SKKN Một số biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trí tuệ đạt hiệu quả

SKKN Một số biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trí tuệ đạt hiệu quả

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Để đáp ứng được nhu cầu này, cần có sự đóng góp của rất nhiều ngành nghề trong đó giáo dục góp phần to lớn trong sự đổi mới của đất nước. Nói đến giáo dục, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều quan điểm nhưng chung quy lại đều khẳng định rằng “Giáo dục là chìa khóa, là cơ sở cho sự phát triển nhân cách sau này của một con người”

Như chúng ta đã biết giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những những con người mới, con người có ích cho xã hội. Giáo dục Mầm non có nhiệm vụ xây dựng nền móng làm cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình mà là trách nhiệm của toàn xã hội và của cả nhân loại.

Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã dành nhiều tình cảm và sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em, tình thương ấy xuất phát từ tư tưởng, tầm nhìn và chiến lược “Trăm năm trồng người” mà người đã dày công vun trồng cho thế hệ mai sau. Thấm nhuần tư tưởng của người, Đảng nhà nước và nhân dân ta đã và đang quan tâm thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, bởi trẻ em là những mầm xanh tương lai của đất nước là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ em trên thế giới này sinh ra và lớn lên đều được sở hữu một thân hình hay một trí tuệ hoàn hảo mà thay vào đó bên cạnh những “Bé khoẻ, bé ngoan” vẫn còn những em bé khuyết tật, sinh ra với những khiếm khuyết về thể chất, tinh thần khiến các em gặp nhiều khó khăn, bất hạnh và vô cùng thiệt thòi, do đó trẻ cần được hưởng sự giáo dục dạy dỗ chu đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội và đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đầy tính nhân văn của ngành giáo dục nói chung và ngành giáo dục mầm non nói riêng [1].

 

doc 25 trang thuychi01 137494
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trí tuệ đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÒA NHẬP 
 TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ Ở TRƯỜNG MẦM NON
 ĐẠT HIỆU QUẢ 
Người thực hiện: Lê Ánh Tuyết
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thành Kim
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THẠCH THÀNH, NĂM 2019
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu 
1
1.1. Lí do chọn đề tài 
1
1.2. Mục đích nghiên cứu 
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
2
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 
2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
3
2.3. Các biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ đạt hiệu quả.
5
2.3.1. Lập kế hoạch giáo dục theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ khuyết tật trí tuệ 
5
2.3.2. Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật hoạt động hòa nhập.
10
2.3.3. Phát huy tính tích cực của trẻ khuyết tật trí tuệ
12
2.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy để tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật hứng thú hoạt động hoà nhập. 
14
2.3.5. Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở mọi lúc, mọi nơi.  
16
2.3.6. Phối hợp với phụ huynh và các cơ quan, tổ chức xã hội trong việc giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập.
17
2.4. Hiệu quả sau khi thực hiện biện pháp GDHN trẻ KT tại trường Mầm non Thành Kim
19
3. Kết luận kiến nghị 
19
3.1. Kết luận 
19
3.2. Kiến nghị 
20
1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Để đáp ứng được nhu cầu này, cần có sự đóng góp của rất nhiều ngành nghề trong đó giáo dục góp phần to lớn trong sự đổi mới của đất nước. Nói đến giáo dục, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều quan điểm nhưng chung quy lại đều khẳng định rằng “Giáo dục là chìa khóa, là cơ sở cho sự phát triển nhân cách sau này của một con người”
Như chúng ta đã biết giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những những con người mới, con người có ích cho xã hội. Giáo dục Mầm non có nhiệm vụ xây dựng nền móng làm cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình mà là trách nhiệm của toàn xã hội và của cả nhân loại. 
Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã dành nhiều tình cảm và sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em, tình thương ấy xuất phát từ tư tưởng, tầm nhìn và chiến lược “Trăm năm trồng người” mà người đã dày công vun trồng cho thế hệ mai sau. Thấm nhuần tư tưởng của người, Đảng nhà nước và nhân dân ta đã và đang quan tâm thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, bởi trẻ em là những mầm xanh tương lai của đất nước là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ em trên thế giới này sinh ra và lớn lên đều được sở hữu một thân hình hay một trí tuệ hoàn hảo mà thay vào đó bên cạnh những “Bé khoẻ, bé ngoan” vẫn còn những em bé khuyết tật, sinh ra với những khiếm khuyết về thể chất, tinh thần khiến các em gặp nhiều khó khăn, bất hạnh và vô cùng thiệt thòi, do đó trẻ cần được hưởng sự giáo dục dạy dỗ chu đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội và đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đầy tính nhân văn của ngành giáo dục nói chung và ngành giáo dục mầm non nói riêng [1].
Theo công ước của liên hợp quốc về quyền trẻ em (1989) ghi rõ: “Tất cả mọi trẻ em sinh ra đều được quyền đi học” do vậy trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật trí tuệ nói riêng có quyền được học tập, vui chơi như bao trẻ bình thường khác [2]. 
Trên thực tế đối với những trẻ bị khuyết tật trí tuệ do bị hạn chế về trí tuệ nên khuyết tật trí tuệ chậm chạp, gặp khó khăn trong giao tiếp, ứng xử xã hội, tự phục vụ bản thân và tiếp thu kiến thức. Trong số đó có những trẻ không thể tự phục vụ bản thân mình mà nhờ người khác giúp đỡ, hỗ trợ. Nhìn chung trẻ khuyết tật trí tuệ thường gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, vì khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ của trẻ bị hạn chế, trẻ rất mau quên...Là một giáo viên mầm non đứng lớp 5-6 tuổi và đặc biệt là trong lớp có trẻ khuyết tật trí tuệ tôi nghĩ rằng việc giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập là vô cùng khó khăn đòi hỏi bản thân phải tâm huyết với nghề dạy trẻ, chăm sóc và bày tỏ tình thương với trẻ, bên cạnh đó tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ chuẩn bị cho cuộc sống hiện tại cũng như cuộc sống tương lai của trẻ ở trường mầm non và tôi mong muốn rằng tại ngôi nhà thứ hai này trẻ học được các kiến thức, các kỹ năng và được tham gia vào tất cả các hoạt động như trẻ bình thường khác. Vì thế tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp giảng dạy tốt nhất, mạnh dạn áp dụng những sáng tạo mới trong việc tổ chức các hoạt động và các hình thức dạy trẻ khuyết tật trí tuệ mang tính chức năng, ngoài việc cung cấp các kiến thức cơ bản cho trẻ còn cần tập trung vào dạy kỹ năng sống cho trẻ bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng xã hội nhằm hình thành cho trẻ khả năng sống độc lập và giúp trẻ có thể hoà nhập vào cộng đồng xã hội như những trẻ bình thường. 
 Xuất phát từ những lý do trên mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trí tuệ đạt hiệu quả” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Nghiên cứu tìm ra những biện pháp giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trí tuệ ở trường Mầm non đạt hiệu quả tốt.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật trí tuệ nói riêng của độ tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Thành Kim - Thạch Thành - Thanh Hoá.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp khảo sát điều tra
+ Phương pháp thực hành - trải nghiệm
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Hiện nay, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ra qui định về GDHN cho TKT làm cơ sở giúp cho các bộ phận quản lý giáo dục các cấp, nhà trường và giáo viên thực hiện GDHN cho TKT một cách hiệu quả .
- Quyết định số 23/2006/QĐ/ BGDĐT ngày 22/5/2006 về việc qui định Giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật.
- Công văn số 9890/ BGDĐT-GDTH , ngày 17/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Từ đó nâng dần chất lượng GDHN cho TKT.
Vậy trẻ khuyết tật và giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tại trường Mầm non là gì?
Trẻ khuyết tật là những trẻ bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận trên cơ thể như: Giác quan, vận động, trí tuệvv được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho trẻ gặp nhiều khó khăn trong lao động, sinh hoạt, học tập, vui chơi.
Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở trường Mầm non là phương thức giáo dục cho trẻ khuyết tật vào sinh hoạt và hoạc tập hoà nhập trong môi trường giáo dục bình thường. Trẻ khuyết tật Mầm non được vui chơi, học tập cùng với trẻ bình thường cùng lứa tuổi ngay tại nơi trẻ sinh ra và lớn lên. Trong môi trường đó, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được tham gia tiếp xúc, giao tiếp với mọi người, được tham gia hoạt động với các bạn để lĩnh hội những kiến thức văn hóa, hình thành những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi Mầm non, giúp trẻ có thói quen và tự tin vào bản thân.
Hơn thập kỷ qua, mô hình giáo dục hoà nhập ở việt nam đã được thực hiện. theo số liệu báo cáo của các địa phương: Trong năm qua đã có hơn 100 nghìn trẻ khuyết tật được hoà nhập với trẻ bình thường. tại một số địa phương đã huy động trên 90% trẻ khuyết tật ở độ tuổi ra lớp học hoà nhập theo chương trình [4].
Như vậy, trẻ khuyết tật là trung tâm của quá trình giáo dục điều chỉnh. Các em cũng có nhu cầu được tôn trọng được tham gia đầy đủ và bình đẳng trong mọi hoạt động của trường Mầm non để thừa hưởng các quyền lợi và phát huy hết những khả năng vốn có của mình cho phép tạo cho trẻ khuyết tật có niềm tin, lòng tự trọng, ý chí vươn lên trẻ tự tin mạnh dạn trong giao tiếp hoà nhập với bạn bè, cộng đồng xã hội. đồng thời giáo dục lòng nhân ái, tình cảm yêu thương của các cháu phát triển bình thường đối với những bạn bị khuyết tật.
Có thể nói Giáo dục hòa nhập trong trường Mầm non là môi trường vô cùng cần thiết và cũng là nơi tốt nhất để trẻ khuyết tật có cơ hội vươn lên thể hiện những khả năng của mình và tự tin, hòa nhập vào cộng đồng. Cạnh đó giáo dục hoà nhập còn giúp cho những trẻ bình thường học được cách quan tâm, giúp đỡ bạn bè và bồi dưỡng lòng nhân ái ở trẻ em. 
 Từ đó ta có thể khẳng định giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật là mô hình giáo dục trẻ khuyết tật có hiệu quả nhất.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
* Thuận lợi:
- Năm học 2018 - 2019 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi với tổng số học sinh là 35 cháu trong đó có một cháu khuyết tật chậm phát triển trí tuệ đó là cháu: Trịnh ngọc Thái.
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và đào tạo qua các buổi tập huấn chuyên đề trong đó có nội dung giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non.
- Ban giám hiệu nhà trường là người đóng vai trò lãnh chỉ đạo tích cực mang tính hỗ trợ cao trong giáo dục hào nhập trẻ khuyết tật, nhà trường có đầy đủ hồ sơ theo dõi trẻ khuyết tật, quan tâm đầu tư mua sắm trang thiết bị giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy- học tập phù hợp với trẻ như: Hình ảnh trực quan, ti vi, đầu đĩa...dành để dạy các tiết học cho cả lớp và các tiết học cá nhân cho trẻ khuyết tật, qua đó giáo viên có thể ôn tập và củng cố lại kiến thức, kỹ năng mà trẻ chưa nắm được ở các hoạt động trong ngày.
- Nhà trường cùng với giáo viên có trẻ khuyết tật thường xuyên tiếp xúc ,trao đổi với các bậc cha mẹ trẻ khuyết tật để phối hợp trong công tác chăm sóc trẻ được tốt hơn.
* Khó khăn:
Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật của ngành học Mầm non nói chung và việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nói riêng ở trường Mầm non Thành Kim vẫn còn nhiều những hạn chế: 
Đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo chuyên sâu về giáo dục trẻ khuyết tật và làm thế nào để trẻ khuyết tật hoà nhập ở trường mầm non được tốt, một số giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về công tác chăm sóc trẻ khuyết tật, đặc biệt là GDHN trẻ khuyết tật trí tuệ, việc trẻ khuyết tật vào lớp hoà nhập cần có thời gian để quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ do đó cũng phần nào có ảnh hưởng đến việc chăm sọc giáo dục chung cả lớp.
