Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tự nhiên xã hội Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tự nhiên xã hội Lớp 3

Trong quá trình thay đổi sách giáo khoa từ 165 tuần sang 175 tuần môn Sức khoẻ đã được tích hợp lại với Tự nhiên - xã hội. Điều đó có nghĩa là môn Tự nhiên - xã hội đã tích hợp với nội dung khoa học về sức khoẻ con người, coi con người, tự nhiên và xã hội là một thể thống nhất.

Qua môn Tự nhiên - xã hội trẻ được trang bị những hiểu biết cơ bản ban đầu về con người và sức khoẻ, có những kiến thức dợn giản về một số sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Môn Tự nhiên - xã hội cũng cung cấp cho trẻ một số kĩ năng ban đầu về chăm sóc sức khoẻ bản thân và phòng tránh một số bệnh tật tai nạn.

Môn Tự nhiên - xã hội còn giúp học sinh có những kĩ năng quan sát, nhận xét, diễn đạt những hiểu biết của mình về hiện tượng đơn giản trong tự nhiên - xã hội.

Môn Tự nhiên - xã hội ở tiểu học còn giúp trẻ hình thành một số hành vi tốt như tự giác thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, biết giữ an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Đặc biệt môn Tự nhiên - xã hội còn giúp trẻ biết yêu thiên nhiên, gia đình, trường học và quê hương.

Trong xu thế đổi mới của nền giáo dục nước nhà. Giáo dục Tiểu học đang tạo ra những chuyển dịch định hướng có giá trị. Cùng với 5 môn học khác, Tự nhiên - Xã hội là một môn học có nhiều sự đổi mới. Nó là tích hợp của 2 môn học cũ Sức khoẻ và Tự nhiên xã hội.

Môn Tự nhiên -  Xã hội ở bậc Tiểu học được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ lớp 1 đến lớp 3, giai đoạn 2 từ lớp 4 đến lớp 5 - nó có một vai trò cực kì quan trọng đó là: Tìm hiểu khám phá thế giới Tự nhiên - Xã hội xung quanh chúng ta và cách chăm sóc sức khoẻ cho mình, cho cộng đồng.

Mỗi môn học có một sắc thái riêng. Môn Tự nhiên - Xã hội cũng vậy. Tuy bản chất là cung cấp những kiến thức Tự nhiên - Xã hội có xung quanh chúng ta song trong sách giáo khoa lớp 3 không đưa ra kiến thức đóng khung có sẵn mà là một hệ thống các hình ảnh bên cạnh các lệnh yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh muốn chiếm lĩnh tri thức không thể khác là thực hiện tốt các lệnh trong sách giáo khoa. Vậy một giờ học Tự nhiên - Xã hội ở lớp 3 được tiến hành ra sao?

doc 30 trang Mai Loan 03/11/2023 6618
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tự nhiên xã hội Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU	1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI	1
1. Vai trò và vị trí của môn Tự nhiên xã hội ở tiểu học	1
2. Vai trò và vị trí của Phương pháp trò chơi	1
3. Vai trò, vị trí của CNTT	2
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU	2
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU	2
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU	3
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU	3
B. NỘI DUNG	4
I. VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CNTT VÀ PHƯƠNG PHÁP
 TRÒ CHƠI TRONG TIẾT TỰ NHIÊN - XÃ HỘI Ở LỚP 3	4
1. Cơ sở lý luận	4
2. Cơ sở thực tiễn	5
2.1. Thuận lợi	5
2.2. Khó khăn	5
II. THỰC TRẠNG	5
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CŨNG NHƯ 
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG TIẾT TỰ NHIÊN - XÃ HỘI LỚP 3	6
Biện pháp 1. Nghiên cứu bố cục, nội dung SGK cũng như SGV môn 
Tự nhiên - xã hội Lớp 3.	6
Biện pháp 2. Ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong tiết Tự nhiên 
- xã hội lớp 3.	7
Biện pháp 3. Ứng dụng CNTT một cách hợp lý, hiệu quả thông qua giáo 
án điện tử vào tiết dạy Tự nhiên - Xã hội lớp 3.	10
Biện pháp 4. Ứng dụng phương pháp trò chơi một cách có hiệu quả 
trong tiết Tự nhiên - Xã hội Lớp 3.	14
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC	17
1. Về phía giáo viên	17
2. Về phía học sinh	17
* BÀI HỌC RÚT RA	18
C. KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ	19
I. KẾT LUẬN CHUNG	19
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT	19
TÀI LIỆU THAM KHẢO	20
MỘT SỐ GIÁO ÁN MINH HỌA
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
1. Vai trò và vị trí của môn Tự nhiên xã hội ở tiểu học
Trong quá trình thay đổi sách giáo khoa từ 165 tuần sang 175 tuần môn Sức khoẻ đã được tích hợp lại với Tự nhiên - xã hội. Điều đó có nghĩa là môn Tự nhiên - xã hội đã tích hợp với nội dung khoa học về sức khoẻ con người, coi con người, tự nhiên và xã hội là một thể thống nhất.
