SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học
Như chúng ta đã biết đối với trẻ thơ văn học là người bạn không thể thiếu, nhất là ở lứa tuổi mẫu giáo. Văn học đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xã hội, thiên nhiên, vạn vật xung quanh trẻ. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật, vì vậy đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Dạy trẻ cảm thụ văn học là một trong những nội dung quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ. Trẻ được cảm thụ văn học chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng yêu thiên nhiên ở cỏ, cây, hoa, lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em.
Đối với nghành giáo dục yêu cầu trẻ “học mà chơi, chơi mà học” thông qua các tác phẩm văn học trẻ tiếp nhận các kiến thức của tuổi mình một cách nhẹ nhàng, gần gũi hơn. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ văn học đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo để lựa chọn tác phẩm hay, phù hợp với lứa tuổi có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học.
. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết đối với trẻ thơ văn học là người bạn không thể thiếu, nhất là ở lứa tuổi mẫu giáo. Văn học đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xã hội, thiên nhiên, vạn vật xung quanh trẻ. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật, vì vậy đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Dạy trẻ cảm thụ văn học là một trong những nội dung quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ. Trẻ được cảm thụ văn học chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng yêu thiên nhiên ở cỏ, cây, hoa, lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em. Đối với nghành giáo dục yêu cầu trẻ “học mà chơi, chơi mà học” thông qua các tác phẩm văn học trẻ tiếp nhận các kiến thức của tuổi mình một cách nhẹ nhàng, gần gũi hơn. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ văn học đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo để lựa chọn tác phẩm hay, phù hợp với lứa tuổi có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. Năm học 2015 – 2016 tôi được phân công chủ nhiệm lớp Mẫu giáo 4 - 5 tuổi, sỉ số 30 cháu. Đa số cháu đều đang phát triển về ngôn ngữ nhưng khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học chưa đồng đều, trẻ chưa hào hứng hoặc thiếu tự tin khi tham gia vào các hoạt động văn học như: kể truyện, đóng kịchMột số trẻ chưa nắm bắt được diễn biến, nội dung của câu chuyện, bài thơ... Nhận thức sâu sắc vấn đề trên, bản thân tôi là một giáo viên đang công tác tại trường mầm non Thị trấn Mường lát thì việc nâng cao cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ càng trở nên cấp thiết và quan trọng. Xuất phát từ những lý do trên và để trẻ phát triển tốt về khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học” để thực hiện trong năm học này. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích đưa ra một số biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ 4-5 tuổi và góp phần làm phong phú nội dung nghe đọc của trẻ, nhằm nâng cao khả năng cảm thụ thơ, truyện của trẻ. Nhằm khơi gợi ở trẻ sự yêu thích văn học và giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: Nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ và tình cảm, kỹ năng xã hội. Ngoài ra còn giúp cho giáo viên có phương pháp, biện pháp sáng tạo, đổi mới có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm, tình hình của trường lớp, của trẻ, tích lũy được các kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. . Đối tượng nghiên cứu. Khi tổ chức thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi chọn đối tượng là các quy luật hoạt động sư phạm, các nội dung, phương pháp, biện pháp để nghiên cứu giúp trẻ 4 – 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học. Tôi lựa chọn các tác phẩm thơ, truyện, đồng dao gần gủi với trẻ, có nội dung dễ hiểu, gây được hứng thú cho trẻ...để áp dụng vào trong quá trình giảng dạy. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Để tiến hành cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, có khả năng cảm thụ thật tốt các tác phẩm văn học tôi đã sử dụng những phương pháp sau: *) Phương pháp đàm thoại: + Đàm thoại giới thiệu tác phẩm. + Đàm thoại để hiểu tác phẩm. + Đàm thoại củng cố tác phẩm. *) Phương pháp đọc, kể diễn cảm các tác phẩm văn học. *) Phương pháp trực quan. *) Phương pháp đóng kịch. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề Muốn giúp trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, tôi phải dựa trên cơ sở lý luận sau: a) Cơ sở tâm - sinh lý: Ngay từ khi lọt lòng trẻ đã được nghe các bà, mẹ hát các bài hát ru từ các sáng tác thơ lục bát, rồi đồng dao, ca dao, dân ca... Lớn lên trẻ được làm quen với các tác phẩm văn học thơ truyện nhất là các câu chuyện cổ tích, các tranh ảnh, hình họa, đồ dùng, đồ chơi... Khoa học đã nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi này, chúng ta thấy trẻ 4 – 5 tuổi phát triển rất nhanh về thể lực và tâm lý, lứa tuổi này là thời kì phát triển và hoàn thiện về các cơ quan trong cơ thể. Đây chính là tiền đề cho việc cảm thụ thơ, truyện của trẻ. Cường độ và tính linh hoạt của các quá trình thần kinh tăng rõ rệt, hệ cơ quan (hệ vận động, hệ hô hấp) phát triển một cách vượt bậc giúp cơ thể trở nên linh hoạt, tạo điều kiện cho trẻ yêu và thích đọc thơ, truyện. Cơ quan thính giác của trẻ cũng được củng cố và hoàn thiện, kinh nghiệm nghe đọc thơ truyện của trẻ tích lũy được nhiều hơn, tạo tiền đề giúp trẻ cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc hơn. Tính chủ động của trẻ phát triển. Ghi nhớ của trẻ ngày càng có tính chủ định, sự chú ý đã tập trung hơn, bền vững hơn, trẻ biết điều khiển chú ý của mình, tự giác hướng chú ý của mình vào một chủ thể nhất định. Tư duy trực quan sơ đồ và những yếu tố của tư duy logic dần thay thế tư duy trực quan, hành động. Đây là điều kiện thuận lợi nhất giúp trẻ cảm thụ tốt nhất những hình tượng nghệ thuật đặc biệt là hình tượng trong thơ, truyện. b) Cơ sở lí luận: Văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn, biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Thông qua nội dung các tác phẩm giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ. Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó cho nên hoạt động dạy trẻ cảm thụ tác phẩm văn học là không thể thiếu trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi đóng kịch, cao hơn là tiến tới sáng tạo ra những vần thơ, câu chuyện theo tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Trong mỗi tác phẩm văn học, thế giới mới của cuộc sống thực tại bao gồm thiên nhiên, xã hội, con người được diển tả, biểu đạt, truyền đạt trong những hình thức đa dạng độc đáo. Văn học nói về thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá, mọi hiện tượng thiên nhiên, vủ trụ mà trẻ nhìn thấy được, cũng nói về những gì gần gũi trong môi trường sống của trẻ như làng quê, cánh đồng, dòng sông, phiên chợ, lớp học, khu phố,Qua tác phẩm văn học, trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hội những mối quan hệ, những tình cảm gia đình, tình bạn, tình cô cháu,. Với truyện kể, ta hãy giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng kể, lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói các loại nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đời thường (khẫu ngữ) và ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính. Qua tác phẩn văn học, trẻ quen dần tính chất nhiều ý nghĩa và tinh luyện của ngôn ngữ văn hoá, dần dần tiến tới hiểu được nghĩa thực đến nghĩa bóng, từ nghĩa văn cảnh đến ý tưởng nhà văn muốn truyền đạt. Khi cho trẻ làm cảm thụ các tác phẩn văn học góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ hứng thú “đọc sách” kỷ năng đọc và kể tác phẩm. c) Cơ sở thực tiễn: Sức mạnh của tác phẩm văn học thật vô cùng to lớn. Trong quá trình cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm, bằng tài năng sư phạm cùng với nghệ thuật đọc và kể chuyện văn học, cô giáo ở trường Mầm non sẽ hướng trẻ vào những vẽ đẹp nội dung và nghệ thuật tác