SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường mầm non Xuân Dương, huyện Thường Xuân
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn lực con người càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước.
Tại Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 "về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"[4]. Càng thể hiện rõ tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục - đào tạo.
Giáo dục mầm non với tư cách là một ngành học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò quan trọng là hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào lớp 1. Chất lượng giáo dục mầm non do đội ngũ giáo viên mầm non quyết định. Họ là nhân tố trung tâm của quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục. Vai trò của ngành học chỉ được thể hiện và phát huy bằng chính vai trò của người giáo viên mầm non, đó chính là chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng của ngành học, vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về các lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống; lĩnh vực kiến thức và lĩnh vực kĩ năng sư phạm.
Có thể nói, đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, đội ngũ này giữ vai trò quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Bởi vậy, phải nhanh chóng củng cố và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững về nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức, có phong cách sư phạm mới đáp ứng kịp thời xu hướng đổi mới của nền giáo dục hiện nay.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG MẦM NON XUÂN DƯƠNG, HUYỆN THƯỜNG XUÂN Người thực hiện: Lê Thị Lập Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Xuân Dương SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý THANH HOÁ, NĂM 2017 MỤC LỤC STT Các phần chính của SKKN Trang 1 Mục lục 1 2 1. Mở đầu 2 3 1.1. Lí do chọn đề tài 2 4 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 5 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 6 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 7 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 8 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 9 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 10 2.3. Các giải pháp 6 11 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 12 12 3. Kết luận, kiến nghị 13 13 - Kết luận 13 14 - Kiến nghị 15 15 Tài liệu tham khảo 16 16 Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm 17 1. Mở đầu 1.1.Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn lực con người càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Tại Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 "về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"[4]. Càng thể hiện rõ tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Giáo dục mầm non với tư cách là một ngành học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò quan trọng là hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào lớp 1. Chất lượng giáo dục mầm non do đội ngũ giáo viên mầm non quyết định. Họ là nhân tố trung tâm của quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục. Vai trò của ngành học chỉ được thể hiện và phát huy bằng chính vai trò của người giáo viên mầm non, đó chính là chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng của ngành học, vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về các lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống; lĩnh vực kiến thức và lĩnh vực kĩ năng sư phạm. Có thể nói, đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, đội ngũ này giữ vai trò quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Bởi vậy, phải nhanh chóng củng cố và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững về nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức, có phong cách sư phạm mới đáp ứng kịp thời xu hướng đổi mới của nền giáo dục hiện nay. Tuy nhiên trên thực tiễn tại đơn vị Trường mầm non Xuân Dương việc chỉ đạo chuyên môn còn gặp phải những khó khăn đó là trình độ, kiến thức của giáo