SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng mũi nhọn nói riêng ở các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Định bằng việc đăng ký thực hiện một nội dung đổi mới làm điểm nhấn trong năm học

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng mũi nhọn nói riêng ở các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Định bằng việc đăng ký thực hiện một nội dung đổi mới làm điểm nhấn trong năm học

Sự nghiệp giáo dục luôn được Đảng và nhà nước ta hết sức coi trọng, đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay, xong để giáo dục có thể phát triển ngang tầm các nền giáo dục của các nước phát triển chỉ có thể phát triển nhanh và bền vững mới có điều kiện thúc đẩy giáo dục phát triển có hiệu quả và có sức cạnh tranh, không chạy theo “tốc độ thành tích”; coi trọng nâng cao không ngừng chất lượng giáo dục để ngày càng một nâng cao vị thế giáo dục Yên Định nói riêng và giáo dục Thanh Hóa nói chung.

Phát triển giáo dục nhanh, bền vững và hiệu quả là tạo sức cạnh tranh cho kinh tế - xã hội. Phát triển nhanh và bền vững về giáo dục là góp phần đưa con người vào vị trí trung tâm của tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục tạo cơ hội giúp cho mọi người phát huy được tài năng, trí tuệ, sở trường, năng lực của mình, tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của quá trnhf đổi mới toàn diện nước ta mà Đảng đang thực hiện; chất lượng cuộc sống của mỗi người ngày một nâng cao.

Chính vì vậy, nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục là một việc làm thiết thực của các cấp quản lý giáo dục nói chung và của mỗi nhà trường nói riêng, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người người quản lí giáo dục là phải chỉ đạo, hướng dẫn một các toàn diện trong đó đặc biệt chỉ đạo sâu về chuyên môn, coi trọng chất lượng mũi nhọn. Nhưng để chất lượng mũi nhọn của các nhà trường được nâng lên một cách đồng bộ thì không phải nhà trường nào cũng có thể làm được bởi vì nó còn phụ thuộc vào các yếu tố: địa phương, giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

 

doc 20 trang thuychi01 8753
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng mũi nhọn nói riêng ở các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Định bằng việc đăng ký thực hiện một nội dung đổi mới làm điểm nhấn trong năm học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
A. Mở đầu
1
I. Lý do chọn đề tài 
1
II. Mục đích nghiên cứu
1
III. Đối tượng nghiên cứu.
2
IV. Phương pháp nghiên cứu.
2
B. Nội dung 
2
I. Cơ sở lí luận.
2
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2
III. Giải pháp 
3
1. Chỉ đạo các trường đăng ký nội dung làm điểm nhấn ngay đầu năm học.
3
2. Chỉ đạo các trường sơ kết nội dung đổi mới.
9
3. Chỉ đạo các cụm tổ chức họp, đánh giá nội dung đổi mới
9
4. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến
12
C. Kết luận, kiến nghị.
16
1. Kết luận
16
2. Kiến nghị
16
A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự nghiệp giáo dục luôn được Đảng và nhà nước ta hết sức coi trọng, đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay, xong để giáo dục có thể phát triển ngang tầm các nền giáo dục của các nước phát triển chỉ có thể phát triển nhanh và bền vững mới có điều kiện thúc đẩy giáo dục phát triển có hiệu quả và có sức cạnh tranh, không chạy theo “tốc độ thành tích”; coi trọng nâng cao không ngừng chất lượng giáo dục để ngày càng một nâng cao vị thế giáo dục Yên Định nói riêng và giáo dục Thanh Hóa nói chung.
Phát triển giáo dục nhanh, bền vững và hiệu quả là tạo sức cạnh tranh cho kinh tế - xã hội. Phát triển nhanh và bền vững về giáo dục là góp phần đưa con người vào vị trí trung tâm của tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục tạo cơ hội giúp cho mọi người phát huy được tài năng, trí tuệ, sở trường, năng lực của mình, tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của quá trnhf đổi mới toàn diện nước ta mà Đảng đang thực hiện; chất lượng cuộc sống của mỗi người ngày một nâng cao.
Chính vì vậy, nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục là một việc làm thiết thực của các cấp quản lý giáo dục nói chung và của mỗi nhà trường nói riêng, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người người quản lí giáo dục là phải chỉ đạo, hướng dẫn một các toàn diện trong đó đặc biệt chỉ đạo sâu về chuyên môn, coi trọng chất lượng mũi nhọn. Nhưng để chất lượng mũi nhọn của các nhà trường được nâng lên một cách đồng bộ thì không phải nhà trường nào cũng có thể làm được bởi vì nó còn phụ thuộc vào các yếu tố: địa phương, giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học... 