phẩm, gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ về hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ dân tộc. Cần phải dạy trẻ biết tập trung rung động, cái rung động của mính chứ không phải của ngưới khác. Tác phẩm văn học thể hiện hiện thực cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Bằng sức mạnh của tính hình tượng, sự biểu cảm của ngôn ngữ, những hình tượng con người, con vật, bức tranh thiên nhiên được vẽ nên bằng ngôn ngữ đã tác động mạnh mẽ đến trẻ em. Ấn tượng trẻ thu nhận được từ tác phẩm văn học khi nghe đọc, kể tác phẩm phụ thuộc vào trình độ phát triển nhận thức thẩm mỹ của trẻ, vào khả năng cảm nhận văn học trong sự thống nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật tác phẩm. Chúng ta đều nhận thấy rằng, trẻ mẫu giáo có khả năng cảm nhận văn học nghệ thuật trong thể hoàn chỉnh, thống nhất giữa nội dung và hình thức tác phẩm bằng cách nghe người lớn đọc, kể tác phẩm. Đối với trẻ ở tuổi mẩu giáo nhỡ (4-5 tuổi), giáo viên cần chọn và đọc cho trẻ những tác phẩm có nội dung và hình thức nghệ thuật phức tạp hơn. Trên cơ sở những gì trẻ tiếp thu được ở giai đoạn trước, ở chúng sẽ tạo ra khả năng xâm nhập sâu hơn vào nội dung tác phẩm khiến chúng xác định thái độ đối với các nhân vật, sự kiện phản ánh trong tác phẩm. 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. a) Thực trạng chung: Năm học 2015 – 2016, bản thân tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 4-5 tuổi. Trường mầm non Thị trấn Mường lát. Với số trẻ là: 30 cháu (Trong đó có 18 cháu trai và 12 cháu gái). Đây là ngôi trường thuộc vùng miền núi nhưng nằm ngay ở trung tâm Thị trấn huyện và là trường đạt chuẩn quốc gia nên đã được các ban ngành quan tâm chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực, trẻ đi học đều và luôn luôn duy trì được sĩ số lớp. Dân cư ở đây tập trung nhiều thành phần: công nhân viên chức nhà nước, kinh doanh buôn bán nhỏ, người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên trình độ dân trí lại không đồng đều, trong đó có một số gia đình là dân tộc thiểu số lại chưa trú trọng đến việc học tập của con em mình. Ngay từ đầu năm học 2015 - 2016, khi nhận các cháu vào lớp tôi cảm nhận được rằng khả năng ngôn ngữ và cảm thụ văn học ở trẻ vẫn còn rất nhiều hạn chế. Các cháu thường nói chuyện không tự tin trước đám đông, không khắc sâu nhớ được tên truyện và nội dung các câu chuyện, bài thơ. Trẻ cũng không có được khả năng kể lại diễn biến một số câu chuyện đơn giản cùng cô và khả năng đóng kịch đóng vai các nhân vật trong chuyện. Chính vì thế trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Được sự phân công của Ban giám hiệu Trường Mầm non Thị trấn tôi trực tiếp nhận phụ trách chính nhóm lớp 4 - 5 tuổi, bản thân tôi luôn nhận được sự ủng hộ, quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, của các cấp lãnh đạo địa phương tạo điều kiện về cơ sở vật chất, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học cho cô và đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ . - Có đội ngũ đồng nghiệp nhiệt tình, trình độ chuyên môn đạt chuẩn và đạt nhiều giải trong các cuộc thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh luôn tạo điều kiện để học hỏi lẫn nhau trong công tác chuyên môn. - Bản thân tôi là giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ. Có khả năng về ngôn ngữ rõ ràng, diễn cảm, có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn luyện. Biết ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, được bồi dưỡng thường xuyên và tham gia học tập các lớp chuyên đề đầy đủ. - Tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ, luôn trau dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp để làm sao đưa ra phương pháp dạy học phù hợp với trẻ, giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách có hiệu quả nhất. - Các cháu đi học được sắp xếp vào lớp theo đúng độ tuổi của mình. Các cháu đều khỏe mạnh nhanh nhẹn, ngoan ngoãn, thích hoạt động vui chơi. - Phụ huynh thường xuyên quan tâm trao đổi về việc học tập của con em với cô giáo. * Khó khăn: - Trong