SKKN Lựa chọn phương pháp dạy học môn Đạo đức lớp 3, nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh

SKKN Lựa chọn phương pháp dạy học môn Đạo đức lớp 3, nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh

Khi sinh thời Bác Hồ dạy:"Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó ." Vâng, bởi đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc bịêt phản ánh theo các nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, chi phối hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên; con người với xã hội và giữa con người với nhau. Do đó môn Đạo đức là một trong những môn học bắt buộc ở bậc tiểu học. Nó là môn học cơ bản trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, lối sống lành mạnh và cách sống có lý tưởng. Ngoài ra nó còn giúp cho học sinh giải quyết các sự việc vừa có lí vừa có tình. Từ đó, các em biết cách vận dụng hành vi đạo đức, chuẩn mực vào cuộc sống để cư xử với cha mẹ thầy cô và bạn bè. Tóm lại mục tiêu của môn Đạo đức ở tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng đã giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu hình thành chuẩn mực đạo đức phù hợp với lứa tuổi và pháp luật, đồng thời nắm được ý nghĩa của việc thực hiện những chuẩn mực hành vi đạo đức đó. Từng bước hình thành cho học sinh kĩ năng nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh, lựa chọn và thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức trong các tình huống cụ thể của cuộc sống. Không những thế nó còn hình thành thái độ tự trong tự tin, yêu thương quý trọng con người, yêu cái thiện, cái tốt không đồng tình với cái xấu, cái ác. Trong nền kinh tế hiện nay, việc giáo dục và đạo đức cho học sinh không phải là vấn đề đơn giản. Nó đòi hỏi người thầy phải có những phương pháp giáo dục phù hợp, giúp học sinh phát triển nhân cách một cách hoàn thiện, tránh cho học sinh tiếp xúc với những hành vi tiêu cực, làm sao để cho các em có được lối thích nghi với thời đại. Song cũng cần phải cho học sinh thấy được những nét đẹp, những phẩm chất cao quý, những truyền thống quý báu của dân tộc. Tóm lại hình thành cho học sinh một phong cách sống lành mạnh. Vấn đề đặt ra là làm cách nào để học sinh nắm bắt được kiến thức của môn Đạo Đức một cách tích cực, chủ động mà không bị áp đặt gò bó. Do đó, việc dạy học theo tính tích cực, tự lực sáng tạo của học sinh là vấn đề cần thiết đối với giáo viên tiểu học nói chung và giáo viên lớp 3 nói riêng, Để nâng cao hiệu quả giờ dạy môn Đạo đức lớp 3 đòi hỏi người thầy phải có phải biết lựa chọn, sử dụng các phương pháp trong một tiết dạy hợp lí là rất cần thiết. Vấn đề này càng có ý nghĩa đối với học sinh các lớp Một, lớp Hai và lớp Ba. Nội dung môn học Đạo đức ở tiểu học có tính đồng tâm nên các chuẩn mực hành vi đạo đức ở lớp Ba phản ánh các chuẩn mực hành vi đạo đức cần thiết nhất phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, với gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Vì vậy, sự kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học, lấy phương pháp này bổ trợ cho phương pháp kia trong giảng dạy được coi như một nghệ thuật mà người thầy cần đạt tới. Xuất phát từ kinh nghiệm thức tế giảng dạy của bản thân trong những năm qua, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức trong trường Tiểu học, giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học môn Đạo đức tôi đã chọn đề tài : " Lựa chọn phương pháp dạy học môn Đạo đức lớp 3, nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh ."

