SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi và sử dụng có hiệu quả cho trẻ tại các trường Mầm non của huyện Hoằng Hóa

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi và sử dụng có hiệu quả cho trẻ tại các trường Mầm non của huyện Hoằng Hóa

Trong chương trình mầm non hiện nay, song song với việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy thì việc đổi mới trang thiết bị và đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo là một việc làm không thể thiếu trong mỗi nhà trường. Điều quan trọng đối với trẻ mầm non “Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, trẻ học mà chơi, chơi mà học” qua chơi trẻ lĩnh hội tri thức thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng trong cuộc sống hàng ngày, vui chơi là món ăn tinh thần không thể thiếu được của trẻ nói chung trong đó có trẻ mầm non, trong vui chơi cần phải có đồ chơi. Muốn làm được điều đó, công tác làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo đóng vai trò hết sức quan trọng.

Đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện các lĩnh vực hoạt động của trẻ đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, hấp dẫn và hiệu quả hơn. Điều quan trọng trẻ còn nhỏ tư duy, sự tập trung còn rất hạn chế, trẻ không thể tiếp thu các kiến thức một cách bài bản, có hệ thống như học sinh phổ thông. Vì thế cần tạo cho trẻ môi trường vật chất đồ dùng, đồ chơi để trẻ được hoạt động, trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn. Trẻ học mà chơi, chơi mà học, qua chơi việc học của trẻ trở nên nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao hơn. Bởi vì nhu cầu chơi với đồ chơi của trẻ rất lớn mà thực tế đồ chơi tự tạo chưa đầy đủ, hơn nữa đồ dùng, đồ chơi tự làm phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ. Bên cạnh đó đồ chơi bán sẵn rất nhiều nhưng chất liệu đảm bảo thì giá cao, chất liệu không đảm bảo nếu cho trẻ chơi sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.

Căn cứ vào đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan nên việc tổ chức các hoạt động vui chơi giúp trẻ “Học mà chơi, chơi mà học” tại các trường mầm non luôn được gắn với các sự vật - hiện tượng ở xung quanh trẻ. Việc sử dụng các đồ dùng trực quan một cách hợp lý, sáng tạo sẽ tạo điều kiện cho trẻ hoạt động, khám phá bằng nhiều giác quan, từ đó kích thích trẻ quan sát, suy nghĩ, suy luận, nêu ý kiến, đưa câu hỏi giúp trẻ phát huy tính độc lập, hành động tích cực và tự giải quyết vấn đề qua đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo đáp ứng nhu cầu chơi cho trẻ mầm non, tôi mạnh dạn trao đổi vấn đề: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi và sử dụng có hiệu quả cho trẻ tại các trường Mầm non của huyện Hoằng Hóa” hy vọng rằng được trao đổi cùng bạn bè, đồng nghiệp.

 

doc 15 trang thuychi01 5744
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi và sử dụng có hiệu quả cho trẻ tại các trường Mầm non của huyện Hoằng Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong chương trình mầm non hiện nay, song song với việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy thì việc đổi mới trang thiết bị và đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo là một việc làm không thể thiếu trong mỗi nhà trường. Điều quan trọng đối với trẻ mầm non “Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, trẻ học mà chơi, chơi mà học” qua chơi trẻ lĩnh hội tri thức thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng trong cuộc sống hàng ngày, vui chơi là món ăn tinh thần không thể thiếu được của trẻ nói chung trong đó có trẻ mầm non, trong vui chơi cần phải có đồ chơi. Muốn làm được điều đó, công tác làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo đóng vai trò hết sức quan trọng. 
Đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện các lĩnh vực hoạt động của trẻ đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, hấp dẫn và hiệu quả hơn. Điều quan trọng trẻ còn nhỏ tư duy, sự tập trung còn rất hạn chế, trẻ không thể tiếp thu các kiến thức một cách bài bản, có hệ thống như học sinh phổ thông. Vì thế cần tạo cho trẻ môi trường vật chất đồ dùng, đồ chơi để trẻ được hoạt động, trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn. Trẻ học mà chơi, chơi mà học, qua chơi việc học của trẻ trở nên nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao hơn. Bởi vì nhu cầu chơi với đồ chơi của trẻ rất lớn mà thực tế đồ chơi tự tạo chưa đầy đủ, hơn nữa đồ dùng, đồ chơi tự làm phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ. Bên cạnh đó đồ chơi bán sẵn rất nhiều nhưng chất liệu đảm bảo thì giá cao, chất liệu không đảm bảo nếu cho trẻ chơi sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. 
