SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc góp phần huy động tỷ lệ trẻ đến trường trong trường MN Nga Giáp

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc góp phần huy động tỷ lệ trẻ đến trường trong trường MN Nga Giáp

Như chúng ta đã biết: Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là chiếc nôi ban đầu để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. “ Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi; khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” [1 ]

 Chính vì vậy mà việc quan tâm, chăm sóc cho trẻ em là trách nhiệm chung của mọi cấp, mọi ngành và tất cả mọi nguời trong cộng đồng xã hội đặc biệt là giữa gia đình và trường mầm non phải có sự phối kết hợp chặn chẽ, thường xuyên, thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ .

Sức khoẻ có liên quan mật thiết với sự phát triển con người. Sức khoẻ tốt tạo điều kiện cho con người phát triển thể chất hài hoà, cân đối nói chung, phát triển trí tuệ để học tập, lao động và tích tực tham gia vào các hoạt động khác nói riêng. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy trí nhớ, sức chú ý, sự cần cù, độ dẻo dai trong học tập phụ thuộc nhiều vào trạng thái chung của sức khoẻ và thể lực.

Trường mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0- 6 tuổi nhằm hình thành và phát triển ở trẻ toàn diện về năm mặt nhân cách và năm lĩnh vực phát triển, trang bị, cung cấp những kiến thức khoa học đơn giản, chuẩn bị đầy đủ những tâm thế tạo tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học một cách vưng vàng, tự tin.

 

doc 35 trang thuychi01 7351
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc góp phần huy động tỷ lệ trẻ đến trường trong trường MN Nga Giáp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, GÓP PHẦN HUY ĐỘNG TRẺ ĐẾN TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON NGA GIÁP
Người thực hiện: Mai Thị Thủy
Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng
Đơn vị công tác: Trường mầm non Nga Giáp
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HÓA, NĂM 2019
NGA TRƯỜNG NĂM 2013
.
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. LỜI MỞ ĐẦU
1
1.1 Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lý luận
3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.3. Các giải pháp thực hiện.
5
Giải pháp1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo một cách chặt chẽ, khoa học.
5
Giải pháp 2: Từng bước triển khai thực hiện kế hoạch trong nhà trường.
6
Giải pháp 3: Làm tốt công tác tham mưu với các cấp, các ban ngành đoàn thể để nâng caochất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, góp phần huy động trẻ ra lớp. 
9
Giải pháp 4: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh trong công tác tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại trường. 
10
Giải pháp 5: Tăng cường công tác đầu tư mua sắm cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
11
Giải pháp 6: Tổ chức tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non.
12
Giải pháp 7: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc.
16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
3.1. Kết luận chung
18
3.2. Kiến nghị
19
* Tài liệu tham khảo	
* Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được xếp loại
1. LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết: Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là chiếc nôi ban đầu để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. “ Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi; khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời” [1 ]
 Chính vì vậy mà việc quan tâm, chăm sóc cho trẻ em là trách nhiệm chung của mọi cấp, mọi ngành và tất cả mọi nguời trong cộng đồng xã hội đặc biệt là giữa gia đình và trường mầm non phải có sự phối kết hợp chặn chẽ, thường xuyên, thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ .
Sức khoẻ có liên quan mật thiết với sự phát triển con người. Sức khoẻ tốt tạo điều kiện cho con người phát triển thể chất hài hoà, cân đối nói chung, phát triển trí tuệ để học tập, lao động và tích tực tham gia vào các hoạt động khác nói riêng. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy trí nhớ, sức chú ý, sự cần cù, độ dẻo dai trong học tập phụ thuộc nhiều vào trạng thái chung của sức khoẻ và thể lực.
Trường mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0- 6 tuổi nhằm hình thành và phát triển ở trẻ toàn diện về năm mặt nhân cách và năm lĩnh vực phát triển, trang bị, cung cấp những kiến thức khoa học đơn giản, chuẩn bị đầy đủ những tâm thế tạo tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học một cách vưng vàng, tự tin.
