Sáng kiến kinh nghiệm Mở bài văn nghị luận

Sáng kiến kinh nghiệm Mở bài văn nghị luận

 Trong mấy năm trở lại đây cùng với sự nghiệp đổi mới giáo dục việc đổi cách giảng dạy ra đề thi ở môn ngữ văn cũng có thay đổi căn bản đặc biệt ở phần làm văn. Chất lượng môn ngữ văn ở trường THPT hệ GDTX thường thấp. Bởi tập làm văn là một phân môn khó- đặc trưng của phân môn này là yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã được học ở phân môn văn và tiếng việt vào việc làm văn. Mặt khác, ý thức học môn văn của học sinh chưa cao. Không hiếm tình trạng giáo viên chỉ chú trọng đến giờ văn học, xem nhẹ giờ làm văn, chỉ dạy qua loa, chiếu lệ.

Trong thực tiễn giảng dạy tôi thấy hiện nay nhiều học sinh rất ngại và lười rèn luyện kỹ năng viết bài, thiếu kiến thức thực tế, nên khi làm bài văn thường lúng túng và mắc nhiều lỗi. Điều này tất yếu dẫn đến kết quả các bài làm văn điểm không đạt được như mong muốn. Để làm nên một bài văn nghị luận xã hội thành công cần phải đạt được nhiều yêu cầu. Trong đó, mở bài vừa đúng, vừa hay là yêu cầu đầu tiên và cũng có ý nghĩa nhất. Bởi vì, mở bài không chỉ có một vị trí quan trọng trong cả bài viết mà còn là phần khó khăn nhất của học sinh. Không phải ngẫu nhiên mà Macxim Gorki đã từng kết luận: “ Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”.

 

doc 20 trang thuychi01 7500
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Mở bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Më bµi trong v¨n nghÞ luËn 
ĐẶT VẤN ĐỀ. 
 Trong mấy năm trở lại đây cùng với sự nghiệp đổi mới giáo dục việc đổi cách giảng dạy ra đề thi ở môn ngữ văn cũng có thay đổi căn bản đặc biệt ở phần làm văn. Chất lượng môn ngữ văn ở trường THPT hệ GDTX thường thấp. Bởi tập làm văn là một phân môn khó- đặc trưng của phân môn này là yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã được học ở phân môn văn và tiếng việt vào việc làm văn. Mặt khác, ý thức học môn văn của học sinh chưa cao. Không hiếm tình trạng giáo viên chỉ chú trọng đến giờ văn học, xem nhẹ giờ làm văn, chỉ dạy qua loa, chiếu lệ.
Trong thực tiễn giảng dạy tôi thấy hiện nay nhiều học sinh rất ngại và lười rèn luyện kỹ năng viết bài, thiếu kiến thức thực tế, nên khi làm bài văn thường lúng túng và mắc nhiều lỗi. Điều này tất yếu dẫn đến kết quả các bài làm văn điểm không đạt được như mong muốn. Để làm nên một bài văn nghị luận xã hội thành công cần phải đạt được nhiều yêu cầu. Trong đó, mở bài vừa đúng, vừa hay là yêu cầu đầu tiên và cũng có ý nghĩa nhất. Bởi vì, mở bài không chỉ có một vị trí quan trọng trong cả bài viết mà còn là phần khó khăn nhất của học sinh. Không phải ngẫu nhiên mà Macxim Gorki đã từng kết luận: “ Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”. 
Biểu hiện rất rõ của học sinh trước một đề văn là thường tỏ ra lúng túng ngay ở khâu tìm hiểu đề, xác định các yêu cầu, cho đến công đoạn vận dụng kiến thức văn chương, lịch sử, xã hội và năng lực tư duy ngôn ngữ để triển khai, lập dàn ý. Đáng lưu ý hơn nữa là tình trạng mò mẫm trong công đoạn tạo văn bản hoàn chỉnh. Nhiều bài viết của học sinh còn bộc lộ tình trạng làm bài mà không hề có ý thức về việc vận dụng kiến thức mà môn làm văn đã cung cấp, bỏ qua công đoạn phân tích, tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý, cứ đề ra thì bắt tay vào viết: nghĩ sao viết vậy, lắp ghép câu chữ tùy tiện, quanh quẩn lặp lại những điều đã viết, đến lúc không nghĩ ra được điều gì nữa thì kết thúc bài. 