viên không đồng đều, một số giáo viên mới ra trường kinh nghiệm chưa nhiều, một số ít giáo viên chưa thật sự tìm tòi, nghiên cứu để đổi mới phương pháp giảng dạy theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, trang thiết bị, đồ dùng dạy học chưa đáp ứng với yêu cầu, nguồn tài liệu để thực hiện chương trình giáo dục mầm non còn thiếu khả năng tin học còn hạn chế. Từ những lý do trên là một cán bộ quản lý được phân công phụ trách chuyên môn của trường, tôi nhận thấy công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong trường mầm non là hết sức cần thiết. Từ những nhận thức trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường mầm non Xuân Dương, huyện Thường Xuân” 1.2. Mục đích nghiên cứu. Với đề tài này mục đích là đánh giá thực trạng của đội ngũ giáo viên Trường mầm non Xuân Dương tìm ra những biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để thực hiện tốt các nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ. Giúp đội ngũ giáo viên biết lập các loại kế hoạch giáo dục, biết xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức tốt các hoạt động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và để thực hiện tốt chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm trong những năm tiếp theo. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Chất lượng đội ngũ giáo viên Trường mầm non Xuân Dương từ đó nâng cao trình độ, nghiệp vụ, tay nghề của đội ngũ giáo viên. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế - Phương pháp quan sát - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định: "Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài"[5], Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: "Phát triển Giáo dục Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" [6]. Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài. Do đó phải đào tạo giáo viên có chất lượng cao, thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên, bồi dưỡng, chuẩn hóa, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên” [3]. Trong chương trình giáo dục mầm non đã đặt ra muc tiêu rất cụ thể: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nề tảng, những kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và việc học tập suốt đời [1]. Nhiệm vụ của giáo dục mầm non về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên "bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về đổi mới phương pháp, kỹ năng nghề nghiệp, đổi mới nội dung, hình thức bồi dưỡng, tăng cường bôì dưỡng theo cụm trường, tự bồi dưỡng tại trường nhằm đảm bảo giáo viên có đủ năng lực, chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng trẻ theo chương trình giáo dục mầm non" [2]. Vì vậy muốn đạt được mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục mầm non thì phải có đội ngũ giáo viên có kiến thức chuyên môn vững vàng, có kĩ năng sư phạm, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt mới đảm bảo thực hiện được mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.2.1.Đặc điểm tình hình của nhà trường Trường Mầm non Xuân Dương trong đang trong giai đoạn phấn đấu từng bước xây dựng trường Chuẩn quốc gia, nên luôn được các cấp, các ngành quan tâm về mọi mặt, chất lượng giáo dục mỗi ngày được nâng lên rõ rệt. Năm học 2016 - 2017 nhà trường có: - Cơ sở vật chất: Tổng số phòng học 18: + Khu trung tâm: 9 phòng ( 7 phòng kiên cố, 2 phòng học tạm) + Khu Vụ Bản: 5 phòng + Khu Tân Lập: 2 phòng + Khu Xuân Thịnh: 2 phòng - Tổng số cháu: 467 trong đó Nhà trẻ: 112 cháu Mẫu giáo: 355 cháu 100% nhóm lớp thực hiện theo Chương trình giáo dục mầm non - Đội ngũ giáo viên: + Tổng số CBGV, NV: 47 đồng chí: Trong đó: Cán bộ quản lý: 4 đồng chí Giáo viên: 35 đồng chí Nhân viên: 8 đồng chí + Trình độ chuyên môn: Đại học: 24 đồng chí Cao đẳng: 6 đồng chí Trung cấp:17 đồng chí + Tổng số cán bộ, giáo viên Biên chế 25 đồng chí, được hưởng chế độ chính sách 12 đồng chí + Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 2 đồng chí + Đảng viên: 19 đồng chí ( 1 đồng chí đảng viên dự bị) 