SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa

Phát triển thể chất là một trong năm lĩnh vực phát triển toàn diện cho trẻ ở trường mầm non. Phát triển thể chất đối với trẻ vô cùng quan trọng nó không chỉ là sự phát triển về hình thái cơ thể bên ngoài của trẻ mà nó còn là yếu tố để giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt khác như: nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ. Để giúp trẻ phát triển thể lực được tốt, có cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực cho trẻ thông qua các hoạt động một ngày của bé như: chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, phát triển vận động thể chất. Đó là những nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Hướng dẫn thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013 - 2016”. Trên cơ sở kế hoạch triển khai chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013-2016” của phòng giáo dục huyện Hoằng Hóa. Trường mầm non Hoằng Thắng đã xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề và tổ chức thực hiện. Mục tiêu chung là nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động giúp cơ thể trẻ phát triển các tố chất vận động (nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo) góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam.

 

doc 18 trang thuychi01 7092
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Phát triển thể chất là một trong năm lĩnh vực phát triển toàn diện cho trẻ ở trường mầm non. Phát triển thể chất đối với trẻ vô cùng quan trọng nó không chỉ là sự phát triển về hình thái cơ thể bên ngoài của trẻ mà nó còn là yếu tố để giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt khác như: nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ. Để giúp trẻ phát triển thể lực được tốt, có cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực cho trẻ thông qua các hoạt động một ngày của bé như: chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, phát triển vận động thể chất. Đó là những nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. 
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Hướng dẫn thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013 - 2016”. Trên cơ sở kế hoạch triển khai chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013-2016” của phòng giáo dục huyện Hoằng Hóa. Trường mầm non Hoằng Thắng đã xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề và tổ chức thực hiện. Mục tiêu chung là nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động giúp cơ thể trẻ phát triển các tố chất vận động (nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo) góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam. 
Thực tế tại trường mầm non Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa hiện nay việc nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ đã được nhà trường quan tâm. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn khó khăn, hạn chế, bất cập như: Số trẻ trên lớp quá đông, hơn thế nữa cô thì sợ trẻ tai nạn khi tham gia các trò chơi vận động, còn các bậc phụ huynh học sinh ngày nay, các bậc phụ huynh học sinh có xu hướng sợ con em bị va chạm, tổn thương khi tham gia các hoạt động ngoài trời nên thường hạn chế cho trẻ vận động, để trẻ chơi với các thiết bị điện tử. Những điều này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Là một người đứng đầu nhà trường tôi nhận thức được tầm quan trọng của phát triển vận động đối với sự phát triển của trẻ, trước thực trạng của địa phương, nhà trường và nhiệm vụ được giao tôi rất băn khoăn trăn trở tìm giải pháp tối ưu để phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện giúp giáo viên thực hiện tốt lĩnh vực phát triển vận động, mang lại những kiến thức, sự mạnh dạn, tự tin đến cho trẻ, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp về thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, vì vậy tôi chon đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa.”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, để đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
 Tài liệu sách báo, tập san.. phân tích tổng hợp tài liệu
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp điều tra (dự giờ, trắc nghiệm, đàm thoại, kiểm tra, đối chiếu)
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
Như chúng ta đã biết vận động là sự chuyển động của cơ thể con người, trong đó có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Do đó vận động có ý nghĩa đối với sự phát triển thể lực và giúp cho hệ thần kinh của trẻ phát triển.
Phát triển vận động có vai trò rất quan trọng đối với con người nói chung, đối với trẻ mầm non nói riêng, có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa. Vận động là một trong những điều kiện cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ càng nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh, tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, phát triển vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kỹ năng nhận thức như sự chú ý tính kiên trì và cẩn thận, thực hiện tốt phát triển vận động cho trẻ sẽ giúp trẻ được phát triển toàn diện.