Các bài viết của học sinh thường gặp các lỗi như: lỗi viết sai chính tả, xuất phát từ việc học sinh không hiểu nghĩa của từ, không ý thức khi viết;
Lỗi sử dụng từ không hợp phong cách: Nguyên nhân học sinh không nắm phong cách ngôn ngữ nghị luận, chưa biết lựa chọn từ ngữ để diễn đạt phù hợp.
Lỗi lặp từ, thừa từ: Đây là hiện tượng phổ biến ở bài viết của học sinh. Nguyên nhân vốn từ ngữ của học sinh nghèo, học sinh chưa có ý thức lựa chọn từ ngữ khi sử dụng.
Lỗi sử dụng từ không đúng nghĩa, sai chuẩn mực: Do học sinh không hiểu rõ ý nghĩa của từ
Nhiều học sinh viết câu không đúng ngữ pháp, thiếu các thành phần chính, thiếu vế trong một câu ghép, viết câu không rõ nghĩa:lỗi viết câu sai ngữ pháp, viết thiếu cả thành phần chủ ngữ lẫn vị ngữ; lỗi viết thiếu thành phần chủ ngữ; lỗi viết thiếu thành phần vị ngữ; lỗi viết thiếu một vế của câu ghép.
Ngoài ra, học sinh cũng mắc lỗi diễn đạt thiếu chặt chẽ, viết câu dài lê thê, lủng củng, phát triển thành nhiều thành phần phụ, mở rộng thành phần trọng tâm thông báo làm câu văn lan man, thiếu mạch lạc.
Các lỗi đó dẫn đến hậu quả là những bài văn lạc đề, lệch đề, không có kết cấu, đoạn mạch rõ ràng, đầy những câu văn “bất thành cú”, từ ngữ thiếu chính xác, sai chính tả. 
Sau đây là trích một số đoạn của HS: 
 (1) “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, 
 Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng. 
 Đây mùa thu tới, mùa thu tới, 
 Với áo mơ phai dệt lá vàng.” 
 Khổ thơ trên nói lên hình ảnh của một người con gái đã có chồng thì bây giờ chồng qua đời cô cảm thấy cô đơn, cô lo nghĩ không biết số phận mình ra sao, cuộc đời cô thật bất hạnh đã chịu sự đau thương tang tóc trước sự mất mát to lớn đó không thể nào bù đắp được cho cô. 
 (2) Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng: giọt lệ như mưa, một nỗi buồn vẫn mêng mông bao la, nỗi xa người yêu là thế. Mọi người chúng ta ai ai đều có sự yêu thương vậy mà thực dân chủ nghĩa tư bản Phương tây nó không có trái tim hay sao? Nó không có nước mắt hay sao. 
Hiện nay có nhiều bài viết, sách mẫu, sách hướng dẫn về cách làm bài văn nghị luận tuy nhiên không có một tài liệu nào tập trung tháo gỡ khó khăn của học sinh khi viết mở bài. Với yêu cầu đặt ra của việc viết đoạn mở bài một cách nhanh chóng, đảm bảo các yêu cầu chức năng của nó làm cho không ít học sinh cảm thấy khó khăn.Học sinh khi viết mở bài văn nghị luận luôn chiếm nhiều thời gian, mắc phải nhiều lỗi về diễn dạt và trình bày thậm chí có em viết một bài văn nghị luận khi giáo viên chấm bài không biết đâu là phầm mở bài, đâu là thân bài, không rõ ràng về bố cục của bài văn.
 Đó là những bài văn cho thấy rõ kiến thức văn học và kĩ năng làm văn của học sinh quá kém cỏi. 
 Làm thế nào để học sinh phổ thông có những bài văn nghị luận hành văn trôi chảy, lôgic, mạch lạc? Đó là câu hỏi của rất nhiều giáo viên dạy bộ môn văn. Vậy để điều đó trở thành hiện thực đòi hỏi người giáo viên phải tốn nhiều công sức tìm phương pháp phù hợp. 
