SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4 - 5 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4 - 5 tuổi

 Như chúng ta đã biết, con người có sức khỏe có muôn vàn ước mơ, người không có sức khỏe chỉ có một ước mơ duy nhất là “sức khỏe”. Thật vậy sức khỏe là vốn quý nhất của con người, có sức khỏe là có tất cả. là điều kiện quyết định sự nghiệp, tiền đề, tương lai.

 Hơn nữa trong thời đại ngày nay khi mà nền nhân loại bước vào thời đại văn minh thì nguồn lực con người rất quan trọng. Muốn có nguồn lực con người có trí tuệ, có sức khỏe, có nhân cách, có ích cho xã hội thì trước tiên phải coi trọng nền giáo dục, trong đó giáo dục mầm non được coi là mặt trận hàng đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân.

 Bởi vì trẻ ở lứa tuổi này cần được nuôi dưỡng và chăm sóc một cách hợp lý giống như ta chăm sóc cây non vậy, muốn cây non khỏe mạnh tốt tươi phải chăm sóc cẩn thận nên nhớ rằng “cây cằn cỗi quả chát chua” vì thế nếu trẻ mầm non được nuôi dưỡng và học tập trong môi trường sư phạm tốt, được nhận những tình cảm của người lớn nhất là cô giáo, người mẹ hiền thứ hai của trẻ thì chắc rằng sẽ đào luyện được những trẻ em ngoan ngoãn dễ thương thông minh và đáng quý.

 Chính vì vậy giáo dục mầm non đặt ra hàng loạt nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục khác nhau, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhưng rất thích hợp với trẻ đó là hình thành thói quen học tập vui chơi, đan xen một cách hợp lí, các phương pháp giáo dục mang đậm tính chất “học bằng chơi, chơi mà học”

 Muốn thực hiện tốt được các nhiệm vụ đó trước hết phải chăm sóc nuôi dưỡng trẻ để có thể lực tốt, một khi trẻ đã khỏe mạnh thì sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động tìm tòi khám phá thế giới xung quanh, từ đó tạo tiền đề để trẻ phát triển toàn diện.

 Trong khi đó ở lứa tuổi mầm non đặc điểm tâm sinh lý đang trên đà phát triển và hoàn thiện dần dần, vì vậy nhu cầu ăn uống của trẻ phải đầy đủ song phải hợp vệ sinh. Nếu như trẻ lứa tuổi này được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, được chăm sóc một cách hợp lý khoa học thì cơ thể mới phát triển, khi trẻ có sức khỏe khả năng tham gia các hoạt động hàng ngày có hiệu quả hơn. Ngược lại chăm sóc trẻ lơ là dễ dẫn đến trẻ còi xương suy dinh dưỡng bụng õng đít beo, trẻ mệt mỏi, ngại vận động, không thích khám phá thế giới xung quanh dẫn đến vốn từ không có, từ đó trẻ trở nên trầm cảm, không thích giao tiếp dần dần trí tuệ kém phát triển.

 Bên cạnh đó, cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về lương thực, thực phẩm và giá trị dinh dưỡng của những loại thức ăn đó. Từ đó trẻ sẽ ăn hết tất cả các loại thức ăn mà mẹ và cô giáo nấu, không kén chọn thức ăn là biện pháp tốt nhất nâng cao sức khỏe góp phần từng bước hạ thấp tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em.

 Ngoài ra việc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên, của gia đình mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội, để chuẩn bị cho thế hệ mới phát triển đầy đủ sức khỏe, nhân cách cũng như tri thức.

Chính vì giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm có tầm quan trọng và cấp thiết như vậy nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4-5 tuổi”.

 

doc 11 trang thuychi01 15491
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4 - 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1- MỞ ĐẦU 
 1.1- Lý do chọn đề tài
 Như chúng ta đã biết, con người có sức khỏe có muôn vàn ước mơ, người không có sức khỏe chỉ có một ước mơ duy nhất là “sức khỏe”. Thật vậy sức khỏe là vốn quý nhất của con người, có sức khỏe là có tất cả. là điều kiện quyết định sự nghiệp, tiền đề, tương lai.