Tôi thiết nghĩ đã làm chuyên môn thì nhất định phải vừa hồng, vừa chuyên, phải có hướng đi mới phù hợp với tình hình giáo dục hiện nay, làm cho giáo dục huyện nhà ngày một phát triển. Để làm được điều này không phải là dễ và đến nay cũng chưa có một tài liệu nào bàn sâu về vấn đề này. Chính vì vậy, là một chuyên viên tâm huyết với nghề, với chất lượng giáo dục huyện nhà, tôi luôn băn khoăn trăn trở về vấn đề này. Chính điều đó đã đưa tôi đến lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng mũi nhọn nói riêng ở các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Định bằng việc đăng ký thực hiện một nội dung đổi mới làm điểm nhấn trong năm học” với mong muốn được trao đổi kinh nghiệm, nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để chất lượng giáo dục ngày càng tốt hơn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Đề tài này thực hiện với mục đích:
Thứ nhất: Góp phần vào việc thực hiện tốt Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
Thứ hai: Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Yên Định nói riêng.
Thứ ba: Giúp các nhà trường định hướng được những việc làm trọng tâm trong năm học bằng các chỉ tiêu cụ thể làm cơ sở đánh giá tiêu chí thi đua trong năm học.
Thứ tư: Giúp các đơn vị có tầm nhìn chiến lược để phát triển nhà trường.
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Định.
 IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp thu thập số liệu:
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp thống kê.
B. NỘI DUNG
I- CƠ SỞ LÍ LUẬN:
 Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đảm bảo thành công tiến trình thực đổi căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Để nâng cao chất lượng đào tao cần phải có quan điểm nhận thức đúng, chiến lược phát triển phù hợp và giải pháp hợp lý.  Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về Giáo dục - Đào tạo, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang tích cực từng bước mới công tác quản lý giáo dục, đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, hoàn thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước”.
 Trong công tác giáo dục, nâng cao chất lượng là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó bao gồm bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu và nâng cao chất lượng đại trà, đầu tư cơ sở vật chất theo hướng hiện đại. 
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Những năm gần đây, Giáo dục Yên Định luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự phối hợp có hiệu quả giữa Phòng GD&ĐT với các phòng, ban, các tổ chức đoàn thể trong huyện, vì vậy chất lượng giáo dục Yên Định đang từng bước khởi sắc trên tất cả các mặt, cụ thể: 
Quy mô, hệ thống trường lớp ổn định; chất lượng giáo dục được nâng lên, học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ thi quốc gia, kỳ thi cấp tỉnh; công tác quản lý giáo dục có bước chuyển biến tích cực; trình độ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được nâng lên từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường và từng bước hiện đại hóa; xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, giáo dục Yên Định hiện nay vẫn còn có những tồn tại, bất cập sau:
Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Chưa coi trọng đúng mức đánh giá hiệu quả quản lý và hiệu quả đầu tư cho giáo dục.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; thiếu động lực tự học và đổi mới; chưa bắt kịp yêu cầu của đổi mới giáo dục.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của một số nhà trường còn thiếu so với quy định tại Thông tư 47/BGD&ĐT của trường đạt chuẩn Quốc gia, chưa đạt chuẩn quy định, thiếu quỹ đất dành cho phát triển giáo dục.
Những tồn tại, bất cập trên không thể giải quyết khắc phục bằng các giải pháp nhất thời, thiếu chiến lược và tầm nhìn dài hạn, thiếu tính đồng bộ và hệ thống mà để giải quyết được những vấn đề đặt ra trước hết nhà lãnh đạo, quản lí, người làm giáo dục phải có cách nhìn toàn diện, đầy đủ, khách quan, phải có những việc làm cụ thể, thiết thực.
III. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 
1. Chỉ đạo các trường đăng ký nội dung làm điểm nhấn ngay đầu năm học.
	Là chuyên viên trực tiếp phụ trách chuyên môn các môn khoa học xã hội bậc THCS trên địa bàn huyện Yên Định, trong quá trình chỉ đạo chuyên môn bản thân luôn trăn trở làm thế nào để chất lượng giáo dục nói chung cũng như chất lượng các môn khoa học xã hội nói riêng ngày càng được nâng lên, thiết nghĩ trước hết người phụ trách phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu chỉ đạo chuyên môn trong đó phải chú ý đến khâu đột phá về chất lượng giáo dục đào tạo. Xuất phát từ mục tiêu trong những năm qua, bản thân đã tham mưu cho lãnh đạo Phòng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các nhà trường làm tốt công tác quản lí để nâng cao chất lượng giáo dục, nội dung đăng kí làm điểm nhấn dựa trên các nội dung như: Nâng cao chất lượng mũi nhọn, chất lượng đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, tham mưu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia v.vcụ thể:
* Năm học 2015-2016 Phòng GD&ĐT đã có Công văn số 337/GDYĐ về việc thực hiện nội dung đổi mới năm học 2015-2016.
UBND HUYỆN YÊN ĐỊNH
 PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
 Số: 337/GDYĐ
V/v thực hiện nội dung đổi mới
Năm học 2015 - 2016
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 Yên Định, ngày 22 tháng 10 năm 2015
Kính gửi: Hiệu trưởng các trường THCS trong toàn huyện.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 bậc Trung học cơ sở của Phòng GD&ĐT huyện Yên Định;
Để tiếp tục triển khai, thực hiện Đề án số 2071/QĐ- UBND ngày 05 tháng 12 năm 2013 của UBND huyện về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo huyện giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020; tiếp tục thực hiện chủ đề “Đẩy mạnh công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục chất lượng toàn diện, đặc biệt là chất lượng mũi nhọn”; tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn của ngành. Phòng GD&ĐT Yên Định yêu cầu các trường triển khai thực hiện tốt đổi mới quản lý giáo dục bằng việc đăng ký một nội dung đổi mới làm điểm nhấn trong năm học 2015-2016, cụ thể như sau:
1. Lựa chọn nội dung đổi mới
Mỗi nhà trường căn cứ vào tình hình thực tế năm học 2015-2016 của đơn vị mình, nội dung đã được thống nhất trong Hội nghị công chức, viên chức, Ban giám hiệu cùng với Hội đồng sư phạm nhà trường xây dựng kế hoạch, các giải pháp thực hiện nội dung đổi mới đó. Các trường gửi đăng ký nội dung đổi mới bằng văn bản và gửi qua Email Đ/c Phụ trách Cụm trước ngày 27/10/2015 để tổng hợp theo dõi và gửi về bộ phận Trung học cơ sở Phòng GD&ĐT. Ngoài nội dung đổi mới mà nhà trường đăng ký Bộ phận chuyên môn Trung học cơ sở căn cứ vào thực tế của đơn vị sẽ bổ sung thêm nội dung để nhà trường thực hiện. 
Lưu ý: Nội dung đổi mới của nhà trường và kết quả thực hiện là một tiêu chí để bình xét thi đua cuối năm.
2. Công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện nội dung đổi mới
	 Phụ trách các cụm cùng thư ký, tổng hợp kế hoạch thực hiện nội dung đổi mới của các trường trong cụm, gửi về bộ phận Trung học cơ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo bằng văn bản (có dấu đỏ) và gửi qua Email: vuhongtuanyd@gmail.com.trước ngày 29/10/2015, theo mẫu:
Tổng hợp thực hiện kế hoạch nội dung đổi mới năm học 2015 – 2016
Đơn vị cụm:..
TT
Đơn vị trường
Tên nội dung đổi mới
Chỉ tiêu cụ thể
Thời gian thực hiện và hoàn thành
1
VD: THCS A
Bổ sung cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học trong nhà trường
- Đổ bê tông 250 m2 đường vào trường
- Đổ bê tông 170m2 sân trường
- Mua quạt lớp học 15 cái 
- 30/12/2015
- 30/1/2016
- 15/10/2015
2
THCSB
Bước đầu đưa giáo án điện tử vào dạy học trong nhà trường..
- Tập huấn cách sử dụng
- Tổ chức các tiết dạy minh hoạ
Môn toán
Môn Ngữ văn
Môn Tiếng Anh
- Sáng 17/11/205
- Tiết 2 sáng 10/10/2015
- Tiết 3 sáng 10/10/2015
- Tiết 2 sáng 25/2/2016.
