SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non Đồng Thịnh

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non Đồng Thịnh

 Đất nước chúng ta đang trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để góp phần vào công cuộc đổi mới ấy thì giáo dục là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, n gành Giáo dục phải thực sự được quan tâm và coi trọng, vì vậy đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo nói chung, ngành học Mầm non nói riêng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và cần thiết của các cấp, các ngành và của địa phương. Muốn phát triển giáo dục không còn con đường nào khác là huy động các lực lượng toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Ngay trong nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII Đảng ta đã khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, con người là trung tâm của sự phát triển. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”[1] . Muốn làm được như vậy thì việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục là việc làm vô cùng cần thiết.

doc 21 trang thuychi01 7323
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non Đồng Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
	 1.1. Lý do chọn đề tài
 Đất nước chúng ta đang trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để góp phần vào công cuộc đổi mới ấy thì giáo dục là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành Giáo dục phải thực sự được quan tâm và coi trọng, vì vậy đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo nói chung, ngành học Mầm non nói riêng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và cần thiết của các cấp, các ngành và của địa phương. Muốn phát triển giáo dục không còn con đường nào khác là huy động các lực lượng toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Ngay trong nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII Đảng ta đã khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, con người là trung tâm của sự phát triển. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”[1] . Muốn làm được như vậy thì việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục là việc làm vô cùng cần thiết.
Xã hội hoá công tác giáo dục là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thúc đẩy sự nghiệp giáo dục. Xã hội hoá giáo dục là huy động toàn xã hội làm công tác giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy xã hội hoá giáo dục và đào tạo là tổ chức, vận động sự tham gia rộng rãi của nhân dân và toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Xã hội hoá giáo dục mầm non được coi như là một biện pháp hữu hiệu, là tư tưởng lớn, đồng thời là con đường để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo. Xã hội hóa giáo dục còn là một nhiệm vụ quan trọng đi đôi với nhiệm vụ đổi mới phương pháp, để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung và nhà trường Mầm Non nói riêng.
ở mục 1.1 Đoạn "Đất nước chúng ta ...Đảng ta đã khẳng định"do tác giải tự viết ra; đoạn tiếp theo "cùng với khoa học...sự phát triển";tác giả tham khảo từ TLTK số 1
Đoạn "Muốn làm được như vây.... trường mầm non nói riêng"; do tác giả tự viết ra
Thực hiện dân chủ hoá giáo dục Mầm non nhằm thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”[2] các hoạt động của nhà trường. Đây là điều kiện quan trọng để người dân tham gia ý kiến vào sự nghiệp giáo dục, đóng góp công sức, tiền của xây dựng giáo dục và có cơ hội được hưởng những quyền lợi chính đáng từ giáo dục. Đồng thời nhằm phát huy tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, giáo viên góp phần xây dựng “nề nếp, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” [3] và ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong nhà trường.
Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúp cho nhà trường, đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, lao động, làm nên sức mạnh nội sinh ở dân tộc góp phần hiện đại hoá giáo dục, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 
Là Hiệu trưởng nhà trường, tôi đã nhận thức được thế nào là xã hội hoá và xã hội hoá công tác giáo dục. Tầm quan trọng của công tác này đối với sự phát triển bậc học Mầm non nói chung và đối với trường Mầm non Đồng Thịnh nói riêng. Tôi cũng đã nhìn thấy thực trạng công tác xã hội hoá giáo dục ở đơn vị và xác định rõ nhiệm vụ của mình trong việc thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục. Cũng chính vì điều này mà tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non Đồng Thịnh" để nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích là huy động mọi nguồn lực của cộng đồng xã hội cùng chung tay xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đồ dung, đồ chơi giúp trẻ được học tập trong ngôi trường khang trang sạch, đẹp. Nhằm giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.
"Thực hiện dân chủ ....phương châm"do tác giả tự viết; câu "dân biết, dân bàn, dân làm,dân kiểm tra"tác giả tham khảo nguyên văn TLTK số 2;Đoạn "các hoạt động ... góp phần xây dựng" do tác gỉa tự viết; câu“nề nếp, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”tác giả tham khảo từ TLTK số 3; Đoạn "ngăn chặn các hiện tượng...sáng kiến kinh nghiệm"do tác giả tự viết.