Tài liệu phục vụ cho khuyết tật còn rất ít, công cụ để theo dõi đánh giá sự tiến bộ của trẻ chủ yếu giáo viên tự làm 
 Mặt khác trên thực tế nhiều phụ huynh kể cả gia đình có trẻ bị khuyết tật chưa nhận thức đầy đủ về giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và giáo dục hòa nhập nói riêng nên chưa tích cực đưa con đến lớp, đa số phụ huynh làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên ít có thời gian quan tâm đến trẻ.
Cạnh đó, một số phụ huynh của trẻ khuyết tật còn có tâm lý e ngại, giấu diếm bệnh tật của con em mình, chưa mạnh dạn phối hợp với giáo viên để thống nhất biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ. Phụ huynh chưa mạnh dạn nói ra những đặc điểm của trẻ nên chúng tôi chưa có sự hiểu biết toàn diện về tâm lý, nhận thức...của trẻ khuyết tật nhiều phụ huynh không nghĩ đến việc chạy chữa hay khắc phục hậu quả khuyết tật cho con em mình, số trẻ trong lớp chưa được giảm theo quy định. Vì vậy cúng có ảnh hưởng đến thời gian gần gũi, chăm sóc cho trẻ khuyết tật.
Trang thiết bị, đồ dùng dạy học đặc thù hỗ trợ cho trẻ khuyết rật trí tuệ học tập chưa có.
Bản thân trẻ chưa biết hòa nhập cùng các bạn tất cả các khả năng của trẻ còn quá thấp so với những bạn bình thường, ý thức của trẻ phát triển chậm.
* Kết quả thực trạng: 
Công tác GDHN cho trẻ khuyết tật ở trường mầm non là một vấn đề không còn là mới mẻ, đã được triển khai trong các đợt học chuyên đề, hầu hết các giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác này. Tuy nhiên để đánh giá chung tôi thấy thực tế việc giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật chưa thực sự được chú trọng theo đúng nghĩa và tầm quan trọng của nó đặc biệt khi được cọ sát với môi trường học tập, cùng với các hình thức tổ chức tiết học của cháu Thái trẻ khuyết tật trí tuệ tại lớp tôi, nhìn vào các khả năng cơ bản ở tất cả các thời điểm 1 ngày tôi thấy cháu còn gặp nhiều hạn chế nên việc giáo dục hoà nhập chưa thực sự mang lại hiệu quả thiết thực. 
Cụ thể được thể hiện ở bảng khảo sát đầu vào của cháu như sau: 
STT
KQ của trẻ
ND Khảo sát
Mức độ đạt được của trẻ KTTT
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
1
Khả năng nhận thức
0
0
0
x
2
Khả năng giao tiếp
0
0
x
0
3
Khả năng tự phục vụ
0
0
0
x
4
Khả năng hòa nhập cùng các bạn
0
0
0
x
Đứng trước những khó khăn trên đã đặt ra cho tôi nhiều lo lắng và suy nghĩ phải dùng những phương pháp, biện pháp nào để giúp trẻ khuyết tật trí tuệ có thể hòa nhập được với các bạn trong lớp và trẻ có hứng thú tham gia vào các hoạt động cùng cô, cùng các bạn để từ đó giúp bản thân tôi nói riêng và các bạn đồng nghiệp nói chung có thêm thật nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. 
2.3. Các biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trí tuệ đạt hiệu quả:
Hòa nhập không chỉ đơn giản là đưa trẻ khuyết tật vào trong một chương trình giáo dục chung với trẻ bình thường, mà phải thiết lập những bước rõ ràng để đảm bảo cho trẻ khuyết tật được tham gia hoà nhập một cách đầy đủ và tích cực trong những hoạt động trong ngày của trẻ. Việc thiết lập những bước rõ ràng là vai trò của giáo viên, chính vì thế mà tôi đã dựa trên cơ sở phân tích những đặc điểm phát triển của cháu Thái lớp tôi, qua thực trạng và điều kiện thực tế của nhà trường, tôi đã tìm ra được một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập trẻ 5 -6 tuổi khuyết tật trí tuệ ở trường Mầm non như sau:
2.3.1. Lập kế hoạch giáo dục theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ khuyết tật 
Để có thể xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật trí tuệ của lớp mình, việc đầu tiên tôi xác định mức độ chức năng hiện tại của chaus Thái hay nói cách khác, tôi đi sâu vào tìm hiểu tình trạng ban đầu của cháu, đây là một việc làm bắt buộc trong giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. 
