SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tân Sơn, Thành Phố Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tân Sơn, Thành Phố Thanh Hóa

“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

.Năm canh chày thức đủ vừa năm.”

Ai sinh ra, trải qua tuổi thơ hầu như cũng hơn một lần đều được nghe những lời du êm dịu, ngọt ngào, tha thiết. Những tiếng nhạc du dương chứa đựng tình yêu sâu lắng dễ đi vào lòng con trẻ, mang đến một giấc ngủ êm đềm. Bởi vậy mới nói âm nhạc là một loại hình nghệ thuật luôn gắn bó với con người từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi giã từ cuộc sống. Mỗi bước trưởng thành của con người trong cuộc sống âm nhạc luôn là nguồn động viên an ủi, tiếp sức cho chúng ta phấn đấu vươn lên.

Có thể ở lứa tuổi ấy trẻ chưa hiểu rõ âm nhạc là gì nhưng những lời ru ngọt ngào, những bài hát vui tươi ngộ nghĩnh, những điệu múa, trò chơi sinh dộng đã mở ra một thế giới âm thanh tràn đầy thú vị, một nguồn sữa nuôi dưỡng và làm giàu cảm xúc trong tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách. Việc giúp trẻ ngay từ thủa ấu thơ được tận hưởng một cách đúng đắn cái hay, cái đẹp của âm nhạc sẽ hình thành nên cơ sở ban đầu của những cảm xúc tinh tế, thị hiếu thẩm mỹ, âm nhạc lành mạnh.

Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe hát, múa, trò chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ 4 tuổi âm nhạc đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản.

 

doc 22 trang thuychi01 29653
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tân Sơn, Thành Phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VA ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ 4-5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON TÂN SƠN, THÀNH PHỐ THANH HÓA.
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường MN Tân Sơn
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
Trang
I.
MỞ ĐẦU
2
1.
Lý do chọn đề tài
3
2.
Mục đích nghiên cứu
3
3.
Đối tượng nghiên cứu
3
4.
Phương pháp nghiên cứu
3
II.
NỘI DUNG
3
1.
Cơ sở lý luận 
4
2.
Thực trạng vấn đề 
5
2.1.
Thực trạng
5
2.2.
Kết quả thực trạng
7
3.
Các giải pháp
7
3.1.
Tạo môi trường học tập
7
3.2.
Xây dựng hoạt động học lấy trẻ làm trung tâm.
8
3.3.
Rèn nề nếp, kỹ năng, mọi lúc, mọi nơi cho trẻ
12
3.4.
Sử dụng đa dạng các loại nhạc cụ.
14
3.5
Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động.
14
3.6
Sử dụng các loại trang phục gây hứng thú cho trẻ.
15
 III
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
1
Kết luận
17
2
Kiến nghị
18
3
Tài liệu tham khảo
20
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
.....Năm canh chày thức đủ vừa năm....”
Ai sinh ra, trải qua tuổi thơ hầu như cũng hơn một lần đều được nghe những lời du êm dịu, ngọt ngào, tha thiết. Những tiếng nhạc du dương chứa đựng tình yêu sâu lắng dễ đi vào lòng con trẻ, mang đến một giấc ngủ êm đềm. Bởi vậy mới nói âm nhạc là một loại hình nghệ thuật luôn gắn bó với con người từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi giã từ cuộc sống. Mỗi bước trưởng thành của con người trong cuộc sống âm nhạc luôn là nguồn động viên an ủi, tiếp sức cho chúng ta phấn đấu vươn lên.
Có thể ở lứa tuổi ấy trẻ chưa hiểu rõ âm nhạc là gì nhưng những lời ru ngọt ngào, những bài hát vui tươi ngộ nghĩnh, những điệu múa, trò chơi sinh dộng đã mở ra một thế giới âm thanh tràn đầy thú vị, một nguồn sữa nuôi dưỡng và làm giàu cảm xúc trong tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách. Việc giúp trẻ ngay từ thủa ấu thơ được tận hưởng một cách đúng đắn cái hay, cái đẹp của âm nhạc sẽ hình thành nên cơ sở ban đầu của những cảm xúc tinh tế, thị hiếu thẩm mỹ, âm nhạc lành mạnh.
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe hát, múa, trò chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ 4 tuổi âm nhạc đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản.
Đối với trẻ mầm non giờ học âm nhạc mang đến một giá trị tinh thần lớn lao, một không khí vui tươi, sôi nổi trong từng nhóm trẻ. Đây là hình thức cơ bản nhất trong hoạt động giáo dục âm nhạc, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện giáo dục cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Trong trường mầm non ca hát là một hoạt động được thực hiện thường xuyên, liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên, khi trẻ ca hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu hoặc lời ca ... Bên cạnh đó do đặc điểm của trẻ độ tuổi này cách phát âm của trẻ còn chưa thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và giọng chưa thực sự chủ động do trẻ hát chưa có tính nghệ thuật. Trẻ còn rụt dè, nhút nhát chưa đủ tự tin để thực hiện trọn vẹn bài hát. Mặt khác trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, về âm vực tiết tấu. Vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật trong mỗi bài hát. 
Trong tất cả các môn học của trẻ, có lẽ tôi đặc biệt yêu thích bộ môn âm nhạc. Bởi vì, bản thân âm nhạc đã mang đến cho cuộc sống biết bao cảm xúc tuyệt vời, tạo niềm tin yêu, thăng hoa trong mỗi giờ dạy. Giúp cho trẻ biết cảm nhận cái hay, cái đẹp đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
Trước thực tế đó, xác định được vai trò của âm nhạc đối với trẻ, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn âm nhạc và tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Tân Sơn, Thành Phố Thanh Hóa”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ tại Trường mầm non Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Trẻ mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi), năm học 2017 – 2018 Trường MN Tân Sơn.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp lí luận: Đọc, phân tích, tổng hợp những tài liệu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho việc viết sáng kiến kinh nghiệm
- Phương pháp quan sát: Quan sát trẻ mọi lúc mọi nơi, từ đó đánh giá được khả năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu về phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ
- Phương pháp tổng hợp thống kê: Sử dụng thống kê toán học để đánh giá, tính toán phần trăm.
II. NỘI DUNG
Cơ sở lý luận
Từ những tài liệu tham khảo: Giáo trình Phương pháp giáo dục âm nhạc trong trường mầm non phần I,II – Phạm Thị Hòa, cuốn Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ ca, câu đố dành cho trẻ 4-5 tuổi đã nêu: 
Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Một bài hát êm dịu đưa trẻ đến cảm xúc nhẹ nhàng.....một nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ hào hứng, phấn khởi, vui tươi” ... 
Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và tạo cảm xúc cho trẻ. Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo rất nhạy cảm với âm nhạc, trẻ rất thích nghe nhạc va hứng thú tham gia vào các hoạt động có âm nhạc. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm, đạo đức thẩm mỹ cho trẻ, là phương tiện hình thành cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng. Giáo dục âm nhạc còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn, hình thành và phát triển kỹ năng tốt trong sinh hoạt tập thể : Đó là tính tổ chức kỷ luật, tự chủ mạnh dạn, tự tin trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi trong cuộc sống. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như: Nghe cô hát, trẻ tự hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc sẽ hình thành yếu tố phát triển toàn diện về nhân cách đức, trí, thể, mỹ và nó có mối quan hệ khăng khít chặt chẽ với nhau.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ được nghe nhạc cổ điển từ trong bào thai sẽ kích thích sóng điện não giúp não phát triển tăng trí thông minh sau này. Và đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất, và thông qua âm nhạc trẻ sẽ linh họat, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ, khi vận động theo nhạc sẽ thúc đấy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác. 
Với vai trò như vậy, âm nhạc đã trở thành nội dung cần thiết trong chương trình giáo dục mầm non.Vì vậy, cần thiết phải có biện pháp để khai thác tối ưu khả năng âm nhạc của từng trẻ .
Đây chính là cơ sở lý luận để tôi xây dựng các giải pháp cho đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
2. Thực trạng vấn đề 
2.1. Thực trạng
Năm học 2017 – 2018 tôi dược giao phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ 4 -5 tuổi. Lớp được bố trí 2 giáo viên có trình độ trên chuẩn và có tổng số học sinh là 35 cháu. Trong đó số cháu nam là 19, cháu nữ là 16.
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường đầu tư, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện thực hiện.
- Được sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường về kế hoạch, chương trình dạy trẻ trong từng giai đoạn nên tôi đã chủ động trong việc lập kế hoạch nội dung, biện pháp của từng chủ đề lồng ghép cho phù hợp với tình hình của lớp.
- Nhà trường có phòng hoạt động âm nhạc riêng, rộng rãi giúp cho trẻ được thoải mái chơi, tập.
- Phòng lớp sạch sẽ, thoáng mát, cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, các cháu đều khoẻ mạnh phát triển tốt, thông minh và cùng độ tuổi, các cháu rất nhạy cảm và ham hiểu biết.
- Giáo viên luôn có lòng nhiệt huyết yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc- giáo dục trẻ, rút kinh nghiệm trong thực hiện chương trình.
- Giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiêp vụ, luôn học hỏi và nâng cao trình độ và đặc biệt thường xuyên thiết kế bài giảng trên phần mềm Powerpoint.
- Hầu hết giáo viên đều được đào tạo kỹ lưỡng. Vì thế mà giáo viên ỏ lớp đều nắm vững phương pháp, có khả năng cảm thụ âm nhạc, sử dụng được dụng dụng cụ âm nhạc và giọng hát tốt.
- Trẻ được tham gia các hoạt động văn nghệ của nhà trường, giúp trẻ có cơ hội rèn luyện và thể hiện từ đó nâng cao tính tự tin.Vì thế mà trong các tiết
học trẻ mạnh dạn, hứng thú hơn.
- Trẻ thích hát từ khi còn rất nhỏ, gần như khi biết nói là trẻ bắt đầu học hát, trẻ được người lớn dạy cho nhiều bài hát. Chính diều này một phần nào đó trẻ được làm quen với môn âm nhạc điều đó giúp giáo viên dễ dàng trong việc truyền tải kiến thức.
- Đa số phụ huynh rất quan tâm đến con em mình và luôn có ý thức ủng hộ cho các phong trào văn nghệ hay hoạt động chung của lớp tạo cơ hội thuận lợi cho giáo viên xây dựng được tiết học hay, chất lượng.
 - Các cháu đều được trang bị đầy đủ về đồ dùng học tập như: dụng cụ âm nhạc, đồ chơi phong phú, và có điều kiện học hành vui chơi rất tốt.
Tất cả những điều đó góp phần rất lớn cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
* Khó khăn.	
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi trên thì vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định như:
- Một số cháu đi học còn chưa đều dẫn đến không đồng đều về chất lượng.
- Một số trẻ chưa mạnh dạn, chưa nhanh nhẹn, còn nhút nhát, dụt dè.
- Khả năng âm nhạc của trẻ còn chưa đồng đều, khi hát trẻ chưa hòa nhịp giọng hát của mình vào giọng hát của tập thể dẫn đến việc cảm thụ âm nhạc cho trẻ còn khó khăn.
- Trẻ hát không đúng giai điệu, hát không rõ lời hoặc hát sai lời.
- Trẻ chưa tao được âm thanh hợp lý khi hát ( hát nhỏ hoặc la hét).
 	- Cô giáo còn chưa chú trọng khai thác hết khả năng của từng trẻ, chưa tận dụng mọi cơ hội cho trẻ làm quen với âm nhạc dẫn đến kết quả chưa cao. 
 - Chưa chú trọng đến việc rèn kỹ năng ca hát cho trẻ.
Để đáp ứng nhiệm vụ và mục đích giáo dục, hình thành ở trẻ kỹ năng ca hát, nghe hát, gõ nhịp cho trẻ và để khắc phục những hạn chế của nó, trước hết giáo viên phải tìm hiểu cặn kẽ tình hình và khả năng của từng cháu trong lớp, phải nắm được nội dung chương trình, phương pháp thực hiện từng nội dung gắn với những thay đổi của chương trình, của chuyên đề hàng năm từ đó khai thác triệt để những kỹ năng của trẻ.
Từ đầu năm học, khi tiến hành thực hiện chương trình tôi đã kiểm tra và tìm hiểu khả năng của từng cháu để có biện pháp linh hoạt giúp đỡ các cháu
trong việc cảm thụ âm nhạc.
	2.2. Kết quả thực trạng:
 	Qua khảo sát tôi đã có những kết quả sau:
TT
Nội dung
Tổng số cháu
Kết quả khảo sát
Đạt
Tỷ lệ
Chưa đạt
Tỷ lệ
1
Trẻ hào hứng với hoạt động âm nhạc
35
25
71%
10 
29%
2
Hứng thú và biết bộc lộ cảm xúc khi nghe nhạc
35
20 
57%
15
43%
3
Thể hiện tốt kỹ năng âm nhạc
35
20 
57%
15
43%
4
Thể hiện được nghệ thuật khi biểu diễn
35
18
51%
17
49%
	Qua khảo sát ban đầu, tôi thấy khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ còn hạn chế. Tôi rất băn khoăn vì kết quả chưa đi đúng với với tầm quan trọng chất lượng âm nhạc. Điều đó đã làm tôi trăn trở và phải tìm ra biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ.
3. Các giải pháp thực hiện
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã đề ra một số giải pháp cụ thể như sau:
3.1 Tạo môi trường học tập cho trẻ.
 Để nhằm mục đích cho trẻ hứng thú vào hoạt động âm nhạc việc tạo môi trường cũng rất quan trong đối với trẻ .
Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Vì thế tôi luôn chú ý bố trí góc phù hợp, sắp xếp đồ dùng, dụng cụ một cách hợp lý tạo sự gần gũi và thoải mái cho trẻ nhưng chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc không ảnh hưởng đến những hoạt động ở góc khác.
Cung cấp nhiều nguồn âm thanh: Các loại lon, thùng thiếc, hột hạt, các loại đá, khối gỗ, chén bằng sành, khuyến khích trẻ sáng tạo cùng cô bằng những phế liệu : Giấy khổ lớn, báo, ni lông...để cùng tạo ra những chiếc váy xinh xắn phục vụ lễ hội hóa trang, nhảy múa.
Được sử dụng đồ dùng do chính tay mình tạo ra để thực hiện các hoạt động âm nhạc, trẻ vô cùng hứng thú nên tôi luôn chú ý tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ý tưởng của mình cùng cô. Đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ trong việc hỗ trợ nhau, liên kết với nhau tổ chức các hoạt động mang tính nghệ thuật. Khuyến khích trẻ tự làm hay cùng trẻ trang trí một số đồ dùng, đồ chơi để vỗ tay, gõ đệm bài hát nhằm gây hứng thú cho trẻ khi sử dụng.
Bên cạnh đó còn có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vạn động theo nhạc như : Những con búp bê bằng vải, những con giống, thú nhồi bông ...làm bạn nhảy, múa cùng trẻ.
	Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ ở góc cho hoạt động tôi còn tích cực xem các chương trình dạy làm đồ dùng học tập trên tivi, các chương trình của trẻ thơ hay truy cập trang web (www.mamnon.com) để học hỏi và thảo luận cùng các đồng nghiệp cách làm đồ dùng dạy học. Huy động phụ huynh tìm kiếm nguyên vật liệu, phế liệu mang đến lớp làm đồ chơi hay trang trí góc âm nhạc. Như vậy chuẩn bị đầy đủ về những điều kiện thực hiện ở các góc đề giúp tôi chủ động và thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với lớp mình phụ trách.
3.2. Xây dựng hoạt động học lấy trẻ làm trung tâm.
Hoạt động học lấy trẻ làm trung tâm là ở đó trẻ được trực tiếp tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, đây là thời điểm mà trẻ có khả năng tập trung chú ý tốt nên tôi chú trọng đầu tư vào hoạt động này. Qua đó giúp trẻ hứng thú, tích cực và cảm nhận tác phẩm âm nhạc một cách trọn vẹn, hiệu quả nhất. 
	Mỗi giờ học giáo dục âm nhạc thường được xây dựng theo cách khác nhau, mỗi giờ chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động để tạo cơ hội cho trẻ được thực hành thể hiện hết mình những khả năng vốn có.
* Chú ý gây hứng thú cho trẻ khi vào bài.
Để thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc được tốt hơn đòi hỏi cô giáo phải luôn suy nghĩ, đầu tư nghiên cứu, sáng tạo trong phương pháp dạy học: Khi vào đầu giờ học có thể trò chuyện về chủ đề, xem vật thật, tranh ảnh, mô hìnhcó trong chủ đề theo nội dung bài dạy để dẫn dắt trẻ tới tác phẩm, vào bài học một cách nhẹ nhàng, tự tin, không gò bó.
Ví dụ: Khi dạy hát bài “Em thích làm chú bộ đội” của nhạc sỹ Hoàng Long cô có thể dựng mô hình doanh trại bộ đội cho các bé được mặc trang phục những chú bộ đội rồi cho trẻ đến thăm quan doanh trại. Từ đó trẻ có thể hình dung, trẻ vừa được trải nghiệm lại vừa gây hứng thú cho trẻ.
Hoặc khi dạy trẻ đề tài: Vận động bài hát ‘Đố bạn” của tác giả Hồng Ngọc trong chủ đề động vật có thể cho trẻ sử dụng mũ minh họa, trang phục để đóng vai thể hiện vài hành động đơn giản của các con vật được nhắc tới trong bài hát nhằm thu hút trẻ.
Hay ở chủ đề thực vật với bài hát ‘Quả” nhạc và lời Xanh Xanh cô giáo có thể chuẩn bị sẵn một số loại qủa thật cho trẻ quan sát.
* Tổ chức các hoạt động đa dạng, linh hoạt dựa vào hoạt động trọng tâm.
Muốn một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao đòi hỏi giáo viên phải hát đúng nhạc, vỗ đúng nhịp, có sử dụng đàn, nhạc cụ để trẻ được làm quen với nhạc, cô hát càng hay càng thu hút trẻ vào giờ học, khi hát phải thể hiện được tình cảm, sắc thái của bài hát. Kết hợp việc sử dụng đàn cũng rất quan trọng xuyên suốt quá trình một giờ hoạt động âm nhạc của trẻ.
 Trong mỗi tiết dạy âm nhạc đều sử dụng đàn cho trẻ
Nếu chọn vận động là trọng tâm tôi xác định tiết vỗ nhịp hay múa để từ đó lựa chọn cách vỗ nhịp cho phù hợp. Bởi mỗi tác phẩm chứa đựng một nội dung, một chủ đề tình cảm rất riêng, vì thế mỗi bài hát tôi nghiên cứu kỹ về chất dọng, nhịp điệu xác định loại nhạc 3/4 hay 2/4, xem âm điệu vui tươi hay trang trọng, tha thiết êm dịu hay hóm hỉnh, nhịp điệu nhanh hay chậm...Để từ đó chọn cách vỗ nhịp chính xác và phù hợp với lứa tuổi. Hầu như tất cả những bài hát trong chương trình và độ tuổi tôi dạy thường sử dụng là loại nhạc 2/4 .
Ở tiết vận động vỗ tay khi đã cho trẻ thể hiện xong vận động cơ bản cô có thể cho trẻ sáng tạo thêm cách vận động khác.
Ví dụ : Hỏi trẻ ‘Ai còn cách vận động nào khác không’? Trẻ sẽ đưa ra ý tưởng cho cách vận động của mình và cho các bạn cùng đứng lên thể hiện.
Nếu phần nghe hát là trọng tâm thì có thể, lựa chọn những bài hát nghe phù hợp, xác định được chất giọng của nhạc, nhịp điệu của bài hát, chau chuốt mượt mà từng động tác để khi thể hiện nhằm thu hút trẻ và hiệu quả được tốt hơn.
Chú ý cho trẻ được nghe hát dưới nhiều hình thức phong phú, ngoài hát thể hiện được cảm xúc, trang phục phù hợp với từng vùng miền tôi còn chú ý kết hợp nhiều hình thức đa dạng. Có thể hát kết hợp diễn rối cho trẻ xem, cho nghe giai điệu, cho trẻ xem vi deo trẻ vừa được nghe hát vừa được thấy được cảnh minh họa cho bài hát.
Còn nếu phần dạy hát là trọng tâm cô có thể dùng nhiều hình thức hát khác nhau : hát từng câu, hát to - nhỏ, hát nối tiếp...theo hiệu lệnh của cô
Không chỉ tổ chức tốt hoạt đông tích hợp trên tiết âm nhạc mà tôi còn vận dụng những bài hát phù hợp với chủ đề để tích hợp trong các hoạt động khác một cách hiệu quả.
	Để nhằm củng cố, rèn luyện và khắc sâu kiến thức, kỹ năng vận động, sự tinh nhanh, nhạy bén trong phát triển tai nghe, sự cảm thụ âm nhạc giáo viên cần phải tổ chức tốt phần trò chơi cho trẻ dưới nhiều hình thức, và cách lựa chọn từng trò chơi cho phù hợp và có sự sáng tạo linh hoạt trong từng trò chơi.
	Chú ý: Khi hướng dẫn cách chơi cần rõ ràng, cụ thể, dần dần nâng cao yêu cầu của trò chơi. Từ đơn giản đến phức tạp hơn nhằm nâng cao khả năng, phát triển năng khiếu cho trẻ.
	Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi “ Tai ai tinh”, không chỉ sử dụng một loại dụng cụ âm nhạc mà sử dụng kết hợp nhiều dụng cụ được làm từ các phế liệu khác nhau như: Vỏ hộp sữa, vỏ hộp bánh, lon bia, gáo dừa, dụng cụ nhà bếp, bát sứ cho lần lượt trẻ lên tự chọn dụng cụ được làm từ các phế liệu để trẻ tự gõ đệm bằng những dụng cụ mình đã chọn. Từ đó cho trẻ khác đoán xem đó là dụng cụ được làm từ phế liệu gì?
	* Một số biện pháp thủ thuật khác.
	Trên hình thức tổ chức hướng dẫn hoạt động để tránh nhàm chán lại gây hứng thú thì tôi tìm tòi nhiều các hình thức tổ chức hoạt động dưới dạng có thể tự đánh đàn cho trẻ nghe, xem các hình ảnh phù hợp trên màn hình . Trong hoạt động để tránh sự gò bó, thì tôi đã thay đổi đội hình, cách bố trí chỗ ngồi cho trẻ linh hoạt không để trẻ ngồi một vị trí nhất định. Phối hợp một cách linh hoạt nhẹ nhàng ngay cả khi bố trí cho trẻ tự đi lấy dụng cụ để biểu diễn nếu là tiết vận động hoặc biểu diễn.
	Vào bài trẻ có thể ngồi quây quần hoặc đứng bên cô, khi nghe cô hướng dẫn dạy hát, dậy vận động trẻ có thể ngồi vòng cung, phần vận động theo nhạc trẻ có thể thay đổi đội hình ngang, dọc, đi vòng tròn. Phần chuyển tiếp trên hoạt động học có chủ đích thường đơn điệu, thiếu hấp dẫn, bằng những tình huống, yếu tố bất ngờ, tôi đã gây hứng thú giúp trẻ chú ý hơn vào bài học: Có thể chọn một hình ảnh sinh động, ngộ nghĩnh mang tính chất minh hoạ được nội dung bài hát cho trẻ xem để dẫn dắt bước vào phần nghe hát, hoặc dùng thủ thuật bắt trước tiếng kêu của con v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_am_nhac_c.doc