2.2.2. Thuận lợi: Nhà trường được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Thường Xuân, sự quan tâm giúp đỡ của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể trong xã. Sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Lãnh đạo nhà trường luôn năng động, sáng tạo, có chuyên môn vững vàng và luôn đổi mới trong công tác quản lý. Bản thân luôn được tập huấn các chuyên đề do Sở Giáo dục và Phòng giáo dục tổ chức, được tập huấn 2 chuyên đề trực tiếp trên mạng chuyên đề bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý và giáo viên năm học 2016 - 2017 (tháng 9/2016); tập huấn 4 mô đun ưu tiên dành cho cán bộ quản lý (từ tháng 12/2016 -> 3/2017) Đội ngũ giáo viên có tâm huyết với nghề, tận tuỵ với công việc, 100% giáo viên đứng lớp có trình độ chuẩn trở lên và được hưởng lương theo chế độ 30a, đời sống tương đối ổn định. Tỷ lệ trẻ huy động trẻ đến trường đạt 100% đối với độ tuổi mẫu giáo. 2.2.3. Khó khăn: Trình độ chuyên môn của giáo viên không đồng đều, một số giáo viên mới ra trường kinh nghiệm chưa nhiều hồ sơ, giờ dạy chưa có nhiều đổi mới, sáng tạo, chưa chú ý nhiều đến việc xây dựng kế hoạch, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, nguồn tài liệu để thực hiện chương trình giáo dục mầm non còn thiếu, khả năng tin học của một số giáo viên còn nhiều hạn chế. Số giáo viên trẻ đang trong độ tuổi sinh đẻ, nuôi con nhỏ nhiều, chưa có nhiều thời gian đầu tư cho công tác giảng dạy Nhà trường có 3 khu lẻ, 2 khu học ở nhà văn hoá thôn, các lớp học 2 buổi/ngày, giáo viên mỗi cô/lớp Khuôn viên trường lớp còn chặt hẹp, cơ sở vật chất xuống cấp số học sinh/lớp quá đông. Đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế 2.2.4. Kết quả khảo sát đầu năm - Về hồ sơ, giờ dạy của giáo viên Nội dung Tống số Loại tốt Loại khá Loại TB Loại yếu Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Xếp loại hồ sơ 33 bộ 17 51,6 13 39,4 3 9 0 Xếp loại giờ dạy 33 giờ 16 48,5 16 48,5 1 3 0 - Kết quả chất lượng giáo dục: Độ tuổi TS học sinh Đạt Chưa đạt Loại tốt Loại khá Loại TB Loại yếu Nhà trẻ 112 17 31 49 15 Mẫu giáo 355 66 104 145 40 Cộng 467 83 135 194 55 Tỷ lệ 17,8 29 41,5 11,7 - Chất lượng nuôi dưỡng: Độ tuổi Tổng số trẻ Cân nặng Chiều cao Kênh BT Kênh SDD Kênh cao hơn Kênh BT Kênh thấp còi Kênh cao hơn Nhà trẻ 112 102 10 0 104 8 0 Mẫu giáo 355 320 35 0 323 32 0 Cộng 467 422 45 0 427 40 0 Tỷ lệ 90,3 9,7 91,4 8,6 2.3. Các biện pháp 2.3.1. Đăng ký, thu thập tài liệu phục vụ chuyên môn Ngay sau khi có danh mục tài liệu của Sở Giáo dục và Phòng giáo dục gửi về tôi tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường chuyển danh mục tài liệu đến tất cả các đồng chí giáo viên để thống nhất một số tài liệu cần thiết phục vụ cho chuyên môn và các hoạt động khác của nhà trường. Để giáo viên tất cả các lớp có đủ bộ sách thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, tranh hướng dẫn các bộ môn, tranh truyện, thơ và tài liệu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non tôi đăng ký theo số lớp, độ tuổi theo kế hoạch của nhà trường mỗi lớp 01 bộ. Hướng dẫn giáo viên nghiên cứu kỹ sách hướng dẫn thực hiện chương trình, nội dung chương trình đặc biệt các động tác thể dục về hình vẽ minh họa, câu từ từng động tác theo từng độ tuổi. Đăng ký tài liệu của trẻ căn cứ trên số trẻ điều tra từng độ tuổi, cần đọc kĩ danh mục tài liệu dành cho trẻ lựa chọn tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Phòng giáo dục một số sách cần đăng ký cho trẻ hoạt động vở "bé khám phá khoa học". Một số tài liệu tham khảo phục vụ các chuyên đề như bộ sách hướng dẫn thực hiện bộ chuẩn 5 tuổi, các tài liệu phục vụ chuyên đề phát triển vận động, bảo vệ môi trường, tổ chức các hoạt động lễ hội ở trường mầm non, các loại giáo án tham khảo... đăng ký để tủ tài liệu chuyên môn nhà trường phục vụ cho việc hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch cho giáo viên tham khảo qua các hội thi và các hoạt động khác. Chính nguồn tài liệu này giúp cho chính bản thân tôi và giáo viên nắm vững hơn