Qua môn Tự nhiên - xã hội trẻ được trang bị những hiểu biết cơ bản ban đầu về con người và sức khoẻ, có những kiến thức dợn giản về một số sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Môn Tự nhiên - xã hội cũng cung cấp cho trẻ một số kĩ năng ban đầu về chăm sóc sức khoẻ bản thân và phòng tránh một số bệnh tật tai nạn.
Môn Tự nhiên - xã hội còn giúp học sinh có những kĩ năng quan sát, nhận xét, diễn đạt những hiểu biết của mình về hiện tượng đơn giản trong tự nhiên - xã hội.
Môn Tự nhiên - xã hội ở tiểu học còn giúp trẻ hình thành một số hành vi tốt như tự giác thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, biết giữ an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Đặc biệt môn Tự nhiên - xã hội còn giúp trẻ biết yêu thiên nhiên, gia đình, trường học và quê hương.
Trong xu thế đổi mới của nền giáo dục nước nhà. Giáo dục Tiểu học đang tạo ra những chuyển dịch định hướng có giá trị. Cùng với 5 môn học khác, Tự nhiên - Xã hội là một môn học có nhiều sự đổi mới. Nó là tích hợp của 2 môn học cũ Sức khoẻ và Tự nhiên xã hội.
Môn Tự nhiên - Xã hội ở bậc Tiểu học được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ lớp 1 đến lớp 3, giai đoạn 2 từ lớp 4 đến lớp 5 - nó có một vai trò cực kì quan trọng đó là: Tìm hiểu khám phá thế giới Tự nhiên - Xã hội xung quanh chúng ta và cách chăm sóc sức khoẻ cho mình, cho cộng đồng.
Mỗi môn học có một sắc thái riêng. Môn Tự nhiên - Xã hội cũng vậy. Tuy bản chất là cung cấp những kiến thức Tự nhiên - Xã hội có xung quanh chúng ta song trong sách giáo khoa lớp 3 không đưa ra kiến thức đóng khung có sẵn mà là một hệ thống các hình ảnh bên cạnh các lệnh yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh muốn chiếm lĩnh tri thức không thể khác là thực hiện tốt các lệnh trong sách giáo khoa. Vậy một giờ học Tự nhiên - Xã hội ở lớp 3 được tiến hành ra sao?
2. Vai trò và vị trí của Phương pháp trò chơi
Đối với học sinh lớp 3, ở lứa tuổi này các em còn mang đậm bản sắc hồn nhiên, sự chú ý chưa cao. Bên cạnh hoạt động học là chủ đạo thì nhu cầu chơi, giao tiếp với bạn bè vẫn tồn tại, cần được thoả mãn. Nếu người giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng giữa nhiệm vụ của hoạt động học với sự thoả mãn nhu cầu chơi, giao tiếp của các em "học mà chơi, chơi mà học" thì chúng sẽ hăng hái say mê học tập và tất yếu kết quả của việc dạy học cũng đạt tới điểm đỉnh. Đây cũng là đặc thù của phương pháp dạy học đặc biệt: Phương pháp trò chơi.