Có nhiều công cụ để đánh giá tình trạng ban đầu, đối với trẻ khuyết tật trí tuệ trước tiên tôi thu thập những thông tin chung như: Đặc điểm cá nhân, mức độ khuyết tật và thông tin về sự phát triển của cháu, quan sát, đánh giá các lĩnh vực phát triển của cháu như: Thông qua vận động thô; vận động tinh; giao tiếp; nhận thức và kĩ năng cá nhân - xã hội...dựa vào các lĩnh vực phát triển sau:
 - Phát triển thể chất: Cháu Thái vẫn có khả năng thực hiện các vận động thô: đi, chạy, nhảyvà thực hiện một số vận động tinh như: Sờ mó, cầm nắm; tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe vẫn bình thường
- Kỹ năng tự phục vụ (ăn, uống, vệ sinh...) Cháu Thái vẫn tham gia sinh hoạt như các bạn khác, tuy nhiên cháu chậm chạp hơn. 
- Phát triển kỹ năng nhận thức: Đây chính là điểm nhấn, là nguyên nhân chứng minh rằng cháu Thái bị khuyết tật trí tuệ. Vì thế khả năng nhận thức của cháu vô cùng hạn chế, cháu ngơ ngác trong mọi hoạt động về nhận thức. Có thể nói khi có tác động từ cô đến cháu đòi hỏi ở cháu sự tư duy để trả lời của cô cháu thờ ơ không quan tâm, hoặc mãi mãi cháu mới hiểu được một tý vấn đề.
- Phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp: Cháu vẫn biết nói, biết giao tiếp với mọi người xung quanh, nhưng rất ít. Do trong giao tiếp cháu không hiểu được nghĩa của đối phương nên dần dần cháu ngại tiếp xúc
- Phát triển kỹ năng xã hội: Cháu có khả năng tự lập nhưng kép kín bản thân. làm gì cũng chậm chạp.
 - Chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng: Cháu Thái bị khuyết tật trí tuệ, nhìn chung cháu chậm chạp hơn rất nhiều so với các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên vẫn có khả năng phục hồi chức năng phần nào nếu được chăm sóc, giáo dục hoà nhập nhiệt tình và đúng cách.
 Căn cứ vào hiện trạng cụ thể của cháu Thái, tôi thấy mình phải lập kế hoạch một cách cụ thể, bảo đảm tính liên tục, đảm bảo tính khả thi, vừa sức, phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ. Hàng tuần tôi lập kế hoạch để dạy cho trẻ và hướng dẫn trẻ thực hiện, trong quá trình tổ chức các hoạt động, tôi luôn quan sát và theo dõi từng biểu hiện của trẻ, nếu trẻ chưa thực hiện được trong ngày, trong tuần đó thì tôi tiếp tục đưa kế hoạch đó vào tuần sau và tìm ra những phương pháp hướng dẫn để trẻ thực hiện tốt hơn.
Mặt khác, tôi lập sổ theo dõi trẻ trong suốt quá trình trẻ học tại lớp theo mẫu gồm các nội dung như sau:
Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập cho cả năm học:
Xây dựng kế hoạch giáo dục tháng/chủ đề:
Ví dụ: Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập năm học 2018 - 2019
Họ tên trẻ: Trịnh Ngọc Thái: Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi C
Giáo viên phụ trách: Lê Ánh Tuyết 
Những đặc điểm chính của trẻ: 
Điểm mạnh: 
 Về thể chất: Trẻ vẫn đi, chạy, nhảy được nhưng so với độ tuổi thì yếu hơn so với các bạn khác
Về các kỹ năng: Trong sinh hoạt hàng ngày trẻ vẫn có thể tự mặc quần áo và tự lấy đồ dùng cá nhân. 
