SKKN Sử dụng các bài tập bổ trợ trong các giờ dạy chạy cự ly ngắn 60m đối với học sinh khối 9 trường thcs dân tộc nội trú Quan Sơn

SKKN Sử dụng các bài tập bổ trợ trong các giờ dạy chạy cự ly ngắn 60m đối với học sinh khối 9 trường thcs dân tộc nội trú Quan Sơn

Đất nước ta đang tiếp tục đổi mới trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế chính trị văn hoá xã hội với mục tiêu: Tiếp tục sự nghiệp Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá đất nước, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hoàn thành thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.

Thể dục thể thao là bộ môn quan trọng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, là một trong những phương tiện để phát triển con người toàn diện, củng cố và tăng cường sức khoẻ cho nhân dân lao động góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho con người.

Từ khi đất nước mới độc lập Bác Hồ đã nói về vấn đề sức khoẻ của con người rất sâu sắc và nhất quán: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.

Phát triển sức khoẻ con người là một trong những mục đích hàng đầu trong TDTT của mỗi Quốc gia, mỗi dân tộc. Trong những năm gần đây được sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xã hội ta đã có một bước chuyển mình mạnh mẽ. Công cuộc đổi mới đất nước đã làm thay đổi từng ngày từng giờ về các mặt kinh tến, văn hoá, xã hội, ngoại giao. Trong công cuộc đổi mới cùng với sự phát triển đó sự nghiệp TDTT nước ta cũng đang dần dần được đổi mới cho phù hợp và tiến kịp theo với bạn bè năm Châu, đặc biệt là các nước trong khu vực và Châu Lục.

 

doc 16 trang thuychi01 5530
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng các bài tập bổ trợ trong các giờ dạy chạy cự ly ngắn 60m đối với học sinh khối 9 trường thcs dân tộc nội trú Quan Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT QUAN SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ TRONG CÁC GIỜ DẠY
 CHẠY CỰ LY NGẮN 60M ĐỐI VỚI HỌC SINH KHỐI 9 TRƯỜNG THCS DÂN TỘC NỘI TRÚ QUAN SƠN
 Người thực hiện: Lê Văn Chí
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS – DTNT Quan Sơn
 SKKN thuộc lĩnh vực: Thể dục
THANH HOÁ, NĂM 2016
MỤC LỤC
TT
Đề mục
Trang
1
Phần 1: MỞ ĐẦU
1
2
1. Lí do chọn đề tài.
1
3
2. Mục đích nghiên cứu
3
4
3. Đối tượng nghiên cứu
3
5
4. Phương pháp nghiên cứu
3
6
Phần 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
7
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
8
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
9
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7
10
3.1. Bài tập nhảy dây
7
11
3.2. Bài tập chạy lên dốc
7
12
3.3. Bật tại chỗ trên cát
7
13
3.4. Tại chỗ nâng cao đùi
8
14
3.5. Tại chỗ đánh tay
8
15
3.6. Tập xuất phát thấp
8
16
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân, với đồng nghiệp và nhà trường
8
17
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
13
18
Kết luận
13
19
Kiến nghị
13
Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
	Đất nước ta đang tiếp tục đổi mới trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế chính trị văn hoá xã hội với mục tiêu: Tiếp tục sự nghiệp Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá đất nước, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hoàn thành thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.
Thể dục thể thao là bộ môn quan trọng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, là một trong những phương tiện để phát triển con người toàn diện, củng cố và tăng cường sức khoẻ cho nhân dân lao động góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho con người.
Từ khi đất nước mới độc lập Bác Hồ đã nói về vấn đề sức khoẻ của con người rất sâu sắc và nhất quán: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.
Phát triển sức khoẻ con người là một trong những mục đích hàng đầu trong TDTT của mỗi Quốc gia, mỗi dân tộc. Trong những năm gần đây được sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xã hội ta đã có một bước chuyển mình mạnh mẽ. Công cuộc đổi mới đất nước đã làm thay đổi từng ngày từng giờ về các mặt kinh tến, văn hoá, xã hội, ngoại giao. Trong công cuộc đổi mới cùng với sự phát triển đó sự nghiệp TDTT nước ta cũng đang dần dần được đổi mới cho phù hợp và tiến kịp theo với bạn bè năm Châu, đặc biệt là các nước trong khu vực và Châu Lục. 