	Dạy học bằng phương pháp trò chơi là đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi giải trí nhưng có nội dung gắn liền với bài học. Trò chơi trong học tập có tác dụng giúp học sinh thay đổi động hình, chống mệt mỏi. Tăng cường khả năng thực hành kiến thức của bài học. Phát huy hứng thú, tạo thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của học sinh.
3. Vai trò, vị trí của CNTT 
Thực tiễn trong quá trình dạy và học cho thấy, với những tiết học được sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, học sinh được học trên màn hình với hình ảnh sinh động, tất cả các học sinh đều hồ hởi, mọi khuôn mặt bừng sáng, mọi ánh mắt long lanh, không khí học tập như chuyển sang một gam mới đầy hứng thú.
Rõ ràng rằng, nhờ GAĐT mà giáo viên đã tạo ra một không khí khác hẳn so với giờ dạy truyền thống. Đồng thời đã giảm nhẹ việc giảng giải, trình bày của giáo viên. Thay vào đó giáo viên giành thời gian hướng dẫn hỗ trợ quá trình học tập của học sinh. Học sinh thay đổi hoạt động học tập, làm giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi giúp cho quá trình học tập hiệu quả hơn.
Như vậy, thực tế đã chứng minh rằng: Việc ứng dụng công nghệ thông tin như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất, hiệu quả nhất cho việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học.
Tuy nhiên làm thế nào để ứng dụng CNTT có hiệu quả trong tất cả các tiết dạy, đó cũng là vấn đề gặp nhiều khó khăn khi giáo viên có ý định đưa CNTT vào giảng dạy.
Là giáo viên chủ nhiệm tôi luôn trăn trở: Làm sao để giờ học Tự nhiên - Xã hội - 3 đạt hiệu quả cao nhất? Xuất phát từ lí do trên tôi đã tìm tòi và nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tự nhiên xã hội lớp 3".
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài nhằm: ứng dụng CNTT và sử dụng trò chơi trong các tiết Tự nhiên - xã hội lớp 3 sao cho tiết học đạt hiệu quả nhất. Từ đó khơi dậy cho học sinh sự hứng thú, niềm say mê, mong muốn được khám phá các hiện tượng tự nhiên và thêm yêu cuộc sống quanh mình.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học môn Tự nhiên xã hội lớp 3 cho học sinh. 
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các tiết dạy Tự nhiên xã hội cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học. 
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1- Phương pháp nghiên cứu: Đọc tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo.
	Đọc các tài liệu:	- Thế giới trong ta.
	- Tập san Giáo dục và Thời đại.
	- Trò chơi trong Tự nhiên - Xã hội lớp 3.
	- Tâm lí tuổi học sinh Tiểu học.
	- Sách giáo viên và sách Tự nhiên - Xã hội lớp 3.
	2. Phương pháp điều tra thực nghiệm.
	3. Phương pháp đối chiếu so sánh.
	4. Phương pháp chỉ đạo.
	5. Phương pháp rút kinh nghiệm.
 6. Phương pháp quan sát: Thông qua dự giờ, thăm lớp.
 7. Phương pháp đàm thoại: trao đổi với giáo viên đứng lớp khối 3 về những khó khăn, thuận lợi, tham khảo sáng kiến, kinh nghiệm của đồng nghiệp.
B. NỘI DUNG
I. VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CNTT VÀ PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG TIẾT TỰ NHIÊN - XÃ HỘI Ở LỚP 3
1. Cơ sở lý luận
Trong quá trình dạy học nếu chỉ có thầy giảng - trò nghe, thầy đọc - trò chép, thầy nói - trò nhắc lại đọc theo, nói theo; hay thầy tích cực giảng giải mọi điều làm mọi điều, trò chỉ ngoan ngoãn nghe thầy giảng thì sẽ không thể nào có được một thế hệ trẻ thông minh, năng động đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống xã hội hiện đại.
Trong quá trình nhận thức, đặc điểm tri giác của học sinh tiểu học còn mang tính chất đại thể và không chủ động. Trí nhớ các em chưa được bền vững dễ bị phá vỡ. Vì thế các thao tác cũng như kiến thức nếu không được lặp đi lặp lại hoặc không được kết hợp nhiều giác quan để ghi nhớ thì hầu như các em chỉ học vẹt mà không hiểu được bản chất vấn đề.