Mục 1.2 "mục đích là huy động...tốt nhất" do tác giả tự viết.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao công tác xã hội hoá giáo dục bậc học Mầm non.
Cải tạo môi trường vật chất ở trường Mầm non Đồng Thịnh bao gồm toàn bộ phương tiện vật chất kể cả trong lớp và ngoài trờì, giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết
Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận về tế việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.
1.4.2. Phương pháp thực hành, trải nghiệm
Vận dụng các biện pháp vào hoạt động thực tế việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương.
1.4.3. Phương pháp phối hợp với gia đình trẻ và các tổ chức xã hội
Lập kế hoạch để trao đổi, phối hợp với gia đình trẻ và các tổ chức xã hội để thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.
1.4.4. Phương pháp quan sát theo dõi.
Vận dụng các biện pháp để quan sát và theo dõi các nội dung thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục một cách tích cực.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của công tác xã hội hoá giáo dục.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, cần phải phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa trò với nhau. Trường học phải liên hệ chặt chẽ với gia đình và xã hội, các đoàn thể, cơ quan chính quyền và các cấp uỷ Đảng phải thật sự quan tâm đến nhà trường, đến việc học tập của con em mình”.[4]
Xuất phát từ chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục - Đào tạo mà Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"[5]. Đồng thời xuất phát từ mục tiêu chung của giáo dục là: Hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực công dân Việt Nam tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hoá, có sức khoẻ, có tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội.
Trong điều kiện kinh tế xã hội nước ta hiện nay tổ chức giáo dục mầm non bằng con đường bao cấp là khó có thể thực hiện được vì quá khả năng về kinh tế, hơn nữa kinh tế thị trường cũng phần nào tăng thêm nhiều áp lực cho các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, làm giảm cơ hội đến trường cho các cháu trong độ tuổi mầm non. Do đó việc làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục sẽ khai thác tối ưu được các nguồn kinh phí từ các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp và đặc biệt là các cá nhân, góp phần cùng với nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Tạo nền tảng vững chắc để các cháu có đầy đủ hành trang bước vào tiểu học .
Ở mục 2.1;Câu "thực hiện lời dạy của Bác Hồ"do tác giả tự viết; đoạn tiếp theo“Giáo dục là sự nghiệpcủa con em mình"Tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 4.Đoạn tiếp theo "Xuất phát từ chủ trương đảng ta khẳng định" tác giả tự viết; Đoạn "Giáo dục là quốc sáchhiện đại hoá đất nước"tác giả tham khảo nguyên văn TLTK số 5.Đoạn tiếp theo "Đồng thời xuất phát bước vào tiểu học" do tác giả tự viết.
Với vị trí và mục tiêu của giáo dục Mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. Có thể nói việc huy động tối ưu các nguồn lực là góp phần không nhỏ để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trong trường mầm non, đồng thời cũng tạo ra sự công bằng, dân chủ trong việc thụ hưởng và trách nhiệm đối với việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.
Để giáo dục phát triển bền vững lãnh đạo địa phương và các Ban ngành, đoàn thể luôn quan tâm đến công tác giáo dục của xã nhà nhất là đối với trường Mầm non Đồng Thịnh. Đa số người dân địa phương và các bậc phụ huynh cũng đã phần nào hiểu được vai trò của bậc học Mầm non nên họ rất đồng tình ủng hộ trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Xã hội hoá công tác giáo dục ở địa phương đặc biệt là giáo dục Mầm non thì người lãnh đạo là một hạt nhân quan trọng, là nhân tố quyết định tích cực, là người tham mưu, đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện phối hợp các lực lượng xã hội, nhà trường, gia đình tham gia vào giáo dục. Chính vì vậy vai trò của người lãnh đạo, quản lý của trường Mầm non trong việc xã hội hoá giáo dục có ý nghĩa lớn đến sự ổn định và phát triển ngành học Mầm non của địa phương. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục sẽ tạo điều kiện để ai cũng được học hành, người nghèo cũng như người tàn tật đều phải được nhà nước, xã hội, cộng đồng giúp đỡ để học tập trong một ngôi trường khang trang.