Cuối năm học Bộ phận Trung học cơ sở Phòng GD&ĐT phân công các cụm tổ chức kiểm tra chéo, họp đánh giá, xếp loại việc thực hiện nội dung đổi mới của các đơn vị (sẽ có Công văn hướng dẫn sau). Phòng GD&ĐT sẽ tiến hành kiểm tra việc thực hiện nội dung đổi mới đã được phê duyệt của từng trường thông qua các đợt kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất Bộ phận Trung học cơ sở Phòng GD&ĐT sẽ căn cứ vào kết quả thống nhất xếp loại của cụm để đánh giá tiêu chí thi đua này.
Nhận được Công văn này, Phòng GD&ĐT Yên Định yêu cầu các trường Trung học cơ sở triển khai nghiêm túc, thực hiện tốt nội dung trên.
Nơi nhận: 
- Như kính gửi (để thực hiện);
- Lưu : VT, Phòng GD&ĐT. 
TRƯỞNG PHÒNG
(Đã ký)
 Đỗ Văn Cường
* Nội dung các trường đăng ký nội dung đổi mới trong năm học 2015-2016:
PHÒNG GD&ĐT YÊN ĐỊNH
CỤM: HƯNG- HẢI- TÂN- TIẾN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Định Hưng, ngày 28 tháng 10 năm 2015
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NỘI DUNG ĐỔI MỚI NĂM HỌC 2015-2016
TT
Đơn vị trường
Tên nội dung đổi mới
Chỉ tiêu cụ thể
Thời gian thực hiện và hoàn thành
1
THCS Định Hưng
Xây dựng thư viện chuẩn
Tham mưu với lãnh đạo địa phương xây dựng thư viện, phòng đọc đủ kích thước, đảm bảo yêu cầu.
- Vận động CBGV NV đóng góp sách, tài liệu tham khảo (ít nhất mỗi người 2 cuốn).
- Vận động hs đóng góp SGK, sách truyện (ít nhất mỗi em 1 cuốn)
- Nhà trường mua sắm bổ sung đảm bảo có ít 3000 đầu sách trong thư viện.
- Quản lí, sắp xếp thư viện khoa học, sử dụng hiệu quả tài nguyên thư viện.
Từ tháng 6/2015 đến tháng 12/23015
Từ 05/9/2015 đến 20/11/2015
Từ 21/11/2015 đến 30/12/2015.
Từ 30/12/2015.
2
THCS Định Tân
Tăng cường UDCNTT trong quản lí và giảng dạy tại trường THCS Định Tân
- Khai thác sử dụng phần mềm QLGD vnEdu.vn.
- Triển khai sử dụng SLLĐT trên 98%.
- Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy, 100% các tiết thao giảng có sử dụng máy chiếu.
Từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016
3
THCS Định Tiến
Chỉ đạo các tổ giáo viên bộ môn sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
 - Các tổ trưởng kiểm tra giáo án.. 
 - Nhân viên phụ trách thiết bị dạy học thực hiện nghiêm túc việc cho đăng ký và mượn thiết bị thí nghiệm, thực hành theo đúng quy định.
- BGH thường xuyên kiểm tra và kiểm tra đột xuất việc sử dụng trang thiết bị dạy học của giáo viên và việc sử dụng phòng học bộ môn.
-Tổ chức thao giảng(thao giảng 2 đợt/năm):100% giờ thao giảng sử dụng trang thiết bị dạy học.
 - Sử dụng trang thiết bị dạy học phải được lên trong sổ kế hoạch giảng dạy.
- Chất lượng giờ giảng (khi thao giảng và BGH dự giờ đột xuất) là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua của giáo viên trong năm học.
- Thứ 2 hàng tuần (chú ý kiểm tra nội dung chuẩn bị đồ dùng dạy học).
-Đăng ký trong tuần, trước 2 ngày
- Kiểm tra theo kế hoạch
- Vào chiều thứ 7 trong tháng 10//2015 và thâng 3/2016
- Kiểm tra sổ báo giảng vào thứ 3 hàng tuần
- 30/12/2015
- 22/5/2016
4
Trường THCS Định Hải
- Xây dựng thư viện chuẩn quốc gia.
- Có đủ giá tủ đựng sách báo, báo chí.
- Có kho đựng sách báo.
- Có phòng đọc cho giáo viên, học sinh.
- Huy động số lượng sách báo chí từ 500 bản đến 2500 bản.
- Có nội qui phòng đọc.
-1/10/2015 đến 30/11/2015 hoàn thành
Lưu ý: Trên đây tác giả chỉ đưa ra một cụm của huyện để làm minh chứng cho đề tài.
