SKKN Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững các kí hiệu âm nhạc trong chương trình lớp 3 ở Trường Tiểu học Xuân Lộc
Việc dạy Âm nhạc ở bậc Tiểu học góp phần hình thành cho học sinh một số kiến thức ban đầu về ca hát. Âm nhạc góp phần tạo cho các em một tinh thần vui tươi, thoải mái để các em học tốt các môn học khác và giúp các em phát triển một cách toàn diện.
Ở lớp 1, lớp 2 và đầu năm học lớp 3 các em chủ yếu được làm quen với phân môn học hát. Nhưng đến đến học kì 2 của năm học lớp 3 các em không chỉ được học các bài hát mà còn học thêm một số kí hiệu âm nhạc. Tuy ở lớp 3 chưa yêu cầu các em phải tập đọc nhạc nhưng các em phải nắm được một số kí hiệu âm nhạc mà chương trình đã quy định như tên nốt nhạc, khuông nhạc, khóa Son. Nhận biết được các hình nốt nhạc cơ bản và vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc. Đây là một yêu cầu mới đối với học sinh lớp 3 và đòi hỏi năng lực truyền đạt của giáo viên để học sinh nắm được lượng kiến thức này.
Đã vậy trong chương trình tập bài hát lớp 3 hiện nay chỉ trình bày các bài hát và hình minh họa. Các tài liệu, đồ dùng minh họa trực quan liên quan đến một số kí hiệu âm nhạc mà học sinh lớp 3 cần nắm thì không có.
Tôi nhận thấy việc nắm vững một số kí hiệu âm nhạc ở lớp 3 là vô cùng quan trọng. Nó là tiền đề để lên lớp 4, lớp 5 các em có thể học được và học tốt phân môn Tập đọc nhạc. Vấn đề đặt ra ở đây là học sinh không thể đọc được bài tập đọc nhạc khi không nhận biết được nốt nhạc
Vậy làm thế nào để các em nắm vững được các kí hiệu âm nhạc này. Là một giáo viên mới ra trường tuy kinh nghiệm chưa có nhiều nhưng bằng sự nổ lực học hỏi và lòng nhiệt tình của bản thân. Tôi xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững các kí hiệu âm nhạc trong chương trình lớp 3 ở Trường Tiểu học Xuân Lộc" để làm cơ sở nghiên cứu cho bản thân trong quá trình giảng dạy.
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 2.2. Thực trạng của vấn đề 3 2.3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 4 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 12 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 13 3.1. Kết luận 13 3.2. Kiến nghị 13 MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Việc dạy Âm nhạc ở bậc Tiểu học góp phần hình thành cho học sinh một số kiến thức ban đầu về ca hát. Âm nhạc góp phần tạo cho các em một tinh thần vui tươi, thoải mái để các em học tốt các môn học khác và giúp các em phát triển một cách toàn diện. Ở lớp 1, lớp 2 và đầu năm học lớp 3 các em chủ yếu được làm quen với phân môn học hát. Nhưng đến đến học kì 2 của năm học lớp 3 các em không chỉ được học các bài hát mà còn học thêm một số kí hiệu âm nhạc. Tuy ở lớp 3 chưa yêu cầu các em phải tập đọc nhạc nhưng các em phải nắm được một số kí hiệu âm nhạc mà chương trình đã quy định như tên nốt nhạc, khuông nhạc, khóa Son. Nhận biết được các hình nốt nhạc cơ bản và vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc. Đây là một yêu cầu mới đối với học sinh lớp 3 và đòi hỏi năng lực truyền đạt của giáo viên để học sinh nắm được lượng kiến thức này. Đã vậy trong chương trình tập bài hát lớp 3 hiện nay chỉ trình bày các bài