Xác định được mục tiêu và hiệu quả của công tác xã hội hóa giáo dục, là góp phần nâng cao chất lượng và tăng cường quá trình chuẩn hóa các trường mầm non, vì vậy lãnh đạo nhà trường có nhiều nỗ lực trong việc thay đổi tư duy về công tác xã hội hoá giáo dục, có tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao. Đồng thời biết vạch ra hướng đi để tiến tới mục đích làm thay đổi bộ mặt nhà trường trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
2.2. Thực trạng của công tác xã hội hoá giáo dục trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Xã Đồng Thịnh là một xã thuần nông với 3.476 nhân khẩu, có trên 90% dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp nên kinh tế còn khó khăn, có một số làng ở cách xa khu trung tâm, nhận thức của người dân còn hạn chế. Với những đặc điểm như trên nhà trường có những thuận lợi và khó khăn sau:
 *Thuận lợi
Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, khỏe, yêu nghề, mến trẻ, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, luôn nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có ý thức vươn lên về mọi mặt.
Sau bao nhiêu năm phấn đấu của nhiều thế hệ cán bộ, giáo viên đi trước. Sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện nay. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trong xã. Nhà trường có Chi bộ Đảng nhiều năm liền luôn đạt danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh cấp xã và cấp huyện, có tổ chức Công đoàn và đoàn thanh niên hoạt động tích cực, sáng tạo trong mọi hoạt động hàng năm luôn đạt Công đoàn,chi đoàn xuất sắc.
Đa số các bậc phụ huynh rất quan tâm đến con em mình, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường hoạt động.
Lãnh đạo nhà trường luôn làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền, công tác xã hội hoá giáo dục nên cơ sở vật chất nhà trường ngày một khang trang, nhà trường luôn tạo được lòng tin đối với cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương.
*Khó khăn.
Bên cạnh những mặt thuận lợi trên hiện nay nhà trường cũng còn gặp phải những khó khăn nhất định:
Đa số người dân sống bằng nghề nông nghiệp có đời sống kinh tế khó khăn. Một số ít các bậc phụ huynh, người dân chưa hiểu hết vai trò của bậc học và ý nghĩa của việc cho trẻ đến trường đúng độ tuổi, nên việc huy động trẻ cũng còn gặp nhiều khó khăn (nhất là trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo bé). Cũng vì lý do này mà công tác xã hội hoá giáo dục chưa thực sự đạt kết quả như mong muốn.
Kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn nên việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trường Mầm non còn hạn chế. 
Do trẻ hoá đội ngũ nên có nhiều giáo viên trong độ tuổi sinh con, phần nào cũng khó khăn trong sự phân công, công việc và có phần làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Những năm trước đây thực trạng công tác xã hội hoá giáo dục ở đơn vị còn nhiều hạn chế:
Chưa có sự chỉ đạo đồng bộ của lãnh đạo địa phương và lãnh đạo ngành về công tác xã hội hoá giáo dục. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường chưa hiểu rõ tầm quan trọng của công tác xã hội hoá giáo dục, đặc biệt là xã hội hoá giáo dục đối với bậc học Mầm non.
Lãnh đạo nhà trường chưa đầu tư tìm hiểu sâu về vấn đề này nên chưa đề ra phương hướng, mục tiêu, kế hoạch cho công tác xã hội hoá giáo dục. Chưa làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền với các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội cũng như toàn thể nhân dân. Chưa làm tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường và xã hội.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường còn nghèo nàn. Đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ còn thiếu thồn rất nhiều.
Công tác xã hội hóa giáo dục là việc làm thường xuyên của đơn vị tuy nhiên kết quả đạt được còn khiêm tốn, từ thực trạng trên tôi thống kê lại công tác xã hội hóa giáo dục kết quả đạt được như sau:
Các đối tượng huy động
Kết quả công tác huy động
Sản phẩm
Giá trị
UBND xã
0
Hội cha mẹ học sinh
Hỗ trợ mua đồ dùng đồ chơi các lớp
2.000.000đ
Hội phụ nữ
0
Hội phụ nữ
0
Hội chữ thập đỏ
0
Công đoàn xã
0
Hội Khuyến học
Phần thưởng cho cô và cháu.