 Riêng đối với tôi, qua thực tế giảng dạy tôi đã rút ra được một số phương pháp giúp học sinh làm tốt một bài văn nghị luận. Nhưng do điều kiện khách quan, do yêu cầu một bài sáng kiến kinh nghiệm người viết chỉ chọn một vấn đề của bài văn nghị luận: cách viết mở bài trong văn nghị luận.
 Trong bài văn phần mở bài là phần phụ, không quan trọng, nhưng có thể nói phần này lại là phần “hồn” của bài văn nghị luận. Đọc phần mở bài, giáo viên có thể nhận biết trình độ, năng khiếu viết văn của học sinh, có thể đánh giá năng lực học văn của học sinh. 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận
Trong chương trình ngữ văn THCS học sinh đã nắm được khái niệm thế nào là văn nghị luận  cũng như các dạng bài nghị luận - Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa. Tuy nhiên mục tiêu dạy học không chỉ giúp học sinh nắm được nội dung kiến thức mà phải hình thành cho học sinh kỹ năng vận dụng vào thực tiễn với những dạng bài tập cụ thể. Việc vận dụng đòi hỏi phù hợp với yêu cầu của từng dạng đề, phù hợp với tính chất của từng kỳ thi. Nếu trong kỳ thi tốt nghiệp chỉ yêu cầu học sinh với những kiến thức và kỹ năng cơ bản thì kỳ thi Đại học, Cao đẳng đòi hỏi học sinh phải vận dụng thành thục những kỹ năng đó để có thể viết được một bài văn nghị luận không chỉ đầy đủ luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ mà còn phải hay, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
 Trong giao tiếp, khi ta tiếp xúc với một văn bản, ngôn bản thì phần mở đầu của văn bản, ngôn bản đó sẽ thu hút sự chú ý của ta, và phần kết thúc của nó sẽ để lại ấn tượng cho ta về nội dung mà nó đề cập đến. Để góp phần quyết định làm nên thành công của một chiến lược giao tiếp, chúng ta không thể không chú trọng đến phần mở đầu và phần kết thúc của văn bản, ngôn bản. Do vậy, dạy học Làm văn ở nhà trường phổ thông cũng cần quan tâm thích đáng đến việc rèn kĩ năng mở bài, kết bài cho học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn
	Qua quá trình giảng dạy và theo dõi việc làm bài văn nghị luận của học sinh một vấn đề dễ nhận thấy ở đối tượng học sinh trung bình - yếu là các em rất chật vật, mất nhiều thời gian vào việc viết phần mở bài. Qua quá tình chấm bài cũng nhận thấy phần mở bài của đối tượng học sinh này chưa đạt yêu cầu: Hoặc còn thiếu ý, hoặc chưa nêu được vấn đề; dẫn dắt vấn đề một cách vòng vo, rườm rà, vu vơ không liên quan đến vấn đề cần giải quyết mà đề bài yêu cầu
Ở các cấp học từ cấp 2 đến lớp 12 kĩ năng mở bài kết bài nhưng còn nặng về lý thuyết và không theo kịp sự phát triển của thực tiễn.
Hiện nay sách tham khảo rất nhiều, các loại sách bổ trợ kiến thức môn Ngữ văn dạng những bài làm văn mẫu nhiều vô kể, học sinh – nhất là các em định hướng theo học khối tự nhiên - cứ nghĩ chỉ cần mua về dựa vào đó là viết được, khỏi phải nghĩ ngợi mất công. Các em cũng không quan tâm đến hiệu quả của việc viết mở bài, kết bài, cứ viết cho đầy đủ thành phần mà không biết có đáp ứng yêu cầu của đề bài hay không. 
Điều đó vô hình chung đã dẫn đến tâm lí ỉ lại, dựa dẫm vào sách tham khảo, tạo thói quen lười suy nghĩ cho các em. Hậu quả là nếu thầy cô giáo ra đề với cách thức khác là không làm được bài hoặc làm lạc đề, cái sai đó cũng bộc lộ rõ ngay trong phần mở bài, kết bài của các em.