Ở lứa tuổi tiểu học nhất là các lớp đầu như lớp 1, lớp 2 và lớp 3 khả năng tư duy trừu tượng của các em còn hạn chế. Tư duy của trẻ vẫn thiên về trực quan sinh động, cho nên nếu trong tiết học không ứng dụng CNTT mà chỉ giảng bằng lời cho các em không thôi thì kết quả thu được sẽ không cao, các em sẽ không có điểm tựa trong quá trình tư duy điều đó sẽ dễ dẫn đến chóng quên và không nhớ bài lâu.
Vì thế, trong quá trình dạy học người giáo viên phải vận dụng cả hai con đường một cách hợp lý nhằm thu được kết quả tối ưu. Vậy nên việc ứng dụng CNTT là cần thiết đối với quá trình dạy học.
Bên cạnh việc ứng dụng CNTT, để phương pháp trò chơi thực sự có hiệu quả trong giờ học Tự nhiên - Xã hội, giáo viên cần lựa chọn trò chơi hay và hiệu quả nhất cho mỗi bài dạy. Trong một tiết giáo viên chỉ nên tổ chức một trò chơi. Đặc biệt đối với trò chơi khám phá kiến thức giáo viên cần tổ chức cho tối thiểu học sinh được tham gia. Cần phối hợp linh hoạt liên hoàn giữa phương pháp truyền thống hiện đại và trò chơi để tiết học sôi nổi sinh động và sâu sắc.
Trong quá trình chỉ đạo giáo viên vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy môn Tự nhiên - Xã hội tôi nhận thấy đây là phương pháp đặc biệt quan trọng bởi nó phù hợp với tâm lí của học sinh. Nó là con đường giúp các em đến với tri thức ngắn nhất. Vì "chơi mà học - học mà chơi" là một hoạt động mang tính tự nguyện không gò ép tạo cho các em được sống là chính mình được tìm tòi, được khám phá... Và đây chính là một nét mới - một nét độc đáo trong quá trình dạy học của mỗi giáo viên.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thuận lợi:
+ Về kiến thức: Môn Tự nhiên - xã hội ở lớp 3 là sự tiếp nối có chủ đích của kiến thức lớp 1, 2 theo vòng tròn đồng tâm nên các mạch kiến thức đều không phải là điều quá mới mẻ đối với trẻ.
+ Về kĩ năng: Học sinh đã bước đầu có những kĩ năng cần thiết như quan sát vật mẫu, biết cách sưu tầm vật mẫu..., đã được học ở các lớp trước. Cũng như có kĩ năng học nhóm, thảo luận, nêu vấn đề, trình bày ý kiến...
+ Về đồ dùng dạy học: Các bài của môn Tự nhiên - xã hội lớp 3 phần tự nhiên tương đối gần gũi với cuộc sống nên các hình ảnh, đoạn video... minh họa dễ kiếm và phong phú.
+ Thông tin trên mạng vô cùng phong phú và đa dạng.
+ Hệ thống máy móc phục vụ cho việc giảng dạy được trang bị đầy đủ.
2.2. Khó khăn:
Tuy vậy đối chiếu với thực tế vẫn còn tồn tại một số khó khăn sau:
Hiện nay, hầu hết các giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học chỉ để minh hoạ cho kiến thức đã học mà chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong khai thác kiến thức mới. Vì thế giáo viên chủ yếu thường dùng tranh, ảnh có sẵn trong sách giáo khoa.
Thực tế cho thấy việc sử dụng ứng dụng CNTT trong phân môn Tự nhiên - xã hội còn nhiều hạn chế bởi nguyên nhân là còn nhiều giáo viên chưa thực sự biết sử dụng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như vận dụng CNTT vào quá trình giảng dạy của mình, có những trường, lớp không có đủ trang thiết bị như máy chiếu, projecter và các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh.
Vì thế vấn đề tìm ra cách sử dụng và áp dụng công nghệ thông tin hiệu quả để thu được kết quả tốt nhất là rất cần thiết.