doc 19 trang thuychi01 21636
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lựa chọn phương pháp dạy học môn Đạo đức lớp 3, nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
 Phần I : Mở đầu
 1. Lí do chọn đề tài 
2. Mục đích nghiên cứu 
3. Đối tượng nghiên cứu 
4. Phương pháp nghiên cứu 
 Phần II : Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
a. Mục tiêu của môn Đạo đức ở Tiểu học.
b. Mục tiêu của môn Đạo đức lớp 3
c. Các phương pháp dạy học Đạo đức lớp 3
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
 Phần III : Kết luận, kiến nghị 
I. Kết luận
II. Kiến nghị 
1. Đối với công tác quản lí
2. Đối với giáo viên 
1
1
1
2
2
3
3
3
3
4
4
5à15
15à16
17
17
17
17
17
 PHẦN I : MỞ ĐẦU 
 1. lí do chọn đề tài: 
Khi sinh thời Bác Hồ dạy:"Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó ." Vâng, bởi đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc bịêt phản ánh theo các nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, chi phối hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên; con người với xã hội và giữa con người với nhau. Do đó môn Đạo đức là một trong những môn học bắt buộc ở bậc tiểu học. Nó là môn học cơ bản trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, lối sống lành mạnh và cách sống có lý tưởng. Ngoài ra nó còn giúp cho học sinh giải quyết các sự việc vừa có lí vừa có tình. Từ đó, các em biết cách vận dụng hành vi đạo đức, chuẩn mực vào cuộc sống để cư xử với cha mẹ thầy cô và bạn bè. Tóm lại mục tiêu của môn Đạo đức ở tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng đã giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu hình thành chuẩn mực đạo đức phù hợp với lứa tuổi và pháp luật, đồng thời nắm được ý nghĩa của việc thực hiện những chuẩn mực hành vi đạo đức đó. Từng bước hình thành cho học sinh kĩ năng nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh, lựa chọn và thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức trong các tình huống cụ thể của cuộc sống. Không những thế nó còn hình thành thái độ tự trong tự tin, yêu thương quý trọng con người, yêu cái thiện, cái tốt không đồng tình với cái xấu, cái ác. Trong nền kinh tế hiện nay, việc giáo dục và đạo đức cho học sinh không phải là vấn đề đơn giản. Nó đòi hỏi người thầy phải có những phương pháp giáo dục phù hợp, giúp học sinh phát triển nhân cách một cách hoàn thiện, tránh cho học sinh tiếp xúc với những hành vi tiêu cực, làm sao để cho các em có được lối thích nghi với thời đại. Song cũng cần phải cho học sinh thấy được những nét đẹp, những phẩm chất cao quý, những truyền thống quý báu của dân tộc. Tóm lại hình thành cho học sinh một phong cách sống lành mạnh. Vấn đề đặt ra là làm cách nào để học sinh nắm bắt được kiến thức của môn Đạo Đức một cách tích cực, chủ động mà không bị áp đặt gò bó. Do đó, việc dạy học theo tính tích cực, tự lực sáng tạo của học sinh là vấn đề cần thiết đối với giáo viên tiểu học nói chung và giáo viên lớp 3 nói riêng, Để nâng cao hiệu quả giờ dạy môn Đạo đức lớp 3 đòi hỏi người thầy phải có phải biết lựa chọn, sử dụng các phương pháp trong một tiết dạy hợp lí là rất cần thiết. Vấn đề này càng có ý nghĩa đối với học sinh các lớp Một, lớp Hai và lớp Ba. Nội dung môn học Đạo đức ở tiểu học có tính đồng tâm nên các chuẩn mực hành vi đạo đức ở lớp Ba phản ánh các chuẩn mực hành vi đạo đức cần thiết nhất phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, với gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Vì vậy, sự kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học, lấy phương pháp này bổ trợ cho phương pháp kia trong giảng dạy được coi như một nghệ thuật mà người thầy cần đạt tới. Xuất phát từ kinh nghiệm thức tế giảng dạy của bản thân trong những năm qua, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức trong trường Tiểu học, giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học môn Đạo đức tôi đã chọn đề tài : " Lựa chọn phương pháp dạy học môn Đạo đức lớp 3, nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh ."
 2. Mục đích nghiên cứu:
 Môn Đạo đức ở trường Tiểu học nhằm giúp học sinh:
 - Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 3 trong mối quan hệ giữa các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội. Môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó.
 - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức có hiệu quả.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Tài liệu dạy học môn đạo đức lớp 3. Các phương pháp dạy học .
Tập thể học sinh lớp 3B - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi - TP Thanh Hóa . 
 4. Phương pháp nghiên cứu:
 Nghiên cứu đọc sách và tài liệu môn Đạo đức 3.
 - Phương pháp nghiên cứu bằng điều tra, quan sát.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiêm
 - Phương pháp thực nghiệm thống kê kết quả .
PHẦN II : NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
a. Mục tiêu của môn Đạo đức ở Tiểu học :
Môn Đạo đức ở Tiểu học hình thành những cơ sở ban đầu các phẩm chất đạo đức cho học sinh theo 3 mục tiêu : kiến thức, kĩ năng và thái độ, tình cảm .
*Về kiến thức :
Môn Đạo đức cung cấp cho học sinh có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 3 trong các mối quan hệ của các em với lời nói, việc làm của bản thân, với những người thân trong gia đình, với bạn bè và công việc của lớp, của trường, với Bác Hồ và những người có công với đất nước, với dân tộc; với hàng xóm láng giềng ; với bạn bè quốc tế; với cây trồng, vật nuôi và nguồn nước. Bước đầu giúp các em phân biệt được các đúng - cái sai, cái tốt - cái xấu , cái thiện - cái ác, ... để từ đó định hướng cho các các em theo cái đúng, cái tốt, cái thiện và tránh xa những biểu hiện sai trái, xấu xa, độc ác.
* Về kĩ năng :
Môn Đạo đức từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi, hình thành và bồi dưỡng cho các em cảm xúc đạo đức, giúp các em có các cách ứng xử phù hợp theo những chuẩn mực đạo đức đã được quy định, trên cơ sở đó hình thành những chuẩn mực đạo đức trong sáng .
* Về tình cảm, thái độ :
Từng bước hình thành thái độ có trách nhiệm với lời nói, việc làm của bản thân; tự tin vào khả năng của bản thân, yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị em và bạn bè; biết ơn Bác Hồ và các thương binh, liệt sĩ; quan tâm, tôn trọng mọi người; đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế; có ý thức bảo vệ cây trồng, vật nuôi và nguồn nước. 
Ba mục tiêu này của môn Đạo quan hệ khăng khít với nhau. Kiến thức đạo đức là tiền đề, là cơ sở cho việc hình thành thái độ, tình cảm và thói quen, hành vi đạo đức. Ngược lại, thái độ, tình cảm và thói quen, hành vi sẽ củng cố, khẳng định kiến thức đạo đức của các em. Giải quyết tốt ba mục tiêu này, chúng ta đã bước đầu hình thành được cơ sở ban đầu của phẩm chất đạo đức cho học sinh .
2. Mục tiêu môn Đạo đức lớp 3 được xác định cụ thể như sau:
2.1. Về kiến thức :
Học sinh có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ của các em : 
 - Quan hệ với bạn thân - Quan hệ với gia đình 
 - Quan hệ với nhà trường - Quan hệ với cộng đồng xã hội
 - Quan hệ với môi trường tự nhiên
* Về kĩ năng :
Từng bước hình thành cho học sinh một số kĩ năng sống cơ bản : kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng bày tỏ ý kiến bản thân, biết nhận xét đánh giá các quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực hành vi đã học, có kĩ năng lựa chọn các cách ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống và biết thực hiện các chuân mực đã học trong cuộc sống hàng ngày. 
* Về tình cảm, thái độ
Giáo dục bổn phận, trách nhiệm của học sinh đối với gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường tự nhiên ; giáo dục học sinh có trách nhiệm đối với chính bản thân, biết quý trọng bản thân, biết tự chăm sóc bản thân, có trách nhiệm đối với hành vi việc làm của bản thân. Có tình yêu ông bà, cha mẹ, những người thân ; kính trọng người già, thương yêu em nhỏ, kính trọng biết ơn thầy cô, biết thông cảm, chia sẻ với những người khó khăn, biết hợp tác với bạn bè ; biết vượt khó vươn lên trong học tập; có ý thức tôn trọng và thực hiện luật giao thông; có ý thức tôn trọng bảo vệ các công trình công cộng, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ...
c. Các phương pháp dạy học đạo đức lớp 3.
Các phương pháp dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng rất phong phú và đa dạng. Nó bao gồm các phương pháp dạy học truyền thống và các phương pháp hiện đại. Cụ thể là :
Các phương pháp truyền thống Các phương pháp hiện đại 
- Phương pháp kể chuyện - Phương pháp đóng vai
- Phương pháp đàm thoại - Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp nêu gương - Phương pháp tổ chức trò chơi
- Phương pháp trực quan - Phương pháp xử lí tình huống
- Phương pháp khen thưởng ..v..v.. - Phương pháp dự án..v..v ..
Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, không có phương pháp nào là vạn năng. Phải tùy từng bài học, từng hoạt động cụ thể mà giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng chọc sinh. Và điều thiết yếu là phải làm cho học sinh hứng thú và tích cực, chủ động tham gia vào quá trình học tập và học tập một cách có hiệu quả.
2. Thực trạng của việc dạy môn Đạo đức:
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi - Thành phố Thanh Hóa là trường đạt Chuẩn Quốc gia mức độ I. Nhà trường có truyền thống dạy tốt - Học tốt, có sức thu hút rất lớn đối với học sinh trên địa bàn thành phố và các phường lân cận. Nhà trường có nhiều thành tích trong hoạt động dạy học, nhiều năm được UBND Tỉnh ,Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, tặng Cờ thi đua xuất sắc, được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba,... 
Nhà trường có đội ngũ giáo viên khá vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong dạy học. Trong những năm thực hiện thay sách, đội ngũ giáo viên đã được tập huấn kĩ về nội dung chương trình sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy, được trao đổi, học tập rất chu đáo trong các tổ khối chuyên môn. Đặc biệt có sự chỉ đạo chặt chẽ của ban giám hiệu nên đội ngũ giáo viên tiếp cận nhanh chóng với nội dung, chương trình thay sách tất cả các môn học nói chung và môn Đạo đức nói riêng. Việc vận dụng các phương pháp dạy học môn Đạo đức cũng được các tổ khối chuyên môn trao đổi, thảo luận. Bước đầu, giáo viên cũng đã vận dụng tương đối có hiệu quả việc lựa chọn, vận dụng các hình thức và phương pháp dạy học đạo đức trong quá trình lên lớp, học sinh nhà trường thích ứng nhanh với các nội dung, phương pháp học tập mới. Các nội dung, kiến thức và kĩ năng hành vi của học sinh đều đạt yêu cầu, trong đó tỉ lệ học sinh đạt yêu cầu ở mức độ cao càng tăng. Song, với yêu cầu ngày càng cao việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như khả năng nhận thức, tiếp cận nhanh chóng của học sinh nhà trường, tôi vẫn băn khoăn, trăn trở về việc dạy học đạo đức. Qua việc dự giờ thao giảng của giáo viên trong trường và quá trình dạy học môn Đạo đức của bản thân, tôi nhận thấy việc vận dụng các hình thức và phương pháp dạy học Đạo đức trong quá trình lên lớp của giáo viên vẫn còn những bất cập, còn những vướng mắc cần được tháo gỡ, cần được điều chỉnh để có kết quả tốt hơn. Trong giảng dạy, có hoạt động lẽ ra cần được sử dụng phương pháp hỏi đáp để phát huy tính độc lập của từng học sinh thì giáo viên lại dùng phương pháp Đóng vai hoặc Thảo luận nhóm. Có giáo viên còn nhầm tưởng cứ sử dụng các phương pháp hiện đại như Thảo luận nhóm, Đóng vai, đóng Tiểu phẩm, ...thì mới tốt, mới thu hút học sinh. Nhưng thực ra họ đã vô tình làm phức tập hóa các hoạt động, vừa làm mất thời gian mà hiệu quả lại không cao. Sau khi đánh giá phân tích, tôi đã trao đổi với giáo viên trong khối, tìm ra các lỗi cơ bản của giáo viên trong quá trình dạy học đạo đức như sau :
 Một là : Khi xây dựng thiết kế bài học, chưa xác định rõ mục tiêu của từng hoạt động trong tiết dạy nên việc lựa chọn các phương pháp dạy học ở một vài hoạt động chưa phù hợp.
Hai là: Chưa hiểu hết mục tiêu của từng bài tập trong sách giáo khoa và sách giáo viên .
Ba là: Tổ chức một số hoạt động còn mang tính chất hình thức, chưa hiệu quả do chưa hiểu trọng tâm của hoạt động đó.
3. Các giải pháp 
3.1. Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu từng hoạt động của tiết dạy để lựa chọn phương pháp cho phù hợp.
Ngoài việc xác định mục tiêu bài học, giáo viên cần xác định mục tiêu từng hoạt động cụ thể. Trong một bài học, mỗi hoạt động có một mục tiêu riêng và là một mục tiêu nhỏ của bài học. Mục tiêu hoạt động chính là cái đích cần đạt của hoạt động đó. Mục tiêu hoạt động sẽ chi phối việc lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động. Từ việc xác định mục tiêu hoạt động đúng thì giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học cho hoạt động đó phù hợp, đồng thời hướng học sinh vào hoạt động một cách tích cực.
Ví dụ : Bài 4 : Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em ( trang 14, 15, 16, 17 - Vở bài tập Đạo đức 3), Tôi đã xây dựng kế hoạch bài dạy với việc xác định rõ mục tiêu cho từng hoạt động và các phương pháp đã sử dụng của tiết 1. 
I. Mục tiêu : Học xong bài này, học sinh có khả năng :
1/ Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm, chăm những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
2/ Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
3/ Biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
4/ Có kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân; kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức.
II. Tài liệu và phương tiện :
- Vở bài tập Đạo đức lớp 3.
- Câu chuyện : Bó hoa đẹp nhất ( Đạo đức 3) 
- Các băng giấy viết nội dung để học sinh bày tỏ ý kiến ( Hoạt động 3, tiết 2). 
- Đồ dùng để phục vụ hoạt động đóng vai .
- Mỗi học sinh có 3 tấm bìa : xanh, đỏ, trắng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
A/Củng cố kiến thức:
? Em đã tự mình làm những việc gì ? Sau khi làm xong công việc đó em cảm thấy thế nào ? (2 HS nêu )
- GV nhận xét, đánh giá.
Khởi động: Cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau. Nhạc và lời của Phan Văn Minh.
GV hỏi: Bài hát nói lên điều gì ?
- GV giới thiệu: Bài hát nói về tình cảm giữa cha, mẹ và con cái trong gia đình. Vậy chúng ta cần phải cư xử đối với những người thân trong gia đình như thế nào? Trong tiết Đạo đức hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều đó.
B. Bài mới : Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. ( Tiết 1)
Hoạt động 1: Học sinh kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho mình. ( Thảo luận nhóm )
*Mục tiêu: Học sinh cảm nhận được những tình cảm và sự quan tâm, chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã dành cho em, hiểu được giá trị của quyền được sống với gia đình, được bố mẹ quan tâm, chăm sóc.
*Cách tiến hành :
GV nêu yêu cầu: Các em hãy nhớ lại và kể lại cho các bạn trong nhóm nghe về việc mình đã được ông bà, bố mẹ yêu thương, quan tâm, chăm sóc như thế nào ?
- Học sinh trao đổi với nhau theo nhóm đôi.
- Giáo viên mời đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp sau đó trao đổi 
- Học sinh trao đổi nhóm đôi.
Giáo viên gọi đại diện vài nhóm chia sẻ trước lớp sau đó trao đổi chung cả lớp.
+ Thảo luận cả lớp :
- Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã dành cho em ? 
Hình ảnh mọi người trong gia đình quan tâm, chăm sóc em.
- Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta: phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ ? 
Hình ảnh các em thiếu tình yêu thương của cha mẹ, gia đình .
Qua các hình ảnh vừa rồi các em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ ?
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến của mình, cả lớp trao đổi, bổ sung.
+ Em thấy mọi người trong gia đình em rất yêu thương, quan tâm, chăm sóc và lo lắng cho em.
+ Em thấy các bạn ấy rất thiệt thòi khi không được sự quan tâm, chăm sóc và yêu thương của mọi người trong gia đình. Em rất thương các bạn, em mong các tổ chức xã hội hãy quan tâm đến các bạn ấy nhiều hơn .
GV kết luận: Mỗi người chúng ta đều có một gia đình và được ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương, quan tâm chăm sóc. Đó là hạnh phúc và là quyền mà mọi trẻ em đều được hưởng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, vẫn còn có những bạn nhỏ phải chịu sự thiết thòi, sống thiếu tình yêu thương và sự chăm sóc của gia đình, ông bà, cha mẹ, anh chị em. Chúng ta cần cảm thông và chia sẻ với các bạn đó. Xã hội và mọi người phải có trách nhiệm chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ các bạn đó cả về vật chất và tinh thần.
* Với hoạt động này tôi cho đã sử dụng phương pháp: Thảo luận nhóm, trực quan.
Hoạt động 2 : Kể chuyện : Bó hoa đẹp nhất
*Mục tiêu : Học sinh biết được bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
* Cách tiến hành:
1. Giáo viên kể chuyện: Bó hoa đẹp nhất ( có sử dụng tranh minh họa). Ly biết từ khi sinh em My mẹ đã quên hẳn việc tổ chức sinh nhật cho mẹ.
Nhưng sinh nhật của hai chị em thì bao giờ mẹ cũng nhớ 
Hôm nay là sinh nhật mẹ, Ly băn khoăn không biết nên tặng quà gì cho mẹ. Trong khi mẹ lúi húi nấu cơm dưới bếp, 
Ly bế em My ra ngõ chơi. Em My tụt xuống đất,
chạy loăng quăng thích thú. Nó chỉ bông 
hoa râm bụt đỏ chói đòi chị hái. À phải rồi, 
mẹ rất yêu hoa mà ! Ly hái những bông hoa
cúc dại mọc đầy bên đường xếp thành một 
bó. Bên cạnh những bông cúc trắng xinh 
xinh, Ly cài thêm một bông hoa râm bụt đỏ 
tươi rực rỡ. Hai chị em Ly vào nhà với bó
hoa tặng mẹ ngày sinh nhật. Mẹ vui mừng
ôm hai con vào lòng và nói :" Đây là bó hoa
đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy ! " 
 ( Theo HÀ HUY TẬP ) 
 - Một học sinh kể lại câu chuyện lần nữa - Cả lớp đọc thầm câu chuyện.
 2/ Học sinh thảo luận nhóm đôi ( nhóm bàn ) :
 - Chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ ?
 - Em có cảm nhận gì về món quà mà chị em Ly đã tặng cho mẹ ?
 - Vì sao mẹ Ly lại nói rằng : "Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng " ?
 3/ Đại diện các nhóm học sinh trình bày kết quả thảo luận trước lớp . Cả lớp trao đổi, bổ sung.
 Vậy: Em đã có những món quà gì để tặng cha mẹ và những người thân trong gia đình nhân ngày sinh nhật ?
 - HS nêu những món quà đã tặng người thân của mình nhân ngày sinh nhật.
 GV kết luận:
 - Con cháu có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình.
 - Sự quan tâm, chăm sóc của các em sẽ mang lại niềm vui hạnh phúc cho ông bà, cha mẹ và mọi người trong gia đình.
 *Hoạt động 2 tôi đã lựa chọn các phương pháp: Kể chuyện; đàm thoại, thảo luận.
 Hoạt động 3 : Đánh giá hành vi
 *Mục tiêu : Học sinh bước dầu biết phân biệt các hành vi, việc làm đúng và chưa đúng trong việc quan tâm, chăm sóc đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em. 
 * Cách tiến hành :
 1. GV chia nhóm, phát phiếu giao việc cho các nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét cách ứng xử của các bạn trong mỗi tình huống 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_lua_chon_phuong_phap_day_hoc_mon_dao_duc_lop_3_nham_nan.doc