Để đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới dạy học môn Ngữ văn, để phù hợp với tính thực hành của môn Làm văn nói chung và nâng cao kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận văn học nói riêng, người viết cho rằng cần phải rèn kĩ năng mở bài, kết bài cho học sinh ở mỗi bài làm văn cụ thể.
3. Phạm vi nghiên cứu
 	Việc rèn kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận là một quá trình lâu dài, thường xuyên trong suốt quá trình các em học về kiểu bài này ở trường GDTX. Tuy nhiên, do dung lượng đề tài có hạn, người viết chỉ:
	+ Nghiên cứu các cách mở bài trong văn nghị luận.
+ Khảo sát thực tế việc viết mở bài cho kiểu bài nghị luận văn học của HS lớp 12.
	+ Thiết kế dạy học thực nghiệm rèn kĩ năng mở bài, trong văn nghị luận văn học nhằm nâng cao kĩ năng đó cho HS.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
	- Phương pháp nghiên cứu hệ thống
	- Phương pháp phân tích và mô tả
	- Phương pháp đối chứng, so sánh
	- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp khảo sát, đánh giá.
5. Cách viết mở bài trong văn nghị luận.
5.1.Nhiệm vụ, nguyên tắc mở bài
	Theo sách Làm văn 12 (sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, NXB Giáo dục. H. 2005), nhiệm vụ của mở bài là giới thiệu vấn đề sẽ được bàn luận trong bài văn, đồng thời khêu gợi, lôi cuốn sự chú ý của người đọc đối với vấn đề đó.
Mở bài trong văn nghị luận phải tuân theo nguyên tắc sau:
Phần mở bài cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài. Nếu đề bài yêu cầu giải thích, chứng minh, phân tích hay bình luận một ý kiến thì phần mở bài phải dẫn lại nguyên văn ý kiến ấy.
Phần mở bài chỉ được phép nêu những ý khái quát. Học sinh không được lấn sang phần thân bài, giảng giải, minh họa hay nhận xét ý kiến nêu trong đề bài. 
5.2. Cách mở bài
a.Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay vấn đề cần nghị luận.
* Ưu điểm của cách mở bài này là: đi thẳng ngay vào bài nên tránh được sự lan man, xa đề hoặc lạc đề; dễ vận dụng đối với các học sinh có kỹ năng lập luận yếu; tiết kiệm được thời gian suy nghĩ cho người viết.
*Nhược điểm của cách mở bài này là ít tạo được không khí lôi cuốn cho người đọc.
b. Mở bài gián tiếp: Nêu ra những ý liên quan đến vấn đề cần nghị luận để khêu gợi rồi mới bắt vào vấn đề ấy. 
*Ưu điểm của cách mở bài này là dễ lôi cuốn, hấp dẫn người đọc, khoe được vốn kiến thức của người viết, nhưng nhược điểm là hơi dài dòng, dễ dẫn tới lan man xa đề nếu không làm chủ được kiến thức, mặt khác lại tốn thời gian suy nghĩ và không phù hợp với các học sinh có kĩ năng lập luận yếu.
Mở bài gián tiếp có bốn kiểu:
Mở bài theo kiểu diễn dịch: nêu lên những ý khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới bắt vào vấn đề ấy.
Mở bài theo kiểu qui nạp: nêu lên những ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi tổng hợp lại thành vấn đề cần nghị luận. 
Mở bài theo kiểu tương liên: nêu lên một ý giống như ý trong đề bài rồi bắt sang vấn đề cần nghị luận. Ý được nêu ra trước thường là tục ngữ, ca dao, danh ngôn hoặc những chân lí phổ biến, những sự kiện nổi tiếng.
Mở bài kiểu đối lập: nêu lên một ý trái ngược với ý trong đề bài rồi lấy đó làm cớ để chuyển sang vấn đề cần nghị luận.
Học sinh có thể kết hợp các cách trên thành kiểu mở bài hỗn hợp.
	Các cách mở bài gián tiếp có tác dụng khêu gợi sự chú ý của người đọc, nhưng người viết cần tránh viết dài dòng, vòng vo, làm loãng vấn đề cần nghị luận.