Các nhà nghiên cứu lý luận giáo dục học đã cho rằng: Sự phát triển thể chất có mối quan hệ với sự phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và hoạt động lao động. Quá trình thực hiện bài tập vận động là một quá trình thống nhất giữa sự hoàn thiện tinh thần và thể chất. Các trò chơi vận động như là “bài tập” mà nhờ đó trẻ chuẩn bị cho cuộc sống sau này. Trong những trò chơi, trẻ lĩnh hội kỹ năng, thói quen, hành vi tính cách của nó. Quy tắc của trò chơi có ý nghĩa như quy luật, thái độ của trẻ cần phải có ý thức, tự giác và có trách nhiệm. Nhiệm vụ quy tắc này đặt ra đối với tất cả trẻ, vì thế chúng có ý nghĩa giáo dục lớn. Trò chơi làm phát triển những phẩm chất đạo đức, tính kỷ luật, trung thực, công bằng, giúp đỡ lẫn nhau, coi trò chơi như phương tiện giáo dục nhân cách.”
Lứa tuổi mầm non là thời kỳ vô cùng quan trọng để thực hiện các hoạt động phát triển thể chất, nó giúp cơ xuơng ngày một săn chắc, việc luyện tập các động tác vận động, khả năng giữ thăng bằng, sự phối hợp các giác quan và vận động giữa các cơ với nhau. Phát triển vận động giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ biết nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ đó mà vốn kiến thức của trẻ được tăng lên. Đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp rèn một số kỹ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trìTham gia vào các trò chơi vận động trẻ tự điều chỉnh được nhịp điệu, lượng vận động và loại trừ sự mệt mỏi. Đồng thời trò chơi vận động tác động vào hệ thần kinh, các quá trình hưng phấn, ức chế được hoàn thiện và cân bằng. Đây chính là điều kiện để hình thành các thói quen vận động cho trẻ. Trò chơi vận động còn làm thỏa mãn cảm xúc đem lại sự vui sướng, tăng quá trình tuần hoàn, hô hấp của cơ thể trẻ, làm thay đổi trạng thái cơ thể giữa các hoạt động.
Sự phát triển vận động là một lĩnh vực quan trọng trong sự phát triển toàn diện của mỗi đứa trẻ và ở từng thời điểm nhất định, trẻ đạt tới những cột mốc phát triển như: Đối với trẻ mẫu giáo nếu chúng ta tác động tốt đến việc phát triển vận động trẻ sẽ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi, thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế. Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian. Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay. Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.
Phát triển vận động được thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như thể dục sáng, tiết thể dục, trò chơi vận động. Vì vậy chúng ta tìm mọi biện pháp để khắc phục khó khăn và không ngừng mạnh dạn nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng cần được tiến hành mạnh mẽ, toàn diện và cần sự quan tâm của toàn xã hội, để tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện.
2.2. Thực trạng
* Thuận lợi:
- Trường mầm non Hoằng Thắng nằm một khu trung tâm của xã, trường được xây dựng khang trang với khuôn viên rộng rãi cây xanh thoáng mát. Trường có 15 nhóm lớp, bao gồm 2 nhóm trẻ và 13 lớp mẫu giáo, với tổng số học sinh là 410 trẻ. Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên trong toàn trường là 34 đ/c.
- Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, yêu nghề, mến trẻ, đoàn kết, luôn sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ nhau về chuyên môn.
- 100% cán bộ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.
- Nhà trường luôn được địa phương quan tâm và tạo điều kiện về trang thiết bị, cơ sở hạ tầng.
- Được sự ủng hộ và phối kết hợp của phụ huynh với nhà trường ngày một nâng cao.
- Nhận thức của phụ huynh ngày được nâng cao và quan tâm đến giáo dục, tỉ lệ trẻ đến lớp đông, trẻ mẫu giáo ra lớp đạt tỷ lệ 100%, bán trú tại trường đạt 100%. Đây cũng là điều kiện để nhà trường thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ mầm non.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên nhà trường vẫn còn gặp không ít những khó khăn như:
Trường mầm non Hoằng Thắng là một xã thuần nông, điều kiện kinh tế còn gặp khó khăn, cơ sở vật chất phục vụ cho chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế như:
Nhà trường chưa có phòng tập thể chất. 
Chưa có góc vận động ngoài trời, đồ dùng tự làm của giáo viên phục vụ hoạt động thể dục ở các lớp còn thiếu, sơ sài.
Giáo viên thiếu so với định biên trên nhóm lớp. Hơn nữa một số giáo viên khả năng khai thác chuyên đề phát triển vận động còn hạn chế, nhiều lúc vì sợ cháu tai nạn nên để trẻ ngồi trong lớp.
