SKKN Một số biện pháp giúp khắc phục những hạn chế của học sinh khi viết bài văn nghị luận xã hội lớp 9

SKKN Một số biện pháp giúp khắc phục những hạn chế của học sinh khi viết bài văn nghị luận xã hội lớp 9

Trong chương trình Ngữ văn những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa dạng bài nghị luận xã hội bắt đầu học từ lớp 9 cho đến hết lớp 12, thi vào đại học. Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về các vấn đề xã hội - nhân sinh, một tư tưởng, đạo lí, một lối sống cao đẹp, một hình tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống, một vấn đề của tự nhiên, môi trường. Mục đích của kiểu bài này là tạo ra những tác động tích cực đến con người và những mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội, thông qua đó phát triển những tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về đạo đức, lối sống bằng một ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn với những lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, kiểu bài nghị luận xã hội chủ yếu là 2 dạng: nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, đối với thi học sinh giỏi và thi khảo sát chất lượng học kỳ II cũng như thi vào 10, Sở Giáo dục và Đào tạo thường đưa ra một dạng nghị luận xã hội nữa đó là nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, đây là một dạng mới đối với học sinh.

Việc đưa kiểu bài nghị luận xã hội trở thành một kiểu bài bắt buộc trong phân môn Tập làm văn lớp 9, thành nội dung các bài thi, bài kiểm tra là một chủ trương đúng đắn với mục tiêu: học văn, các em không chỉ biết cái hay, cái đẹp của tác phẩm, tài năng của nhà văn mà còn giúp các em biết những vấn đề của cuộc sống, những vấn đề diễn ra xung quanh các em như: phẩm chất đạo đức, lối sống của con người, lối sống, quan niệm sống, môi trường sống Từ đó các em định hướng cho mình một quan điểm sống phù hợp, sống có ích, có ý nghĩa, hoàn thiện nhân cách, đạo đức, tâm hồn của mình hơn, phát triển toàn diện hơn, đồng thời cũng đưa bộ môn Văn ở THCS gắn liền với thực tế đời sống hơn.

 

doc 22 trang thuychi01 11574
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp khắc phục những hạn chế của học sinh khi viết bài văn nghị luận xã hội lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lý do chọn đề tài.
Trong chương trình Ngữ văn những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa dạng bài nghị luận xã hội bắt đầu học từ lớp 9 cho đến hết lớp 12, thi vào đại học. Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về các vấn đề xã hội - nhân sinh, một tư tưởng, đạo lí, một lối sống cao đẹp, một hình tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống, một vấn đề của tự nhiên, môi trường. Mục đích của kiểu bài này là tạo ra những tác động tích cực đến con người và những mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội, thông qua đó phát triển những tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về đạo đức, lối sốngbằng một ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn với những lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. 
Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, kiểu bài nghị luận xã hội chủ yếu là 2 dạng: nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, đối với thi học sinh giỏi và thi khảo sát chất lượng học kỳ II cũng như thi vào 10, Sở Giáo dục và Đào tạo thường đưa ra một dạng nghị luận xã hội nữa đó là nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, đây là một dạng mới đối với học sinh.
Việc đưa kiểu bài nghị luận xã hội trở thành một kiểu bài bắt buộc trong phân môn Tập làm văn lớp 9, thành nội dung các bài thi, bài kiểm tra là một chủ trương đúng đắn với mục tiêu: học văn, các em không chỉ biết cái hay, cái đẹp của tác phẩm, tài năng của nhà văn mà còn giúp các em biết những vấn đề của cuộc sống, những vấn đề diễn ra xung quanh các em như: phẩm chất đạo đức, lối sống của con người, lối sống, quan niệm sống, môi trường sốngTừ đó các em định hướng cho mình một quan điểm sống phù hợp, sống có ích, có ý nghĩa, hoàn thiện nhân cách, đạo đức, tâm hồn của mình hơn, phát triển toàn diện hơn, đồng thời cũng đưa bộ môn Văn ở THCS gắn liền với thực tế đời sống hơn.
