SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ lớp mẫu giáo B1 (4 - 5 tuổi) Trường mầm non Điền Trung, huyện Bá Thước
Trong cuộc sống hiện nay, việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có một vai trò to lớn, điều này xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học toán học và sự xâm nhập của nó vào mọi lĩnh vực kiến thức khác nhau. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đòi hỏi chúng ta phải đào tạo ra những con người tích cực, độc lập, sáng tạo đáp ứng được những đòi hỏi của nền sản xuất hiện đại. Chính vì vậy việc hình thành các biểu tượng toán cho trẻ ở trường mầm non trước hết giúp trẻ có thói quen định hướng thế giới xung quanh một cách đầy đủ và lôgic nó còn có tác dụng hình thành ở trẻ những khả năng tìm tòi, quan sát. thúc đẩy sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.[1]
Trong quá trình hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng đồng thời sẽ hình thành các mối quan hệ giữa giáo viên với tập thể trẻ, giữa giáo viên với cá nhân trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Vì vậy dạy trẻ hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng không chỉ góp phần phát triển các năng lực nhận biết, năng lực học tập cho trẻ mà còn góp phần giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Đối với trẻ lớp mẫu giáo B1(4-5 tuổi) nói riêng và trẻ 4- 5 tuổi nói chung, việc hình thành biểu tượng toán sơ đẳng còn là một nội dung quan trọng bổ sung vào hành trang cho trẻ khi bước vào lớp mẫu giáo 5 tuổi.
Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là các “Tiết học toán” cho trẻ . Làm thế nào để trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không bị gò ép phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ lứa tuổi này là “Học bằng chơi, chơi mà học”.[2]
Là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo B1(4 - 5 tuổi), tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ nên tôi luôn trăn trở, mong muốn làm thế nào để việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ đạt kết quả tốt nhất. Vì vậy năm học 2017- 2018 tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ lớp mẫu giáo B1 (4-5 tuổi) Trường mầm non Điền Trung, huyện Bá Thước” để nghiên cứu với mong muốn góp một phần nhỏ bé kiến thức của mình trong việc nâng cao chất lượng hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống hiện nay, việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có một vai trò to lớn, điều này xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học toán học và sự xâm nhập của nó vào mọi lĩnh vực kiến thức khác nhau. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đòi hỏi chúng ta phải đào tạo ra những con người tích cực, độc lập, sáng tạo đáp ứng được những đòi hỏi của nền sản xuất hiện đại. Chính vì vậy việc hình thành các biểu tượng toán cho trẻ ở trường mầm non trước hết giúp trẻ có thói quen định hướng thế giới xung quanh một cách đầy đủ và lôgic nó còn có tác dụng hình thành ở trẻ những khả năng tìm tòi, quan sát... thúc đẩy sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.[1] Trong quá trình hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng đồng thời sẽ hình thành các mối quan hệ giữa giáo viên với tập thể trẻ, giữa giáo viên với cá nhân trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Vì vậy dạy trẻ hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng không chỉ góp phần phát triển các năng lực nhận biết, năng lực học tập cho trẻ mà còn góp phần giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Đối với trẻ lớp mẫu giáo B1(4-5 tuổi) nói riêng và trẻ 4- 5 tuổi nói chung, việc hình thành biểu tượng toán sơ đẳng còn là một nội dung quan trọng bổ sung vào hành trang cho trẻ khi bước vào lớp mẫu giáo 5 tuổi. Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là các “Tiết học toán” cho trẻ . Làm thế nào để trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không bị gò ép phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ lứa tuổi này là “Học bằng chơi, chơi mà học”.[2] Là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo B1(4 - 5 tuổi), tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ nên tôi luôn trăn trở, mong muốn làm thế nào để việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ đạt kết quả tốt nhất. Vì vậy năm học 2017- 2018 tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ lớp mẫu giáo B1 (4-5 tuổi) Trường mầm non Điền Trung, huyện Bá Thước” để nghiên cứu với mong muốn góp một phần nhỏ bé kiến thức của mình trong việc nâng cao chất lượng hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu sự hứng thú của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong các tiết toán, qua đó tôi đề xuất “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ lớp mẫu giáo B1( 4- 5 tuổi) Trường mầm non Điền Trung, huyện Bá Thước” 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Trẻ mẫu giáo lớp B1( 4- 5 tuổi) Trường mầm non Điền Trung 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp thực hành thí nghiệm. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thống kê toán học. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận Thực chất quá trình hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non là quá trình hình thành ở trẻ những kiến thức sơ đẳng về tập hợp, con số, phép đếm, về kích thước, về hình dạng của các vật, về khả năng định hướng trong không gian, thời gian và mối quan hệ giữa các đại lượng dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình dạy học ở trường mầm non. Trong quá trình hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ, trẻ còn được làm quen với các mối quan hệ như: Mối quan hệ giữa các tập hợp (có số lượng bằng nhau, không bằng nhau), mối quan hệ về kích thước giữa các vật, mối quan hệ giữa các số thuộc dãy số tự nhiên, các mối quan hệ không gian và thời gian. Hơn nữa những kiến thức toán học được đưa đến cho trẻ trong mối quan hệ qua lại với nhau như : Sự hình thành biểu tượng về số lượng ở trẻ gắn chặt với việc trẻ nắm được kiến thức về tập hợp và về kích thước các vật. Việc giúp trẻ làm quen với thước đo và phép đo lường có tác dụng giúp trẻ hiểu con số chính xác hơn và nắm được khái niệm đơn vị. Chính mối liên hệ giữa phép đếm và phép đo giúp trẻ nắm được sự phụ thuộc của kết quả đếm vào đơn vị của phép đếm và kết quả đo phụ thuộc vào độ dài của thước đo ước lệ. [3] Những biểu tượng toán học sơ đẳng được hình thành ở trẻ em là kết quả của việc trẻ nắm những kiến thức qua các hoạt động khác nhau trong cuộc sống hằng ngày và là kết quả của việc dạy học có định hướng trên hệ thống các tiết học toán với trẻ. Chính những kiến thức, kỹ năng toán học sơ đẳng mà trẻ nắm được là phương tiện để phát triển tư duy toán học cho trẻ và góp phần thực hiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Trong quá trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ, giáo viên giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động học tập có chủ đích ở trẻ. Trẻ tự hoạt động tìm tòi, khám phá, phát hiện và nói lên những điều mình tìm hiểu được. Hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ còn có vai trò đặc biệt trong sự phát triển hứng thú và những kỹ năng nhận biết cho trẻ. Sự hứng thú của trẻ chính là thái độ tích cực với thế giới xung quanh. Trên các tiết học toán việc giải quyết các nhiệm vụ dạy học luôn gắn bó chặt chẽ với việc giải quyết các nhiệm vụ giáo dục như : Dạy trẻ trở