Căn cứ vào đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan nên việc tổ chức các hoạt động vui chơi giúp trẻ “Học mà chơi, chơi mà học” tại các trường mầm non luôn được gắn với các sự vật -  hiện tượng ở xung quanh trẻ. Việc sử dụng các đồ dùng trực quan một cách hợp lý, sáng tạo sẽ tạo điều kiện cho trẻ hoạt động, khám phá bằng nhiều giác quan, từ đó kích thích trẻ quan sát, suy nghĩ, suy luận, nêu ý kiến, đưa câu hỏi giúp trẻ phát huy tính độc lập, hành động tích cực và tự giải quyết vấn đề qua đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo đáp ứng nhu cầu chơi cho trẻ mầm non, tôi mạnh dạn trao đổi vấn đề: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi và sử dụng có hiệu quả cho trẻ tại các trường Mầm non của huyện Hoằng Hóa” hy vọng rằng được trao đổi cùng bạn bè, đồng nghiệp. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vai trò của đồ dùng, đồ chơi đối với hoạt động vui chơi của trẻ để đề xuất áp dụng một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ tại các trường Mầm non của huyện Hoằng Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, các công văn chỉ đạo của ngành về cách làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ Mầm non; nghiên cứu các tài liệu và học trực tuyến bồi dưỡng quản lý, giáo viên mầm non theo chu kỳ BDTX; Tạp chí giáo dục .v.v...
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: 
Thông qua việc quan sát, trò chuyện, sử dụng phiếu điều tra.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: 
Sử dụng một số công thức toán học thống kê để xử lý số liệu kết quả nghiên cứu nhằm rút ra kết luận khoa học.
Điều tra khảo sát thực tế: 
Kiểm tra, dự giờ, quan sát, ghi chép việc sử dụng đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ thông qua các hoạt động học, vui chơi nhằm tìm hiểu những biểu hiện hứng thú của trẻ với đồ dùng học tập, đồ chơi tự tạo. 
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Sáng kiến kinh nghiệm đã áp dụng hiệu quả các biện pháp đó là: 
Việc hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi và sử dụng có hiệu quả đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho trẻ tại các trường mầm non.
Tuyên truyền với nhân dân và cha mẹ trẻ về tầm quan trọng của việc làm đồ dùng, đồ chơi và sử dụng hiệu quả thông qua hội thi “ Làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non” cấp trường, cấp huyện.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến.
Như chúng ta đã biết trong trường Mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo, là “cuộc sống” của trẻ lứa tuổi mầm non và đồ chơi là người bạn đồng hành thân thiết của trẻ, đem lại niềm vui cho trẻ, khởi nguồn của những cảm xúc - tình cảm tích cực của trẻ. Việc sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ là hết sức cần thiết với phương châm “ Học bằng chơi, chơi mà học” vì đồ dùng học tập, đồ chơi giúp trẻ mở rộng và hiểu biết về thế giới xung quanh. Ngoài ra đồ dùng học tập, đồ chơi còn góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, khả năng giao tiếp ứng xử trong cuộc sống.