Như vậy, có thể nói rằng vai trò của TDTT là rất to lớn trong việc củng cố, giữ gìn và nâng cao sức khoẻ cho mọi người, mọi lứa tuổi khác nhau mà đặc biệt là thế hệ trẻ - Những người xây dựng, làm chủ và bảo vệ đất nước xã hội chủ nghĩa trong tương lai.
 Riêng đối với các em ở lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở ( THCS ), về vấn đề nâng cao sức khoẻ để phục vụ cho nhiệm vụ học tập là rất cần thiết. Việc luyện tập thể dục thường xuyên giúp các em phát triển cân đối về hình thái và chức năng cơ thể, phát triển toàn diện năng lực thể chất, tăng cường sức khoẻ và tạo khả năng chống đỡ những tác động có hại của môi trường. Hình thành và hoàn thiện cho các em những kỹ năng kỹ sảo vận động cơ bản. Hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể thường xuyên, giáo dục phẩm chất ý chí, đồng thời xây dựng niềm tin khát vọng sống lành mạnh trong mỗi học sinh. Do đó, vai trò của môn học thể dục ở các trường THCS là vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, hiện nay ở đất nước ta còn có rất nhiều trường học sân bãi dụng cụ tập luyện, số lượng giáo viên có chuyên môn còn thiếu dẫn đến hiệu quả tập luyện của học sinh còn thấp. Điều đó đã làm hạn hế rất nhiều đến việc nâng cao sức khoẻ toàn diện cho học sinh ở lứa tuổi THCS - nền móng quan trọng cho bậc học tiếp theo.
Điền kinh được mệnh danh là môn thể thao "Nữ Hoàng" bởi nó giữ một vai trò trọng yếu và cơ bản, làm nền tảng cho hầu hết các môn thể thao. Hệ thống các bài tập điền kinh rất phong phú, đa dạng, tập luyện với những bài tập này đơn giản, không đòi hỏi sân bãi dụng cụ phức tạp, đặc biệt rất dễ điều chỉnh lượng vận động trong khi tập luyện. Tập luyện các bài học điền kinh thường xuyên, đều đặn sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện nâng cao khả năng chức phận của các cơ quan trong cơ thể như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá, cơ bắp vv... Tác dụng của tập luyện điền kinh đã được các nhà khoa học khẳng định.
Chính từ những đặc điểm và tác dụng như trên điền kinh được coi là nội dung chủ đạo trong hệ thống giáo dục thể chất trong các nhà trường phổ thông, ngoài ra điền kinh là môn được đông đảo quần chúng tham gia tập luyện, đặc biệt còn là một nội dung chính trong tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh.
	Là một trường THCS thuộc vùng miền núi của huyện Quan Sơn nên cơ sở hạ tầng, vật chất của trường còn nhiều thiếu thốn, sân bãi hẹp, dụng cụ tuy mấy năm gần đây đã được phòng giáo dục và nhà trường trang bị cơ bản nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong việc giảng dạy môn thể dục.
Qua 7 năm thực hiện giảng dạy học sinh nội dung chạy ngắn cự ly 60m theo đúng phân phối chương trình tôi nhận thấy thành tích của học sinh chưa được tăng lên rõ nét. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sử dụng các bài tập bổ trợ trong các giờ dạy chạy cự ly ngắn 60m đối với học sinh khối 9 Trường THCS Dân tộc nội trú Quan Sơn”.
2. Mục đích nghiên cứu: 
	Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm tìm ra phương pháp giảng dạy nội dung chạy ngắn có tác dụng ưu việt để phát triển sức nhanh cho học sinh khối 9 trường THCS – DTNT Quan Sơn.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh 2 lớp 9A và 9B trường THCS - DTNT Quan Sơn.
Lớp 9A có 28 học sinh: 11 Nam và 17 Nữ. 
Lớp 9B có 27 học sinh: 15 Nam và 12 Nữ.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết các nhiệm vụ trên của đề tài, tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
a. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Mục đích phân tích tổng hợp tài liệu có liên quan đến đề tài để tìm hiểu cơ sở lý luận của việc hình thành phát triển các tổ chất thể lực, đặc biệt là sức nhanh.
b. Phương pháp điều tra:
Dùng các test để đánh giá thực trạng và kết quả nghiên cứu.
c. Phương pháp toán học thống kế.
- Để sử lý các số liệu của quá trình nghiên cứu.
- Sử dụng toán học thống kê để tính tỷ lệ % kết quả kiểm tra.
Phần 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Ở giai đoạn này, cơ thể các em đang có sự phát triển mạnh về các hệ cơ
quan: hệ thần kinh, hệ hô hấp..., đặc biệt là hệ vận động. Sự phát triển cơ thể không đồng nhịp làm cho các em thường lóng ngóng trong việc thực hiện động tác kĩ thuật. Do vậy các bài tập vừa sức, có sự tăng tiến kết hợp với sự nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lí sẽ giúp cho hệ xương và cơ của các em phát triển một cách cân đối, phù hợp với các quá trình biến đổi sinh lý khác, từ đó giúp các em có thể thực hiện tốt hơn các bài tập kĩ thuật ở lớp trên.
- Ở lứa tuổi 13- 14, tâm lý các em đang ở giai đoạn chuyển giao giữa lứa tuổi nhi đồng và thanh niên. các tính cách trẻ con chưa mất hẳn đan xen với tính cách “người lớn” đang hình thành. Do đó các em vừa hiếu động nhưng cũng rất dễ chán nản. Vì vậy các bài tập hợp lý sẽ giúp các em thích thú, hăng say trong tập luyện đồng thời góp phần ổn định tâm lý cho các em.
Mặt khác lứa tuổi này quá trình lan toả hưng phấn mạnh hơn ức chế. Hoạt động của hệ thần kinh rất linh hoạt, học sinh dễ tiếp thu kiến thức, động tác, bài tập mới, dễ hình thành các phản xạ có điều kiện. Điều đó rất thuận lợi cho học tập và tiếp thu các động tác kĩ thuật các môn thể dục thể thao.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Đặc điểm chạy cự ly 60m. 
Chạy cự ly ngắn là cơ thể phải làm việc với cường độ cực đại (Tốc độ tối đa) trong thời gian ngắn nhất trong tình trạng nợ ôxi. Ở trường THCS, Quan Sơn học sinh chỉ học kỹ thuật chạy cự lý 60m trên đường thẳng. 
Cự ly 60m có đặc điểm: Đây là cự ly ngắn nhất đòi hỏi người chạy đạt được tốc độc cực đại trong thời gian ngắn nhất và duy trì tốc độ đó tới đích. 
Để đạt được mục đích này giai đoạn xuất phát phải thực hiện nhanh, tăng tốc độ tối đa sớm, đồng thời phải có sức bền tốc độ tốt để duy trì trong suốt cự ly. Thông thường ở 15 đến 20m cuối tốc độ đều giảm. Để hạn chế những nhược điểm trong quá trình chạy người chạy phải biết phối hợp các chuyển động nhịp nhàng, tránh gò bó tạo căng thẳng thừa.
b. Đặc điểm bài tập bổ trợ:
Bài tập bổ trợ là một hoạt động của con người, nó được cấu thành bởi 2 yếu tố:
- Vui chơi giải trí, thoả mãn nhu cầu về mặt tinh thần.
- Giáo dục, giáo dưỡng thể chất (góp phần giáo dục đạo đức, ý chí, hình thành và phát triển các tố chất, kỹ năng, kỹ sảo cần thiết trong cuộc sống).
Bài tập bổ trợ là một phương tiện hỗ trợ cho việc phát triển các tố chất sức nhanh , sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, hỗ trợ trực tiếp cho các môn thể thao, làm rút ngắn quá trình hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ sảo vận động cần thiết cho một môn thể thao nhất định.
c. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 15:
c.1. Đặc điểm sinh lý:
Theo tác giả Từ Báo Hùng (Trung Quốc) thì sự phát triển các cơ quan chức phận không đồng đều. Song ở lứa tuổi này hình thái chức năng các hệ thống cơ quan trong cơ thể đã bắt đầu tiếp cận với người trưởng thành. Nếu như ta đặt nền móng để hình thành kỹ, chiến thuật ở lứa tuổi 17 - 18 thì ở lứa tuổi 15 là thời kỳ tốt nhất để phát triển các tố chất thể lực đặc biệt là sức nhanh .
* Đặc điểm phát triển hệ xương: Lứa tuổi này xương các em đang ở thời kỳ phát triển mạnh mẽ về bề dày và quá trình cốt hoá diễn ra nhanh. Xương phát triển dày lên bao bọc quanh sụn với sự tham gia của chất liệu của tổ chức mềm đệm dày trong các tố chất cơ bản của xương chứa trong tế bào xương (quyết định đối với lực đẩy và lực kéo)và cũng thông qua các cấu trúc chất liệu tạo xương còn chưa hoàn thiện nhưng vẫn thích ứng với lượng vận động mà xương phát triển hơn và đàn hồi hơn.
Sự cốt hoá hoàn toàn của xương là quá trình lâu dài và phức tạp, nó điều khiển các hoóc môn và chứa năng lượng ngắt quãng mang tính chất đè nén (chu kỳ ngắt quãng) thúc đẩy sự phát triển chiều dài, kích thích chức năng đối với sự phát triển bề dày của xương thể hiện chủ yếu của lực kéo.
* Đặc điểm phát triển hệ cơ: Hệ cơ ở lứa tuổi này cũng phát triển rất nhanh tuy nhiên sự phát triển cũng không đồng đều giữa các nhóm cơ. Các nhóm cơ còn nhỏ và dài, song dưới tác dụng của tập luyện cơ phát triển mạnh mẽ về chiều dài và bề ngang, sức mạnh được tăng lên rõ rệt. Tính đàn hồi của cơ ở các em lứa tuổi này lớn hơn ở người lớn do đó biên độ co duỗi lớn. Trong sợi cơ của lứa tuổi này hàm lượng HP (Hemoglobin) còn lớn hơn nhiều so với người lớn, điều đó tạo khả năng cung cấp ôxi mạnh.
* Đặc điểm phát triển hệ tim mạch:
 Ở lứa tuổi này hệ tim mạch tiếp tục phát triển tiếp cận dần dần với người trưởng thành, trong đó ảnh hưởng của tập luyện thể dục đã tạo nên một sự thay đổi căn bản hơn, thể tích tim tăng dần theo lứa tuổi trong đó ở Nữ hấp thụ lớn hơn ở Nam. Song chúng ta cần nhớ rằng ở các em đang trưởng thành tế bào cơ tim nhỏ. tính đàn hồi kém, dung tích thể tích tâm thu còn nhỏ nên nhịp tim tăng nhanh hơn người lớn, cùng với sự lớn lên về lứa tuổi sự điều tiết hệ tim mạch nhờ hệ thống thần kinh thực vật (hệ giao cảm) càng hoàn thiện nhịp tim mới giảm dần và gần tới tuổi thanh niên thì ổn định. 
Điều đó có nghĩa là hoạt động vận động với khối lượng lớn, cường độ lớn và căng thẳng, hoạt động của hệ tim mạch không đáp ứng để các yêu cầu năng lượng cho hệ vận động mà chủ yếu bằng việc tăng nhanh tần số mạch đập để tăng lưu lượng phút. Ở lứa tuổi này chỉ thích ứng với bài tập để phát triển sức nhanh sức mạnh và kéo léo với thời gian ngắn số lần lặp lại nhiều. 
c.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 15:
Ở lứa tuổi này, các em đang tập làm người lớn và đòi hỏi mọi người xung quanh phải tôn trọng mình, tính tự ái và tự cao dễ xuất hiện. Tuy vậy các em đã có sự nhận thức nhất định, các em muốn hiểu biết, thích công việc có hoài bão lớn do quá trình hưng phấn chiếm ưu thế lớn hơn quá trình ức chế nên các em tiếp thu cái mới nhanh chóng nhưng lại cũng nhanh chán, nhanh quên. Hơn nữa các em dễ bị môi trường xung quanh tác động và tạo nên sự đánh giá cao về khả năng của mình, khi thất bại thì tự ti, rụt rè. Điều đó không tốt trong quá trình tập luyện thể dục vì vậy khi hướng dẫn cho các em luyện tập thể dục cần phải uốn nắn, nhắc nhở, chỉ bảo định hướng và động viên giúp đỡ các em 
hoàn thành tốt nhiệm vụ, từ đó các em không bị chán, có định hướng đúng, có động cơ tập luyện tốt và như thế sẽ nâng cao hiệu quả bài tập.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
* Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả phát triển tố chất sức nhanh trong giảng dạy chạy cự ly 60m cho học sinh khối 9 trường THCS - DTNT Quan Sơn.
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao hiệu quả phát triển sức nhanh, dựa trên đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh khối 9, tôi đã tìm hiểu, tham khảo và lựa chọn được 1 số bài tập phù hợp với việc luyện tập phát triển sức nhanh như sau:
3.1. Bài tập nhảy dây.
* Chuẩn bị: 
Mỗi em một dây nhảy, một vị trí bằng phẳng.
* Cách thực hiện : 
Bốn đến 5 em xếp thành hàng ngang, tại chổ nhay dây với tốc độ cao 100 lần sau đó bỏ dây chạy với tốc độ cao 20m, giáo viên quan sát và bấm dây cho học sinh xem em nào chạy nhanh hơn, cứ như vậy 5 phút lập lại một lần.
3.2. Bài tập chạy lên dốc 
* Chuẩn bị: 
Một cái dốc dài 20- 25m.
* Cách thực hiện : 
Giáo viên cho học sinh chạy lên dốc với tốc độ cao hết sức, sau đó lại cho học sinh đi bộ xuống nghỉ 5 phút lại chạy lên với số thời gian nghỉ ngắn dần. 
3.3. Bật tại chỗ trên cát.
* Chuẩn bị: 
 Một hố cát bằng phẳng có đủ số lượng cát để an toàn cho học sinh không đau chân.
* Cách thực hiện : 
Giáo vên cho học sinh bật tại chổ trên cát 30 lần với tốc độ cao sau đó cho học sinh chạy 30m bật ngay, nghỉ 10 phút lại lập lại thực hiện 4 – 5 lần. 
3.4. Tại chỗ nâng cao đùi.
* Chuẩn bị: 
Giáo viên cho học sinh xếp thành 4 hàng ngang giản cách đều nhau không va chạm vào nhau, chân đứng bằng mủi bàn chân.
* Cách thực hiện : 
Giáo viên hô bắt đầu cả lớp nâng cao đùi với tốc độ cao liên tục khoãng 10 giây, nghỉ 2 phút lại thực hiện lại, cứ như vậy 4 đến 5 lần.
3.5. Tại chỗ đánh tay. 
* Chuẩn bị: Tập hợp học sinh thành 4 hàng ngang, giản cách đều nhau không chạm vào nhau. 
* Cách thực hiện : 
Giáo viên cho học sinh đánh tay từ từ nhưng phải đúng kỹ thuật, sau đó tăng dần tốc độ lên đến mức tối đa, mỗi lần thực hiện khoãng 5 phút. 
3.6. Tập xuất phát thấp.
	* Chuẩn bị: 
 	Bốn đường chạy 60m và 4 bàn đạp xuất phát thấp.
* Cách thực hiện : 
Giáo viên cho học sinh vào chổ xất phát thấp chạy 30m với tốc độ cao, mỗi học sinh chạy 4 đến 5 lần giáo viên bấm giờ cho học sinh.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân, với đồng nghiệp và nhà trường.
Để đánh giá hiệu quả của các bài tập nhằm phát triển tốt sức nhanh cho học sinh khối 9 trường THCS – DTNT Quan Sơn, tôi sử dụng hai lớp 9A và 9B để thực nghiệm.
Lớp 9A sẽ thực nghiệm tập kỹ thuật cùng với các bài tập đã được lựa chọn ở trên trong các giờ học có nội dung chạy ngắn.
Lớp 9B đối chứng, tập các bài tập mà không có bài tập (như phân phối chương trình).
Tổng thời gian thực nghiệm: 10 tuần, từ ngày 6 /12/2015 đến 14/03/2016 với số tiết là 20 tiết.
Bảng 1: Kế hoạch tập luyện trong 10 tuần – lớp 9A
STT
 Tuần
Tên trò chơi
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
1
Bài tập nhảy dây
X
X
X
X
X
X
X
2
Bài tập chạy lên dốc
X
X
X
X
X
X
3
Bật tại chổ trên cát
X
X
X
X
X
X
4
Tại chổ nâng cao đùi
X
X
X
X
X
X
X
5
Tại chổ đánh tay
X
X
X
X
X
X
X
6
Tập xuất phát thấp 
X
X
X
X
X
X
Kiểm tra trước thực nghiệm: 
Bảng 2: 
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi cho kiểm tra thực trạng ban đầu cả hai lớp 9A và 9B nội dung chạy cự ly 60m bấm giây, kết quả như sau: 
TTT
Nam 9A
T/tích
(giây)
TT
Nam 9B
T/tích
(giây)
1
Hà Văn Đắc
8.2
1
Ngân Văn Chính
8.4
2
Phạm Bá Hải 
8.9
2
Hà Mạnh Cường
7.8
3
Lê Văn Hiệp 
8.7
3
VI Văn Đằng
8.9
4
Lò Văn Mạnh
8.8
4
Hà Văn Hái 
8.6
5
Hà Đình Phùng 
8.6
5
Lương Văn Hào 
8.7
6
Phạm Ngọc Tân
8.6
6
Hà Phúc Hiệp 
8.9
7
Lữ Quang Thắng 
8.7
7
Hà Văn Khánh 
8.9
8
Lữ Đức Trọng 
8.7
8
Sung Quốc Ly 
8.5
9
Đỗ Đình Thái Tuấn
9.2
9
Hà Văn Minh
8.6
10
Hà Văn Tựng
9.4
10
Vi Tiến Quang 
8.7
11
Lê Hoàng Kiên
8.1
11
Vi Hồng Quân 
9.2
12
Hà Văn Quỳnh
9.0
13
Lương Văn Thắng 
9.4
14
Lữ Văn Thống
9.5
15
Thao Chính Xua 
8.9
 =
8.71
=
8.80
TT
Nữ 9A
T/tích
(giây)
TT
Nữ 9B
T/tích
(giây)
1
Len Thị Diệu
10.0
1
Phạm Thu Chinh 
10.0
2
Nông T.Mỹ Dung 
9.9
2
Hà Thị Thu Hà
9.6
3
Phạm T.Thùy Dung 
9.8
3
Hà Thị Hậu
9.7
4
Lò Thị Điệp 
9.3
4
Phạm Hoài Phương 
9.8
5
Lương Thị Hiếu
10.2
5
Vi Thị Phượng 
10.2
6
Lữ THị Hoa 
9.3
6
Hà Thị Sự
10.1
7
Phạm Thu Hoài
9.5
7
Lương Thị Tâm 
9.9
8
Lê Thu Hương 
9.6
8
Phạm Thị Thùy 
9.8
9
Hà THị Nguyệt 
9.9
9
Lữ Thị Trang
10.0
10
Hà Thị Thanh
10.3
10
Ngân Thị Trường
10.0
11
Hà Thị Thảo
9.7
11
Lữ Thị Uyên
9.2
12
Hà Thị Thìn
9.9
12
Hà Tố Uyên
9.3
13
Hà Thị Thuyên 
10.0
14
Lộc Thị Thủy 
10.2
15
Lộc T. Thu Trang 
10.3
16
Phạm Lan Trinh
9.8
17
Hà Thị Xuyến
10.3
 =
9.29
 =
9.90
Qua kết quả kiểm tra thực trạng cho thấy, tố chất sức nhanh thể hiện ở nội dung chạy 60m của học sinh 2 lớp 9A, 9B là tương đương nhau và so với tiêu chuẩn RLTT đối với học sinh lớp 9 (lứa tuổi 15) nam là 8,8 giây, nữ là 9,8 giây, thì đang còn ở mức thấp.
b. Kiểm tra kết quả sau thực nghiệm: 
Bảng 3:
 	Sau quá trình thực nghiệm. Để đánh giá hiệu quả của phương pháp sử dụng trò chơi trong giảng dạy chạy cự ly ngắn (60m), tôi tiến hành kiểm tra2 lớp 9A-9B nội dung chạy nhanh 60m, bấm thời gian. Kết quả thu được như sau:
TT
Nam 9A
T/tích
(giây)
TT
Nam 9B
T/tích
(giây)
1
Hà Văn Đắc
8.1
1
Ngân Văn Chính
8.5
2
Phạm Bá Hải 
8.8
2
Hà Mạnh Cường
7.6
3
Lê Văn Hiệp 
8.6
3
VI Văn Đằng
8.6
4
Lò Văn Mạnh
8.7
4
Hà Văn Hái 
8.6
5
Hà Đình Phùng 
8.5
5
Lương Văn Hào 
8.9
6
Phạm Ngọc Tân
8.6
6
Hà Phúc Hiệp 
8.7
7
Lữ Quang Thắng 
8.6
7
Hà Văn Khánh 
8.4
8
Lữ Đức Trọng 
8.6
8
Sung Quốc Ly 
9.2
9
Đỗ Đình Thái Tuấn
8.3
9
Hà Văn Minh
9.3
10
Hà Văn Tựng
9.2
10
Vi Tiến Quang 
8.5
11
Lê Hoàng Kiên
8.5
11
Vi Hồng Quân 
8.6
12
Hà Văn Quỳnh
9.0
13
Lương Văn Thắng 
9.5
14
Lữ Văn Thống
8.7
15
Thao Chính Xua 
8.6
8.59
=
8.71
TT
Nữ 9A
T/tích
(giây)
TT
Nữ 9B
T/tích
(giây)
1
Len Thị Diệu
9.9
1
Phạm Thu Chinh 
9.9
2
Nông T.Mỹ Dung 
9.9
2
Hà Thị Thu Hà
9.5
3
Phạm T.Thùy Dung 
9.8
3
Hà Thị Hậu
10.5
4
Lò Thị Điệp 
9.3
4
Phạm HoàiPhương 
9.7
5
Lương Thị Hiếu
9.9
5
Vi Thị Phượng 
10.1
6
Lữ THị Hoa 
9.3
6
Hà Thị Sự
10.1
7
Phạm Thu Hoài
9.5
7
Lương Thị Tâm 
9.7
8
Lê Thu Hương 
9.6
8
Phạm Thị Thùy 
9.7
9
Hà THị Nguyệt 
9.8
9
Lữ Thị Trang
9.9
10
Hà Thị Thanh
10.1
10
Ngân Thị Trường
9.8
11
Hà Thị Thảo
9.7
11
Lữ Thị Uyên
9.1
12
Hà Thị Thìn
9.8
12
Hà Tố Uyên
10.0
13
Hà Thị Thuyên 
9.7
14
Lộc Thị Thủy 
9.8
15
Lộc T. Thu Trang 
9.7
16
Phạm Lan Trinh
9.8
17
Hà Thị Xuyến
9.6
 =
9.71
 =
9.83
Từ kết qủa thu được ở bảng 3 cho thấy: Thành tích ở các test kiểm tra của cả 2 lớp thực nghiệm (9A) và đối chứng (9B) đều được nâng lên so với kết quả trước thực nghiệm.
Qua so sánh chênh lệch về thành tích ở các test giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng cho ta thấy rõ ràng sau thời gian thực nghiệm thành tích chạy 60m của học sinh lớp thực nghiệm 9A được nâng lên hơn hẳn thành tích của học sinh lớp đối chứng 9B.
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
Sau khi thực hiện, nghiên cứu đi vào ứng dụng đề tài cho học sinh lớp 9A, 9B ở lứa tuổi 15 tôi cho thấy kết quả được nâng lên rõ rệt.
 Việc đưa một số trò chơi vận động vào giờ học nhằm phát triển tổ chất thể lực cho học sinh lớp 9 là một việc hết sức cần thiết đối với mộ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_cac_bai_tap_bo_tro_trong_cac_gio_day_chay_cu_ly.doc