Phụ huynh chưa hiểu hết việc phát triển vận động của trẻ, còn xem nhẹ việc vận động cho trẻ, hay cho trẻ xem ty vi, điện thoại, máy tínhnên trẻ chưa phát huy tính tích cực của phát triển vận động.
* Kết quả thực trạng: 
Với những thuận lợi và khó khăn nêu trên, qua khảo sát chất lượng các lớp mẫu giáo năm học 2016- 2017 tại trường mầm non Hoằng Thắng. Kết quả được đánh giá như sau: 
- Kết quả khảo sát giáo viên thực hiện chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo. (thời điểm tháng 9 năm 2016)
STT
Nội dung
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Số giáo viên nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung phương pháp giáo dục phát triển vận động. Biết bố trí tạo góc chơi hiên chơi phù hợp cho trẻ. 
4/13
30.8
9/13
69,2
2
Số giáo viên có ý thức trong việc tự làm đồ dùng, đồ chơi phát triển vận động và biết sử dụng nhiều nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng đồ chơi.
7/13
53,8
6/13
46,2
3
Số giáo viên có phương pháp hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động vận động tích cực, giúp trẻ mạnh dạn, khéo léo.
7/13
53,8
6/13
46,2
4
Số giáo viên có ý tưởng sáng tạo trong các hoạt động phát triển vận động, giúp trẻ thích thú, không nhàm chán.
3/13
20,1
10/13
76,9
Xếp loại chung
5/13
38,5
8/13
61,5
- Kết quả khảo sát chất lượng trẻ mẫu giáo đối với hoạt động giáo dục phát triển vận động. (thời điểm tháng 9 năm 2016)
STT
Nội dung
Đơn vị tính
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động
Trẻ
83/130
63,8
47/30
36,2
2
Trẻ hiểu về nội dung vận động cơ bản 
Trẻ
70/130
53,8
60/30
46,2
3
Trẻ thực hiện các kỹ năng vận động.
Trẻ
41/130
31,5
89/30
68,5
4
Có tính kỷ luật, tính tự lập, và tự đánh giá
Trẻ
41/130
31,5
89/30
68,5
Xếp loại chung
Trẻ
60/130
46,2
70/30
53,8
- Kết quả về sức khỏe của trẻ mẫu giáo năm học 2016-2017 (Thời điểm tháng 9 năm 2016): 
Tổng số trẻ đi học
Tổng số trẻ đươc cân đo
Cân nặng bình thường
Chiều cao bình thường
Thể nhẹ cân
Thể thấp còi
Trẻ có nguy cơ béo phì
Trẻ béo phì
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ %
Tỉ lệ
%
Số trẻ %
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ %
Tỉ lệ
%
Số trẻ %
Tỉ lệ %
383
383
364
95
362
94,5
19
5
21
5,5
12
3,1
1
0,26
Qua bảng khảo sát trên tôi thấy, giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường, thông qua các hoạt động trong ngày đã thực hiện nhưng chưa cao và chưa sâu. Giáo viên chưa hiểu sâu về kiến thức và chưa có nhiều phương pháp đổi mới giáo dục phát triển vận động. Sự sáng tạo trong làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương còn chưa cao.
Về phía trẻ đa số trẻ đã hào hứng tham gia các hoạt động giáo dục phát triển vận động song kỹ năng thực hiện các vận động còn chưa tốt, tính tự lập chưa cao, kỷ luật còn hạn chế và tự đánh giá còn chưa cao.
Trước thực trạng đó tôi rất băn khoăn trăn trở phải làm sao để nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tôi mạnh dạn áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và nhất là phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo. Xin trao đổi cùng đồng nghiệp và các bạn qua sáng kiến kinh nghiệm nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa.”
2.3 Các biện pháp thực hiện.
2.3.1. Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo.