`	Đồ dùng, đồ chơi cùng với trò chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu được đối với cuộc sống của trẻ. Đồ dùng, đồ chơi còn là phương tiện để trẻ hoạt động vui chơi mà hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Ngoài đồ dùng học tập ra thì đồ chơi vốn là thứ trẻ yêu thích nhất, không có đồ chơi trẻ không có phương tiện, môi trường để hoạt động và thực hiện các trò chơi cách thức chơi với đồ chơi mà trẻ yêu thích được thay đổi theo sự phát triển và hiểu biết của trẻ thì chính đồ chơi đó lại trở thành đồ dùng học tập của trẻ, giúp trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm và lĩnh hội các kiến thức, thông qua đồ chơi được sử dụng trong các trò chơi. Vì vậy càng có nhiều đồ chơi thì trẻ càng có cơ hội học tập và tích lũy kiến thức theo các cách khác nhau.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế phát triển, đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại. Trong số đó, có những loại đồ chơi bổ ích, nhưng cũng không ít đồ chơi còn mang tính bạo lực, phi giáo dục, độc hại đối với trẻ em. Tôi còn nhớ, tuổi ấu thơ, ai trong chúng ta cũng một lần trải qua thời chơi đồ chơi làm bằng lá cây, bằng dây cuốn của các loại cây leo, bằng rơm rạ. Lấy đất để nặn thành nồi, chảo, bátlấy rơm hoặc dây len cuốn lại thành hình búp bêBất luận trong hoàn cảnh nào đồ chơi ra đời sẽ phát triển trí tuệ cho trẻ, đồ chơi phong phú đa dạng bao nhiêu thì kích thích được tính tò mò ham hiểu biết cùng khám phá của trẻ bấy nhiêu. Những nguồn vật liệu sẵn có ở địa phương nơi trẻ sinh sống giúp trẻ tạo ra đồ chơi mang tính đặc trưng của vùng miền, vừa giúp trẻ giữ gìn nét đẹp của quê hương trẻ, từ đó góp phần hình thành phát triển trí tuệ và tình cảm cho trẻ. Đây cũng là hình thức dạy học cho trẻ biết yêu quý sức lao động ngay từ khi còn bé. Đồ dùng, đồ chơi là một nhu cầu tự nhiên, không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ, đặc biệt là trong các hoạt động của trẻ ở trường mầm non, nó cần cho trẻ như “thức ăn, nước uống” hàng ngày. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có tiền để mua hoặc mua được hết đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho các hoạt động. Đặc điểm của trẻ mầm non là luôn có nhu cầu chơi với những đồ dùng, đồ chơi có màu sắc đẹp, mới lạ, phong phú và hấp dẫn. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ, đòi hỏi người cán bộ quản lý - giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non. Hiện nay đồ dùng, đồ chơi cho trẻ em có rất nhiều trên thị trường, tuy nhiên xét về phương diện giáo dục không thể để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường Mầm non. Hơn nữa việc mua quá nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến kinh tế của các bậc phụ huynh trong khi các đồ phế phẩm từ gia đình, các nguyên vật liệu đã qua sử dụng có thể tái sử dụng làm đồ chơi cho trẻ. Khi có đồ chơi do cô và trẻ hoặc tự tay trẻ làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quí sức lao động ngay từ khi còn bé. Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, tôi nghĩ rằng việc tự làm đồ dùng, đồ chơi là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của năm học. Khai thác sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học đã được trang bị theo danh mục tối thiểu kết hợp với hoạt động tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi mầm non để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chất lượng. 
Từ nhận thức trên, tôi thiết nghĩ việc trang bị các kiến thức và nâng cao kỹ năng làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho giáo viên mầm non trong các trường mầm non là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích. Vì làm đồ dùng học tập, đồ chơi tự tạo là một hoạt động mang tính sáng tạo và độc đáo. Sáng tạo và độc đáo ở chỗ cùng một nguyên vật liệu mỗi người lại có ý tưởng riêng, cách thức riêng để tạo ra sản phẩm theo phong cách của mình.
Là cán bộ phụ trách giáo dục mầm non, tôi nhận thấy việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và sử dụng hiệu quả trong các trường mầm non có vai trò hết sức quan trọng, không những để phát huy năng lực sẵn có của mỗi người và sự tư duy nhận thức của trẻ, giúp trẻ tiếp thu lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất, giúp trẻ hứng thú trong các hoạt động, mà còn mang lại cơ hội và động cơ để nâng cao chất lượng cho các trường mầm non. 
2.2. Thực trạng
Hoằng Hoá là huyện đồng bằng ven biển có truyền thống hiếu học, phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ; phía nam giáp thị xã Sầm Sơn, huyện Quảng Xương và thành phố Thanh Hoá; phía tây giáp thành phố Thanh Hoá và huyện Thiệu Hoá; phía bắc giáp các huyện Thiệu Hóa, Hà Trung và Hậu Lộc. Huyện nằm ven biển phía đông của tỉnh Thanh Hoá, chiều dài bờ biển khoảng 12km. Diện tích khoảng 224,58Km2, dân số khoảng 222.178 người. Tuyến giao thông chính của huyện gồm quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam. Tỷ lệ hộ nghèo 10,15%, tỷ lệ sinh 13,34%, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 0,68%. 