lớp có 1 số trẻ là con em dân tộc thiểu số vốn từ đã ít lại còn phát âm không được chuẩn và không phát âm được chọn vẹn câu bằng tiếng Việt, còn nói ngọng, nói lắp. Trí nhớ của trẻ cũng hạn chế. - Do trình độ nhận thức không đồng đều, một số trẻ mới lần đầu tiên đến lớp. Nên việc hình thành các thói quen, nế nếp rất vất vả, một số cháu còn lầm lì, ít nói, nói ngọng và thiếu tự tin, trẻ còn nhút nhát, không giao lưu với cô giáo và các bạn, không tích cực tham gia các hoạt động. - Một số phụ huynh bận công việc ít quan tâm chăm lo, trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói để uốn nắn cho trẻ về ngôn ngữ. - Môi trường cho trẻ hoạt động còn thiếu nhiều, đồ dùng để phục vụ cho hoạt động văn học còn hạn chế chưa đủ để phục vụ cho các hoạt động làm quen với văn học. - Phòng học đang có nguy cơ xuống cấp và không đủ ảnh hưởng đến việc học của học sinh. - Phần lớn phụ huynh chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của việc học, họ đang xem nhẹ ngành học mầm non. Một số phụ huynh tuy cũng có quan tâm tới việc học của trẻ, song phương pháp dạy trẻ chưa đúng phương pháp vì vậy chưa tạo điều kiện để trẻ phát huy hết khả năng cảm thụ văn học của mình. b) Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát Đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng ban đầu trên trẻ để nắm bắt khả năng phát triển của trẻ từ đó có các phương pháp biện pháp phù hợp. Kết quả khảo sát đầu năm như sau: Môn Khảo sát đầu năm Thơ Trẻ hứng thú: 70% Trẻ hiểu nội dung: 65% Trẻ thuộc tác phẩm: 70% Trẻ đọc diễn cảm: 60% Truyện Trẻ hứng thú 70% Trẻ hiểu nội dung 55% Trẻ kể diễn cảm 30% Từ thực trạng trên, để có phương pháp dạy đúng và tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, tôi đã áp dụng một số biện pháp sau : 2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề a) Thực hiện khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ: Đối với trẻ mầm non muốn trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm văn học trước hết cô giáo cần nắm bắt được khả năng của trẻ như khả năng chú ý, tiếp thu bài của trẻ trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. Qua quá trình giảng dạy tôi đã khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ thông qua việc kể cho trẻ nghe một câu truyện đơn giản, hoặc đọc cho trẻ nghe một bài thơ ngắn. Sau đó cho từng trẻ nói lại nội dung câu chuyện, bài thơ. Kết quả đạt như sau: + 50% trẻ nhớ và nói được nội dung câu truyện , bài thơ. + 50% trẻ chỉ nhớ một phần nội dung câu truyện, bài thơ. Hay tôi có thể hỏi trẻ những câu hỏi thật gần gủi với trẻ như: - Con thích nhân vật nào? Vì sao con thích nhân vật đó? - Con thích nhất câu thơ nào? Vì sao con thích câu thơ đó? - Con thấy tình tiết nào, phần nào, hay câu từ nào mà con thấy ấn tượng (thích) nhất? Vì sao con thích?. Qua câu trả lời của trẻ tôi có thể nắm bắt được sự cảm nhận của trẻ với các tác phẩm văn học như thế nào, và phân loại đặc khả năng cảm nhận tác phẩm của từng trẻ trong lớp. Qua việc khảo sát trẻ như vậy tôi đã phát hiện ra khả năng cảm thụ văn học còn chậm của nhiều trẻ trong lớp tôi như: cháu Lục Quốc Khánh, Lương Hà Vy, Lương Nhất Phi, Hà Tiến Đạt, Ngân Diệp Phi, Hà Diệu Linh, Bùi Bạch Dương, Lưu Hải Đăng. Từ đó tôi thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi. Việc làm này cũng góp phần giúp trẻ đến gần với văn học hơn và có thể nâng cao khả năng cảm thụ văn học của trẻ. Đồng thời giúp tôi có các biện pháp phù hợp hơn trong giờ dạy của mình. b) Dạy trẻ cảm thụ văn học trên tiết học: *Đầu tiên giáo viên phải nghiên cứu kỹ tác phẩm Để tiết học đạt kết quả cao thì trước hết tôi phải biết lựa chọn các tác phẩm có nhiều giá trị nghệ thuật cho trẻ cảm nhận, xác định rõ mục đích, yêu cầu của tác phẩm và phải thuộc tác phẩm trước khi cho trẻ làm quen. Từ đó tôi đưa ra nội dung giáo dục phù hợp với cốt truyện, phù hợp với lứa tuổi của trẻ, bên cạnh đó tôi luôn chú ý đến giọng kể của mình, kể diễn cảm, đúng ngữ điệu của từng nhân vật trong truyện, thể hiện được nét mặt, cử chỉ, tư thế phù hợp với diễn biến câu