Xây dựng kế hoạch là điểm đầu tiên của người quản lý, chính vì vậy cho nên ngay từ đầu năm trường tôi được Phòng giáo dục giao cho 10 trường trong huyện, trong đó có trường tôi làm điểm về đồ dùng, đồ chơi cũng như chất lượng phát triển vận động của trường. Tôi rất băn khoăn trăn trở và mạnh dạn có ý tưởng cải tạo góc sân, góc lớp để làm góc vận động cho trẻ. Tôi đã họp hội đồng trường, sau đó triển khai tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên về tạo môi trường vận động cho trẻ. Đồng thời khảo sát cơ sở vật chất trang thiết bị và có kế hoạch nâng cấp bổ sung trang thiết bị để tạo môi trường tốt nhất để phát triển vận động. Kế hoạch tôi đưa ra cụ thể chi tiết, sát thực tế, kế hoạch được thông qua chi bộ, thông qua tập thể cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường để tham khảo ý kiến bổ sung và được tập thể cán bộ giáo viên nhiệt tình ủng hộ.
Vì kinh phí nhà trường còn hạn hẹp nên tôi đã bàn với Ban đại diện cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của phát triển vận động đối với trẻ mầm non. Tôi nói cho họ biết kế hoạch phát triển vận động được chỉ đạo từ Trung ương, Tỉnh, Huyện và về các trường để triển khai thực hiện, phụ huynh học sinh nhiệt tình ủng hộ. Sau đó tôi đem kế hoạch và tờ trình báo cáo UBND xã về chủ chương xây dựng góc vận động ngoài trời cho trẻ. Và UBND xã đã sang khảo sát đồng ý cho nhà trường quy hoạch khu vận động của trẻ. Phụ huynh học sinh họ đã hiểu được lợi ích thiết thực cho con em họ, vì vậy tôi đã nhận được sự ủng hộ cả về kinh phí, nguyên vật liệu, cả về ngày công lao động để làm góc vận động.
Tập thể CB, GV, NV xác định được mục tiêu giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non có tầm quan trọng rất lớn. Ngoài giúp trẻ rèn luyện tăng thể lực, tăng cường khả năng vận động còn giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn, khéo léo, tăng tính độc lập, tự chủ ... góp phần giáo dục toàn diện về đức - trí - thể - mỹ cho trẻ ngay từ bậc học đầu tiên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy, BGH nhà trường đã chỉ đạo và cùng toàn thể giáo viên, nhân viên trong trường bắt tay ngay vào thực hiện. Mặc dù đầu năm học với khối lượng công việc rất lớn, rất bận rộn nhưng với tinh thần đoàn kết, thống nhất cao tất cả các CB - GV - NV nhà trường đã sắp xếp công việc, thời gian và không kể ngày nghỉ các cô đã đến tận các doanh nghiệp sữa chữa ô tô; các hộ gia đình đang sơn nhà để xin những chiếc lốp ô tô, những hộp sơn nhỏ về tận dụng sáng tạo ra các đồ chơi phát triển vận động cho trẻ chơi.
Hình ảnh góc vận động ngoài trời trẻ rất thích thú chơi
Song song với việc tạo môi trường cho trẻ vận động ngoài trời thì ở trong các lớp tôi triển khai tạo góc vận động trong lớp. Đầu năm học tôi đã triển khai nội dung trọng tâm của năm học 2016-2017 trong đó có nội dung tổ chức hội thi “Hội khỏe bé mầm non” cấp trường, cấp huyện. Với định hướng và kế hoạch cụ thể của nhà trường tôi đã phối hợp chuyên môn, chỉ đạo giáo viên triển khai thực hiện theo kế hoạch, đầu tiên là việc chấm đồ dùng, đồ chơi, trang trí môi trường hàng tháng, tôi khuyến khích giáo viên làm thêm đồ dùng phát triển vận động để bổ sung cho lớp. Nhằm nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ. Và chúng tôi đã tổ chức thi "Hội khỏe Bé mầm non" theo kế hoạch. Hội thi được diễn ra với sự tham gia của 13/13 lớp mẫu giáo, được chia thành 13 đội thi với 130 bé. Các đội thi tham gia phải trải qua 2 phần thi (Trò chơi vận động và Trò chơi dân gian), với các độ tuổi.