nên có tổ chức, có kỷ luật, biết chú ý lắng nghe và ghi nhớ, tích cực và độc lập giải quyết nhiệm vụ được giao đúng quy định, qua đó trẻ được giáo dục trở nên có định hướng, có tổ chức, có trách nhiệm. Như vậy, việc hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ Mầm Non không chỉ dẫn dắt trẻ tới những hình thức mới của trí nhớ, tư duy, tưởng tượng mà còn giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện hơn. Làm quen với toán là một môn khoa học vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống con người, nhờ có toán học mà con người có thể tiếp cận với nền khoa học công nghiệp tiên tiến và hiện đại của đất nước. Hiện nay chúng ta đang xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa và thúc đẩy phát triển theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ai sẽ là những nhân tài kế tiếp, thực hiện nhiệm vụ cao cả này? Đó chính là những mầm non tương lai của đất nước, đúng vậy chăm sóc giáo dục trẻ đang là mối quan tâm hàng đầu của mỗi gia đình nói riêng và toàn xã hội nói chung, không những vậy làm quen với toán còn là bước đầu hình thành những biểu tượng toán sơ đẳng ban đầu, góp phần giúp trẻ làm quen với việc học, là nền tảng cho trẻ học bộ môn toán ở các cấp học sau, và đặc biệt hơn nữa kiến thức toán học vô cùng cần thiết trong cuộc sống, lao động, học tập của con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng. Tuy nhiên để tổ chức hoạt động cho trẻ Làm quen với toán đạt hiệu quả cao không phải là vấn đề đơn giản. Bởi vì như chúng ta đã biết đặc điểm tâm sinh lí trẻ em lứa tuổi mầm non là nhanh nhớ nhưng cũng rất chóng quên, tư duy của trẻ là trực quan minh hoạ, nhận thức đang ở mức độ đơn giản. Chính vì vậy việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là tiết học toán cho trẻ ở trường mầm non. Trong quá trình hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ, giáo viên giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động có mục đích học tập của trẻ. Việc tổ chức dạy trẻ đúng lúc và phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi cho trẻ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non. Thông qua quá trình dạy học như vậy, trẻ sẽ nắm được những kiến thức cơ bản về nâng cao chất lượng hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ. 2.2. Thực trạng * Thuận lợi: - Hàng năm nhà trường đã bổ xung thêm đồ dùng day học, đồ chơi cho các cháu. - Nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền nên số trẻ 4 - 5 tuổi ra lớp đạt 100%. - Hầu hết số trẻ 4 – 5 tuổi đều đã qua nhà trẻ và lớp mẫu giáo bé nên trẻ đã có thói quen trong học tập. - Trẻ khỏe, mạnh dạn, nhanh nhẹn. - Số trẻ 4 – 5 tuổi học 2 buổi trên ngày, ăn bán trú 100%. - Bản thân có trình độ trên chuẩn và lớp có đủ 2 giáo viên. - Trẻ phát âm chuẩn tiếng việt. - Bản thân tham gia học lớp bồi dưỡng hè và dự các buổi chuyên đề do Phòng và nhà trường tổ chức. * Khó khăn: - Đồ dùng dạy học của giáo viên còn nghèo nàn chủ yếu là tự làm vì vậy độ bền chưa cao, chưa đồng bộ. - Chưa tạo ra được môi trường toán học cho trẻ. - Chưa phát huy được tính sáng tạo của trẻ. - Chưa gây được sự tập trung chú ý cho trẻ trong quá trình dạy. - Chưa lồng ghép nội dung hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng vào các môn học khác. - Trẻ ít được thao tác thực hành trên đồ vật, trẻ dễ bị phân tán chú ý, mức độ hứng thú chưa cao. - Với tổng số trẻ là 45 quá đông so với quy định nên việc thực hiện các hoạt động không diễn ra bình thường như các lớp ít trẻ được. - Giáo viên hạn chế sử dụng các biện pháp nhằm khơi gợi, kích thích trẻ quan sát khám phá các vấn đề lên quan đến toán. - Ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. - Kĩ năng đếm và kĩ năng xếp tương