Ngôn ngữ, giao tiếp và hành vi: Thính giác của trẻ nghe rõ bình thường vì vậy trẻ vẫn nói và diễn đạt được điều mình muốn của nhu cầu bản thân. 
Khó Khăn: 
Về thể chất: Trẻ đi chạy chậm cháp và khó khăn hơn trẻ khác, không thực hiện được các loại vận động phức tạp 
Về nhận thức: Đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ đặc điểm cơ bản đó là nhận thức chậm phát triển, không có khả năng học tập, rất mau quên, trẻ thường hay lơ đãng không chú ý nghe cô dạy
Về ngôn ngữ giao tiếp: Trẻ còn gặp khó khăn khi phát âm các từ khó, do ngôn ngữ bị hạn chế nên trẻ khó nhận ra mối quan hệ của các sự vật hiện tượng xung quanh.
Về các kỹ năng hàng ngày: còn gặp rất nhiều khó khăn như: chưa biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, chưa biết đánh rằng hàng ngày...
Nhu cầu của trẻ:
Tôi thường xuyên quan tâm sát sao tới trẻ, tập cho cháu có thói quen rửa tay trước khi ăn, tập một số thói quen cơ bản trong sinh hoạt như: tự xúc cơm ăn, tự lấy nước uống khi khát, tự mặc quần áo..., Dạy trẻ cách phát âm các câu, từ để thể hiện được các nhu cầu, mong muốn của bản thân trong giao tiếp. Tôi luôn động viên, khuyến khích trẻ, cho trẻ tham gia tất cả các hoạt động trong lớp giúp trẻ tự tin vào mình.
B. Kế hoạch giáo dục cá nhân: 
*Mục tiêu năm học:
1. Phát triển thể chất: 
	Vận động thô: Tôi thường xuyên gần gũi trẻ quan sát nhắc nhở, động viên, khích lệ cháu thực hiện và tham gia các vận động như: Đi, chạy, nhảy và các bài tập vận động khác cùng với các bạn.
Vận động tinh: Tôi hướng dẫn, động viên hoặc dùng những lời chỉ dẫn ngắn gọn, dễ hiểu để hướng dẫn cháu thực hiện được các hoạt động như: tô màu, vẽ, nặn
2. Kỹ năng tự phục vụ: 
Tôi làm mẫu cho cháu xem, dẫn trẻ đến chỗ cất đồ dùng, đồ chơi, hướng dấn cháu lấy và cất đồ dùng một cách gọn gàng và đúng quy định. 
Khi ăn cơm tôi thường gần gũi động viên cháu ăn hết xuất và trò chuyện cho cháu biết về nhiều loại thức ăn khác nhau, cần phải ăn kết hợp nhiều loại thức ăn mới đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cơ thể mới khoẻ mạnh được
Dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi: Khi đón trả trẻ, sau giờ học giờ ngủ trưa.
3. Phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp:
Cô thường xuyên gần gũi với trẻ, trò chuyện với trẻ khuyết tật bằng ngôn ngữ hoặc câu nói đơn giản để kích thích trẻ giao tiếp với cô, với bạn.
4.Phát triển khả năng nhận thức:
Đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ đặc điểm của trẻ là rất mau quên, cháu thường hay lơ đãng không chú ý nghe cô dạy. vì thế tôi phải chú ý nhắc nhở cháu nhiều lần và dùng những lời nói ngắn, đơn giản, dễ hiểu và gần gũi để dạy trẻ nói. Sau đó tăng dần mức độ khó của câu, từ.
5. Phát triển kỹ năng xã hội: 
Trẻ thực hiện một số yêu cầu đơn giản của cô đề ra, tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết gọi cô khi quần áo bị bẩn, biết tránh xa những nơi không an toàn và không tự ý đi ra ngoài khi cô không cho phép

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoa_nhap_cho_tre_khuyet_tat_t.doc