Kết cấu của đoạn mở bài theo cách gián tiếp gồm 3 phần: 
Mở đầu đoạn: Viết những câu dẫn dắt có liên quan gần gũi với vấn đề chính cần nghị luận. Tuỳ nội dung vấn đề cần nghị luận mà người viết lựa chọn câu dẫn dắt có thể là một câu thơ, một câu danh ngôn, hoặc một câu chuyện kể
Phần giữa đoạn: Nêu luận đề (nếu cảm nhận, bình giảng thơ thì thường là nêu ấn tượng bao trùm mang tư tưởng chủ đề mà bản thân cảm nhận được).
 Phần kết đoạn : Nêu phương thức nghị luận và phạm vi tư liệu sẽ trình bày.
Như vậy, một mở bài hay cần tránh: 
Dẫn dắt vòng vo quá xa mới gắn được vào việc nêu vấn đề.
Tránh dẫn ý không liên quan đến vấn đề cần nghị luận.
Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết, có gì nói hết, thân bài lặp lại những điều đã nói ở mở bài.
Một mở bài hay cần phải:
	- Ngắn gọn (khoảng 3 – 4 câu)
	- Đầy đủ (phải nêu được vấn đề cần nghị luận, phạm vi tư liệu, thao tác nghị luận chính)
	- Độc đáo (gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề cần nghị luận, cách nêu khác lạ, bất ngờ cho người đọc)
	- Tự nhiên ( ngôn từ giản dị, mộc mạc, tránh sáo rỗng, tránh gượng ép vì dễ gây cho người đọc cảm giác khó chịu về sự giả tạo, mơ hồ).
5.3 Một số ví dụ thực hành rèn kĩ năng viết mở bài và kết bài cho kiểu bài NLVH trong chương trình Ngữ văn 12 qua các bài tập 
	Giáo viên cung cấp một số đoạn văn mở bài, kết bài cho những đề bài cụ thể, yêu cầu học sinh nhận diện xem đoạn văn đó thuộc về kiểu mở bài, kết bài nào đã học.
Bài tâp 1: Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
Mở bài: Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” được viết vào thời gian Hàn Mặc Tử phát hiện mình đã mắc bệnh phong và đang trị bệnh ở Qui Nhơn, cách ly với gia đình và tuyệt giao với bạn bè. Ra đời trong hoàn cảnh đó, bài thơ là nỗi niềm tâm sự đau đớn, thiết tha của nhà thơ với cuộc đời và con người.
Gợi ý: mở bài kiểu trực tiếp.
Bài tập 2: Bình luận về mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật và hiện thực cuộc sống. Chứng minh bằng một số tác phẩm văn học.
Mở bài 1: 
Có ai đó đã ví sáng tạo nghệ thuật như việc thả diều. Con diều dù có bay bổng bao nhiêu vẫn phải gắn với mặt đất bằng một sợi dây vững chắc. Ý tưởng ấy gợi cho ta nhiều suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Hãy đến với một số tác phẩm văn học lớn, chúng ta sẽ thấy rõ mối quan hệ máu thịt này.
Mở bài 2: 
Thần thoại Hi Lạp còn để lại một câu chuyện đầy cảm động về chàng lực sĩ Ăngtê và đất mẹ. Thần Ăngtê sẽ bất khả chiến bại khi chân chàng gắn chặt vào lòng đất mẹ Gaia. Có thể ví mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống như quan hệ giữa Ăngtê và đất mẹ vậy. Chưa tin ư, bạn hãy thử đến với những tác phẩm văn học lớn mà xem.
Mở bài 3: 
Trong một lần tâm sự với văn nghệ sĩ, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Nghệ thuật phải bắt nguồn từ đời sống, thoát ly đời sống, nghệ thuật nhất định sẽ khô héo”. Văn học là một loại hình cơ bản của nghệ thuật. Lời tâm sự trên đã trực tiếp khẳng định mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Phân tích một số tác phẩm văn học lớn, chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
Gợi ý: mở bài kiểu gián tiếp (mở bài 1 và 2: tương liên, mở bài 3: diễn dịch)
Bài tập 3: Tình cảnh khốn khổ và khát vọng của những người dân nghèo ở xóm ngụ cư trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
Mở bài: “Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm hay của nhà văn Kim Lân. Qua tác phẩm, nhà văn đã cho chúng ta thấy được tình cảnh khốn khổ và khát vọng của những người dân nghèo ở xóm ngụ cư.