* Kết quả việc thực hiện nội dung đổi mới làm điểm nhấn trong năm học 2015-2016
PHÒNG GD&ĐT YÊN ĐỊNH
CỤM: HƯNG- HẢI- TÂN- TIẾN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Định Hưng, ngày 12 tháng 5 năm 2016
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NỘI DUNG ĐỔI MỚI 
NĂM HỌC 2015-2016
TT
Đơn vị trường
Tên nội dung đổi mới
Kết quả 
Điểm xếp loại
Do 4 trường trong cụm chấm
1
THCS Định Hưng
Xây dựng thư viện chuẩn
Nhà trường đã tham mưu với Đảng ủy, UBND xã xây dựng được thư viện, 02 phòng đọc đủ kích thước theo quy định.
- Tổng số CBGV NV đóng góp sách, tài liệu tham khảo: 120 cuốn.
- Vận động HS đóng góp SGK, sách truyện được: 340 cuốn.
- Nhà trường đã mua sắm bổ sung được: 3120 đầu sách.
- Mua sắm được 4 máy tính kết nối mạng, 04 câu khẩu hiệu.
- Quản lí, sắp xếp thư viện khoa học, sử dụng hiệu quả tài nguyên thư viện.
 9.5 điểm
 Xếp loại: A
2
THCS Định Tân
Tăng cường UDCNTT trong quản lí và giảng dạy tại trường THCS Định Tân
- Ngày 24 tháng 9 năm 2015 đ/c Hiệu trưởng đã triển khai cho 100% CBGV biết khai thác sử dụng phần mềm QLGD vnEdu.vn.
- Triển khai sử dụng SLLĐT trên 98%.
- 100% GV soạn giảng giáo án điện tử trong giảng dạy, - - 100% các tiết thao giảng có sử dụng máy chiếu.
- Số tiết thao giảng xếp giờ giỏi, khá trong học kỳ I và học kỳ II: 52 giờ.
 9.1 điểm
 Xếp loại: A
3
THCS Định Tiến
Chỉ đạo các tổ, giáo viên bộ môn sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tất cả các tiết dạy có thực hành, thí nghiệm, nhân viên phụ trách thiết bị dạy học đều thực hiện nghiêm túc việc cho đăng ký và mượn thiết bị thí nghiệm, thực hành theo đúng quy định.
- Vào ngày 25 hàng tháng BGH thường xuyên kiểm tra định kỳ. Trong năm đã kiểm tra đột xuất được 28 giáo viên (trong đó chú trọng việc sử dụng trang thiết bị dạy học của giáo viên và việc sử dụng phòng học bộ môn).
- 100% giờ thao giảng sử dụng trang thiết bị dạy học.
+ Chất lượng xếp loại học lực:
Giỏi: 8,2%
Khá: 44,1%
TB: 44,1%
Yếu, kém: 3,6%
 9.2 điểm
 Xếp loại: A 
4
Trường THCS Định Hải
- Xây dựng thư viện chuẩn quốc gia.
- Mua mới được 4 giá sách, 02 tủ đựng sách báo, báo.
- Xây mới được 01 phòng kho sách kết hợp với phòng đọc GV, 01 phòng đọc HS.
- GV, HS quyên góp được gần 400 đầu sách.
- Mua mới được 2398 đầu sách mới.
- Mua mới 02 máy tính.
 9.4 điểm
 Xếp loại: A
2. Chỉ đạo các trường tổ chức sơ kết nội dung đổi mới vào cuối học kỳ I và báo cáo kết quả về Phòng GD&ĐT.
Căn cứ vào nội dung đăng ký đầu năm và kết quả tính đến hết học kỳ I của các trường báo cáo, những đơn vị nào tiến độ hoặc kết quả không đảm bảo chất lượng Phòng GD&ĐT có hướng chỉ đạo đối với các trường trong học kỳ II tiếp tục tham mưu, đẩy nhanh tiến độ có hiệu quả theo đúng kế hoạch và thời gian đề ra.