về chuyên môn nghiệp vụ, có thêm về những kiến thức để vận dụng phù hợp với điều kiện của nhà trường, nhóm lớp... 2.3.2. Bồi dưỡng giáo viên qua triển khai chuyên đề tại trường, việc học bồi dưỡng thường xuyên và các buổi sinh hoạt chuyên môn. Đầu năm học sau khi đi tiếp thu chuyên đề tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá và triển khai chuyên đề tại huyện tôi nghiên cứu kỹ nội dung chuyên đề rồi tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường để đưa ra kế hoạch triển khai cụ thể. Ban nội dung triển khai theo kế hoạch và các nội dung theo sự phân công, sau đó giành một thời gian để hệ thống lại tất cả các loại kế hoạch giáo dục, các loại hồ sơ theo quy định, hướng dẫn cụ thể giáo viên cách làm từng loại hồ sơ sổ chất lượng, sổ tổng hợp nhóm - lớp, cách chấm và ghi chép sổ theo dõi sức khỏe của trẻ, thể thức văn bản khi lập kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần, cấu trúc soạn giáo án từ kế hoạch tuần, cách soạn thể dục sáng và hoạt động góc cho cả tuần. Đến kế hoạch ngày hướng dẫn chi tiết từng hoạt động theo cấu trúc nhất định. Một số nội dung cần thống nhất tôi cho giáo viên pho to mẫu để tất cả mọi giáo viên thực hiện. Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi luôn thảo luận với giáo viên về các kiến thức học từ các mô đun và việc áp dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy, đặc biệt như một số mô đun: mô đun 17 "Lập kế hoạch giáo dục trẻ 3-36 tháng tuổi", mô đun 18 "Lập kế hoạch giáo dục trẻ 3-6 tuổi", mô đun 20 "Phương pháp dạy học tích cực", mô đun 37 "Quản lý nhóm lớp học màm non", và đặc biệt các mô đun giáo viên đang thực hiện theo kế hoạch. Những nội dung thảo luận nhằm để củng cố thêm kiến thức cho giáo viên và tạo cơ hội cho giáo viên được trao đổi, chia sẻ với nhau. Hình ảnh trong buổi sinh hoạt chuyên môn 2.3.3. Phát động phong trào xây dựng môi trường giáo dục Vào khoảng đầu tháng tám nhà trường đã cho các lớp trang trí, làm các loại biểu bảng, thiết kế các góc hoạt động trang trí đảm bảo thẩm mĩ, thân thiện phù hợp với lứa tuổi, hướng dẫn từng lớp xây dựng môi trường trong lớp với các loại tranh ảnh, nguyên vật liệu, nội dung, kiểu chữ, các loại tranh ảnh được treo ngang tầm mắt với trẻ, sưu tầm các nguyên vật liệu sẵn có để làm đồ dùng, đồ chơi, chọn một số giáo viên khéo tay đi tham quan trường mầm non Lam Sơn, trường mầm non Tân Sơn Thành phố Thanh Hóa, trường mầm non Thị trấn Thường Xuân về làm mẫu tại lớp mình sau đó rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng. Kết thúc đợt nhà trường đi chấm điểm đánh giá xếp loại và khen thưởng cho các lớp đạt giải cao. Xây dựng môi trường vật chất cho trẻ hoạt động ngoài trời, chỉ đạo các lớp xây dựng góc thiên nhiên trồng các loại cây, hoa. Khu vườn rau giao cho Đoàn thanh niên trồng các loại rau theo mùa để tiện cho trẻ được quan sát. Tham mưu với các đồng chí quản lý, các đoàn thể phát động phong trào trồng cây xanh, cây hoa. Với diện tích đất sân trường chật hẹp đã huy động được nhiều chậu xi măng từ cán bộ giáo viên trong trường để trồng cây cảnh tiện cho việc di chuyển theo mùa, cho các cháu được quan sát, chăm sóc, làm cho môi trường thêm xanh - sạch - đẹp. Góc thiên nhiên một số lớp 2.3.4. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, viên chức chấp hành nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Bồi dưỡng nâng cao trình độ về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống của người giáo viên đây là vấn đề cốt lõi của một công dân, một nhà giáo với nhiệm vụ là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quản lí chặt chẽ đội ngũ giáo viên tham gia các buổi học Nghị quyết, học bồi dưỡng quốc phòng - an ninh do xã tổ chức, tìm hiểu về các Nghị quyết chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các chủ trương chính sách về giáo dục. Nắm bắt các văn bản mới qua cuốn tài liệu bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý và giáo viên năm học 2016 - 2017, đặt mua cuốn một số văn bản pháp quy về giáo dục mầm