 (Bài làm của học sinh)
Gợi ý: mở bài trực tiếp.
Kết bài: “Vợ nhặt” là tác phẩm thể hiện được tư tưởng nhân đạo của nhà văn. Qua truyện ngắn này, Kim Lân muốn khẳng định dù ở trong tình cảnh bi thảm đến đâu, dù cận kề cái chết, người dân vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống, hi vọng vào tương lai, vẫn muốn sống cho ra con người.
(Bài làm của học sinh)
Gợi ý: kết bài tóm lược.
Bài tập 4: Suy nghĩ về hình tượng sóng và khát vọng tình yêu trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.
Mở bài 1: Tình yêu đôi lứa là một tình cảm vô cùng cao đẹp mà bất kì con người nào cũng luôn luôn khát khao có được. Nỗi khát khao mãnh liệt ấy đã được các nhà thơ thể hiện rất hình tượng, rất bay bổng trong các tác phẩm của mình. Nếu như nhà thơ Nga Puskin nói lên khát vọng yêu đương của mình bằng ngọn lửa tình rực cháy thì nữ thi sĩ Xuân Quỳnh lại chọn sóng – một hình tượng mang nhiều ý nghĩa để gửi gắm khát vọng tình yêu của người con gái trẻ.
(Bài làm của học sinh)
Gợi ý: mở bài kiểu tương liên.
Mở bài 2: 	Đã hôn rồi hôn lại
	Cho đến mãi muôn đời
	Đến tan cả đất trời
	Anh mới thôi dào dạt
	(“Biển” – Xuân Diệu)
Nếu như khát vọng tình yêu của Xuân Diệu mạnh mẽ, quyết liệt và đầy nam tính thì Xuân Quỳnh lại vô cùng đằm thắm, dịu dàng và đậm chất nữ tính trong việc bộc lộ khát vọng tình yêu. Người đọc có thể nhận ra điều đó qua hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của chị.
(Bài làm của học sinh)
Gợi ý: mở bài kiểu tương liên.
Kết bài 1: Hình ảnh những con sóng qua trang thơ Xuân Quỳnh hiện lên thật sinh động và đầy sức gợi. Nó còn là hình ảnh ẩn dụ mà Xuân Quỳnh đã mượn để gửi gắm những xúc cảm yêu đương cháy bỏng thiết tha của người con gái. Bài thơ khép lại mà hình tượng sóng biển – sóng lòng vẫn gợn đều trong trái tim mỗi người đọc, để lại ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu.
(Bài làm của học sinh)
Gợi ý: Kết bài tóm lược.
Kết bài 2: Với hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã giúp người đọc nhận ra sức sống, vẻ đẹp tâm hồn của người con gái khi yêu. Người con gái đó mạnh dạn bày tỏ tình yêu, khát vọng và những rung động của tái tim mình. Đó là khát vọng tình yêu thật chung thuỷ và mãnh liệt. Giống như Trần Đăng Suyền đã nhận định: “ Sóng của Xuân Quỳnh, đó là cuộc hành trình khởi đầu, là sự bỏ qua cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn. Cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hoá thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở”.
(Bài làm của học sinh)
5.4 Kết quả ứng dụng vào thực tiễn
Từ những kinh nghiệm trên chúng tôi đã ứng dụng vào việc soạn giảng môn làm văn lớp 12( SGK chương trình chuẩn) bài “ Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận”
RÌn luyÖn kÜ n¨ng më bµi, kÕt bµi
trong bµi v¨n nghÞ luËn
 I- Môc tiªu bµi häc
1. KiÕn Thøc:
- HiÓu mét c¸ch ®Çy ®ñ vÒ chøc n¨ng cña më bµi vµ kÕt bµi trong bµi v¨n nghÞ luËn. 