Do đặc điểm cơ thể của trẻ từ 0 - 6 tuổi còn rất non nớt, sức đề kháng với những tác động từ môi trường bên ngoài còn hạn chế nên đòi hỏi công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ luôn được đặt lên vị trí hàng đầu trong hệ thống các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. 
Trẻ em dưới 6 tuổi có rất nhiều nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của trẻ đang tuổi lớn và phát triển rất cao cho nên cần được quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo cho trẻ được ăn đủ chất, đủ lượng, đủ thành phần dinh dưỡng đảm bảo khoa học theo quy định của từng độ tuổi như chất Prôtít (Đạm), Lipít (Mỡ), Gluxít (Đường), VTM và chất khoáng. Chế biến thức ăn, chế độ ăn phù hợp với từng độ tuổi, bày bàn ăn sạch, đẹp, khoa học, tạo không khí bữa ăn ấm áp, thoải mái, giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, trẻ ăn uống tốt giúp trẻ lớn nhanh và khỏe mạnh, phát triển cân đối, thì trẻ mới tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi ,tìm tòi khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ ở lứa tuổi mầm non " Học bằng chơi - Chơi mà học". 
Đúng như lời Bác Hồ kính yêu đã dạy "Trẻ em như búp trên cành - Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan " .
Công tác huy động trẻ đến lớp và tổ chức tốt về CS-ND-GD cho trẻ ở trường mầm non. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, nhằm đáp ứng mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ em về trí tuệ và thể lực ở những năm đầu đời của con người, tạo nền móng nhân tài tương lai cho đất nước.
Chính vì vậy với vai trò của là Phó hiệu trưởng được giao nhiệm vụ phụ trách công tác Nuôi dưỡng – Chăm sóc trẻ, tôi xác định nâng cao chất lượng toàn diện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đồng thời góp phần giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống phần trăm thấp nhất để góp phần cùng với nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ, huy động trẻ đến trường ngày càng cao. Đó cũng là lý do mà năm học 2018-2019 tôi đã đi sâu vào nghiên cứu “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc góp phần huy động tỷ lệ trẻ đến trường trong trường MN Nga Giáp ” làm đề tài nghiên cứu của mình. 
2. Mục đích nghiên cứu:
+ Nhăm nâng cao chất lượng toàn diện về nuôi dưỡng, chăm sóc góp phần huy động tỷ lệ trẻ đến trường MN. 
+ Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, việc tổ chức các hoạt động CS-ND-GD trẻ cho giáo viên.
+ Nhằm nâng cao chất lượng toàn diện về các lĩnh vực giáo dục cho trẻ. 
+ Tạo cho trẻ phát triển thể lực cân đối, hài hòa, phát huy tính tự lập, tự phục vụ, tính tập thể.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc góp phần huy động tỷ lệ trẻ đến trường MN
 - Giáo viên, nhân viên và các cháu học sinh Trường MN Nga Giáp - Huyện Nga Sơn - Thanh Hoá. 
 4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Lựa chọn, sưu tầm các nguồn tài liệu có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu, để vận dụng và đưa ra các biện pháp tổ chức thực hiện cho phù hợp
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
 Để tìm hiểu, nắm bắt đặc điểm, tình hình của trẻ, giáo viên đi điều tra từng hộ gia đình, gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh, ghi chép đầy đủ các thông tin về trẻ.
	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Tổng hợp cụ thể từng tiêu chí, các biểu bảng và điều chỉnh, xử lý số liệu phù hợp với nội dung đề tài
- Phương pháp trực quan, minh hoạ: Dùng trực quan ( vật thật, đồ chơi, hành động mẫu) cho trẻ quan sát, rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan, thoả mãn nhu cầu tiếp nhận các thông tin 
- Phương pháp tác động bằng tình cảm: Dùng cử chỉ vỗ về, gần gũi, cùng với những điệu bộ, nét mặt, lời nói âu yếm để tạo cho trẻ những cảm xúc an toàn, tin cậy thoả mẫn nhu cầu giao tiếp. 