non, khai thác các tài liệu trên mạng như các Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo; Điều lệ trường mầm non... phổ biến và cung cấp kịp thời những văn bản để thực hiện và giúp giáo viên nắm bắt thực hiện và cũng là đợt bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên tham gia dự thi giáo viên giỏi các cấp. Từ các văn bản đó giúp giáo viên nhận thức rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên trong giai đoạn mới là có lòng yêu nghề mến trẻ, ý thức trách nhiệm của người giáo viên trong nhà trường mầm non. Trong những năm gần đây các cuộc vận động được nhà trường luôn chú trọng để phát động các phong trào gắn với các ngày lễ hội, sự kiện trong năm. Kết quả các cuộc vận động: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"... Tham mưu với cấp ủy chi bộ làm tốt công tác phát triển đảng, bồi dưỡng cho 01 giáo viên đang trong thời gian chuẩn bị đi học lớp đảng viên mới, 01 đồng chí chuẩn bị kết nạp và 02 đồng chí chuyển đảng viên chính thức. Tỷ lệ đảng viên trong nhà trường ngày càng tăng thì càng thuận lợi cho công tác giáo dục, tập thể sư phạm càng vững mạnh. 2.3.5. Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục và thực hiện kế hoạch theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Là người phụ trách chuyên môn của nhà trường tôi nghiên cứu kỹ và xây dựng kế hoạch giáo dục năm học cho từng độ tuổi, dự kiến các chủ đề trong năm sắp xếp cho phù hợp xác định mục tiêu của từng độ tuổi theo từng lĩnh vực, lựa chọn nội dung chương trình giáo dục cụ thể phù hợp với mục tiêu, với điều kiện thực tế của nhà trường. Hướng dẫn giáo viên nghiên cứu kỹ các loại sách vở của trẻ để phân bổ các bài dạy vào các chủ đề cho phù hợp như môn chữ cái, tạo hình, một số môn tôi liệt kê nội dung chương trình từ kế hoạch năm để cùng giáo viên phân bổ như toán, phát triển vận động, âm nhạc, văn học, khám phá khoa học, khám phá xã hội. Một số giáo viên thường xác định nhầm lẫn giữa khám phá khoa học và khám phá xã hội tôi phải giải thích và đưa ra minh chứng cuốn Chương trình giáo dục mầm non của Bộ giáo dục để giáo viên hiểu và khắc sâu hơn. Khi lập các loại kế hoạch kế hoạch giáo dục chủ đề, kế hoạch giáo dục tuần, kế hoạch ngày tôi hướng dẫn theo hướng dẫn theo cấu trúc, thể thức trình bày đã quy định tại các buổi học chuyên đề. Kế hoạch chủ đề lớn được duyệt trước khi thực hiện có lồng ghép các ngày hội, ngày lễ, kế hoạch thể hiện các nội dung các lĩnh vực giáo dục phát triển, thể hiện các hoạt động giáo dục phù hợp với hiểu biết, nhu cầu, hứng thú của trẻ, phù hợp với cơ sở vật chất, với hoàn cảnh thực tế. Kế hoạch tuần thể hiện nội dung và các hoạt động, hướng dẫn giáo viên phân bổ nội dung của chủ đề cho các tuần, chuyển tải đầy đủ các nội dung, hoạt động học có chủ định không trùng lặp giữa các tuần, các đề tài phù hợp, một số hoạt động thiết kế theo ngày cụ thể phù hợp. Kế hoạch cung cấp cho trẻ cơ hội học, được tổ chức dưới hình thức chơi, trải nghiệm, đưa cụ thể một số bài của các loại vở vào hoạt động chiều để thực hiện. Kế hoạch ngày chuyển tải từ kế hoạch tuần, thể hiện các hoạt động hàng ngày theo chế độ một ngày của trẻ phù hợp, kết hợp các hoạt động động và hoạt động tĩnh, trong nhà và ngoài trời, củng cố bài cũ, làm quen với bài học mới. Khi tổ chức các hoạt động giáo viên hết sức linh hoạt mềm dẻo khi lựa chọn nội dung giáo dục và tạo cho trẻ tham gia vào các hoạt động. Thường xuyên quan sát các hoạt động của giáo viên, tiếp cận giáo viên và trẻ tạo ra các tình huống có vấn đề để có cách bồi dưỡng kịp thời phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu giáo dục. Chỉ đạo sâu sát việc giáo viên tổ chức các hoạt động hàng ngày của trẻ đặc biệt là hoạt động góc. Hướng dẫn giáo viên đọc kỹ các tiêu chí và chỉ số của nội dung 3 tổ chức hoạt động chơi trong bộ tiêu chí Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Hướng dẫn các nội dung về bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 2.
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giao_vien.doc