ứng 1:1 chưa thành thạo và chính xác, trẻ thường hay đếm vẹt theo kiểu học thuộc lòng, và xếp theo thứ tự lần lượt chứ không theo qui luật nhất định. - Trẻ chưa nhanh nhạy trong vấn đề tìm, đếm nhóm đối tượng theo yêu cầu của cô, thường bị thụ động vào sự gợi ý hướng dẫn của cô. - Tham gia trò chơi chưa linh hoạt, nhanh nhẹn. - Thao tác đo chưa thuần thục. - Đa số phụ huynh đều làm nông nghiệp và đi làm ăn xa để các cháu cho ông (bà) chăm sóc nên chưa nhận thức đúng đắn vai trò của việc học toán đối với trẻ vì vậy nhiều khi không tạo điều kiện thuận lợi cho con em mình học tập, nên việc học toán của trẻ còn hạn chế chủ yếu là cô cung cấp kiến thức cho trẻ ở trường. - Qua quá trình khảo sát tôi thu được kết quả như sau: Mức độ cần đạt TS trẻ Kết quả Tốt % Khá % TB % Yếu % Trẻ thích hoạt động hình thành biểu tượng tóan sơ đẳng 45 15 33 7 15 13 29 10 22 Trẻ nhận biết các chữ số 45 12 26 9 20 14 31 10 22 Nhận biết các khối cơ bản 45 12 26 12 26 12 26 9 20 Trẻ biết cách so sánh, tạo nhóm 45 9 20 9 20 17 38 10 22 Trẻ xác định vị trí trong không gian 45 9 20 9 20 8 18 19 42 Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy những biện pháp thông thường, bài soạn dập khuôn, cứng nhắc chưa có biện pháp mới tác động thì chất lượng đạt được trên trẻ về các mức độ trung bình và yếu còn ở mức rất cao, số trẻ nhận biết về số lượng, kích thước, hình dạng, không gian, thời gian ..còn thấp. Vì vậy tôi đã suy nghĩ làm thế nào để có biện pháp hữu hiệu nhất trong việc thực hiện nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo lớp mẫu giáo B1( 4 -5 tuổi) nâng cao chất lượng hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng đạt hiệu quả cao và tôi xin nêu một số biện pháp sau. 2.3. Một số biện pháp. 2.3.1. Biện pháp 1. Tạo môi trường toán học cho trẻ. 2.3.1.1. Tạo môi trường toán học trong lớp. Trẻ nhỏ luôn yêu thích cái đẹp, trí tưởng tượng của trẻ là vô cùng phong phú do vậy môi trường học tập xung quanh trẻ là một yếu tố cực kỳ quan trọng kích thích trẻ tư duy và sáng tạo. Một môi trường học tập tốt có hiệu quả là môi trường gây hứng thú cho trẻ. Để đạt được điều đó, chúng ta cần tạo ra cho trẻ một tâm lý thoải mái, coi lớp học như là ngôi nhà thân yêu của mình. Và trong ngôi nhà đó, trẻ được dọn dẹp, trang trí, sáng tạo theo những gì trẻ thích. Chính vì vậy tôi đã khuyến khích trẻ sưu tầm đồ chơi tranh ảnh để trang trí lớp học theo chủ đề. Tôi xây dựng góc toán phong phú, nhiều chủng loại, sắp xếp bố trí đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, luôn ở tư thế “mở” để kích thích trẻ hứng thú hoạt động. Đồ chơi luôn đảm bảo thuận tiện cho thao tác sử dụng, sắp xếp sao cho dễ lấy, dễ cất. Góc toán phải được bố trí thật nổi, thật đẹp mắt, vừa đảm bảo tính thẩm mĩ, lại vừa đảm bảo tính chính xác. Các đồ dùng trong góc toán được phân chia thành từng mảng riêng biệt như: - Số lượng. - Hình dạng. - Kích thước. - Định hướng không gian. - Định hướng thời gian. 2.3.1.2. Tạo môi trường toán học ở mọi lúc mọi nơi. * Trong giờ đón, trả trẻ: Tôi chỉ vào biểu bảng theo dõi trẻ đến lớp và hỏi trẻ : “Con đếm xem các tổ Hoa Sen, Hoa Hồng..., đã có mấy bạn đến lớp”? “Tương ứng với số mấy”? “Tổ nào có số lượng các bạn đi học nhiều hơn”?... Hay tôi hỏi trẻ : “Hôm nay là thứ mấy”? “Trước thứ năm là thứ mấy”?...Hoặc “Con hãy nói xem quả bóng các bạn đang chơi có dạng khối gì”?... * Trong khi hoạt động ngoài trời: Khi cho trẻ tham quan, đi dạo ngoài trời, tôi chỉ vào hình 1 và hỏi trẻ: Bồn cây này có hình gì ? Các con đếm xem có mấy hình tròn? Các hình tròn có những màu gì?Có những loại hoa gì? Tôi chỉ vào hình 2 và hỏi trẻ: Các con quan sat xem bồn hoa này là hoa gì? Đã nở được mấy bông hoa? Hoa có màu gì? Lá hoa như thế nào?...... Hình1 Hình 2 Ngoài ra khi tham gia hoạt động ngoài trời tôi còn cho trẻ quan sát cây xanh và các loại đồ chơi trong sân trường như: Khu vực mình đang đứng có những loại cây gì? Có mấy cây? Cây nào cao hơn? Cây nào thấp hơn? .Có những loại đồ chơi gì? Có những loại đồ chơi nào?..... * Trong giờ ăn: Đến giờ ăn, tôi cho trẻ chuẩn bị bàn ăn, mỗi bàn ăn có 8 bạn ngồi, yêu cầu trẻ xếp đủ số ghế cho 8 bạn, hay mỗi bàn ăn cần 3 cái đĩa để nhặt cơm rơi, 3 đĩa đựng khăn. Cứ như thế trẻ biết sắp xếp tương ứng 1:1 một cách thành thạo. * Trong giờ hoạt động góc: Trong giờ hoạt động góc, ở góc học tập tôi tố chức cho trẻ làm “sách” có liên quan đến bộ môn toán. “Sách” là những cuốn được đóng bằng giấy A4, mỗi trang có kẻ ô vuông và viết số vào ô vuông đó. Khi học đến số nào trẻ sẽ vẽ, cắt dán theo nội dung chủ đề số lượng tương ứng với số trong ô vuông dán vào trang sách. Ví dụ : Khi học đến số 5 thuộc chủ đề “Nghành nghề” trẻ có thể vẽ, hoặc cắt, xé dán 5 dụng cụ, hoặc sản phẩm của nghề vào trang sách số 5. Hay khi học đến số 7 thuộc chủ đề “Giao thông” trẻ vẽ,cắt dán 7 phương tiện giao thông để dán vào trang sách có số 7. Hoặc khi trẻ học các khối tôi cho trẻ sưu tầm, cắt dán những đồ dùng có dạng khối như : Hộp sữa bột, hộp sữa tươi, hộp thuốc, quả bóng, quả địa cầu....Cứ như thế, hết chủ đề này đến chủ đề khác, hết bài này đến bài khác trẻ đã có một bộ “Sách” về toán rất phong phú. Hay ở góc xây dựng trẻ xây dựng mô hình “Doanh trại bộ đội” tôi gợi ý trẻ : “Nếu phía trước doanh trại có một vườn hoa thì thật tuyệt”,“Các chú bộ đội rất thích có một sân chơi thể thao phía sau doanh trại”.... Như vậy môi trường toán học của trẻ rất phong phú, nÕu chúng ta biết tận dụng thì rất có hiệu quả. Trẻ vừa được học, vừa được chơi, trẻ học mà không biết mình đang được học. 2.3.2. Biện pháp 2: Phát huy tính sáng tạo của trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo, việc tổ chức cho trẻ tự hoạt động, tự khám phá, tìm tòi , phát hiện và nói lên hiểu biết của mình như vậy trẻ sẽ được hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo, ngôn ngữ, tư duy của trẻ được phát triển, đồng thời kiến thức trẻ thu được sẽ vững chắc hơn, hiệu quả dạy học sẽ cao hơn. Trong hoạt động hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ, tôi luôn đặt ra những câu hỏi để trẻ được khám phá, tìm tòi, phát hiện và kích thích tính tò mò, sáng tạo của trẻ. * Câu hỏi “Tại sao”? Khi cho trẻ cho trẻ xếp chồng 2 khối cầu lên nhau thì điều gì sẽ sảy ra: “Tại sao con biết khối này không chồng lên nhau được”? Hay khi cho trẻ phân biệt khối cầu, khối trụ tôi hỏi trẻ : “Tại sao con không thể xếp chồng hai khối cầu lên nhau được”? “Tại sao khối trụ khi đứng không lăn được”?.v.v * Câu hỏi “Làm thế nào”? VD1: “Cô có 2 hình tam giác vuông, làm thế nào để tạo thành hình chữ nhật”? Từ 2 hình tam giác vuông ta có thể xếp được : Thuyền buồm, bậc cầu thang, cái quần hoặc khi xếp chồng lên nhau thì tạo thành cái nón.. Hoặc “Con có thể làm được những hình gì từ 2 hình tam giác này”? VD 2: Hay “Làm thế nào để 2 nhóm này có số lượng bằng nhau”? VD3: Hay “Làm thế nào mà con biết đây không phải là hình vuông”?.v.v. * Câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra nếu” “Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đổ một chai nước to vào chai nước nhỏ hơn? và một chai nước to ta rót vào chai nước nhỏ hơn thì được bao nhiêu chai? Bao nhiêu chai nước nhỏ thì đầy một chai to?.v.v. 2.3.3. Biện pháp 3: Sáng tạo, linh hoạt thay đổi hình thức để thu hút trẻ trong việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng. Môn toán là một môn rất khô khan và cứng nhắc, nếu chỉ dạy theo hình thức thông thường thì các tiết học về số lượng