- Phưong pháp thực hành, trải nghiệm: Tổ chức cho trẻ hành động, thao tác trực tiếp với đồ vật, đồ chơi, sử dụng các yếu tố chơi, các trò chơi đơn giản thích hợp để kích thích trẻ hoạt động
- Phương pháp dùng lời nói ( trò chuyện, kể chuyện, giải thích ): Sử dụng lời nói, lời kể diễn cảm, câu hỏi gợi mở phối hợp cùng các cử chỉ, điệu bộ phù hợp phù hợp nhằm khuyến khích trẻ tiếp xúc với đồ vật và giao tiếp với người xung quanh
- Phương pháp đánh giá, nêu gương. Ở lứa tuổi nhỏ, người lớn khen, nêu 
gương, kích lệ những việc làm, lời nói tốt của trẻ là chủ yếu, khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận:
“ Được đi học, được đến trường đó là một trong những Quyền của trẻ em phải được hưởng. Trẻ được học, được ăn ngủ, vui chơi trong những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo một nền tảng vững chắc cho trẻ khi trưởng thành, điều này cho thấy ý nghĩa lớn lao và tầm quan trọng của giáo dục mầm non và để giúp trẻ hình thành, phát triển toàn diện về mọi mặt.[2 ]
Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng thực hiện vai trò chăm lo sức khỏe, tâm lý, phát triển toàn diện của trẻ, tạo nên sự giáo dục đồng bộ trong nhà trường. Thời gian trẻ ở trường được sống trong môi trường khép kín từ ăn, ngủ đến nghỉ ngơi, vui chơi,  tăng cường tính tập thể, tính đoàn kết bạn bè, tình cảm cô - trò.
Để phát triển công tác chăm sóc,nuôi dưỡng ở trường mầm non, Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đã có văn bản chỉ đạo cho các huyện đưa chỉ tiêu cụ thể phù hợp với vùng miền, trong đó chú trọng chỉ tiêu và chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Với chỉ tiêu phòng GD&ĐT đề ra, huy động trẻ bán trú phải đạt 95 - 100%. Như vậy về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đã được đặt ngang tầm với công tác giáo dục.
Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ xã Nga Giáp, Nghị quyết HĐND xã khoá XVIII cũng đã chỉ rõ “ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở cả 3 cấp học, phát huy chất lượng trường chuẩn quốc gia”
Đối với trẻ mầm non, muốn có một cơ thể phát triển cân đối và toàn diện thì cần phải có một chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đủ, đúng theo khoa học. Hơn đâu hết trường mầm non là nơi thực hiện nhiệm vụ cao cả đó để trẻ có điều kiện phát triển toàn diện, thông qua chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ CS-ND-GD trẻ ở trường mầm non thì vấn đề đầu tiên là phải huy động trẻ ăn, ngủ bán trú tại trường đạt tỷ lệ 100% .
 	Để phát triển tốt các lĩnh vực giáo dục cho trẻ mầm non nói chung và lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất nói riêng chúng ta cần dựa vào các đặc điểm phát triển tâm - sinh lí trẻ: “ Trong sự phát triển toàn diện về các mặt của trẻ thì đây là giai đoạn bắt đầu của mọi hoạt động. Do vậy trong quá trình tổ chức các hoạt động CS-ND-GD, trẻ còn mắc một số hạn chế như: Vốn từ của trẻ chưa phong phú, khả năng nhận thức, ngôn ngữ giao tiếp, sự chú ý, ghi nhớ có chủ định, tính tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động còn hạn chế.Trẻ luôn muốn ăn những thức ăn và làm theo ý của mìnhvv” [3 ]
Công tác huy động và duy trì số lượng trẻ ăn bán trú tại trường mầm non là cực kỳ quan trọng. Bởi trẻ sẽ được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo khoa học, đây là yếu tố cần thiết cho sự phát triển toàn diện ở trẻ và nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non. 
- Chương trình giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) hướng dẫn rất kỹ về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, ăn ngủ, vệ sinh cá nhân cho trẻ theo từng độ tuổi đảm bảo đúng chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường mầm non. 
- Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non từ 3-36 tháng tuổi, 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi theo Thông tư số 28 của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam: Hướng dẫn về thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở các độ tuổi và nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
- Thực hiện tài liệu bồi dưỡng hè hàng năm, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý và giáo viên mầm non hàng năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “ Tổ chức tốt hoạt động bán trú, nuôi dưỡng ở trường mầm non sẽ giúp trẻ phát triển tốt về thể lực cũng như trí tuệ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại các trường mầm non” .[3 ]
Như vậy qua đây chúng ta có thể khẳng định rằng: Việc tổ chức tốt hoạt động CS-ND cho trẻ ở trường mầm non là một trong những nhiệm trọng tâm trong năm học 2018 - 2019, góp phần quan trọng việc huy động trẻ ra lớp, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. 
2.2. Thực trạng:
* Thuận lợi:
- Trường mầm non Nga Giáp đã được công nhận là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3, là ngôi trường có khuôn viên, cảnh quan môi trường rộng rãi, thoáng mát, xanh, sạch, đẹp, về cơ sở vật chất có đủ phòng học, phòng chức năng, về trang thiết bị đồ dùng dạy học, đồ chơi trong nhà, đồ chơi ngoài trời tương đối đầy đủ để phục vụ cho cô và cháu; Riêng đồ dùng về chăm sóc và nuôi dưỡng đảm bảo về số lượng và chất lượng 100%.
- Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là một hội đồng sư phạm đại đoàn kết, có ý thức, trách nhiệm cao, nhiệt tình với công việc được phân công, 100% đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn đạt 13/16= 81 %; Đảng viên 15/16= 93,6.%.
- Các cháu đến có nề nếp, ngoan, được CS-ND-GD theo nhóm, lớp đúng chương trình và độ tuổi quy định.
- Cán bộ lãnh đạo địa phương, các cấp, các ngành và các bậc phụ huynh đã thực sự quan tâm chăm lo cho ngành học và con em của mình.
* Khó khăn
- Trong thực tế hiện nay trong nhà trường vẫn còn một số phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo khoa học, cũng do điều kiện kinh tế của một số gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy mà không cho trẻ ra lớp học đúng độ tuổi, đi học chuyên cần, thường xuyên, nên việc huy động trẻ vào bán trú ở trường mầm non, chưa đạt kết quả cao.
Tỉ lệ trẻ huy động tháng 9 mới đạt: Nhà trẻ huye động 50/179 cháu điều tra = 27,9%; Mẫu giáo huy động 196/ 215 cháu điều tra = 96,7%.
Tỉ lệ ăn bán trú tại trường 238/246 cháu đạt 96,7%.
- Một số giáo viên tuổi đời đã cao, GV mới vào ngành nên việc tiếp cận với phương pháp mới, chương trình GDMN còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là các hình thức chăm sóc, tổ chức bữa ăn cho trẻ trên nhóm lớp.
* Kết quả của thực trạng: Từ những thực trạng trên, đầu năm học (Tháng 9/2018) Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng chung của nhà trường, đội ngũ giáo viên và trẻ. Kết quả:
 + Đối với nhà trường: Kết quả đánh giá công tác VSATTP đầu năm học ( tháng 9 năm 2018) 
 ( Xem phụ lục 1)
	+ Đối với giáo viên: Kết quả đánh giá GDDD- VSATTT đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên( tháng 9 năm 2018)
 ( Xem phụ lục 2)
	+ Đối với trẻ: Tổng số 246 trẻ ( trong đó nhà trẻ 50 :MG: 196 )
TỔNG HỢP CÂN ĐO, KHÁM SỨC KHỎE CHO TRẺ THÁNG 9 NĂM HỌC 2018- 2019.
Bảng 1: Kết quả theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ. 