Toàn huyện có 42 xã và 01 thị trấn với 326 thôn, tốc độ tăng trưởng kinh tế 17,5%, thu nhập bình quân đầu người 15.36 triệu/năm. Kinh tế xã hội phát triển khá, quốc phòng an ninh vững chắc, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.
Toàn huyện có 137 trường học, trong đó có 43 trường Mầm non; 43 trường Tiểu học, 42 trường THCS, 01 trường liên cấp học ( TH và THCS); 07 trường THPT, 01 trung tâm GDTXDN và 43 trung tâm học tập cộng đồng. Tính đến tháng 5/2017 toàn huyện có 104 trường chuẩn Quốc gia, trong đó có 32 trường mầm non; 42 trường tiểu học; 29 trường THCS; 01 trường THPT.
Tình hình trật tự xã hội được giữ vững, tỷ lệ dân số ổn định, sự quan tâm đúng mức của các cấp uỷ Đảng chính quyền trong những năm gần đây, giáo dục Hoằng Hoá luôn giữ vững trong tốp đầu đặc biệt năm học này là đơn vị dẫn đầu của tỉnh.
Tính đến thời điểm hiện nay, bậc học mầm non huyện Hoằng Hóa đã có nhiều năm thực hiện và chỉ đạo cán bộ, giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi và sử dụng hiệu quả tại các trường mầm non. Bên cạnh đó dưới sự chỉ đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo, sự cố gắng của từng nhà trường, sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của các cấp, công tác chỉ đạo làm đồ dùng, đồ chơi đã thu được nhiều kết quả cao. Trong đó năm học 2015 - 2016 đã đạt giải nhất toàn đoàn hội thi triển lãm đồ dùng, đồ chơi cấp tỉnh, có một bộ sản phẩm đạt giải đặc biệt.
Thuận lợi:
Công tác làm đồ dùng, đồ chơi và sử dụng hiệu quả tại các trường mầm non được ngành GD&ĐT quan tâm trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT. Phòng GD&ĐT đã mở nhiều lớp tập huấn công tác làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo và sử dụng hiệu quả từ huyện đến các cụm trường cho toàn thể cán bộ, giáo viên tham gia. 
	Trình độ chuyên môn của CBGV, NV ở các trường mầm non trên địa bàn huyện tương đối vững vàng và đồng đều, tận tụy, trách nhiệm với công việc.
	Đa số đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các trường mầm non có sự đoàn kết nhất trí, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn và trên chuẩn 100%, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó tìm tòi các nguyên vật liệu, sáng tạo trong cách làm và sử dụng hiệu quả khi hướng dẫn trẻ hoạt động, trẻ hướng thú và tích cực trong các hoạt động. Nhiều sản phẩm đồ dùng, đồ chơi thật sự đẹp, bền, có giá trị sử dụng cao và mang tính giáo dục phù hợp từng độ tuổi của trẻ.
	Qua công tác làm đồ dùng, đồ chơi và sử dụng hiệu quả tại các trường mầm non, chất lượng giáo dục và các hoạt động của các trường đã có nhiều chuyển biến tích cực. Có 43/43 trường tổ chức thi làm đồ dùng, đồ chơi cấp trường, cấp huyện. Phụ huynh học sinh tích cực hưởng ứng tham gia.
Khó khăn:
Do công việc chăm sóc giáo dục trẻ chiếm nhiều thời gian, giáo viên phải đứng lớp cả ngày, thời gian dành cho việc tìm kiếm và làm đồ dùng học tập, đồ chơi còn ít, phần lớn chỉ trong thời gian hè, ngày nghỉ và tranh thủ thời gian còn lại. Hầu hết các trường đều thiếu người làm việc nên có hạn chế trong việc tổ chức triển khai. 
Do công tác XHHGD ở một số trường còn nhiều khó khăn, thiếu thốn đặc biệt là các xã bãi ngang chưa thường xuyên, chưa huy động được lực lượng phụ huynh tham gia ủng hộ các nguyên liệu, phế liệu cùng làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.