500.000đ
Đoàn thanh niên
Ủng hộ 5 ngày công lao động cải tạo vườn trường.
 2.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non Đồng Thịnh 
 2.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện
* Xây dựng kế hoạch: 
Trước khi đưa ra ý tưởng xây dựng kế hoạch xã hội hoá công tác giáo dục tôi tranh thủ một khoảng thời gian nhất định khi cơ hội cho phép để tâm tư, trò chuyện với lãnh đạo địa phương, hội cha mẹ học sinh và giáo viên trong trường. Mục đích để xem phản ứng của họ về vấn đề này như thế nào. Hưởng ứng hay không và hưởng ứng ở mức độ nào. Từ việc thăm dò ý kiến thấy có chiều hướng khả thi, nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch trước mắt cũng như lâu dài. 
Muốn thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục thì việc xây dựng kế hoạch là vô cùng quan trọng, là khâu định hướng, hoạch định cho các tổ chức đoàn thể, cá nhân những công việc cụ thể cần làm cho từng giai đoạn trong năm hay cho những năm tiếp theo. Căn cứ vào đặc điểm tình hình của đơn vị, chi bộ họp bàn bạc ban hành Nghị quyết và chỉ đạo nhà trường xây dựng kế hoạch, báo cáo xin chủ trương của lãnh đạo địa phương. Ban giám hiệu nhà trường tham mưu trực tiếp với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương bằng việc trình kế hoạch đã được xây dựng để lãnh đạo góp ý, bổ sung hoàn thiện và phê duyệt thống nhất kế hoạch của nhà trường. 
* Tổ chức thực hiện theo kế hoạch:
Sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo địa phương, ban giám hiệu nhà trường lập tờ trình báo cáo ủy ban nhân dân xã để từ đó có căn cứ chỉ đạo ban địa chính xây dựng ,khảo sát thực tế các hạng mục, công trình và lập dự trù kinh phí theo kế hoạch đã được phê duyệt và tiến hành thi công .
Ví dụ: Đối với công trình xây dựng tường rào khu Chiềng Me (nguồn kinh phí huy động từ nguồn ủng hộ tự nguyện của hội cha mẹ học sinh) ban địa chính tiến hành khảo sát đo đạc, thiết kế bản vẽ, lập dự trù kinh phí và hoàn thiện các loại thủ tục hồ sơ pháp lý có liên quan, hợp đồng với nhà thầu tiến hành thi công, trong quá trình xây dựng ban chỉ đạo xã hội hóa giáo dục kiểm tra, giám sát công trình. Sau khi hoàn thành công trình lãnh đạo ủy ban nhân dân xã, ban địa chính xây dựng, ban giám hiệu nhà trường và đại diện hội phụ huynh nghiệm thu và tiến hành các thủ tục bàn giao công trình cho nhà trường sử dụng.
Sau đó tiến hành tổ chức hội nghị cán bộ giáo viên mục đích giúp giáo viên hiểu được thế nào là “xã hội hoá” và tầm quan trọng của công tác “xã hội hoá giáo dục” đối với việc tạo dựng cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường. Họp Ban chấp hành hội phụ huynh học sinh để xin ý kiến đóng góp xây dựng với mục đích họ sẽ là “cầu nối” để tuyên truyền chủ trương này đến toàn thể phụ huynh các nhóm, lớp cũng như mọi người dân.
Tổ chức hội nghị phụ huynh toàn trường theo định kì dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo xã và tiếng nói của Ban chấp hành hội phụ huynh học sinh. Mục đích giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của bậc học Mầm non. Từ đó giúp họ biết mình cần phải làm gì trong công tác xã hội hoá giáo dục để phối kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện.
Chỉ đạo các lớp tổ chức họp phụ huynh từng nhóm, lớp để triển khai kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ cũng như kế hoạch thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục đối với nhóm, lớp mình.
