chợ
15
2
6
23
12
80
2
100
6
100
20
87
2
Thôn 2
Xóm Thượng
9
7
7
23
7
77.7
7
100
7
100
21
91.3
3
Thôn 3
Xóm Thượng
3
5
1
9
3
100
5
100
1
100
9
100
4
Thôn 4
Xóm Trung
1
3
2
6
1
100
3
100
2
100
6
100
5
Thôn 5
Xóm Trung
3
4
2
9
3
100
4
100
2
100
9
100
6
Thôn 6
Xóm Nghè
4
8
5
17
4
100
8
100
5
100
17
100
7
Thôn 7
Xóm Bắc
6
10
2
18
6
100
10
100
2
100
18
100
8
Thôn 8
Tam Xuyên
8
4
8
20
5
62.5
4
100
8
100
17
85
9
Thôn 9
Tam Xuyên
6
6
4
16
3
50
6
100
4
100
13
81.2
Tổng
55
49
37
141
44
80
49
100
37
100
130
92.2
* Nhận xét: Nhìn vào kết quả huy động đầu năm trường tôi huy động chưa đảm bảo chỉ tiêu giao. 
- Tỷ lệ nhà trẻ mới đạt 22.6%; mẫu giáo đạt 92.2% 
Trong khi đó tỷ lệ theo kế hoạch giao cho trường tôi là 30% với nhà trẻ và 100% đối với mẫu giáo. Đặc biệt trẻ 1 tuổi trường tôi ra lớp quá ít (3/32 trẻ đạt 9.3%). 
Để nâng cao tỷ lệ trẻ tại địa phương đến trường, huy động tất cả trẻ em được thừa hưởng nền giáo dục của dân tộc, đều có quyền được chăm sóc nuôi dưỡng theo khoa học. Tôi đã suy nghĩ và thực hiện một số biện pháp sau:
 	3. Các biện pháp nhằm nâng cao tỷ lệ huy động trẻ ra lớp ở trường mầm non Đông Khê, huyện Đông Sơn.
Thực tế cho thấy nhiệm vụ dù khó khăn vất vả đến đâu nhưng chúng ta đầu tư nhiều trí tuệ, công sức thì không những chúng ta làm được mà còn có thể làm tốt. Các biện pháp tôi đã áp dụng thành công để nâng cao tỷ lệ huy động trẻ.
 	3.1. Biện pháp 1: Điều tra chính xác số trẻ trong độ tuổi từ 0-72 tháng tuổi ở địa phương để xây dựng kế hoạch thực hiện công tác huy động trẻ ra lớp.
 	Công tác điều tra số cháu trong độ tuổi là công việc làm thường xuyên của trường mầm non, song cần phải tiến hành như thế nào để mang lại hiệu quả cao, chính xác, từ đó có kế hoạch huy động trẻ ra lớp phù hợp với thực tế, đáp ứng được mục tiêu kế hoạch đề ra. 
 	Vào đầu tháng 8, tôi họp Ban giám hiệu nhà trường thống nhất kế hoạch, phân công giáo viên đi điều tra số trẻ trong độ tuổi ở từng thôn xóm. Báo cáo kế hoạch điều tra với lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã. Triển khai họp giáo viên để hướng dẫn cách điều tra, phương pháp điều tra, cách ghi chép cặp nhật số liệu vào biểu mẫu nhanh, đúng và chính xác. 
Hướng dẫn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục các xã, thị trấn chia thành các tiểu ban tổ chức điều tra đến từng hộ gia đình, ghi chép phiếu điều tra theo hướng dẫn chung đã thống nhất toàn huyện, cập nhật thông tin thường xuyên theo từng năm học, từng kì (3 lần/năm).
Tập huấn, bồi dưỡng đầy đủ để người làm công tác điều tra nắm vững nghiệp vụ, hiểu đúng để làm tốt nhiệm vụ của mình: Điều tra trẻ em theo hộ gia đình không chỉ nhằm mục đích nắm được số trẻ từng độ tuổi mầm non, số trẻ đã ra lớp, chưa ra lớp, trẻ khuyết tật...mà cần phải tìm hiểu để nắm vững hoàn cảnh gia đình, đặc điểm cá nhân từng trẻ, tâm tư nguyện vọng của các bậc phụ huynh....từ đó tổng hợp tình hình, báo cáo, tham mưu cho Ban chỉ đạo các cấp có biện pháp tác động phù hợp, có sự trợ giúp kịp thời đến trẻ và gia đình trẻ trong trường hợp đặc biệt, điều tra có thể kết hợp tuyên tuyền vận động, giải thích để các bậc phụ huynh thông về tư tưởng, hiểu đúng, đủ về Giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi...tự nguyện đưa trẻ tới trường ngày càng cao, đảm bảo công bằng, quyền lợi cho trẻ em.
 	Kinh nghiệm cho thấy không phải giáo viên nào cũng có thể phân đi điều tra được và không phải giáo viên đó có thể điều tra bất cứ thôn nào mà chúng ta phải phân công hợp lý, phù hợp với điều kiện cũng như hiểu biết của giáo viên về thôn đó. Giáo viên ở thôn nào thì chúng ta phân công điều tra ở thôn đó tạo điều kiện cho giáo viên giao tiếp với bà con hàng xóm, nắm bắt chính xác tâm tư nguyện vọng của phụ huynh, cũng như điều kiện hoàn cảnh của từng trẻ trong độ tuổi. Ghi chép cụ thể vào sổ tay điều tra để Ban giám hiệu có phương án giải quyết tốt nhất .
 	Ví dụ: Cô Lê Thị Cải ở Thôn 2 - Xóm Thượng, bản thân cô sinh ra và lớn lên ở thôn 1 cô nắm bắt được từng hộ gia đình, biết được cặn kẽ từng đường làng, ngõ xóm kết quả điều tra của cô sẽ đúng, nhanh và chính xác.
 	Tất cả mọi giáo viên khi đi điều tra phải đến từng hộ gia đình, gặp gỡ cha mẹ trẻ để lấy số liệu thật chính xác thông qua sổ hộ khẩu, giấy khai sinh của trẻ rồi ghi vào phiếu. 
Trong quá trình điều tra ngoài việc ghi chép, lấy số liệu giáo viên phải tuyên truyền cho mọi người hiểu về tầm quan trọng của Giáo dục mầm non hiện nay để phụ huynh thấy được sự cần thiết phải cho trẻ đến trường. 
 	Điều tra xong, giáo viên tổng hợp đầy đủ số liệu, từng cột, mục, và nạp về Ban giám hiệu nhà trường . 
 	Từ số liệu điều tra cụ thể của từng thôn, Ban giám hiệu chúng tôi tiến hành tổng hợp số liệu chung của toàn xã, trên cơ sở đó chúng tôi biết và nắm vững số trẻ ở từng độ tuổi, từng thôn trên địa bàn xã, số trẻ đăng ký đi học trong năm học; đồng thời chúng tôi cũng nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của phụ huynh, biết được những gia đình nào thuộc diện chính sách, thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo...Từ đó chúng tôi có kế hoạch cụ thể huy động trẻ đến trường đạt hiệu quả cao nhất. 
Sau điều tra, tiến hành thống kê, tổng hợp số liệu, lập hồ sơ theo quy định...; Đánh giá đúng thực trạng về trẻ em, trường, lớp, cơ sở vật chất, thiết bị, giáo viên. Việc thống kê, tổng hợp số liệu muốn chính xác, nhanh gọn, cần tổng hợp ngay từ tuyến thôn, xóm, đội (theo nhóm điều tra hàng năm), nhằm giúp người tổng hợp chung tiết kiệm thời gian, tính chính xác cao, khai thác tốt phần mềm Phổ cập 3.0.2 và kết hợp thêm các chức năng khác để tiến hành tổng hợp, cập nhật, lưu trữ được nhanh, gọn, hiệu quả cao hơn.
Bố trí điều tra viên, nên bố trí ổn định cho các năm, tránh gây xáo trộn nhiều, chỉ thay thế trong trường hợp đặc biệt, để việc điều tra, theo dõi biến động có hệ thống hàng kì, hàng năm, đảm bảo tính chính xác cao. 
Cần kiểm tra xác xuất kết quả điều tra hàng kì, hàng năm để đánh giá đúng thực trạng, kịp thời nhắc nhở, xử lý những người thiếu trách nhiệm trong công việc.
 	3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường thân thiện, tạo hứng thú cho trẻ đến trường nhằm nâng cao tỷ lệ huy động.
Tạo môi trường thân thiện cho trẻ là chúng ta đã tạo được một môi trường mà ở đó có các nguồn thông tin phong phú, khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực ở trẻ, giúp trẻ tìm tòi khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ hấp dẫn trong cuộc sống. 
Môi trường thân thiện có thẩm mỹ, phù hợp với chủ đề sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ.
Môi trường trong trường mầm non bao gồm: Môi trường bên trong và môi trường ngoài lớp học.
Với môi trường bên trong lớp học: 
Tôi chỉ đạo giáo viên tạo ấn tượng tốt đối với trẻ ngay từ ngày đầu tiên đến trường, tổ chức các hoạt động thật vui tạo tâm thế háo hức đối với trẻ bằng nhiều hình thức trang trí đẹp mắt. 
Chuẩn bị cho năm học mới phát động giáo viên trang trí lớp đẹp, phù hợp với trẻ. Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng đẹp mắt, vệ sinh trường lớp sạch sẽ, tạo cho trẻ sự thoải mái, thích thú, tạo ấn tượng tốt đối với các bậc phụ huynh.
Với môi trường bên ngoài lớp học: 
Môi trường hoạt động ngoài trời vô cùng quan trọng vì nó mang lại không khí trong lành, ánh nắng, sự thỏa mãn về nhu cầu vận động, qua khám phá khoa học về thế giới tự nhiên phong phú đa dạng cỏ cây hoa, lá, mọi vật, giúp trẻ phát triển khả năng khám phá, tìm tòi, trên cơ sở đó tạo tiền đề cho sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. 
Tạo môi trường hoạt động ngoài trời cho trẻ là một hoạt động hết sức cần thiết trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Nó tạo ra những điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi, tập thể, nhóm hay cá nhân. Nhằm giúp trẻ hoàn thiện và phát triển một số kỹ năng, kỹ xảo, của các hoạt động tìm hiểu, khám phá môi trường. 
Môi trường ngoài lớp học là khuôn viên nhà trường, sân chơi, và các thiết bị chơi ngoài trời, chơi với cát, nước... vườn cây, con vật nuôi. con đường, chiếc cầu, cô Tấm, con Dê
Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời còn có ý nghĩa khác nó giúp trẻ khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được họat động cá nhân hoặc nhóm, tạo cơ hội để trẻ bộc lộ khả năng của mình, hoạt động ngoài trời còn giúp tr

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_ty_le_huy_dong_tre_ra_lo.doc