Nhận thức về vai trò, ý nghĩa trong việc làm đồ dùng, đồ chơi của một số cán bộ giáo viên, nhân viên còn nhiều hạn chế. Số cán bộ giáo viên hiểu cách làm, biết cách vận dụng và khả năng sáng tạo còn hạn chế, mới chỉ tập trung ở các giáo viên trẻ, khéo tay và có năng khiếu. 
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, bản thân đã cùng các đồng nghiệp áp dụng các biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi và sử dụng có hiệu quả cho trẻ tại các trường Mầm non, khảo sát đầu năm học 2016-2017 như sau:
Kết quả khảo sát:
TT
Nội dung
Tổng số
Mức độ
 Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
1
Số trường có đủ đồ dùng học tập, đồ chơi ở mức độ tối thiểu
43
38
88
5
12
2
Số lớp có đủ đồ dùng học tập, đồ chơi tự làm đảm bảo yêu cầu chất lượng, phong phú, hấp dẫn.
447
367
82
80
18
3
Số giáo viên có ý thức sưu tầm nguyên vật liệu để làm đồ dùng học tập, đồ chơi.
801
708
88
93
12
4
Số CBGV biết cách làm và vận dụng sáng tạo.
801
690
86
111
14
5
Số CBGV sử dụng có hiệu quả đồ dùng học tập, đồ chơi đã làm.
801
745
93
56
7
2.3. Biện pháp thực hiện: 
Từ thực trạng trên của bậc học mầm non tỉnh Thanh Hóa nói chung và bậc học mầm non huyện Hoằng Hóa nói riêng. Tôi nhận thấy muốn công tác làm đồ dùng, đồ chơi và sử dụng hiệu quả tại các trường mầm non đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực và trở thành ý thức trách nhiệm, việc làm thường xuyên, chúng ta cần phải phối hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: 
2.3.1. Tăng cường chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc các văn bản về công tác làm đồ dùng, đồ chơi và sử dụng hiệu quả tại các trường mầm non 
Công văn 475/GD&ĐT ngày 18/3/2015 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về tổ chức Hội thi làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo; Công văn 175/GD&ĐT ngày 17/8/2016 của phòng Giáo dục và Đào tạo về tổ chức chuyên đề hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi; Chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Ngoài ra bồi dưỡng cho cán bộ quản lý các trường mầm non phải nắm chắc và thực hiện tốt các yêu cầu khi hướng dẫn giáo viên làm đồ chơi, thì cán bộ quản lý phải xây dựng được kế hoạch và tổ chức thi đua làm đồ dùng đồ chơi ở các khối lớp.
Sau các lớp tập huấn, chúng tôi yêu cầu cán bộ giáo viên, nhân viên viết bài thu hoạch để kiểm tra đánh giá năng lực, đồng thời tiến hành thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, có 43/43 đơn vị tổ chức “Hội thi làm đồ dùng đồ chơi” cấp trường đạt 100%.
Hội thi làm đồ dùng đồ chơi cấp trường
2.3.2. Tổ chức các chuyên đề về đồ dùng học tập, đồ chơi và nâng cao kỹ năng làm đồ dùng học tập đồ chơi cho cán bộ giáo viên.
Bồi dưỡng và nâng cao kiến thức, kỹ năng làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho cán bộ giáo viên có rất nhiều hình thức, mỗi hình thức đều mang lại hiệu quả riêng, các chuyên đề không những mang lại hiệu quả cao về chuyên môn mà còn là hình thức bồi dưỡng về năng lực giao tiếp, kỹ năng ứng xử, đặc biệt là năng khiếu cá nhân, được thảo luận đưa ra ý kiến riêng của mình trên cơ sở đó học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
Để tổ chức buổi chuyên đề tốt tôi đã xây dựng kế hoạch chuyên đề, tham mưu tranh thủ ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo thống nhất nội dung, thời gian và hình thức thực hiện.
Mục đích của chuyên đề: 
Tận dụng những nguyên, vật liệu dễ kiếm, dễ tìm để làm đồ dùng học tập, đồ chơi sử dụng trong học tập và trong các trò chơi cho trẻ.
Phát huy óc sáng tạo, kỹ năng làm, rèn luyện tính kiên trì, khả năng khéo léo của cán bộ, giáo viên.
Nội dung của chuyên đề: Tôi định hướng 2 vấn đề cơ bản:
Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm đã làm đồ dùng học tập, đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương ở từng nhà trường, mỗi cá nhân giáo viên. Giúp nhau thực hành làm các đồ dùng học tập, đồ chơi theo ý tưởng riêng và cách làm của mỗi người.
Hình thức của chuyên đề:
Để tất cả cán bộ, giáo viên được tham gia, phát huy hết khả năng vốn có của mình và thực hiện theo hình thức:
Bước 1: Chia thành 3 cụm và mỗi cụm là 1cụm trưởng.
Cụm 1: Kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi đồ chơi từ vải, len, sợi, tre, trúc, rơm, rạtạo nhân vật con rối bằng cốt thép giấy bồi
Tạo hình bằng thép và giấy Tạo hình hoàn chỉnh
Cụm 2: Kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi từ các đồ vật thiên nhiên: Vỏ cây, cành cây, hạt đậu, hạt lạc, hạt vừng, các loại hạt trái cây, từ lốp cao su, tre
 Đồ dùng, đồ chơi từ lốp cao su Đồ dùng, đồ chơi từ hột hạt
Cụm 3: Kinh nghiệm làm đồ dùng học tập, đồ chơi từ các tạp phẩm hoặc từ các đồ vật khác nhau. 
 Đồ dùng, đồ chơi từ hột hạt Tranh búng vẩy bằng màu nước
Kinh nghiệm làm đồ dùng học tập, đồ chơi và các cách phun, vẩy, búng, thổi, vo vê.
Sau đó lại đổi chéo cụm, cá nhân làm các loại đồ dùng học tập, đồ chơi từ các nguyên vật liệu khác nhau.
Mời cụm trưởng lên trình bày ý kiến, các cụm khác thảo luận, góp ý, bổ sung.
Bước 2: Giúp nhau thực hành làm các đồ chơi, đồ dùng học tập theo ý tưởng và cách làm của mỗi cụm và cá nhân
Để thực hiện tốt bước này tôi chỉ đạo các trường mầm non, tổ chức sưu tầm nguyên vật liệu ở địa phương mình như: các loại hột hạt, vỏ sò, hến, vỏ dừa, vải màu, chai nhựa, giấy, bìa các loại, que, các khối gỗ, rơm rạ đã chuốt phẳng, sợi len, bàn chải răng cũ, ống nhựa, sợi bèo tây phơi khô... Trên cơ sở thảo luận sôi nổi, nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm, tạo không khí thoải mái, tin cậy lẫn nhau, hướng dẫn nhau về cách làm, qui trình làm và kỹ thuật làm.
Cụm 1: Kinh nghiệm làm đồ chơi, đồ dùng từ tre, trúc, rơm, rạ, vỏ trứng
Đồ dùng, đồ chơi bằng rơm rạ và tre, nứa
Ví dụ: Khi đưa ra kinh nghiệm làm đồ dùng học tập, đồ chơi từ các loại rơm rạ: Làm thành các con vịt, con gà, con hươu, búp bê, mũTừ vỏ trứng rửa sạch phơi khô giáo viên có thể làm thành những chú hề ngộ nghĩnh hoặc đàn gà, vịt đang dẫn đàn con đi kiếm mồiphục vụ cho các buổi chơi và các trò chơi phân vai nhóm bán hàng, các con vật để phục vụ chủ đề thế giới động vật, các hoạt động khám phá khoa học.
Bện thành những sợi dây tròn, dây dẹt để học tập: “Nhận biết dài- ngắn; tròn, dẹt”; để chơi: Chơi kéo co, nhảy dây, các thảm tròn, thảm hình chữ nhật, thảm vuông, thảm hình tam giác làm đồ dùng học toán: Nhận biết hình tròn, vuông, chữ nhật, tam giác; Để chơi: ngồi chơi ô ăn quan, chồng nụ chồng hoa, nu na nu nống nhằm ôn lại các trò chơi truyền thống, các trò chơi dân gian phục vụ một số nội dung trong cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Cụm 2: Kinh nghiệm làm đồ chơi từ các đồ vật thiên nhiên: Vỏ cây, cành 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_lam_do_dung_do_choi.doc