Từ biện pháp đã làm được như trên tôi nhận thấy được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về công tác xã hội hóa của lãnh đạo địa phương và nhân dân. Nhằm thực hiện có hiệu quả về công tác xây dựng cơ sở vật chất góp phần cùng địa phương nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
2.3.2. Biện pháp 2: Làm tốt công tác tuyên truyền để thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.
"Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó là tuyên truyền thất bại. Muốn thành công phải biết cách tuyên truyền; phải biết cách nói. Nói thì phải đơn giản, rõ ràng, thiết thực. Phải có đầu, có đuôi" [6]. Đối với công tác xã hội hóa giáo dục việc tuyên truyền để nhân dân và phụ huynh nhận thức, hiểu rõ nội dung, cách làm đúng đắn, thiết thực và mang lại hiệu quả để phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường là một việc làm hết sức quan trọng do đó tôi đã sáng tạo ra nhiều cách để tuyên truyền làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục tại trường mầm non Đồng Thịnh.
Trước hết tuyên truyền cho phụ huynh trong trường hiểu rõ tầm quan trọng của việc tu sửa, xây dựng, mua sắm các trang thiết bị là việc làm không phải trách nhiệm của riêng nhà nước mà phải có sự chung tay của toàn xã hội, muốn làm được điều này thì tôi suy nghĩ, tìm tòi ra nhiều cách làm khác nhau. 
 Mời phụ huynh cùng tham gia vào các hoạt động của nhà trường như: dự các hoạt động trong ngày của trẻ, giao lưu bóng chuyền trong các ngày lễ tết, chăm sóc khuôn viên, tham gia vào việc làm đồ dùng đồ chơi của các nhóm, lớp, giao lưu văn nghệ trong dịp 20/11 và ngày 8/3. Tham dự các hội nghị như: hội nghị công chức, các buổi tọa đàm, các hội thi do nhà trường tổ chức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định tuyên truyền .Phải có đầu, có đuôi" Tác giả tham khảo nguyên văn TLTK số 6.
Đoạn tiếp theo "Đối với công tác xã hội nhân ngày nhà giáo việt nam 20/11.do tác giả tự viết
Ví dụ: Trong năm học vừa qua nhà trường tổ chức buổi giao lưu văn nghệ giữa phụ huynh các nhóm, lớp với cán bộ giáo viên và học sinh nhân ngày nhà giáo việt nam 20/11.
(Hình ảnh phụ huynh và giáo viên giao lưu văn nghệ nhân ngày 20/11)
Ngoài ra tôi còn làm tốt công tác truyên truyền tới các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân địa phương. Mời đại diện các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các làng trên địa bàn xã Đồng Thịnh đến tham gia cùng nhà trường. Tích cực tham gia vào Đại hội giáo dục ở địa phương. Mục đích góp tiếng nói của mình trong đại hội giúp mọi người hiểu rõ hơn về mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non. Từ đó giúp họ có cách nhìn nhận, đánh giá đúng mức về bậc học Mầm non . 
Ví dụ: Mời đại diện các hội, các làng đến tham dự Hội nghị cán bộ công chức của nhà trường và tọa đàm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Kêu gọi sự vào cuộc để đóng góp ngày công của các đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ tham gia lao động, cải tạo khuôn viên cùng nhà trường.
Phân công cho các đoàn để trong nhà trường tích cực tham gia các hoạt động mà các hội tổ chức, tham gia ngày công lao động các chương trình văn nghệ chào mừng các hội nghị các buổi lễ với các đoàn thể chính trị xã hội và các làng trên địa bàn xã.
Ví dụ: Đoàn thanh niên tham gia vào công tác vệ sinh môi trường và công tác tình nguyện cùng đoàn xã, Hội chữ tập đỏ đóng góp quỹ và tham gia trong các đợt cứu trợ nhân đạo cùng với hội cấp trên. Như tham gia chương trình văn nghệ với làng Lim trong buổi lễ công bố quyết định Làng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016.
Ngoài ra lãnh đạo nhà trường chủ động cập nhật thông tin về những tổ chức, cá nhân thường xuyên hưởng ứng vào công tác xã hội hoá trên địa bàn. Từ đó tìm cách tiếp cận với họ để trình bày những tâm tư nguyện vọng, những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ, những thiếu thốn về cơ sở vật chất...Có thể tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp qua người thân, hoặc nhờ lãnh đạo địa phương tác động. Mục đích giúp họ hiểu được những khó khăn của nhà trường cần được giúp đỡ. Đồng thời để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với sự nghiệp gi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_xa_hoi_hoa.doc