Độ tuổi
Số trẻ
huy động
Số trẻ ăn bán trú
Kết quả chăm sóc sức khoẻ
Cân nặng
Chiều cao
CN theo CD/ chiều cao
Kênh
BT
SDD thể nhẹ cân
Thừa cân béo phì
Kênh
BT
SDD thể thấp còi
Số trẻ được theo dõi
K BT
Suy DD thể GC
TLSD D thểGC (%)
Thừa cân, béo phì
TL thừa cân, béo phì (%)
Số
Trẻ
Tỷ lệ %
Số
Trẻ
Tỷ lệ %
Số
Trẻ
Tỷ lệ %
Số
Trẻ
Tỷ lệ %
Số
Trẻ
Tỷ lệ %
Nhà trẻ
18-24T
12
10
12
100
0
0
0
0
12
100
0
0
12
12
0
0
0
0
25-36T
38
35
36
94.7
2
5,3
0
0
38
100
0
0
36
36
0
0
0
0
Tổng
50
45
48
96
2
4,0
0
0
50
100
0
0
48
48
0
0
0
0
Mẫu giáo
3 tuổi
49
46
47
95
2
5
0
0
47
95
2
5
47
47
0
0
0
0
4 tuổi
73
73
71
97
2
3
0
0
69
97
4
3
71
70
0
0
1
1,4
5 tuổi
74
74
68
91,9
5
6,7
1
1,4
73
98
1
2
69
68
0
0
1
1,5
Tổng
196
193
186
94,9
9
4,6
0
0
189
96
7
4
187
185
0
0
2
1,1
Tổng chung
246
238
234
95,1
11
4,8
1
0,4
239
99.7
7
3
235
233
0
0
2
0.8
 Bảng 2: Kết quả chăm sóc, khám sức khỏe trẻ:
Độ tuổi
Bé sạch
Tỷ lệ
%
Bé chuyên cần
Tỷ lệ
%
Kết quả khám bệnh
Hô hấp
Sâu răng
Giun
Ngoài da
Tổng số trẻ mắc bệnh
Số trẻ
Tỉ lệ%
Số trẻ
Tỉ lệ%
Số trẻ
Tỉ lệ%
Số trẻ
Tỉ lệ%
Số trẻ
Tỉ lệ%
Nhà trẻ
18-24T
12
100
11
91.7
1
8,3
0
0
0
0
1
8,3
2
16,6
25-36T
38
100
36
94,7
2
5,2
0
0
1
2,6
0
0
3
7,9
Tổng NT
50
100
46
92,0
3
6,0
0
0
1
2,0
1
2,0
5
10,0
Mẫu giáo
3 tuổi
49
100
47
95,9
1
2,0
2
0
0
0
0
0
3
6,1
4 tuổi
73
100
71
97,2
0
0
5
0
0
0
0
0
5
6,8
5 tuổi
74
100
73
98,6
0
0
7
0
1
0
0
8
10,8
Tổng MG
196
100
191
97,4
1
0,5
14
7,1
1
0,5
0
0
16
8,2
Tổng chung
246
100
237
96,3
4
1.6
14
5,7
2
0,8
1
0,4
21
8,5
Từ kết quả thực tế trên, nên tôi rất băn khoán, trăn trở. Chính vì vậy mà tôi đã đi sâu vào nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc góp phần huy động tỷ lệ trẻ đến trường MN” để áp dụng chỉ đạo trường mình vào năm học 2018-2019 đạt kết quả cao hơn.
3. Các giải pháp tổ chức thực hiện:
Giải pháp1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo một cách chặt chẽ, khoa học.
Xây dựng kế hoạch là một việc làm quan trọng đối với những người làm công tác quản lý, xây dựng kế hoạch là sự sắp xếp có tính toán trước một cách khoa học các chỉ tiêu, trình tự tiến hành các công việc cũng như việc phân công con người và bố trí vật lực hợp lý để công việc đó tiến hành một cách chủ động, đạt hiệu quả cao nhất. Tôi đã thực hiện như sau:
a. Thu thập và xử lý thông tin:
* Thông tin về thực trạng huy động trẻ vào bán trú năm học 2017 – 2018 và đầu năm học 2018-2019.