 Hơn nữa trong thời đại ngày nay khi mà nền nhân loại bước vào thời đại văn minh thì nguồn lực con người rất quan trọng. Muốn có nguồn lực con người có trí tuệ, có sức khỏe, có nhân cách, có ích cho xã hội thì trước tiên phải coi trọng nền giáo dục, trong đó giáo dục mầm non được coi là mặt trận hàng đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân.
 Bởi vì trẻ ở lứa tuổi này cần được nuôi dưỡng và chăm sóc một cách hợp lý giống như ta chăm sóc cây non vậy, muốn cây non khỏe mạnh tốt tươi phải chăm sóc cẩn thận nên nhớ rằng “cây cằn cỗi quả chát chua” vì thế nếu trẻ mầm non được nuôi dưỡng và học tập trong môi trường sư phạm tốt, được nhận những tình cảm của người lớn nhất là cô giáo, người mẹ hiền thứ hai của trẻ thì chắc rằng sẽ đào luyện được những trẻ em ngoan ngoãn dễ thương thông minh và đáng quý.
 Chính vì vậy giáo dục mầm non đặt ra hàng loạt nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục khác nhau, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhưng rất thích hợp với trẻ đó là hình thành thói quen học tập vui chơi, đan xen một cách hợp lí, các phương pháp giáo dục mang đậm tính chất “học bằng chơi, chơi mà học”
 Muốn thực hiện tốt được các nhiệm vụ đó trước hết phải chăm sóc nuôi dưỡng trẻ để có thể lực tốt, một khi trẻ đã khỏe mạnh thì sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động tìm tòi khám phá thế giới xung quanh, từ đó tạo tiền đề để trẻ phát triển toàn diện.
 Trong khi đó ở lứa tuổi mầm non đặc điểm tâm sinh lý đang trên đà phát triển và hoàn thiện dần dần, vì vậy nhu cầu ăn uống của trẻ phải đầy đủ song phải hợp vệ sinh. Nếu như trẻ lứa tuổi này được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, được chăm sóc một cách hợp lý khoa học thì cơ thể mới phát triển, khi trẻ có sức khỏe khả năng tham gia các hoạt động hàng ngày có hiệu quả hơn. Ngược lại chăm sóc trẻ lơ là dễ dẫn đến trẻ còi xương suy dinh dưỡng bụng õng đít beo, trẻ mệt mỏi, ngại vận động, không thích khám phá thế giới xung quanh dẫn đến vốn từ không có, từ đó trẻ trở nên trầm cảm, không thích giao tiếp dần dần trí tuệ kém phát triển.
 Bên cạnh đó, cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về lương thực, thực phẩm và giá trị dinh dưỡng của những loại thức ăn đó. Từ đó trẻ sẽ ăn hết tất cả các loại thức ăn mà mẹ và cô giáo nấu, không kén chọn thức ăn là biện pháp tốt nhất nâng cao sức khỏe góp phần từng bước hạ thấp tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. 
 Ngoài ra việc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên, của gia đình mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội, để chuẩn bị cho thế hệ mới phát triển đầy đủ sức khỏe, nhân cách cũng như tri thức. 
Chính vì giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm có tầm quan trọng và cấp thiết như vậy nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4-5 tuổi”.
1.2- Mục đích nghiên cứu
 Trên cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non, đề xuất áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non Hoằng Đức- Hoằng Hóa 
 1.3- Đối tượng nghiên cứu
 Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4 -5 tuổi
 1. 4- Phương pháp nghiên cứu
 Với đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 
	Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
	Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
	Phương pháp quan sát
	Phương pháp toán học thống kê
 1.5-Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
 Sáng kiến kinh nghiệm áp dụng biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm vào các hoạt động học của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.
 Áp dụng các trò chơi, các bài đồng dao để giáo dục trẻ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
 2- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1-Cơ sở lý luận
 Sức khỏe tốt là niềm hạnh phúc của mọi người, mọi nhà và của toàn xã hội. Vì vậy việc hình thành cho trẻ ý thức về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm từ nhỏ là việc làm cần thiết, nên bắt đầu từ những việc đơn giản nhất.
 Giúp trẻ hiểu giá trị dinh dưỡng của lương thực, thực phẩm, giá trị dinh dưỡng, không chỉ phụ thuộc vào thành phần hóa học của các loại lương thực thực phẩm mà còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như cách bảo quản, chế biến.