Hội thi đã diễn ra trong không khí vui tươi, phấn khởi của các bé, các bậc phụ huynh học sinh, CBGVNV của trường. Có thể nói rằng Hội thi "Hội khỏe bé mầm non" là một sân chơi bổ ích cho các bé, nhằm tuyên truyền sâu rộng tới các bậc phụ huynh và cộng đồng trong việc nâng cao nhận thức, nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giúp trẻ có cơ thể tốt, nhanh, bền, dẻo dai, khéo léo và tự tin, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em trong trường mầm non. Kết quả có 2 giải nhất, 3 giải nhì, 4 giải ba và 4 giải khuyến khích. Nhà trường đã chọn được 1 giải nhất lớp 5TB tham gia hội thi "Hội khỏe bé mầm non" cấp huyện và đạt được giải nhì cấp huyện. 
Một số hình ảnh hội thi hội khỏe bé mầm non cấp trường
2.3.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng trong việc tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ là hết sức cần thiết. Bồi dưỡng cán bộ giáo viên, không chỉ là cử giáo viên đi học mà tôi bồi dưỡng ở mọi lúc mọi nơi qua việc đi dự giờ, đi kiểm tra hay thông qua lớp chuyên đề giúp cho giáo viên vững về tay nghề, vì vậy những người làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ cần phải nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng cũng như lợi ích thiết thực của việc phát triển vận động cho trẻ. Bồi dưỡng giáo viên giúp các giáo viên nắm chắc nội dung phương pháp phát triển vận động cho trẻ và cập nhật kịp thời những vấn đề mới trong phát triển vận động cho trẻ theo chuyên đề.
- Bồi dưỡng về lý thuyết phát triển vận động.
Trong tháng tám tôi đã chỉ đạo, phối hợp cùng với hiệu phó chuyên môn xây dựng kế hoạch dồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên thông qua một số nội dung cơ bản phát triển vận động như: 
Phát triển các nhóm cơ và hô hấp cơ hô hấp, cơ tay, cơ lưng, cơ bụng
Phát triển các vận động cơ bản (vận động thô) Đi, chạy, nhảy, ném, bật, leo trèo nhanh, chậm, thăng bằng 
Trẻ vận động các vận động theo nhạc, nhịp điệu và hiệu lệnh bằng lời, với các dụng cụ như vòng, bóng, gậy, dậy nơ, quả bông 
Phát triển các vận động tinh: Vận động khéo léo của bàn tay, các ngón tay, phối hợp vận động mắt – tay và kỹ năng sử dụng các đồ dùng như: Bút, kéo, đồ dùng, đồ chơi.
Bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp tổ chức các hoạt động, cách xây dựng kế hoạch theo chủ đề, tạo góc vận động cho trẻ, hướng dẫn tích hợp lồng ghép vào trong các hoạt động.Hàng tháng tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo khối để giáo viên trao đổi học tập lẫn nhau.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng tôi cùng với hiệu phó chuyên môn đã tổ chức cho giáo viên ôn lại phương pháp thực hiện hoạt động phát triển vận động, bằng cách giáo viên nói lại lần lượt các bước thực hiện hoạt động vận động, đồng thời tập nói cách hướng dẫn vận động đó.VD: Nhảy qua chướng ngại vật giống và khác nhau với bật qua chướng ngại vật giống khác điểm nào về kỹ thuật nhảy. Hay ví dụ: Ném xa bằng 1 tay, ném xa bằng hai tay giống khác điểm nào về kỹ thuật ném,. Hay ví dụ: Cách bật xa, cách bật sâu chuẩn bị như thế nào, cách bật ra sao để giáo viên nhớ lại cập nhật kiến thức cũ, mới để dạy trẻ cho đúng các vận động cơ bản.
- Bồi dưỡng và chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch phù hợp.
Muốn xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động được tốt, phù hợp với từng lớp, thì trước tiên phải bám vào kế hoạch của nhà trường, sau đó tôi đã yêu cầu giáo viên chủ nhiệm ngay từ đầu năm học phải khảo sát tình hình thực tế của lớp về đồ dùng vận động, khả năng vận động của trẻ để nắm được những trẻ hiếu động, có thể lực tốt, những trẻ có thể lực yếu và trẻ khuyết tật.
	Yêu cầu giáo viên khi lên kế hoạch phải dựa vào khả năng đặc điểm lứa tuổi để đưa ra cách vận động từ dễ đến khó cho phù hợp với tùng lớp. Ví dụ: Đối với đầu năm thì giáo viên nên cho trẻ thực hiện những bài tập nhẹ nhàng dễ thực hiện, tăn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_giao_duc.doc