- N¾m v÷ng h¬n c¸c kiÓu më bµi vµ kÕt bµi th«ng dông trong v¨n nghÞ luËn. 
2. KÜ n¨ng.
 Cã ý thøc vËn dông mét c¸ch linh ho¹t c¸c kiÓu më bµi vµ kÕt bµi trong khi viÕt v¨n nghÞ luËn.
BiÕt nhËn diÖn nh÷ng lçi th­êng m¾c trong khi viÕt më bµi, kÕt bµi vµ cã ý thøc tr¸nh nh÷ng lçi nµy. 
3. Th¸i ®é: Cã ý thøc x©y dùng bµi. 
II- ChuÈn bÞ cña GV vµ HS.
S¸ch gi¸o khoa, gi¸o ¸n, phiÕu häc tËp.
C- TiÕn tr×nh lªn líp
Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß
T gian
Néi dung cÇn ®¹t
Ho¹t ®éng 1: Tæ chøc rÌn luyÖn kÜ n¨ng viÕt phÇn më bµi
1. GV tæ chøc cho HS t×m hiÓu c¸c c¸ch më bµi cho ®Ò bµi: Ph©n tÝch gi¸ trÞ nghÖ thuËt cña t×nh huèng truyÖn trong t¸c phÈm Vî nhÆt (Kim L©n) 
HS ®äc kÜ c¸c më bµi (SGK) ph¸t biÓu ý kiÕn
20p
I. ViÕt phÇn më bµi
1. T×m hiÓu c¸ch më bµi
- §Ò tµi ®­îc tr×nh bµy: gi¸ trÞ nghÖ thuËt cña t×nh huèng truyÖn trong Vî nhÆt cña Kim L©n.
- C¸ch më bµi thø 3: më bµi gi¸n tiÕp, dÉn d¾t tù nhiªn, t¹o ra sù hÊp dÉn, chó ý vµ phï hîp h¬n c¶ víi yªu cÇu tr×nh bµy ®Ò tµi
2. GV lÇn l­ît cho HS ph©n tÝch c¸c c¸ch më bµi (SGK):
a) §o¸n ®Þnh ®Ò tµi ®­îc triÓn khai trong v¨n b¶n. 
b) Ph©n tÝch tÝnh tù nhiªn, hÊp dÉn cña c¸c më bµi.
HS th¶o luËn nhãm, tr×nh bµy tr­íc líp
2. Ph©n tÝch c¸ch më bµi
- §o¸n ®Þnh ®Ò tµi:
+ MB1: quyÒn tù do, ®éc lËp cña d©n téc ViÖt Nam
+ MB2: NÐt ®Æc s¾c cña t­ t­ëng, nghÖ thuËt bµi th¬ Tèng biÖt hµnh cña Th©m T©m.
+ MB3: Nh÷ng kh¸m ph¸ ®éc ®¸o, s©u s¾c cña Nam Cao vÒ ®Ò tµi ng­êi n«ng d©n trong t¸c phÈm ChÝ PhÌo.
- C¶ 3 më bµi ®Òu theo c¸ch gi¸n tiÕp, dÉn ®¾t tù nhiªn, t¹o ®­îc Ên t­îng, hÊp dÉn sù chó ý cña ng­êi ®äc h­íng tíi ®Ò tµi.
3. Tõ hai bµi tËp trªn, HS cho biÕt phÇn më bµi cÇn ®¸p øng yªu cÇu g× trong qu¸ tr×nh t¹o lËp v¨n b¶n?
HS lµm viÖc c¸ nh©n, ph¸t biÓu tr­íc líp
3. Yªu cÇu phÇn më bµi
- Th«ng b¸o chÝnh x¸c, ng¾n gän vÒ ®Ò tµi
- H­íng ng­êi ®äc (ng­êi nghe) vµo ®Ò tµi mét c¸ch tù nhiªn, gîi sù høng thó víi vÊn ®Ò ®­îc tr×nh bµy trong v¨n b¶n.
Ho¹t ®éng 2: Tæ chøc rÌn luyÖn kÜ n¨ng viÕt phÇn kÕt bµi
1. GV tæ chøc 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mo_bai_van_nghi_luan.doc