 Thực tế mỗi loại lương thực, thực phẩm đều có chất dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy làm thế nào để giúp trẻ hiểu nên phối hợp các loại lương thực, thực phẩm để có đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng phù hợp với trẻ.
 Để đảm bảo giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tốt cho trẻ cần giáo dục cho trẻ những hiểu biết về giá trị dinh dưỡng của các loại lương thực thực phẩm thông qua trò chơi, bữa ăn hàng ngày, dạo chơi tham quanTừ đó trẻ có kiến thức, kỹ năng sơ đẳng về vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe, biết lựa chọn một cách thông minh, tự giác ăn uống để đảm bảo sức khỏe của mình.
 2.2- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Trường mầm non Hoằng Đức là một trường thuộc vùng nông thôn, đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Là một ngôi trường có các cô giáo dày dặn kinh nghiệm yêu nghề mến trẻ, trình độ chuyên môn vững vàng. Vì vậy mà chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng đi lên.
 Năm học 2016 – 2017 này tôi được phân công dạy lớp 4 – 5 tuổi. Tôi luôn mong muốn mang lại cho các con một môi trường giáo dục tốt nhất giúp các con phát triển khỏe mạnh, cân đối hài hòa, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, biết quan tâm chia sẻ, thể hiện hết khả năng của mình thông qua các hoạt động.
 Để thực hiện được mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng và tôi thấy được những khó khăn, thuận lợi như sau:
 2.2.1- Thuận lợi:
 Được sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể, từng bước chăm lo cơ sở vật chất cho nhà trường, có ngôi trường khang trang, phòng học thoáng mát, có khuôn viên trường xanh -sạch- đẹp. có vườn cổ tích được qui hoạch hợp lý, thuận lợi cho việc học tập vui chơi của trẻ.
 Được sự quan tâm, chỉ đạo của ban giám hiệu về kế hoạch tổ chức các hoạt động trong năm học. Được cung cấp trang bị nhiều tài liệu hướng dẫn thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống suy dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Nhà trường luôn tạo điều kiện cho chị em giáo viên tham gia các lớp chuyên đề nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 Đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn, có trình độ chuyên môn vững vàng, yêu nghề mến trẻ.
 Đa số phụ huynh trẻ quan tâm đến con, đến các hoạt động của lớp.
 2.2.2- Khó khăn:
 Hàng năm, nhà trường đón nhận các cháu từ những gia đình khá giả, trung bình, nghèo. trình độ văn hóa không đồng đều, thời gian dành nhiều cho công viêc, một phần vì kinh tế khó khăn nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc chăm sóc, nuôi dạy con.
 Số lượng học sinh trong lớp có sự phát triển không đồng đều, một số cháu béo phì, một số cháu gầy yếu, suy dinh dưỡng, các cháu đa phần là nam nên hiếu động khó bảo.
 Nhận thức của đa phần phụ huynh về việc chăm sóc, nuôi dưỡng còn hạn chế, phụ huynh đã quan tâm chú trọng đến việc dinh dưỡng của con nhưng đôi khi chưa khoa học, chưa hợp lý. Tính trạng trẻ bị “no dồn đói góp” thường xuyên xảy ra. Nhiều lúc bố mẹ suy nghĩ chỉ cần mua cho con thật nhiều đồ ăn thức uống, cho con ăn thoải mái là tốt, nhưng bố mẹ đâu có biết cảm giác của con ăn có ngon miệng không, có thích món ăn đó không, thậm chí còn không biết tên món ăn đó gọi là gì? Vì cho các con ăn uống tùy thích không hợp lý nên trẻ sinh ra biếng ăn và suy dinh dưỡng, song lại có một số trẻ béo phì.