có nội dung lặp đi, lặp lại khiến trẻ rất nhàm chán. Vì thế cần phải có sự sáng tạo, linh hoạt thay đổi hình thức các tiết học để trẻ không cảm thấy nhàm chán. * Thu hút sự chú ý, tạo sự hứng thú, tinh thần thoải mái cho trẻ. Để tiết học toán đạt kết quả cao ngoài đồ dùng trực quan đẹp, phong phú phù hợp với nội dung bài học và chủ đề cô phải sử dụng tình huống mới lạ, gây ấn tượng thì, mới thu hút được sự chú ý của trẻ. VD1: Làm đồ dùng học toán: tạo từ những hình học cơ bản như hình tròn, hình chữ nhật. a. Nguyện liệu: - Bìa màu, hồ dán, kéo. - Lịch treo tường cũ, thiếp mời. b. Cách làm: * Đồ dùng hình chữ nhật - Vẽ mẫu các nhân vật lên giấy A4. - Lấy mẫu đó gấp đôi lại đặt trên bìa màu để cắt theo mẫu. - Lấy mẫu đã cắt được dán lên nền đen và cắt viền. - Gài phần bụng của đồ chơi lại đề con vật có thể đứng được. * Đồ dùng từ dạng hình tròn: - Bìa màu, lịch treo tường cũ, thiếp mời cắt thành những hình tròn to nhỏ khác nhau đề tạo thành hình các con vật; Ví dụ: Làm con bướm: - Lấy một hình tròn cuộn lại làm thân bướm. - Lấy một hình tròn khác cắt đôi lại làm cánh bướm. - Lấy một hình tròn nhỏ làm đầu bướm. - Gắn các bộ phận lại với nhau và thêm các chi tiết phụ như: mắt, mũi, râu, hoa văn trên cánh bướm. Ví dụ: Làm con gà. - Lấy một hình tròn to gấp đôi lại để làm thân gà. - Lấy ½ hình tròn gấp đôi lại để làm đuôi gà. - Lấy một hình tròn nhỏ làm đầu gà. - Lấy ½ hình tròn nhỏ gấp đôi lại làm cổ gà. - Ghép các bộ phận của con gà lại với nhau bằng cách dập gim để tạo thành chú gà hoàn chỉnh. - Tương tự như thế ta có thể tạo ra nhiều con vật khác nhau. c. Cách sử dụng: - Với loại rối này ta có thể sử dụng để học toán cao, thấp. (con hươu cao hơn, con chim thấp hơn), học các số lượng (Dạy trẻ đếm các con vật). - Sử dụng để bày vào các sa bàn dạy làm quen văn học, khám phá khoa học. Sử dụng để chơi ở góc học tập của trẻ đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn có thể sử dụng các hình hình học cơ bản làm những con vật làm * Chọn chủ đề lồng ghép một cách hợp lý. Quá trình tổ chức tiết học cần phải lồng ghép chủ đề một cách hợp lý, các nội dung trong bài cần có sự chuyển tiếp một cách lôgích, hấp dẫn trẻ giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên. VD: Bài dạy “So sánh mức độ to - nhỏ, cao - thấp của 3 đối tượng”. - Cho trẻ hát bài “Ta đi vào rừng xanh”. - Sau đó hỏi trẻ: “Trong bài hát nói đến con vật gì”?“Ngoài Voi ra trong rừng còn có những con gì”? Trẻ kể và cô đặt những con vật đó lên sa bàn. - Hôm nay Voi, Gấu, Thỏ cùng chơi trò trốn tìm. Cô đặt các con vật vào các vị trí khác nhau rồi hỏi trẻ: + Nếu Gấu nấp sau lưng Voi thì chúng ta có thấy Gấu không?(không thấy Gấu) + Vì sao không thấy Gấu?(Voi to và cao hơn Gấu). + Nếu Voi nấp sau Gấu thì sao?(Vẫn thấy Voi). + Vì sao lại vẫn thấy Voi? (Vì Gấu bé và thấp hơn Voi). Cô tiếp tục đặt Thỏ, Gấu vào các vị trí và hỏi trẻ. Cuối cùng cô cho trẻ nhận xét xem con vật nào to và cao nhất, con vật nào nhỏ và thấp hơn, con vật nào nhỏ và thấp nhất. 2.3.4. Biện pháp 4: Sáng tạo một số trò chơi. Với trẻ mẫu giáo, chơi là hoạt động chủ đạo. Hoạt động chơi quyết định sự hình thành phát triển tâm lý và nhân cách trẻ. Tính sáng tạo của trẻ được thể hiện rõ nhất trong trò chơi. Trò chơi toán học là một dạng của trò chơi học tập. Trẻ giải quyết nhiệm vụ học tập dưới hình thức chơi một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Chính vì vậy, trong các tiết học toán tôi luôn cố gắng suy nghĩ tạo ra một số trò chơi mới để áp dụng vào giờ học nhằm thay đổi hoạt động chống sự nhàm chán, mệt mỏi, tạo cho trẻ có hứng t
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hinh_thanh_cac_bie.doc
- BÌA SKKN HÀ.doc
- PHỤ LỤC.doc
- TÀI LIỆU THAM KHẢO.doc