II. THỰC TRẠNG 
Môn Tự nhiên - xã hội lớp 3 là một trong ba phần kiến thức trọng tâm về tự nhiên và xã hội mà trẻ tiếp thu khi tham gia vào quá trình học giai đoạn ở Tiểu học. Đây còn là nền móng cho quá trình tiếp thu các kiến thức các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5 sau này. Môn Tự nhiên - xã hội là môn học gắn liền với cuộc sống xung quanh nên để tiết học có hiệu quả thì giáo viên thường sử dụng nhiều đồ dùng trong cùng một tiết dạy. Đây cũng là một hướng đi đúng đắn nhằm thực hiện tốt chủ trương đưa đồ dùng đến trường, đến lớp của ngành. Tuy vậy, việc sử dụng ứng dụng CNTT trong tiết học như thế nào cho hiệu quả đang là vấn đề trăn trở của nhiều giáo viên đứng lớp.
	Giáo viên: biết sử dụng máy vi tính và có thể thiết kế, chỉnh sửa giáo án trên Powerpoint và Violet. GV tích cực đổi mới, không ngừng học tập phương pháp hiệu quả, tự rèn luyện nâng cao trình độ tin học, sử dụng các trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt GV luôn chuẩn bị kĩ bài giảng trước khi đến lớp. Tuy nhiên cơ sở vật chất của nhà trường còn chưa được hoàn thiện: Trường có máy projecter, máy tính nhưng chưa có phòng chức năng riêng nên việc sử dụng các phương tiện dạy học còn hạn chế. Khi giáo viên muốn sử dụng thì phải thử và lắp đặt tại lớp học của mình.. Việc thiết kế 1 bài giáo án trên Powerpoint hay Violet cũng mất rất nhiều thời gian (ít nhất là 2 giờ) nên việc đưa giáo án điện tử vào giảng dạy các tiết học nói chung cũng như tiết học TNXH nói riêng còn nhiều hạn chế và bất cập.
	Học sinh cũng học tập ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên các em đều ham thích một giờ học với nhiều âm thanh, hình ảnh minh hoạ, được làm chủ những kiến thức của bài học.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CŨNG NHƯ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG TIẾT TỰ NHIÊN - XÃ HỘI LỚP 3
Biện pháp 1. Nghiên cứu bố cục, nội dung SGK cũng như SGV môn Tự nhiên - xã hội Lớp 3.
1. Sách giáo khoa môn Tự nhiên - xã hội lớp 3
1.1. Cấu trúc nội dung:
Sách giáo khoa (SGK) Tự nhiên - xã hội 3 có 3 chủ đề gồm 70 bài ứng với 70 tiết của 35 tuần học. Trong đó có 63 bài mới và 7 bài ôn tập, được phân phối như sau:
- Con người và sức khoẻ: 16 bài mới và 2 bài ôn tập, kiểm tra.
- Xã hội: 18 bài mới và 3 bài ôn tập, kiểm tra.
- Tự nhiên: 29 bài mới và 2 bài ôn tập, kiểm tra.
Cũng như các sách Tự nhiên - xã hội 1 và 2, nội dung kiến thức trong toàn bộ sách Tự nhiên - xã hội 3 được phát triển theo nguyên tắc từ gần đến xa, dẫn dắt học sinh mở rộng vốn hiểu biết từ bản thân đến gia đình, trường học; từ cuộc sống xã hội xung quanh, những cây cối, con vật thường gặp đến thiên nhiên rộng lớn, Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng.
Nội dung mỗi chủ đề đều được tích hợp giáo dục sức khoẻ một cách hợp lí; đi từ sức khoẻ cá nhân trong chủ đề Con người và sức khoẻ đến sức khoẻ cộng đồng trong chủ đề Xã hội và sức khoẻ liên quan đến môi trường trong chủ đề Tự nhiên.
1.2. Cách trình bày:
a) Cách trình bày chung của cuốn sách:
Có sự kết hợp chặt chẽ và cân đối giữa tỉ lệ kênh chữ và kênh hình trong toàn cuộn sách.