Tuy nhiên, đây lại là một kiểu bài khó đối với học sinh THCS, khi mà tư duy và vốn sống của các em còn hạn chế. Bên cạnh đó, kiểu bài này không chỉ đòi hỏi kỹ năng làm bài mà còn đòi hỏi kiến thức về các vấn đề thực tế của đời sống, để từ đó đòi hỏi các em phải bộc lộ tư tưởng, quan điểm, suy nghĩ của mình. Đây thực sự là một hạn chế ở các em học sinh lớp 9, nhất là học sinh miền núi. Khi mà cuộc sống của các em còn khó khăn, vốn sống còn ít ỏi, tư duy chưa phát triển hoàn thiện, suy nghĩ có phần còn non nớt thì việc bộc lộ suy nghĩ, quan điểm, bình luận, đánh giá, đưa ra các dẫn chứngthực sự là một khó khăn rất lớn với các em. Chính vì thế mà các em thường hay lúng túng khi làm kiểu bài này, ngại học, ngại làm, kết quả làm bài còn rất thấp, thường mắc nhiều lỗi trong quá trình làm kiểu bài này.
Trong khi đó, nghị luận xã hội ở lớp 9 lại là tiền đề, là cái gốc, là nền tảng để các em học tốt hơn ở cấp THPT cũng như để thi tốt nghiệp lớp 12 và thi đại học. Nếu các em không hiểu, không biết cách làm bài sẽ là một khó khăn rất lớn cho quá trình học tập sau này.
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy, giáo viên cũng còn đang lúng túng trong cách dạy, phương pháp dạy, chưa chú trọng chỉ ra lỗi, nguyên nhân để có cách khắc phục những hạn chế của các em, chính vì thế mà dẫn tới kết quả giảng dạy chưa được cao.
Là một giáo viên giảng dạy lớp 9, thấy được những hạn chế các em thường mắc phải, những băn khoăn của đồng nghiệp, tôi đã luôn trăn trở làm thế nào để khắc phục được những hạn chế của các em? Làm thế nào để các em viết tốt hơn bài nghị luận xã hội ? Với những băn khoăn, trăn trở đó, trong quá trình giảng dạy tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và từ đó đúc rút ra một số kinh nghiệm để gúp việc dạy và học kiểu bài nghị luận xã hội trong nhà trường THCS được hiệu quả hơn. Chính vì thế, tôi chọn vấn đề “ Một số biện pháp giúp khắc phục những hạn chế của học sinh khi viết bài văn nghị luận xã hội lớp 9” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn chia sẻ với các đồng nghiệp cũng như giúp các em học sinh lớp 9 biết làm bài nghị luận xã hội đạt hiệu quả cao hơn ở những cấp học tiếp theo.
2. Mục đích nghiên cứu.
Chỉ ra những hạn chế của học sinh khi viết bài văn nghị luận xã hội, nguyên nhân mắc lỗi của các em để đưa ra các biện pháp khắc phục, để từ đó giúp các em biết viết tốt bài nghị luận xã hội trong quá trình học và tham gia các kỳ thi như thi học sinh giỏi lớp 9 cấp Huyện, cấp Tỉnh, thi vào lớp 10 THPT và chuyên Lam Sơn đạt hiệu quả cao, cũng như làm tiền đề để học tốt hơn kiểu bài này ở cấp THPT sau này.
Đồng thời trao đổi cùng các đồng nghiệp, giúp các đồng nghiệp có thêm kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy kiểu bài nghị luận xã hội lớp 9 có hệ thống, khoa học hơn và đạt hiệu quả cao hơn đối với học sinh miền núi.
3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đề tài nghiên cứu những hạn chế học sinh thường gặp khi viết bài văn nghị luận xã hội, nguyên nhân và cách khắc phục những hạn chế của học sinh.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: nghiên cứu hệ thống lí thuyết về đặc điểm, yêu câu, các bước làm bài văn nghị luận xã hội lớp 9;
PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: khảo sát thực trạng của học sinh khi viết bài nghị luận xã hội.
PP thống kê, xử lý số liệu: thu thập số liệu, xử lý số liệu sau thu thập, điều tra khảo sát thực tế tình trạng của học sinh.
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Như chúng ta đã biết trong cấu trúc đề thi cấp Huyện, cấp Tỉnh, hay thi vào THPT, môn Ngữ văn những năm gần đây đều có câu hỏi, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn khoảng 300 từ (hoặc một trang giấy thi). Có hai dạng bài cụ thể là: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí; Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Học sinh phải biết bám sát vào quy định trên để định hướng ôn tập và làm bài thi cho hiệu quả. Ở kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh qua những trải nghiệm của bản thân, trình bày những hiểu biết, ý kiến, quan niệm, cách đánh giá, thái độ...của mình về các vấn đề xã hội, từ đó rút ra được bài học (nhận thức và hành động) cho bản thân. Để làm tốt khâu này, học sinh không chỉ biết vận dụng những thao tác cơ bản của bài văn nghị luận (như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ...) mà còn phải biết trang bị cho mình kiến thức về đời sống xã hội .
Bài văn nghị luận xã hội nhất thiết phải có dẫn chứng thực tế. Cần tránh tình trạng hoặc không có dẫn chứng hoặc lạm dụng dẫn chứng mà bỏ qua các bước đi khác của quá trình lập luận. Mặt khác với kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh cần làm rõ vấn đề nghị luận, sau đó mới đi vào đánh giá, bình luận, rút ra bài học cho bản thân. Thực tế cho thấy nhiều học sinh mới chỉ dừng lại ở việc làm rõ vấn đề nghị luận mà coi nhẹ khâu thứ hai, vẫn coi là phần trọng tâm của bài nghị luận...Vì những yêu cầu trên mà việc khắc phục những hạn chế của học khi làm bài cũng như rèn luyện giúp cho học sinh có kĩ năng làm tốt một bài văn nghị luận xã hội là một việc làm rất cần thiết.
 2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm.
Theo cấu trúc đề thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, ở tất cả các kì thi Học sinh giỏi cấp tỉnh, cho đến thi vào lớp 10 THPT, thi tốt nghiệp THPT  và thi vào đại học, cao đẳng từ  năm 2009, trong đề thi môn Ngữ văn sẽ có một câu hỏi  (chiếm khoảng 30%)  yêu cầu vận dụng kiến thức về xã  hội đời sống để viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí; một hiện tượng đời sống xã hội.
Việc đưa nghị luận xã hội vào cấu trúc đề thi là hợp lý, bởi kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có ý thức học một cách nghiêm túc ; có thói quen chủ động giải quyết nhiều tình huống bất ngờ, đa dạng trong cuộc sống; rèn luyện tư duy nhanh nhạy, biết gắn việc học lí thuyết với thực tiễn đời sống xã hội. Kiểu bài này khá hay, có ích và phân loại đúng trình độ người học.
Việc đưa văn nghị luận xã hội trở thành một nội dung trong các bài thi, bài kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn các cấp là một chủ trương đúng. “Văn nghị luận xã hội thực sự là một kiểu bài rất có khả năng kích thích tính tư duy sáng tạo của cả người dạy và người học”- (TS. Nguyễn Văn Tùng)
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy kiểu bài nghị luận xã hội ở nhà trường đã gặp không ít những khó khăn:
Về sách giáo khoa: 
Trong chương trình Ngữ văn kỳ II lớp 9, có 5 tiết dạy về kiểu bài này. Cụ thể:
Tiết 99: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Tiết 100: Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Tiết 108: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
Tiết 114,115: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Trong đó, phần lí thuyết được thiết kế một cách chung chung, chưa cụ thể, các bước làm bài còn sơ sài, thiếu chi tiết ở cả 2 dạng bài, bố cục bài làm cũng còn mang tính khái quát, chỉ mang tính định hướng chung chung, điều đó đã gây không ít khó khăn cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học. 
 Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 cấp Huyện, cấp Tỉnh, đề thi khảo sát chất lượng học kỳ II của Sở Giáo dục và Đào tạo, đề thi vào lớp 10 THPT, thường có dạng nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, tuy nhiên trong sách giáo khoa lại không có bài học về dạng này, chính vì thế, học sinh không biết cách làm 
Về phía giáo viên dạy: 
Bản thân một số giáo viên cũng có phần lúng túng, vừa dạy vừa học hỏi, chưa vững kiến thức, kỹ năng, cách làm bài của kiểu bài này, nên chỉ thường bám vào phần thiết kế trong sách giáo khoa mà chưa có sự đào sâu, cụ thể hóa từng dạng nghị luận thành các bước làm bài cụ thể cho học sinh.
Về phía học sinh học: 
Những năm gần đây học sinh có xu thế ngại học văn, sợ học văn, nhất là văn nghị luận xã hội, vì đây là một kiểu bài khó, ngoài đòi hỏi kỹ năng về văn nghị luận học ở lớp 7, còn đòi hỏi vốn sống phong phú, hiểu biết nhiều, khả năng lập luận, dẫn dắt, nêu suy nghĩ, quan điểm, bình luận, đánh giá, các em không xác định được yêu cầu của đề bài, không phân định rõ đó là dạng nghị luận gì, từ đó khó có thể xác định và tìm được hướng đi của bài, thường mắc nhiều hạn chế khi làm bài.
 Điều tra thực trạng.
Năm học 2017- 2018 tôi được nhà trường phân công dạy Ngữ văn 9, ngay từ đầu năm học tôi đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên dạy lớp 9 đó là ngoài giảng dạy kiến thức trong sách giáo khoa theo phân phối chương trình 37 tuần thì song song với đó nhiệm vụ trọng trách nặng nề đó là ôn luyện, rèn kĩ năng thuần thục, cung cấp kiến thức đầy đủ để cuối năm học các em còn tham dự kì thi tuyển vào THPT. Chính vì thế ngay từ đầu tháng 9 tôi đã ra tiến hành ra đề nghị luận kiểu dạng nghị luận mà các em đã học ở lớp 7 sau đó tôi tiến hành chấm bài mục đích để nắm bắt được khả năng làm bài nghị luận của học sinh. Đề khảo sát( phụ lục 1). KÕt quả như sau ( Bài làm của HS ở phụ lục 2):
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
28
2 
7,2
8
28,6
14
50
4
14,2
9B
34
0
0
5
5
18
52,9
11 
32,4
 Bảng 1: Kết quả khảo sát đầu năm
Từ kết quả bài kiểm tra đầu tiên tôi nhận thấy học sinh còn mắc nhiều hạn chế khi viết bài nghị luận, nhất là dạng nghị luận xã hội. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã nghiên cứu những lỗi các em thường mắc phải, nguyên nhân mắc lỗi và từ đó tôi xin đưa ra một số giải pháp giúp các em khắc phục những hạn chế khi viết bài văn nghị luận xã hội, từ đó các em viết bài đạt kết quả cao hơn.
3. Các giải pháp.
3. 1. Giáo viên cần phát hiện đúng những hạn chế của học sinh, chỉ ra được các lỗi thường gặp của học sinh khi viết bài văn nghị luận xã hội.
Đây là một thao tác rất quan trọng. Bởi nếu không chỉ ra đúng các lỗi, những hạn chế của các em khi viết bài văn nghị luận xã hội thì giáo viên sẽ không thể đưa ra được biện pháp để khắc phục.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần chú ý tới việc tiếp thu của các em ngay trong các tiết học cũng nhữ qua quá trình thực hành.Thông thường, khi viết bài nghị luận, các em thường mắc phải những hạn chế như: Không nhận diện đúng dạng bài nghị luận xã hội; Không biết cách viết, viết lan man, viết theo cảm tính, nghĩ gì viết nấy, không theo các bước làm bài cụ thể hay một bố cục hoàn chỉnh;Không biết triển khai các ý, sắp xếp các ý một cách lộn xộn, lặp ý;Không biết cách viết mở bài, kết bài trúng vấn đề, thường viết lan man; Nhầm lẫn các dạng bài nghị luận xã hội, nhất là nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học sang nghị luận về tác phẩm văn học;Không biết lập luận, bài viết thiếu chặt chẽ, lôgic, thiếu độ sâu, chưa làm toát lên vấn đề; Học sinh không biết lấy dẫn chứng, thường không có dẫn chứng trong bài viết hoặc nhầm lẫn các dẫn chứng không phù hợp với vấn đề nghị luận.
3. 2. Giáo viên cần tìm ra đúng nguyên nhân vì sao học sinh mắc lỗi để từ đó có cách khắc phục hiệu quả những hạn chế của học sinh.
Qua quá trình giảng dạy nhiều năm, cũng như chấm bài thi học sinh giỏi cấp Huyện hay bài thi khảo sát chất lượng giữa các trường, tôi nhận thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bài làm văn nghị luận xã hội của học sinh chưa tốt là vì:
Học sinh không hiểu đúng về kiểu bài nghị luận xã hội, các em còn mơ hồ về kiểu bài này chính vì thế cũng không nắm vững được yêu cầu của kiểu bài nghị luận xã hội về nội dung, hình thức, kỹ năng là gì, thường hay viết chung chung, lan man, khó xác định.
Học sinh chưa nắm vững từng dạng nghị luận xã hội, đâu là nghị luận về tư tưởng, đạo lí; đâu là dạng nghị luận về hiện tượng đời sống, nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong một tác phẩm văn học, cho nên thường nhầm lẫn trong quá trình viết bài.
Học sinh không nắm vững các bước làm bài của từng dạng một, nên không biết cách triển khai vấn đề một cách khoa học, logic.
Học sinh chưa thành thạo ở kỹ năng phân tích đề, tìm ý, xây dựng luận điểm, luận cứ nên bài viết chưa chặt chẽ, còn lộn xộn.
Học sinh chưa hiểu cách viết mở bài, kết bài, vì thế thường không biết viết và viết không trúng, không đúng.
Học sinh chưa thành thạo các thao tác làm bài của kiểu bài này như thao tác chứng minh, giải thích, bình luận
3. 3. Từ những nguyên nhân trên, giáo viên có cách khắc phục cụ thể.
3.3.1. Cần giúp học sinh hiểu thế nào là kiểu bài nghị luận xã hội và phân biệt kiểu bài này với kiểu bài nghị luận văn học.
Nghị luận xã hội thực chất là trình bày quan điểm thái độ của mình về một vấn đề xã hội nào đó được nêu ở phần đề bài bằng hình thức bình và bàn luận mở rộng. Từ đó đưa ra bài học cho bản thân, nhận thức được điều gì đó sau khi bàn luận và tự nêu được hành động hoặc đề xuất biện pháp góp phần làm cho vấn đề bàn luận tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Ví dụ: Em hãy viết một bài nghị luận ngắn về hiện tượng gian lận trong thi cử của học sinh hiện nay.
Còn nghị luận văn học là dạng đưa ra các vấn đề bàn luận là các vấn đề bàn bạc về văn học, có thể là tác giả, tác phẩm, ý kiến nhận định về tác phẩm, nhân vật trong tác phẩmVí dụ: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ( Sách Ngữ văn lớp 9, tập 1)
3.3.2. Giúp học sinh nắm vững yêu cầu chung của kiểu bài nghị luận xã hội.
Về nội dung:
Bài làm văn về nghị luận xã hội là một bài tập làm văn mà ở đó yêu cầu học sinh trình bày được:
+ Quan điểm, thái độ của mình về một vấn đề xã hội nào đó (được nêu trong yêu cầu của đề bài) bằng hình thức bình luận và bàn luận mở rộng.
+ Xác định được bài học cho bản thân trên các khía cạnh: Nhận thức được gì sau khi bàn luận và tự nêu được hành động hoặc đề xuất những biện pháp góp phần làm cho vấn đề vừa bàn luận tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
Về hình thức.
Một bài nghị luận xã hội dù dung lượng ngắn hay dài cũng vẫn phải đảm bảo cấu trúc của một bài làm văn. Bố cục 3 phần như các bài văn khác. Phần Giải quyết vấn đề được tổ chức bằng một số đoạn văn. Yêu cầu lập luận (có lý lẽ) chặt chẽ kết hợp minh chứng, diễn đạt logic mạch lạc và trình bày sáng sủa.
Về kĩ năng
Mỗi bài văn nghị luận xã hội đều yêu cầu sự vận dụng nhiều kĩ năng của học sinh: Kỹ năng quan sát thực tiễn, kĩ năng lập ý, kĩ năng bố cục văn bản, kĩ năng lập luận, bàn luận, bình luận, đánh giá, kĩ năng dẫn chứng và phân tích dẫn chứng
3.3.3. Giúp học sinh nhận diện đúng từng dạng bài nghị luận xã hội.
Mỗi một dạng bài nghị luận xã hội sẽ có cách làm bài khác nhau, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh nhận diện đúng từng dạng một.
* Nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí có thể đề cập đến các vấn đề của đời sống xã hội như : đạo đức, tư tưởng, văn hoá, nhân sinh quan, thế giới quan,Có thể khái quát một số vấn đề thường được đưa vào đề thi như: Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống); Về tâm hồn,tính cách, phẩm chất (lòng nhân ái, vị tha, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm chăm chỉ, cần cù Về quan hệ gia đình, quan hệ xã hội : Tình mẫu tử, tình anh em,  tình thầy trò, tình bạn, tình đồng bào; Về lối sống, quan niệm sống,
Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là : Sử dụng thao tác lập luận giải thích để làm rõ ý nghĩa vấn đề, các nghĩa nghĩa tường minh, hàm ẩn (nếu có); Sử dụng thao tác lập luận phân tích để chia tách vấn đề thành nhiều khía cạnh, nhiều mặt, chỉ ra các biểu hiện cụ thể của vấn đề; Sử dụng thao tác lập luận chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề. Dẫn chứng lấy từ thực tế, có thể lẩy trong thơ văn nhưng không cần nhiều (tránh lạc sang nghị luận văn học); Sử dụng thao tác lập luận so sánh, bình luận, bác bỏ để đối chiếu với các vấn đề khác cùng hướng hoặc ngược hướng, phủ định cách hiểu sai lệch, bàn bạc tìm ra phương hướng
* Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống thường đề cập đến những vấn đề của đời sống xã hội, những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống con người, những vấn đề chính trị, tư tưởng, văn hoá, đạo đức,
Yêu cầu của kiểu bài này là học sinh cần làm rõ hiện tượng đời sống (qua việc miêu tả, phân tích nguyên nhân, các khía cạnh của hiện tượng) từ đó thể hiện thái độ đánh giá của bản thân cũng như đề xuất ý kiến, giải pháp trước hiện tượng đời sống. Học sinh cần có cách viết linh hoạt theo yêu cầu của đề bài, tránh làm bài máy móc hoặc chung chung. Ngoài việc trang bị cho mình những kỹ năng làm bài, học sinh cần tích lũy những vốn hiểu biết thực tế về đời sống xã hội..
 - Các thao tác lập luận chủ yếu là: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận.
* Nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học.
Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận xã hội, không phải là kiểu bài nghị luận văn học. Cần tránh tình trạng làm lạc đề sang nghị luận văn học. Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có thể là một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống (thường là một tư tưởng, đạo lí) 
 Đây là dạng văn khá khó đối với học sinh lớp 9 bởi sự tích hợp giữa vấn đề xã hội và vấn đề văn học. Điều đó đòi hỏi học sinh phải có kiến thức tổng hợp về cả hai mảng kiến thức là văn học và xã hội. 
Vì là dạng đề kết hợp và vận dụng nhiều thao tác khác nhau: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận kiểu văn bản này đòi hỏi học sinh phải linh hoạt trong từng thao tác làm bài của mình. Ví dụ: Từ nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?
3.3.4. Hướng dẫn học sinh nắm vững các bước làm bài văn nghị luận xã hội.( Có giáo án minh họa kèm theo ở phụ lục 2)
Bước 1: Tìm hiểu, phân tích đề..
Phân tích đề là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng của đề. Đây là bước đặc biệt quan trọng trong làm văn nghị luận xã hội.
Các bước phân tích đề :   Đọc kĩ đề bài, gạch chân các từ then chốt (những từ chứa đựng ý nghĩa của đề), chú ý các yêu cầu của đề (nếu có), xác định yêu cầu của đề (Tìm hiểu nội dung của đề, tìm hiểu hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng).
Cần trả lời các câu hỏi : Đây là dạng đề nào? Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết?
Đối với dạng đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí:
Dạng nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí thường có có 2 dạng đề:
Đề nổi, học sinh dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_khac_phuc_nhung_han_che_cua_hoc_s.doc