Trong năm học vừa qua mặc dù đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cũng đã quan tâm chăm lo đến công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, nhưng chưa có nhiều biện pháp tích cực để huy động trẻ vào bán trú. Vì thế mà chưa đạt được chỉ tiêu và kế hoạch của nhà trường cũng như phòng giáo dục đề ra đầu năm.
* Tìm hiểu thông tin về tình hình phụ huynh của các nhóm lớp.
Phân vùng điều tra về tình hình phụ huynh, nắm được kinh tế gia đình về nhận thức, quan điểm của từng phụ huynh và những người có ảnh hưởng đến họ.
Để hoàn tất vấn đề này tôi cùng với các đồng chí trong ban giám hiệu thống nhất phân công: một ban giám hiệu phụ trách một thôn cùng với giáo viên ở địa bàn và am hiểu về địa bàn đó để tiến hành điều tra khảo sát phân loại đối tượng, thông qua việc làm này để chúng tôi nắm được:
+ Số phụ huynh có điều kiện kinh tế thuận lợi để gửi con vào bán trú.
+ Số phụ huynh muốn gửi con vào bán trú nhưng do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn.
+ Số phụ huynh có điều kiện kinh tế tốt nhưng muốn chăm sóc con ăn ở nhà.
+ Số phụ huynh gửi con theo phong trào khi thích thì gửi, không thích thì đưa về. 
+ Những người có ảnh hưởng đến những phụ huynh đó là ai? Có thể là ông bà nội, ngoại, cô, gì, chú, bác. Các phụ huynh với nhau và là những người nhất là các bác, các anh ở cơ sở xóm, các ban ngành đoàn thể là những người thân thuộc gần gủi hoặc là cô gì, chú, bác của các bậc phụ huynh đó. Từ đó để chúng tôi có biện pháp tác động phù hợp về công tác vận động đạt hiệu quả cao.
b, Yêu cầu về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng:
Năm học 2018 - 2019 là năm tiếp tục quán triệt và triển khai nghị quyết đại hội Đảng các cấp, thực hiện tốt các phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm Non”. Trường Mầm Non Nga Giáp quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, trong đó yêu cầu về chỉ tiêu huy động số lượng trẻ bán trú 100%, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi xuống dưới 7%. Tôi đã xin ý kiến ban giám hiệu tổ chức họp hội đồng sư phạm nhà trường chỉ đạo công tác tuyên truyền về nội dung năm học, vận động 100% các bậc phụ huynh cho con ăn bán trú ở trường để giáo viên xác định trước nhiệm vụ của mình, từ đó có cách tuyên truyền, đưa thông tin đến các bậc phụ huynh bằng nhiều cách, và cũng thu thập được những phản ứng đa chiều từ phía phụ huynh. Đây cũng là một thắng lợi lớn cho nhà trường trong công tác xây dựng kế hoạch.
Khi đã có đầy đủ lượng thông tin đa chiều, chính xác, cũng như kết quả điều tra khảo sát thực trạng của phụ huynh cùng với việc nghiên cứu tình hình thực tế và cơ chế chính sách của địa phương, chỉ tiêu và nhiệm vụ của nhà trường cần đạt trong năm học tới. Tôi tiến hành xây dựng kế hoạch chăm sóc,nuôi dưỡng trẻ ngay từ đầu năm học 2018- 2019. 
Ví dụ: Kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ năm học 2018- 2019. 
 ( Xem phụ lục 3)
* Kết quả: 100% giáo viên thực hiện kế hoạch đã đề ra 
Giải pháp 2: Từng bước triển khai thực hiện kế hoạch trong nhà trường.
* Triển khai kế hoạch qua hội đồng sư phạm nhà trường
Khi kế hoạch đã được phê duyệt, đầu tiên tôi tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch trước cuộc họp hội đồng sư phạm nhà trường. Ban giám hiệu phân tích tình hình thực trạng của trường, của địa phương và yêu cầu 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_nuoi_duong_cham_so.doc