hát và hình minh họa. Các tài liệu, đồ dùng minh họa trực quan liên quan đến một số kí hiệu âm nhạc mà học sinh lớp 3 cần nắm thì không có. Tôi nhận thấy việc nắm vững một số kí hiệu âm nhạc ở lớp 3 là vô cùng quan trọng. Nó là tiền đề để lên lớp 4, lớp 5 các em có thể học được và học tốt phân môn Tập đọc nhạc. Vấn đề đặt ra ở đây là học sinh không thể đọc được bài tập đọc nhạc khi không nhận biết được nốt nhạc Vậy làm thế nào để các em nắm vững được các kí hiệu âm nhạc này. Là một giáo viên mới ra trường tuy kinh nghiệm chưa có nhiều nhưng bằng sự nổ lực học hỏi và lòng nhiệt tình của bản thân. Tôi xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững các kí hiệu âm nhạc trong chương trình lớp 3 ở Trường Tiểu học Xuân Lộc" để làm cơ sở nghiên cứu cho bản thân trong quá trình giảng dạy. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở những kinh nghiệm thu được trong quá trình giảng dạy, đưa ra các biện pháp giúp học sinh nắm vững các kí hiệu âm nhạc trong chương trình lớp 3 ở Trường Tiểu học Xuân Lộc. - Trình bày hiệu quả thu được sau khi áp dụng những biện pháp giúp học sinh nắm vững các kí hiệu âm nhạc trong chương trình lớp 3. - Đề xuất một số kiến nghị với Ban giám hiệu trường Tiểu học Xuân Lộc Thường Xuân Thanh hóa. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Các biện pháp giúp học sinh trường Tiểu học Xuân Lộc, Thường Xuân nắm vững các kí hiệu Âm nhạc trong chương trình lớp 3. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp thu thập, sử lí số liệu. - Phương pháp trình bày. - Phương pháp trực quan. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Ở lớp 1,2,3 học sinh học Âm nhạc trong môn Nghệ thuật. Việc học Âm nhạc chủ yếu là học các bài hát kết hợp một số hoạt động (hát kết hợp gõ đệm, hát kết hợp vận động phụ họa). Ở giai đoạn 2 của năm lớp 3, học sinh được tiếp cận với một vài kí hiệu ghi nhạc như khuông nhạc, khóa Son, các hình nốt nhạc, vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc. Đến lớp 4 việc học Âm nhạc chuyển sang giai đoạn mới. Vừa học các bài hát, vừa học tập đọc nhạc. Xuất phát từ tình hình thực tế khi dạy phần tập đọc nhạc trong bộ môn Âm nhạc, việc xác định nốt nhạc trên khuông nhạc với học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn. Trong chương trình lớp 4 dù chỉ là những bài tập đơn giản, với học sinh trường tôi để xác định nhanh, đúng vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc là một điều khó khăn. Hơn nữa việc làm quen với khuông nhạc, vị trí các nốt nhạc các em lại được học ở lớp 3. Nếu lớp 3 các em không nắm vững kiến thức này thì lên lớp 4, 5 các em không thể học được tập đọc nhạc. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm * Thuận lợi: Trường tiểu học Xuân Lộc cách trung tâm huyện khoảng 25km, với đặc thù là một xã có điều kiện kinh tế khó khăn, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn và thiếu thốn, địa bàn dân cư tương đối rộng gồm 5 thôn, tình hình chính trị, an ninh trật tự trên địa bàn tương đối ổn định. Trong những năm gần đây được sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo nên chất lượng giáo dục của trường ngày càng được phát triển. Nhà trường đang từng bước hoàn thiện các tiêu chí xây dựng Chuẩn Quốc gia mức độ 1. Môn âm nhạc được đa số học sinh yêu thích và đón nhận một cách hào hứng, đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học. Vì lứa tuổi này hội tụ sự hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ, thích được thể hiện, được bộc lộ khả năng biểu diễn của bản thân. Lãnh đạo nhà trường thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện để giáo viên có điều kiện giảng dạy tốt nhất. * Khó khăn: Môn học Âm Nhạc là môn học đặc thù và phụ thuộc vào năng khiếu nên nhiều em còn bị hạn chế. Học sinh chỉ mới biết hát lời các bài hát chứ chưa hiểu về các kí hiệu âm nhạc Nhà trường đã có đàn dành cho giáo viên nhưng chưa có phòng học riêng cho môn Âm nhạc nên còn bất cập khi giảng dạy. Trang thiết bị và đồ dùng phục vụ giảng dạy môn Âm nhạc còn thiếu thốn nhiều. Từ những thuận lợi, khó khăn trên, tôi đã mạnh dạn áp dụng các biện pháp giúp học sinh lớp 3 nắm vững các kí hiệu âm nhạc. Kết quả khảo sát kiến thức về các kí hiệu âm nhạc ở lớp 3 đã học của 50 học sinh lớp 3 tại trường Tiểu học Xuân Lộc cuối năm học 2015-2016 như sau: Tổng số HS Nhận biết được Chưa nhận biết được 50 Số lượng HS % Số lượng HS % 14 28 36 72 Theo kết quả khảo sát ta nhận thấy tỉ lệ học sinh nhận biết được các kí hiệu âm nhạc là rất ít trong khi đó phần đa các em chưa nhận biết được. Bằng kinh nghiệm giảng dạy hơn 8 năm. Tuy thời gian không dài nhưng bản thân luôn cố gắng trau dồi kinh nghiệm và tìm tòi nhiều phương pháp mới giúp học sinh học tốt bộ môn âm nhạc. Bản thân đã luôn tìm tòi mọi biện pháp để học sinh có thể nắm vững được các kí hiệu âm nhạc trong chương trình lớp 3. Tôi đã đề xuất và được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Tiểu học Xuân Lộc cho phép tôi được áp dụng: "Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững các kí hiệu âm nhạc trong chương trình lớp 3 ở Trường Tiểu học Xuân Lộc" 2.3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề Vấn đề đặt ra ở đây là một số kiến thức về kí hiệu âm nhạc mà học sinh lớp 3 cần nắm lại không có trong tập bài hát của các em. Thời lượng để các em luyện tập lại quá ít. Vì vậy để giúp học sinh lớp 3 dễ dàng hơn trong việc tiếp thu những kiến thức đó, tôi đã thực hiện những biện pháp sau: 2.3.1. Nhận biết tên các nốt nhạc Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy nhiều học sinh có thể nêu đúng tên nốt nhạc nhưng kể tên các nốt nhạc lại không đúng thứ tự. Học sinh muốn ôn luyện nhưng trong tập bài hát không có nội dung này. Như vậy khi thực hành viết tên các nốt nhạc trên khuông nhạc học sinh dễ nhầm lẫn. Để khắc phục khó khăn trên sau khi giúp học sinh nắm được tên gọi của 7 nốt nhạc: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si. Tôi đã tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để tạo cho các em không khí vui tươi, thoải mái để tiếp thu một cách dễ dàng hơn Đầu tiên để học sinh ghi nhớ được tên gọi 7 nốt nhạc tôi tiến hành cho các em chơi trò chơi "Bảy anh em" - Nghệ thuật 3 Giáo viên chỉ định 7 em, mỗi em mang tên một nốt nhạc theo thứ tự: Đô - Rê - Mi - Pha - Son - La - Si. Bảy em đứng cạnh nhau theo thứ tự như trên. Giáo viên gọi tên nốt nào, em mang tên nốt đó phải nói "có" và nói tiếp "Tên tôi là ..." theo tên nốt đã được quy định rồi giơ một tay lên cao. Ai nói sai tên mình là thua cuộc. Giáo viên gọi em khác thay thế và cuộc chơi tiếp tục. Giáo viên gọi tên nhanh hơn và học sinh xưng tên cũng phải nhanh chóng nói đúng tên mình. [1] Ngoài việc sử dùng trò chơi như sách nghệ thuật 3 hướng dẫn. Tôi tiến hành cho các em chơi trò chơi "Bảy nốt nhạc vui". Cách 1: - Giáo viên gọi 7 em lên bảng mỗi em tương ứng với một tên nốt nhạc và đứng theo thứ tự Đô Rê Mi Pha Son La Si - Giáo viên đặt câu hỏi theo tiết tấu bài hát "Sắp đến tết rồi" ......o............o............o..........o Tên em là gì? - Đồng thời đưa tay hướng vào học sinh cần hỏi. Hướng vào học sinh nào thì học sinh đó sẽ trả lời cũng theo tiết tấu bài hát "Sắp đến tết rồi": ......o............o............o..........o Em là nốt .... - Ví dụ giáo viên chỉ vào em học sinh thứ 5 và hỏi: Tên em là gì? Học sinh trả lời: Em là nốt Son. Cứ như vậy giáo viên gọi bất kì theo tốc độ nhanh dần học sinh trả lời nhanh và chính xác. Cách 2: - Sau khi học sinh đã nhớ được tên 7 nốt nhạc giáo viên cho học sinh ôn luyện để các em nhớ tên nốt nhạc theo thứ tự từ dưới lên Đô Rê Mi Pha Son La Si - Các em vẫn đứng thứ tự như trên. Học sinh 1 nói Tôi là nốt Đô và chỉ vào học sinh 2 hỏi: Bạn là nốt gì? Học sinh 2 trả lời: Tôi là nốt Rê, chỉ tiếp vào học sinh 3 hỏi Bạn là nốt gì? Học sinh 3 trả lời và hỏi tiếp bạn đứng cạnh mình cứ như vậy cho đến nốt Si. Học sinh tham gia trò chơi "Bảy nốt nhạc vui (Hết nhóm này giáo viên gọi nhóm khác để các em cùng được tham gia). Cách 3: Giáo viên chọn 7 em, mỗi em mang tên một nốt nhạc đứng xếp thành một hàng theo thứ tự như trên. Chọn 1 em khác đứng trước 7 em đó. Khi có hiệu lệnh của giáo viên: Em hãy chọn ra bạn mang tên nốt...(ví dụ nốt Son) thì học sinh đó phải tìm đúng vị trí bạn mang tên nốt Son và đưa bạn đó ra phía trước. Nếu nhận biết chậm hoặc sai sẽ thua cuộc và bị phạt hát hoặc múa theo yêu cầu của các bạn dưới lớp. Nếu chọn đúng thì trò chơi được tiếp tục với bạn mang tên nốt Son. Học sinh tham gia trò chơi "Bảy nốt nhạc vui 2.3.2. Nhận biết khuông nhạc và khóa Son a. Khuông nhạc “ Khuông nhạc bao gồm 5 dòng kẻ song song và cách đều nhau. Các dòng kẻ và các khe giữa hai dòng kẻ được tính từ dưới lên trên (5 dòng kẻ, 4 khe)”. [1] Ở nội dung này, giáo viên chuẩn bị bảng phụ kẻ sẵn khuông nhạc để học sinh quan sát. Giáo viên giới thiệu về dòng và khe của khuông nhạc. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh kẻ vào vở để các em ghi nhớ. Giáo viên hướng dẫn học sinh kẻ từng dòng, để cho dòng kẻ được thẳng và đều giáo viên quy định cho các em kẻ 5 dòng kẻ từ trên xuống dưới, khoảng cách mỗi dòng kẻ đúng bằng một ô li nhỏ trong vở bốn li của các em. Giáo viên cần hướng dẫn rõ để học sinh không bị nhầm lẫn (khi kẻ các em kẻ từ trên xuống dưới nhưng khi tính dòng kẻ của khuông nhạc các em tính từ dưới lên trên). Giáo viên yêu cầu học sinh luyện nhiều lần. b. Khóa Son Kí hiệu đứng ở đầu mỗi khuông nhạc (nối liền 5 dòng kẻ) chính là khóa Son. Nó được bắt đầu từ vị trí của nốt Son (dòng kẻ thứ 2) Sau khi hướng dẫn các em kẻ khuông nhạc xong giáo viên vẽ mẫu khóa Son trên khuông nhạc cho học sinh quan sát và hướng dẫn các em vẽ vào vở của mình. Giáo viên viết khóa Son vào khuông nhạc trên bảng và hướng dẫn học sinh tập viết khóa Son vào khuông nhạc trong vở của mình. Trong quá trình dạy tôi nhận thấy các em viết khóa Son còn chưa cân đối, điềm xuất phát chưa chính xác, nét vòng cung còn đưa ngược chiều. Vì vậy giáo viên vừa viết khóa Son vừa hướng dẫn các em một cách tỉ mỉ: Điểm xuất phát của khóa Son bắt đầu từ dòng kẻ thứ 2 của khuông nhạc, vòng tròn theo chiều kim đồng hồ lên trên chạm vào dòng 3 sau đó vòng xuống chạm vào dòng 1, tiếp tục kéo lên trên cao hơn khuông nhạc một ô li nhỏ và kéo xuống dưới khuông nhạc một ô li nhỏ tạo thành nét khuyết ở dòng kẻ thứ 4 của khuông nhạc. Ngoài việc chuẩn bị bảng phụ để học sinh quan sát thì chúng ta thấy tất cả các bài hát trong tập bài hát lớp 3 đều được viết theo khóa Son. Vì vậy giáo viên cho học sinh quan sát kĩ bất kì một khuông nhạc nào trong các bài hát của tập bài hát 3 - đây chính là hình ảnh trực quan nhất để học sinh nhận biết khuông nhạc và khóa Son. 2.3.3. Nhận biết một số hình nốt nhạc Để ghi chép độ dài, ngắn của âm thanh, người ta dùng các hình nốt. Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết một số hình nốt nhạc: Hình nốt trắng, hình nốt đen, hình nốt móc đơn, hình nốt móc kép, dấu lặng đen, dấu lặng đơn. * Trước tiên, giáo viên treo bộ tranh âm nhạc 3 và giới thiệu cho học sinh các hình nốt nhạc, giải thích sự khác nhau giữa các hình nốt - thiết kế bài giảng Âm nhạc 3 + Hình nốt trắng: Gồm thân nốt hình bầu dục và đuôi nốt. + Hình nốt đen: Giống như hình nốt trắng nhưng thân nốt được tô đen. + Hình nốt móc đơn: Giống như hình nốt đen nhưng có thêm dấu móc hình vòng cung. + Hình nốt móc kép: Giống như hình nốt móc đơn nhưng có hai dấu móc hình vòng cung. [2] * Ở nội dung này tôi đã chuẩn bị đồ dùng trực quan để học sinh trực tiếp quan sát. Cách thực hiện như sau: - Giáo viên chuẩn bị: Bút dạ đen, giấy rô-ki trắng loại dày, kéo, băng dính trắng, nam châm nhỏ. - Tiến hành: Vẽ các hình nốt nhạc bằng bút dạ trên giấy rô-ki. Dùng kéo cắt thành các hình nốt nhạc (hình nốt trắng, hình nốt đen, hình nốt móc đơn...). Dùng băng dính dán nam châm vào phía sau thân nốt nhạc. - Giáo viên giới thiệu về các hình nốt nhạc: Giới thiệu từng hình nốt nhạc và lấy hình nốt nhạc đó gắn lên bảng để học sinh cùng quan sát. + Hình nốt trắng bao gồm thân nốt và đuôi nốt, thân nốt để trắng và có hình bầu dục (Giáo viên gắn hình nốt trắng lên bảng). + Hình nốt trắng tô đen thân nốt được hình nốt đen (Giáo viên gắn hình nốt đen lên bảng). + Hình nốt đen thêm một móc hình cung được hình nốt móc đơn (Giáo viên gắn hình nốt móc đơn lên bảng). + Hình nốt móc đơn thêm tiếp một móc nữa được hình nốt móc kép (Giáo viên gắn hình nốt móc kép lên bảng). * Giáo viên hướng dẫn học sinh viết các hình nốt nhạc vào vở. - Đầu nốt nhạc như hình bầu dục, khi viết hơi nghiêng nhưng đa số các em viết đầu nốt nhạc như hình tròn. Đuôi nốt nhạc đặt bên phải hình nốt nhạc và kéo thẳng từ trên xuống thì có em lại viết đuôi nốt nhạc bên trái hay viết bên phải nhưng không thẳng mà nghiêng sang trái, sang phải. Khi viết các hình nốt móc đơn, hình nốt móc kép học sinh thường viết móc ngắn quá hay dài quá không cân đối với nốt nhạc. Giáo viên cần chú ý để sửa cho các em ngay, không để thành thói quen sau này rất khó sửa. - Giáo viên chú ý học sinh viết đúng đầu nốt nhạc, đuôi nốt nhạc cân đối, không nghiêng phải hoặc nghiêng trái, không lệch. Khi viết móc không được ngắn quá hay dài quá sẽ làm mất cân đối. * Sau khi giới thiệu hình nốt nhạc, tập viết hình nốt nhạc. Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: "Tìm đúng hình nốt nhạc" - Để thực hiện được trò chơi giáo viên chuẩn bị đồ dùng: Bút dạ đen, giấy rô-ki trắng loại dày, thước, kéo, băng dính, nam châm. - Tiến hành: + Vẽ các hình nốt nhạc bằng bút dạ trên giấy rô-ki. Dùng kéo cắt thành các hình nốt nhạc (hình nốt trắng, hình nốt đen, hình nốt móc đơn, hình nốt móc kép, dấu lặng đen, dấu lặng đơn). Dùng băng dính dán nam châm vào phía sau thân nốt nhạc. + Sử dụng bút dạ và thước, kẻ 2 bảng phụ trong mỗi bảng có ghi tên các hình nốt nhạc + Giáo viên chia đôi bảng lớp và dùng nam châm gắn 2 bảng phụ lên bảng. Hình nốt trắng Hình nốt trắng Hình nốt đen Hình nốt đen Hình nốt móc đơn Hình nốt móc đơn Hình nốt móc kép Hình nốt móc kép Dấu lặng đen Dấu lặng đen Dấu lặng đơn Dấu lặng đơn - Giáo viên tổ chức thành 2 đội tham gia chơi (mỗi đội chơi có 6 em). Trong mỗi đội, giáo viên phát cho mỗi em 1 hình nốt nhạc đã học. Khi giáo viên có hiệu lệnh: Hình nốt trắng (hoặc hình nốt đen, hình nốt móc đơn...) học sinh nào cầm trong tay hình nốt như hiệu lệnh sẽ nhanh chóng gắn vào bảng phụ của đội mình. Sau khi các đội đã hoàn thành gắn đủ sáu hình nốt nhạc trên bảng phụ. Giáo viên cho học sinh nhận xét. Đội nào gắn đúng nhiều hình nốt nhạc hơn sẽ giành phần thắng và được tuyên dương. Đội còn lại sẽ thực hiện theo yêu cầu của đội thắng (Ví dụ: hát múa một bài hát trong chương trình). - Giáo viên cho học sinh chơi thử 1, 2 lần. Tổ chức cho học sinh tham gia chơi. Hết lượt này gọi lượt khác để các em đều được tham gia (tùy vào thời lượng của tiết học). Học sinh tham gia trò chơi "Tìm đúng hình nốt nhạc" 2.3.4. Nhận biết vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc a. Khuông nhạc bàn tay * Trước khi giúp học sinh nhận biết các nốt nhạc trên khuông nhạc, giáo viên cho học sinh làm quen với khuông nhạc bàn tay: Giáo viên sử dụng bàn tay trái làm khuông nhạc: 5 ngón tay tượng trưng cho 5 dòng kẻ, 4 kẻ tay tượng trưng cho 4 khe, bắt đầu từ ngón út là dòng kẻ thứ nhất, các ngón 2, 3, 4, 5 là các dòng kẻ 2, 3, 4, 5 của khuông nhạc.Giáo viên dùng ngón tay trỏ của bàn tay phải để chỉ vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay. Giáo viên vừa hướng dẫn cho học sinh quan sát vừa cho các em thực hiện trên khuông nhạc bàn tay của mình. Đô: Ngón tay trỏ đặt song song bên dưới ngón út Rê: Ngón tay trỏ chỉ bên dưới ngón út Mi: Chỉ trên ngón út Pha: Chỉ vào khe giữa ngón út và ngón áp út Son: Chỉ trên ngón áp út La: Chỉ vào khe giữa ngón áp út và ngón giữa Si: Chỉ vào ngón giữa * Sau khi học sinh đã nhận biết được vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay, giáo viên yêu cầu các em thực hiện chỉ vị trí các nốt nhạc theo yêu cầu của giáo viên. Khi có hiệu lệnh của giáo viên ( nốt Son, nốt Mi, nốt Đồ, ...) học sinh nhanh chóng xác định vị trí và chỉ vào khuông nhạc bàn tay của mình. - Giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập theo nhóm đôi: 2 em ngồi cùng bàn quay mặt lại với nhau. Em A nêu tên nốt nhạc, em B chỉ vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay. Sau đó đổi lại (em B nêu tên nốt nhạc, em A chỉ vị trí nốt nhạc). - Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện: + Em thứ nhất: Nêu tên nốt nhạc + Em thứ hai: Chỉ vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay Học sinh thực hiện nêu tên, chỉ vị trí theo cặp đôi - Giáo viên quan sát và giúp đỡ những học sinh chậm. b. Tập nhận biết vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc - Giáo viên hướng dẫn lần lượt vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc: Đô: Nằm ở dòng kẻ phụ Rê: Nằm bên dưới dòng kẻ 1 Mi: Nằm ở dòng kẻ 1 Pha: Nằm trong khe 1 Son: Nằm ở dòng kẻ 2 La: Nằm trong khe 2 Si: Nằm ở dòng kẻ 3 - Giáo viên yêu cầu học sinh chép vào vở - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tên những nốt nhạc nằm ở dòng kẻ và nêu rõ vị trí nằm ở dòng kẻ nào? Những nốt nhạc nằm trong khe và nêu rõ nằm trong khe nào? Như vậy sẽ giúp các em phân biệt được rõ ràng vị trí các nốt nhạc. c. Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông nhạc * Hướng dẫn học sinh đọc tên nốt nhạc trên khuông nhạc: - Nốt nhạc hoàn chỉnh bao gồm tên nốt và hình nốt. Ở các tiết trước học sinh đã được làm quen với các hình nốt nhạc. Vậy để đọc đúng tên nốt nhạc học sinh cần xác định vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc là nốt gì? nốt nhạc đó được viết ở hình nốt nhạc gì? Sau đó đọc tên nốt nhạc hoàn chỉnh (khi đọc cần đọc tên nốt trước, hình nốt sau) La móc đơn (Nằm trong khe 2 là nốt La, nốt La được viết ở hình nốt móc đơn, đọc là La móc đơn). - Giáo viên treo bảng phụ có viết các nốt nhạc và hướng dẫn học sinh đọc tên nốt nhạc. * Trò chơi "Gắn nốt nhạc trên khuông" - Sau khi học sinh đọc được tên nốt nhạc . Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi"Gắn nốt nhạc trên khuông". Trò chơi nhằm giúp học sinh xác định đúng vị trí và hình nốt nhạc trên khuông nhạc. Từ đó giúp học sinh nắm vững các kí hiệu âm nhạc, cũng qua trò chơi này luyện cho học sinh kĩ năng nhanh nhẹn, chính xác. - Chuẩn bị: + 2 bảng phụ kẻ khuông nhạc và khóa Son + Cắt các hình nốt nhạc và gắn nam châm phía sau thân nốt nhạc. + Giáo viên chia đôi bảng lớp và dùng nam châm gắn 2 bảng phụ lên bảng. Cách 1: Giáo viên cho học sinh chơi theo 2 đội (mỗi đội 4 em), các em đứng theo thứ tự từ trên xuống dưới, giáo viên phát cho mỗi em một hình nốt nhạc (không trùng nhau). - Luật chơi: Khi có hiệu lệnh của giáo viên (Son móc đơn, Pha móc kép, La trắng...) Học sinh nào trong đội có hình nốt nhạc phù hợp với hiệu lệnh của giáo viên trước sẽ lên gắn trước, các em tiếp theo thực hiện tương tự. Hết lượt chơi đội nào gắn đúng nhiều nốt nhạc hơn sẽ giành phần thắng. Giáo viên cho học sinh chơi thử 1 - 2
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_nam_vung_cac_ki_hieu_am.doc