3. Chỉ đạo các cụm tổ chức họp, đánh giá nội dung đổi mới vào cuối năm học.
Hàng năm, vào cuối năm học Phòng GD&ĐT đều có Công văn chỉ đạo hướng dẫn các cụm thi đua tổ chức họp, đánh giá kết quả thực hiện nội dung đổi mới của các trường trong cụm, các trường tổ chức kiểm tra chéo lẫn nhau, tránh đánh giá nhầm ảnh hưởng đến việc xếp thi đua của các đơn vị. Kết quả nội dung đổi mới làm điểm nhấn phải mang tính đột phá, nổi bật của nhà trường và được cấp trên, địa phương, tập thể, nhân dân đánh giá cao, cụ thể: 
* Công văn kiểm tra, đánh giá, xếp loại nội dung đổi mới năm học 2015-2016
UBND HUYỆN YÊN ĐỊNH
 PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
 Số: 172/GDYĐ
V/v Kiểm tra, đánh giá, xếp loại nội dung đổi mới năm học 2015-2016 cấp cụm
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 Yên Định, ngày 04 tháng 5 năm 2016
Kính gửi: Hiệu trưởng các trường THCS trong toàn huyện;
Thực hiện Công văn số 337/GDYĐ, ngày 22 tháng 10 năm 2015 của Phòng GD & ĐT huyện Yên Định về việc thực hiện nội dung đổi mới năm học 2015-2016.
Phòng GD&ĐT Yên Định yêu cầu Cụm trưởng các cụm tổ chức đánh giá, xếp loại việc thực hiện một nội dung đổi mới làm điểm nhấn trong năm học 2015-2016 ở các đơn vị trong cụm với những nội dung sau:
1.Thời gian tổ chức Hội nghị: Từ 10/5/2016 đến 17/5/2016.
2. Thành phần 
- Phòng GD&ĐT: Lãnh đạo, chuyên viên phụ trách khối.
- Cụm: Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng các trường.
3. Nội dung
 - Cụm trưởng các cụm chịu trách nhiệm tổ chức Hội nghị họp đánh giá nội dung đổi mới làm điểm nhấn của các đơn vị đã thống nhất trong cuộc họp kiểm tra đầu năm (có gửi kèm). Các trường trong cụm có thể kiểm tra chéo giữa các đơn vị nếu thấy cần thiết.
- Các cụm đánh giá xếp loại theo A, B, C tuỳ vào mức độ hoàn thành so với nội dung đăng ký đổi mới của các trường trong cụm theo thang điểm 10. Các cụm đánh giá cụ thể như sau: 
+ Tính thiết thực, khả thi của nội dung đổi mới: 2 điểm.
+ Tính hiệu quả thực hiện nội dung đổi mới đến thời điểm đánh giá, xếp loại: 5 điểm.
+ Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục: 3 điểm.
- Cụm trưởng các cụm báo cáo thời gian, địa điểm tổ chức Hội nghị của cụm về Phòng GD&ĐT qua đồng chí Vũ Hồng Tuấn. Email: vuhongtuanyd@gmail.com trước ngày 07/5/2016 để Phòng GD&ĐT về dự và chỉ đạo.
	- Các đ/c cụm trưởng phụ trách nội dung đổi mới của các cụm:
+ Cụm: Định Long, Định Liên, Định Tăng, Định Tường, Thị Trấn, Lê Đình Kiên: Đ/c Thành; 
+ Cụm: Yên Phong, Yên Thái, Yên Bái, Yên Trường: Đ/c Chuẩn; 
+ Cụm: Yên Hùng, Yên Thịnh, Yên Ninh, Yên Lạc: Đ/c Chương; 
+ Cụm: Yên Phú, Yên Tâm, Yên Giang, Thống nhất: Đ/c Tân; 
+ Cụm: Quý lộc, Yên Thọ, Yên Trung, Yên Lâm: Đ/c Thuẩn; 
+ Cụm: Định Hoà, Định Bình, Định Công, Định Thành: Đ/c Lê Văn Xuân; 
+ Cụm: Định Tiến, Định Tân, Định Hưng, Định Hải: Đ/c Tài. 
Lưu ý: 
- Bảng đánh giá tính hiệu quả của đơn vị.
TT
Tên nội dung đổi mới
Kết quả việc thực hiện NDĐM
Đơn vị tự đánh giá, xếp loại
Cụm đánh giá, xếp loại
Ghi chú
1
VD: Nâng cao chất lượng mũi nhọn.
- Năm học 2014-2015 HSG xếp thứ 23/29.
- Năm học 2015-2016 HSG xếp thứ 16/29. (tăng 8 bậc).
9,5
Xếp loại A
9,5
Xếp loại A
Nêu cụ thể những việc đã làm được và những việc chưa làm được.
- Để đánh giá tính hiệu quả việc thực hiện nội dung đổi mới một cách công bằng và khách quan giữa các cụm tron

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_noi_chung.doc