So với các cuốn sách SGK Tự nhiên - xã hội 1 và 2, tỉ lệ kênh chữ trong cuốn SGK Tự nhiên - xã hội 3 nhiều hơn hẳn. Kênh chữ ngoài một hệ thống câu hỏi và những “lệnh” yêu cầu học sinh làm việc còn có phần cung cấp thông tin cho học sinh. 
Những hình ảnh trong SGK đóng vai trò kép, vừa cung cấp thông tin, vừa chỉ dẫn hoạt động học tập, trong đó bao gồm cả những ký hiệu chỉ dẫn các hoạt động học tập cho học sinh và cách tổ chức dạy học cho giáo viên. Có 6 loại kí hiệu:
- “ Kính lúp” : Yêu cầu học sinh trước hết phải quan sát các tranh ảnh trong SGK rồi mới trả lời câu hỏi.
- “Dấu chấm hỏi”: Yêu cầu học sinh ngoài việc quan sát các hình ảnh trong SGK còn phải liên hệ thực lễ hoặc sử dụng vốn hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- “Cái kéo và quả đấm”: Yêu cầu học sinh thực hiện các trò chơi học tập.
- “Bút chì”: Yêu cầu học sinh làm thực hành hoặc thí nghiệm.
- “Ống nhòm”: Yêu cầu học sinh làm thực hành hoặc thí nghiệm.
- “Bóng đèn toả sáng”: Cung cấp cho học sinh những thông tin chủ chốt mà các em cần biết nhưng không yêu cầu phải học thuộc lòng.
b) Cách trình bày từng chủ đề:
Mỗi chủ đề, ở trang đầu có tên chủ đề và hình ảnh khái quát tượng trưng cho chủ đề đó. Điều này góp phần làm rõ bố cục của cuốn sách. Ngoài ra mỗi chủ đề còn có màu sắc và hình ảnh trang trí riêng. Các bài học thuộc chủ đề Con người và sức khoẻ có màu hồng và gương mặt một cậu bé; chủ đề Xã hội có màu xanh lá cây và gương mặt một cô bé; chủ đề Tự nhiên có màu xanh da trời và Mặt trời đang toả sáng.
c) Cách trình bày từng bài:
Mỗi bài được trình bày gọn trong hai trang mở liền nhau, giúp học sinh dễ dàng theo dõi và có cái nhìn hệ thống toàn bài học.
Tiến trình mỗi bài học được sắp xếp theo một hệ thống hợp lí:
- Tên bài thường nêu lên vấn đề cần giải quyết.
- Các hoạt động đê tìm tòi, phát hiện ra tri thức mới thường kèm theo thứ tự:
Khám phá→ Nhận biết → Vận dụng
2. Sách giáo viên môn Tự nhiên - xã hội lớp 3
- Sách giáo viên môn Tự nhiên - xã hội lớp 3 được cấu trúc thành 2 phần:
+ Phần một: Hướng dẫn chung
+ Phần hai: Hướng dẫn cụ thể
Biện pháp 2. Ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong tiết Tự nhiên - xã hội lớp 3.
 Những yêu cầu khi Ứng dụng CNTT vào dạy học ở Tiểu học
Có thể tiến hành theo các hướng:
1. Truy cập và lấy thông tin trên mạng Internet
2. Sử dụng máy tính với hệ thống truyền thông đa phương tiện (Multimedia)
3. Sử dụng các phần mềm dạy học
4. Sử dụng các phần mềm công cụ thông dụng trên máy
5. Thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT
Cụ thể từng phần như sau:
a. Truy cập và lấy thông tin trên mạng Internet
- Lựa chọn các ảnh tĩnh, ảnh động Flash, đoạn phim, nhạc... để tạo thành các Movie clip phục vụ giảng dạy.
- Gửi và nhận thư điện tử trao đổi thông tin.
b. Sử dụng máy tính với hệ thống truyền thông đa phương tiện (Multimedia)
Máy tính có thể kết nối và điều khiển một hệ thống đa phượng tiện gồm các thiết bị thông thường như đầu máy ghi âm, video, ti vi, phục vụ nghe nhìn, tương tác với máy của học sinh.