2.2.3- Kết quả khảo sát thực trạng đầu năm
Qua việc khảo sát dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở lớp trong quá trình hướng dẫn trẻ vui chơi, học tập và hoạt động mọi lúc mọi nơi,tôi nhận được kết quả sau: 
TT
Nội dung
Số trẻ
Tỷ lệ
1
Nhận biết một số món ăn,thực phẩm thông thường và lợi ích của chúng đối với sức khoẻ
14/32
43 %
2
Trẻ ăn hết xuất,không kén chọn thức ăn
15/32
46 %
3
Trẻ có nề nếp thói quen trong ăn uống như: Chào mời,thao tác rửa tay bằng xà phòng,đi vệ sinh đúng nơi quy định
16/32
50%
 2. 3- Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
 2.3.1- Lập kế hoạch tổ chức hoạt động và thống nhất với giáo viên cùng nhóm lớp
 Vào đầu năm học tôi khảo sát trẻ trong lớp và kết quả đạt rất thấp,nên tôi đã phân loại nhóm học sinh,nhóm trẻ biếng ăn,nhóm trẻ nhận biết các món ăn còn kém,nhóm trẻ chưa có nề nếp thói quen ăn uống
 Khi đã phân loại được nhóm trẻ,tôi dựa vào kế hoạch năm học của nhà trườngvà căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi,căn cứ vào thời gian, thời điểm các hoạt động của từng chủ đề, chủ điểm. Căn cứ vào mức độ phát triển,khả năng thực tế của trẻ tôi đã xây dựng nội dung và hình thức lồng ghép tích hợp giáo dục dinh dưỡng vào từng hoạt động cho từng nhóm trẻ.
 Khi đã xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng nhóm,tôi trao đổi với giáo viên cùng nhóm lớp để thống nhất cách tổ chức và thực hiện
 2.3.2- Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng trong quá trình tổ chức hoạt động học
 Tôi thường suy nghĩ, sắp xếp cách lồng ghép tích hợp kiến thức dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vào các tiết học, vào từng hoạt động cụ thể Đồng thời trong các tiết học, hoạt động luôn thay đổi hình thức kết hợp động tĩnh, trò chơi, câu đố, bài hát phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
 Qua các tiết học trẻ học thêm được nhiều từ mới như trộn thức ăn, thái mỏng, xào, rán.và những hiểu biết thêm về món ăn cổ truyền của dân tộc, món ăn ngày hội, ngày lễ. Cũng từ đó trẻ được ngửi, sờ, cầm, nếm các món mới, được chia bày món ăn theo ý thích, từ đó hình thành khả năng tư duy, rèn luyện tính cẩn thận, tinh thần tập thể được thể hiện rõ nét.
 Các tiết học có thể tổ chức ngay trong lớp hoặc có thể tổ chức dưới hình thức trò chơi 
 Để gây hứng thú cho trẻ tôi cho trẻ chơi chiếc nón kì diệu.
 Cách chơi: trẻ lên quay chiếc nón kì diệu, khi mũi tên chỉ vào lương thực, thực phẩm nào thì trẻ phải nói được tên lương thực, thực phẩm đó và nó cung cấp chất dinh dưỡng gì. 
 VD: khi mũi tên chỉ vào củ sắn, bắp ngô. Trẻ phải nói được tên lương thực và nó giàu chất bột đường.
 Trò chơi chiếc nón kì diệu
 Thông qua trò chơi đó trẻ khắc sâu nhớ lâu kiến thức mà cô cung cấp 
 Có một số tiết lồng dinh dưỡng vào dễ nhưng cũng có tiết gây cảm giác gò bó, chưa sát với bài dạy đưa vào một cách qua loa thì không nên. Do đó tôi không máy móc tiết nào cũng tích hợp mà có sự lựa chọn đề tài, nội dung, thời điểm nào cho thích hợp.
 VD: Khi dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh, cho trẻ làm quen một số con vật nuôi trong gia đình.
 Ngoài những kiến thức cơ bản tôi cung cấp cho trẻ như môi trường sống, thức ăn, sinh sản..của các con vật nuôi trong gia đình, tôi lồng ghép thêm về giáo dục dinh dưỡng như lợi ích của con gà cung cấp thịt, trứng, trong thịt và trứng có rất nhiều chất dinh dưỡng có ích cho cơ thể. Bên cạnh đó tôi cho trẻ kể về các món ăn được chế biến từ thịt và trứng gà như thịt gà luộc, thịt gà rang, thịt gà quay, thịt gà nộm, còn món trứng (trứng rán, trứng luộc, trứng kho thịt, trứng làm bánh) cứ như thế tôi lồng ghép dinh dưỡng vào cho trẻ biết
 Ngoài ra tôi còn tìm hiểu, sưu tầm thơ, câu đố, vè, truyện về dinh dưỡng để lồng ghép vào các tiết học cho thêm phần phong phú và sinh động.
 Để truyền đạt các kiến thức dinh dưỡng không gây cảm giác nhàm chán, nặng nề đối với trẻ, tôi đã suy nghĩ, tìm tòi những hình thức khác nhau để lồng ghép. 
 VD: Khi dạy trẻ biết một số lương thực giàu chất bột đường: cụ thể là giới thiệu hạt gạo chứa nhiều chất bột đường, để thu hút cháu tôi đã sáng tác câu đố:
 Hạt gì màu trắng
 Được nấu thành cơm 
 Cháu ăn hàng ngày
 Giúp cháu mau lớn 
 Khi trẻ đã trả lời được tôi giới thiệu: đây là hạt gạo (cho trẻ xem gạo thật)
 Muốn có cơm ăn phải làm thế nào? (phải nấu chín)
 Gạo cung cấp chất dinh dưỡng gì? (chất bột đường)
 Cho trẻ kể các món ăn được nấu ra từ gạo: nấu cháo, làm miến, phở, làm bánh.
 Cuối cùng cô chốt lại: trong gạo rất giàu chất bột đường, nó cung cấp năng lượng, giúp cơ thể khỏe mạnh để học tập vui chơi.
 Sau khi cung cấp kiến thức cơ bản cho trẻ, trẻ biết được tên một số lương thực, thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, chất bột đường, vitaminTôi củng cố kiến thức cho trẻ dưới hình thức trò chơi.
 VD: Trò chơi mua hàng, đi vào siêu thị mua hàng, cô chia cháu thành 3 nhóm, đi vào siêu thị mua hàng, mỗi nhóm sẽ mua hàng theo yêu cầu của cô:
 Nhóm 1: mua thực phẩm giàu chất đạm
 Nhóm 2: mua thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng
 Nhóm 3: mua lương thực giàu chất bột đường
 Cho trẻ đổi nhóm chơi. 
 Trẻ hứng thú nhập vai chơi 
 Hoặc để dạy trẻ không khí ngày tết nguyên đán tôi dùng bài thơ, mâm cỗ ngày tết:
 Mâm cỗ ngày tế
 Có chả có nem
 Có măng nấu miến
 Có bầu nấu tôm 
 Có tôm chiên giòn
 Có bánh chưng xanh
 Có nấm xào rau
 Ăn móng chóng lớn.
 Thông qua các bài thơ sưu tầm. Tôi cung cấp những món ăn ngày lễ, ngày tết, các chất dinh dưỡng có trong các món ăn.
 Ngoài ra trong các tiết học tôi đã lồng nội dung vệ sinh ăn uống, rèn luyện trẻ có thói quen vệ sinh văn minh. Tôi trò chuyện với trẻ.
 Hàng ngày trước khi ăn cháu thường làm gì? (rửa tay)
 Vì sao trước khi ăn phải rửa tay? (vì bàn tay có nhiều vi khuẩn gây bệnh)
 Nói chuyện trong giờ ăn sẽ thế nào? (mất vệ sinh)
 Ăn không sạch sẽ thường mắc bệnh gì? (bệnh giun sán)
 Trẻ rửa tay trước khi ăn
 2.3.3 - Cho trẻ ôn luyện dưới hình thức vui chơi, tham quan:
 Trên các tiết học, trẻ nắm được một lượng kiến thức và một số khái niệm cơ bản về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, để trẻ nhớ lâu, khắc sâu kiến thức tôi đã cho trẻ ôn luyện dưới hình thức trò chơi nhằm tái tạo lại những kiến thức đã học để trẻ kể lại hoặc mô phỏng.
 VD: Để trẻ nhớ lại tên một số loại rau củ quả. Tôi sưu tầm các bài vè, thơ về dinh dưỡng sau đó tổ chức cho các cháu đọc lúc dạo chơi ngoài trời, lúc chuyển tiết:
 Rềnh ràng
 Rềnh rềnh ràng ràng Cam sành vắt nước
 Đi chợ mua hàng Nhanh nhanh chọn trước
 Bé làm nội trợ Xoài chín vàng thơm
 Quả ngọt màu đỏ Chuối chín cả buồng
 Bé chọn nhanh tay Ăn ngon ngọt quá
 Hoặc bài vè: 
Ve vẻ vè ve
 Nghe về thực phẩm
 Phiên chợ bày bán
 Đủ loại mặt hàng
 Tôm cua ốc ếch
 Rau củ tràn lan..
 Từ những câu chuyện, bài vè ngộ nghĩnh, gần gũi với trẻ đã giúp trẻ thích thú, hào hứng đọc và khắc sâu kiến thức.
 Hoặc trong giờ hoạt động góc, trong góc phân vai cô yêu cầu trẻ nấu món ăn mà trẻ biết để đãi các bác xây dựng. Đến khi nhận xét trò chơi cô tập trung cả lớp lại để giới thiệu các món ăn vừa nấu, các món ăn đó được nấu từ nguyên liệu thực phẩm gì? Các món ăn giàu chất gì? Có tác dụng gì cho cơ thể, như vậy thông qua trò chơi cả lớp biết thêm được một số món ăn 
 Bé tập làm nội trợ 
 Trong quá trình chơi ở góc phân vai tôi thường tập cho cháu giao tiếp, trao đổi với nhau để chọn món, chọn thực phẩm và biết trong thực phẩm đó giàu chất gì.
 Ngoài ra những buổi hoạt động ngoài trời, dạo chơi tham quan, hoạt động lao động. Tôi và trẻ thường tham quan vườn rau của nhà trường trò chuyện về các loại cây ăn quả.
 Ngoài kiến thức cơ bản cung cấp cho trẻ cây gì? Lá như thế nào? Quả làm sao? Vì sao cây lớn được? Quả nó cung cấp chất dinh dưỡng gì? Khi ăn phải làm gì? (rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt,)tôi khai thác thêm ở trẻ những loại quả đó chế biến như thế nào 
 VD: quả xoài: có thể cắt ra ăn, ép nước uống ,làm nộm, sấy khô
 Cho trẻ tham quan vườn rau sạch nhà trường.
 Cho trẻ tìm hiểu các loại rau của nhà trường.
 Luống rau gì? Màu? Cách chăm sóc?
 Đặc biệt khai thác ở trẻ rau có tác dụng gì, các món ăn nấu từ rau.
 VD: Rau mùng tơi: nấu món gì? (canh, luộc,.)
 Rau muống: nấu món gì? (xào,luộc, canh,nộm,)
 Các loại rau này cung cấp chất dinh dưỡng gì? (vitamin, chất xơ,.)
 Các loại rau này rất cần thiết cho cơ thể.
 Cách chăm sóc, bảo vệ vườn rau: nhổ cỏ, bắt sâu, tưới rau
 Cô và trẻ chăm sóc vườn rau
 2.3.4 - Thông qua bữa ăn hàng ngày
 Giới thiệu món ăn là thói quen thường xuyên ở lớp tôi, nhưng giới thiệu như thế nào để đảm bảo kiến thức, đảm bảo vệ sinh, không ảnh hưởng hưởng đến giờ ăn của trẻ vì vậy các câu hỏi tôi giới thiệu ở các thời điểm khác nhau.
 VD: Trong giờ ăn trưa, trước khi ăn cô giáo giới thiệu cùng trẻ các món ăn sẽ được ăn hôm nay, sau đó giới thiệu luôn giá trị dinh dưỡng của các món ăn như
 Hôm nay các con sẽ được ăn món thịt sốt cà chua, trong thịt có rất nhiều chất đạm giúp cơ thể các con phát triển, thông minh, nhanh lớn. Trong cà chua chứa rất nhiều vitamin A, rất tốt cho mắt, ăn vào các con có làn da hồng hào, mắt sáng long lanh rất đẹp đấy.
 Ngoài ra hôm nay các con còn được ăn món canh rau cải, nấu với thịt có nhiều vitamin A , C và đạm giúp các con chóng lớn, thông minh và bài tiết tốt. Vậy các con phải ăn hết xuất của mình nhé.
 Ngoài việc giáo dục cho trẻ ăn uống đủ chất vẫn chưa đủ mà hàng ngày chúng ta còn phải giáo dục cho trẻ ăn uống đủ chất vẫn chưa đủ mà hàng ngày chúng ta còn phải giáo dục vệ sinh cho trẻ: phải rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
 Vào bàn ăn phải ngồi ngay ngắn, ngồi đúng nơi quy định, đúng chỗ của mình.
 Trước giờ ăn chuẩn bị khăn lau tay, phải có đĩa đựng cơm rơi vãi, xúc cơm cẩn thận, không được rơi vãi ra ngoài.
 Khi ăn phải nhai kĩ, khi ho phải che miệng, quay ra ngoài.
 Khi ăn xong phải lau tay, lau miệng, uống nước.
 Giáo dục trẻ không ăn quá nhanh, không uống nước lã dễ bị vi khuẩn xâm nhập làm đau bụng.
 Giờ ăn của trẻ
 Không nhất thiết ngày nào tôi cũng hỏi theo trình tự như trên, có thể mỗi ngày chọn một hoặc hai thời điểm để giáo dục cháu.
 Hoặc thông qua các bữa ăn phụ buổi chiều, tôi hỏi trẻ về các món ăn và cách chế biến, rồi gợi ý hỏi trẻ cũng nguyên liệu đó chế biến thêm được những món ăn nào.
 VD: Chè đậu đen cháu ăn thấy có vị gì? Mầu nước chè đen ra sao? Chè đậu đen được ăn vào mùa nào?
 Cũng có những hôm trẻ uống sữa vào bữa phụ, tôi giới thiệu,thực hiện ví dụ cho trẻ thấy cách pha sữa bột.
 Đầu tiên cô pha nước ấm vào cốc, bỏ sữa vào và khuấy đều. Cứ như vậy tôi trò chuyện với trẻ về cách thực hiện, về chất dinh dưỡng, giúp trẻ háo hức ăn và uống 
 2.3.5 - Phối hợp với cha mẹ và cộng đồng 
Sự tiếp xúc đầu tiên với xã hội để lại dấu ấn sâu đậm ở trẻ chính là cha mẹ,là những người thân trong gia đình vì vậy sự “ Tập nhiễm,bắt chước’’từ những mẫu hoạt động của cha mẹ là rất lớn vì vậy giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với gia đình để có nội dung phương pháp giáo dục đồng nhất
Tôi động viên phụ huynh ở nhà luôn luôn nhắc nhở trẻ thực hiện tốt các thao tác vệ sinh cá nhân, như rửa tay trước khi ăn,sau khi đi vệ sinh,ăn chín uống sôi,chơi sạch sẽNhắc nhở trẻ thói quen ăn uống phải chào mời
Tôi vận động phụ huynh nhất là chi hội trưởng tham quan bếp ăn của nhà trường, tham quan giờ ăn,giờ ngủ của trẻ để các bậc phụ huynh thấy thực tế nề nếp thói quen,thực đơn của lớp,của trường. 
 Thông qua tổ chức các hội thi nhằm tuyên truyền phụ huynh hiểu thêm nhu cầu vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe trẻ
 Sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường được tiến hành ở mọi lúc mọi nơi nhưng ở thời điểm nhận và trả trẻ là thuận lợi hơn cả. Trong các thời điểm đó tôi đã tranh thủ trao đổi với phụ huynh những biểu hiện của trẻ như hôm nay cháu ăn không hết xuất, hoặc cháu không thích ăn món ăn nàyQua quá trình trao đổi như thế để phối hợp với phụ huynh có biện pháp chăm sóc kịp thời.
 Ngược lại tôi cũng luôn lắng nghe những phản ánh của phụ huynh về tính nết của các cháu. Bên cạnh đó chúng tôi thường xuyên tổ chức họp phụ huynh theo định kỳ để thống nhất nội dung, yêu cầu, hình thức, biện pháp giáo dục trẻ.
Họp phụ huynh định kỳ
 Ngoài ra ở góc tuyên truyền với phụ huynh nên cập nhật hoạt động của trẻ trong tháng , trong tuần,dán tranh ảnh tuyên truyền các thao tác vệ sinh văn minh trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày
 Đặc biệt dán hình ảnh cụ thể về các dịch bệnh thường sảy ra theo mùa để các bậc phụ huynh tham khảo
 Góc tuyên truyền với phụ huynh
. 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_dinh_duon.doc