chuyện thì mới thu hút được sự chú ý của trẻ. Ví dụ: Truyện : “Chú Dê đen”. Trước khi dạy trẻ tôi phải xác định được mục đích – yêu cầu của truyện đối với trẻ là: + Trẻ nhớ tên câu chuyện: “Chú dê đen”, nhớ tên các nhân vật trong truyện Dê trắng, Dê đen, Chó Sói. + Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết đánh giá: “Dê đen dũng cảm, Dê trắng nhút nhát, Chó Sói độc ác nhát gan”... Ví dụ: Thơ: “Giữa vòng gió thơm” Trước khi dạy trẻ tôi phải xác định được mục đích – yêu cầu của bài thơ: + Trẻ nhớ được tên bài thơ “Giữa vòng gió thơm”, nhớ tên tác giả. + Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về tình cảm của bạn nhỏ dành cho bà khi bà bị ốm: Bạn quạt cho bà, nhắc vịt gà không cãi nhau để cho bà ngủ yên giấc.+ Trẻ biết đóng kịch theo lời của bài thơ. Giọng đọc, giọng kể của cô phải nhịp nhàng, đúng nhịp điệu sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài thơ, câu chuyện và khả năng cảm thụ văn học của trẻ được nâng cao. Muốn cho trẻ làm quen với một tác phẩm văn học dù là một câu chuyện hay một bài thơ thì giáo viên phải dành thời gian để đọc tác phẩm nhiều lần, phải hiểu nội dung nội dung tác phẩm mà mình sẽ dạy cho trẻ gồm có những gì?. * Lựa chọn các hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Điều mà tôi đặc biệt chú ý trong các tiết học là phải đưa ra nhiều hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dù là tiết thơ hay tiết truyện. Muốn đạt kết quả cao thì việc đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đồ dùng đầy đủ, đa dạng, đẹp sẽ hấp dẫn thu hút sự chú ý của trẻ và tiết học sẽ đạt kết quả cao. Trước đây tôi thường sử dụng tranh minh hoạ làm đồ dùng chính trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Song với hình thức đổi mới hiện nay, tôi đã đưa CNTT vào tiết dạy của mình và đã mang lại kết quả rất cao. Biện pháp này luôn gây sự chú ý, tò mò, hứng thú cho trẻ. Bởi vì: - Các hình ảnh đưa lên máy tính được sử dụng các hiệu ứng về âm thanh, màu sắc phù hợp, hình họa nghộ nghĩnh, có hình ảnh động... gây được sự chú ý của trẻ. - Việc sử dụng màn hình để trình chiếu thì những nhân vật trong chuyện sẽ trở nên thật hơn, sống động hơn...Mà giáo viên cũng không phải mất quá nhiều thời gian cho việc chuẩn bị đồ dùng giảng dạy. Ví dụ: Khi đưa hình ảnh “Con Hổ” lên màn hình, trẻ sẽ cảm thụ được con Hổ đi những bước đi oai phong và cảm nhận được những tiếng gầm rú vọng núi rừng của nó. - Những giáo viên có khả năng sử dụng máy tính thành thạo hơn có thể chuyển các bức tranh có sẵn của bài thơ, câu chuyện thành đoạn phim hoạt hình, hay ta có thể đưa đoạn phim quay sẵn phù hợp với nội dung như thế rất thu hút và gây hưng thú cho trẻ hơn là trẻ cho quan sát tranh minh họa. Ví dụ: Với câu chuyện “Cáo, Thỏ và Gà Trống” tôi đã xây dựng đoạn phim hoạt hình về nội dung câu chuyện, ngoài ra tôi còn làm đoạn phim về các con vật kết hợp với nhạc đệm rất hứng thú làm cho trẻ dễ nhớ nội dung truyện và thấy được nét đặc trưng của các nhân vật. Trong tất cả các tác phẩm văn học mà tôi định đưa ra cho trẻ cảm nhận tôi luôn xác định chuẩn giọng đọc, giọng kể cho câu chuyện, bài thơ đó, giọng đặc trưng cho từng nhân vật, từng tình huống trong truyện. Và khi kể, đọc cho trẻ nghe hay khi đã hướng dẫn trẻ đọc, kể tôi cố gắng giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng kể, lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói các loại nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đời thường (khẫu ngữ) và ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính. Qua tác phẩn văn học, trẻ quen dần tính chất nhiều ý nghĩa và tinh luyện của ngôn ngữ văn hoá, dần dần tiến tới hiểu được nghĩa thực đến nghĩa bóng, từ nghĩa văn cảnh đến ý tưởng nhà văn muốn truyền đạt. Ví dụ: Ở truyện “Chú Dê đen” Giọng của nhân vật Dê trắng khi gặp Sói thì run sợ, nhút nhát, thiếu tự tin Qua đó ta giúp trẻ nhận tính cách của Dê trắng rất nhút nhát, thiếu tự tin. Còn giọng của nhân vật Sói lúc này lại ồm ồm thể hiện tính hun
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_4_5_tuoi_nang_cao_kh.doc