- Việc sử dụng máy tính với hệ thống đa phương tiện cho phép sử dụng nhiều dạng truyền thông tin như văn bản, đồ họa, âm thanh phim ảnh... Chính vì vậy nó bảo đảm tính chân thực của đối tượng nghiên cứu làm tăng thêm niềm tin vào tri thức, kích thích hứng thú tạo động cơ trong học tập trong quá trình dạy học, góp phần phát triển tính độc lập, tự giác, sáng tạo và phát triển tư duy logic và tư duy hình tượng, tối ưu hóa quá trình nhận thức và điều chỉnh quá trình nhận thức trong dạy học.
c. Sử dụng các phần mềm dạy học
Phần mềm dạy học, trong đó có các PMDH mở, chúng có những tính chất như các phần mềm công cụ để hỗ trợ thiết kế bài giảng. Do tính chất mở của nhiều PMDH đó mà ta có thể tự thiết kế và sử dụng nội dung thích hợp với trình độ, đặc điểm của từng đối tượng học sinh góp phần tạo sự phân hóa cao trong quá trình dạy học.
Trong dạy học ở TH còn hay sử dụng các PMDH: Violet, LOGO, “Săn kiến thức”, “Ghép hình”, các PMDH của school@.net... Giúp thiết kế các bài giảng.
d. Sử dụng các phần mềm công cụ thông dụng trên máy
Phần mềm winword (giúp soạn thảo các loại văn bản cao cấp); Paint Brush (cho phép tạo lập, in ấn lưu trữ các bức tranh); Power Point (giúp tạo ra các bài giảng, các phiên trình bày sinh động, các bản báo cáo hay thuyết trình thú vị); Adobe Photo Shop (để biên tập ảnh); Adobe Premiexe, Screen Cam, Movie maker (giúp biên tập các đoạn phim) trong soạn giảng rất hữu hiệu.
Paint Brush:
(Thuộc nhóm Accessories, cho phép tạo lập, lưu trữ, in ấn các bức tranh)
- Khởi động vào màn hình giao tiếp
- Tạo mới một bức tranh: chọn mầu nền, màu vẽ, nét vẽ, chọn công cụ vẽ, vẽ hay hiệu chỉnh bức vẽ (cắt, dán, di chuyển, tẩy xóa...)
- Các thao tác với tệp: vẽ bản mới, mở một bản vẽ đã có trên đĩa, ghi, in, kết thúc...)
Adobe Photoshop
(Thuận tiện trong việc chỉnh sửa, lưu trữ, in ấn các tranh ảnh có sẵn)
- Khởi động vào màn hình giao tiếp
- Tạo mới một bức tranh: chọn mầu nền, màu vẽ, nét vẽ, chọn công cụ vẽ, vẽ hay hiệu chỉnh bức vẽ (cắt, dán, di chuyển, tẩy xóa...)
- Các thao tác với tệp: vẽ bản mới, mở một bản vẽ đã có trên đĩa, ghi, in, kết thúc...)
- Các công cụ thường làm: đưa vào ảnh mới, sửa chữa (cắt dời hình, ghép ảnh, tô màu, chỉnh kích cỡ...) ghi tên file (jpg, psd, ...)
MicroSoft PowerPoint:
	- Là công cụ tạo bài trình chiếu giúp học sinh quan sát và dễ dàng nhận biết, tiếp thu bài học nhanh hơn, hiểu được những điều mà giáo viên truyền đạt.
	(Giúp thiết kế các trình chiếu)
- Khởi động Power Point
- Mô hình bài giảng (thuyết trình) trên Power Point
- Các đối tượng chính: văn bản, đồ họa, tranh nghệ thuật
- Các công cụ tạo hiệu ứng: liên kết, trình bày, hoạt hình
- Các đối tượng có liên quan trực tiếp đến các hiệu ứng của Multimedia
- Các bước thiết kế một chương trình trình chiếu:
+ Chuẩn bị nội dung trên các slide
+ Tạo các bước hiệu ứng với những mô phỏng hoặc ý đồ sư phạm của bài giảng
+ Thiết kế các nút lệnh điều khiển
+ Cài đặt cấu hình của slide chuẩn bị trình chiếu
Phần mềm Violet: 
- VIOLET là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng điện tử theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng. So với các phần mềm khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyể

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc