SKKN Một số biện pháp giáo dục Đạo đức cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi
“ Trẻ em hôm nay- Thế giới ngày mai”
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của Đất nước.
Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những
đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh và ngoan ngoãn, biết lễ phép, kính trọng, vâng
lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo. Tương lai của Đất nước sẽ rạng rỡ vô cùng khi
xã hội của chúng ta có một thế hệ trẻ sau này là những con người có sức khỏe,
vừa có đức, vừa có tài. Rồi mai đây những người con ấy sẽ là lớp kế cận, tiếp
tục gánh vác sự nghiệp của cha ông ta dựng nước và giữ nước, thực hiện lòng
mong mỏi của Bác Hồ “Non Sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân
tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính
là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” Khi bàn về giáo dục đạo đức cho lứa tuổi mẫu giáo trong cuốn “Sự ra đời của một công dân” nhà giáo dục V.A.Xu-khô-lum-xki cũng đã xác định: “Điều cơ bản trong giáo dục đạo đức là làm sao để đứa trẻ trở thành những người yêu Tổ quốc, yêu tha thiết mảnh đất quê hương và nhân dân mình, sống trong sạch, ngay thẳng, vị tha, can đảm, khiêm nhường, không khoan nhượng với điều ác và sự lừa dối”. Ông nhấn mạnh “Lòng yêu nước bắt đầu từ tuổi ấu thơ. Không thể trở thành con người chân chính của Tổ quốc nếu trước hết không thật sự là đứa con của cha mẹ mình”.Vậy chúng ta,những người làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ cần phải làm gì để giáo dục trẻ phát triển toàn diện cả vể thể chất lẫn tinh thần. Vậy muốn trở thành người công dân có ích thì trước hết đều phải học cách làm người, học cách rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức cho bản thân mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên” Cổ nhân xưa đã dạy:
“Tre non dễ uốn, tre già nổ đốt” “Bé chẳng vin, cả gẫy cành”
1.MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI “ Trẻ em hôm nay- Thế giới ngày mai” Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của Đất nước. Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh và ngoan ngoãn, biết lễ phép, kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo. Tương lai của Đất nước sẽ rạng rỡ vô cùng khi xã hội của chúng ta có một thế hệ trẻ sau này là những con người có sức khỏe, vừa có đức, vừa có tài. Rồi mai đây những người con ấy sẽ là lớp kế cận, tiếp tục gánh vác sự nghiệp của cha ông ta dựng nước và giữ nước, thực hiện lòng mong mỏi của Bác Hồ “Non Sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” Khi bàn về giáo dục đạo đức cho lứa tuổi mẫu giáo trong cuốn “Sự ra đời của một công dân” nhà giáo dục V.A.Xu-khô-lum-xki cũng đã xác định: “Điều cơ bản trong giáo dục đạo đức là làm sao để đứa trẻ trở thành những người yêu Tổ quốc, yêu tha thiết mảnh đất quê hương và nhân dân mình, sống trong sạch, ngay thẳng, vị tha, can đảm, khiêm nhường, không khoan nhượng với điều ác và sự lừa dối”. Ông nhấn mạnh “Lòng yêu nước bắt đầu từ tuổi ấu thơ. Không thể trở thành con người chân chính của Tổ quốc nếu trước hết không thật sự là đứa con của cha mẹ mình”.Vậy chúng ta,những người làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ cần phải làm gì để giáo dục trẻ phát triển toàn diện cả vể thể chất lẫn tinh thần. Vậy muốn trở thành người công dân có ích thì trước hết đều phải học cách làm người, học cách rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức cho bản thân mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Cổ nhân xưa đã dạy: “Tre non dễ uốn, tre già nổ đốt” “Bé chẳng vin, cả gẫy cành” Câu nói ấy của người đã khẳng định ý nghĩa to lớn của việc giáo dục đạo đức cho con người, ngay từ thuở còn thơ, đặc biệt là trẻ mầm non và phải coi đây là một vấn đề trọng tâm, vì giai đoạn lứa tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ sau này. Chính vì vậy, việc đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có đức, có trí là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong thời đại hiện nay sự tiếp thu nhiều nền văn hoá có khác nhau nên đâu đó vẫn còn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đức lễ giáo của con người, việc mà tôi và các bạn đã nghe và thấy trên thông tin đại chúng, trong cuộc sống hằng ngày và trong hiện thực. Bên cạnh đấy trong điều kiện kinh tế phát triển trên con đường hội nhập, đất nước chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hoá khác nhau. Làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta " Hoà nhập mà không hoà tan" biết học hỏi, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, để làm giàu thêm nét bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình mà vẫn giữ được những gì gọi là "Vốn văn hoá của dân tộc Việt”. Đứng trước những cơ hội và thách thức đó đất nước đang cần có những con người mới, xã hội chủ nghĩa với những đức tính thông minh, sự năng động, sáng tạo trong từng công việc ở những lĩnh vực khác nhau. Do đó giáo dục Đạo đức cho trẻ là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ ở trường mầm non, đó là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ một cách bền vững. Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục là người giáo viên Mầm non tôi nguyện góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc thực hiện giáo dục Đạo đức cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm hình thành ở trẻ những nhân cách ban đầu tạo tiền đề cho các cấp học tiếp theo. Với sự hiểu biết của bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục Đạo đức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ” để làm đề tài nghiên cứu trong năm học: 2018 – 2019. 1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu vấn đề này với mục đích là để tìm ra những biện pháp tốt nhất lồng ghép linh hoạt vào các hoạt động giáo dục đạo đức cho trẻ, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. 1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU “Một số biện pháp giáo dục Đạo đức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi “ Tại lớp mẫu giáo nhỡ B1Trường mầm non Xuân Phú. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tâm sinh lí của trẻ, nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp điều tra, khảo sát thống kê thực tế. - Phương pháp dùng lời nói, nêu gương, đánh giá - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thực hành, trải nghiệm. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN Giáo dục đạo đức cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non. Giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo phải được coi là một quá trình rèn luyện có mục đích, có kế hoạch. Ma-ca-ren-cô gọi thời kì mẫu giáo là thời kí hình thành cá nhân ở giai đoạn đầu tiên. Vì vậy, giáo dục đạo đức cho trẻ trở thành một nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non, nó hình thành phẩm chất đạo đức, tạo nền móng nhân cách cho mối con người. Phẩm chất đạo đức mang ba yếu tố cơ bản: những tình cảm đạo đức, những thói quen hành vi đạo đức và những ý niệm đạo đức. Trong mục tiêu giáo dục đào tạo ghi rõ việc hình thành cho trẻ những nhân cách ban đầu là cơ sở con người mới xã hội chủ nghĩa: Đó là những đứa trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương con người biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá và tìm tòi một số kỹ năng cơ bản như: nhẹ nhàng, khéo léo, biết cảm ơn, biết xin lỗi và nhận lỗi khi mình có lỗi. Từ kinh nghiệm của cha ông từ ngàn xưa đã đúc kết, nhiệm vụ học tập đầu tiên của mỗi con người phải là phải "Tiên học lễ, hậu học văn" lễ phép là nét đẹp văn hoá được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một ai đó mà chúng ta thường bàn luận tới đạo đức hành vi phép tắc, cử chỉ, thái độ, ứng sử giao tiếp của mỗi con người. Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức từ nhiều phía với những hình thức khác nhau nhằm hình thành cho con người những hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, trang bị cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về những yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức trong các mối quan hệ ứng xử hàng ngày. Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên, tình yêu giữa con người với con người và giáo dục trẻ biết yêu quý cái thiện, ghét cái ác Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ những phẩm chất đạo đức những nét tính cách của con người Việt Nam mới. Do vậy việc giáo dục nói chung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo nói riêng là việc làm mang tính chất quyết định đến tương lai của một con người mai sau.Vậy, muốn thực hiện được những nhiệm vụ to lớn đó thì mỗi gia đình, mỗi làm cha, làm mẹ sẽ là những người yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc và kích thích trẻ đầu tiên. Còn chúng ta mỗi thầy giáo, cô giáo sẽ là người cha, người mẹ thứ hai của trẻ chịu trách nhiệm giáo dục trẻ thành những đứa trẻ có những đức tính tốt để sau này trở thành người có ích cho xã hội. 2.2.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN Như chúng ta đã biết: Giáo dục đạo đức cho trẻ là giáo dục cả về phẩm chất đạo đức và tính cách, lối sống của trẻ. Thông qua các hoạt động và các hình ảnh có nội dung giáo dục trẻ và qua giao tiếp với bạn bè với cô giáo đây sẽ là phương tiện giáo dục, nhằm hình thành cho trẻ những tình cảm yêu thương, gần gũi với mọi người, kính trọng lễ phép với người thân của mình với bạn bè. Xong thực tế cho thấy trẻ em ngày nay bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, điện thoại, các trò chơi điện tử.. Một số cháu sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, trẻ đến lớp với thói quen tự do, nói tự nhiên trả lời câu hỏi của cô còn trả lời trống không, Việc giao tiếp chưa tự tin, mạnh dạn, giáo viên còn phải nhắc nhở khi chào cô, chào người lớn. Không vâng lời bố mẹ, cô giáo. Chưa có thói quen trong việc cảm ơn, xin lỗiĐó phải chăng phần lớn là do những người làm cha, làm mẹ không dạy bảo, uốn nắn con cái thường xuyên. Từ những thực tế đó bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ cần phải làm gì, dạy thế nào để trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép, ngoan hình thành những phẩm chất đạo đức cơ bản ban đầu cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. Bản thân đầu năm học 2018-2019.Tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 4-5 tuổi. Khi tổ chức lồng ghép giáo dục đạo đức cho trẻ tôi đã nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi: - Nhà trường đầu tư tương đối đầy đủ đồ dùng cơ sở vật chất, cũng như có sự chỉ đạo trực tiếp, sát sao của Ban giám hiệu nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. - Bản thân tôi là một giáo viên luôn yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ. Có kế hoạch lồng ghép quá trình giáo dục đạo đức vào các hoạt động phù hợp với chủ đề và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ - Trẻ được học và phân chia đúng theo độ tuổi. b. Khó khăn: * Về phía giáo viên: Việc giao lưu cảm xúc với trẻ của bản thân vẫn còn đơn điệu thiếu tính tự tin.. việc quan tâm đến sự lĩnh hội các kiến thức và những biểu hiện trên trẻ có lúc thiếu chu đáo mà nếu có cũng chỉ mang tính hình thức, chưa có biện pháp gây hứng thú và chưa chú ý sự tập trung của trẻ khi trẻ có biểu hiện thờ ơ chán nản trong hoạt động. *Về phía phụ huynh Đa số phụ huynh là người dân tộc nên việc quan tâm chăm sóc con em còn hạn chế, một số gia đình thì bố mẹ phải đi làm xa lên để con ở nhà cho ông bà nuôi dưỡng. Một số gia đình thì trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá. Nhận thức của một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho con em ở lứa tuổi mầm non, nên thường khoán trắng cho giáo viên và nhà trường. Phụ huynh học sinh chưa nắm rõ quan điểm giáo dục hiện nay, thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường. * Về phía trẻ: Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, nói tự nhiên trả lời câu hỏi của cô còn trả lời trống không. Việc giao tiếp chưa tự tin, mạnh dạn, giáo viên còn phải nhắc nhở khi chào cô, chào người lớn. Chưa có thói quen trong việc cảm ơn, xin lỗi Thực tế qua khảo sát, đánh giá kết quả của trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B1 trường mầm non Xuân Phú (Bảng 1: Tháng 10/2018) Nội dung giáo dục TS trẻ Mức độ Đạt Tỷ lệ CĐ Tỷ lệ -Trẻ biết xưng hô chào hỏi lễ phép. Biết cảm ơn, xin lỗi 30 17 57% 13 43% - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường 30 16 53% 14 47% -Trẻ biết giữ gìn, cất, sắp xếp đồ chơi theo quy định 30 16 53% 14 47% -Trẻ biết nhường nhịn giúp đỡ bạn, không tranh giành đồ chơi 30 15 50% 15 50% -Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp 30 15 50% 15 50% Đứng trước tình hình như vậy, tôi rất lo lắng phải dạy trẻ như thế nào và bằng những biện pháp gì để tất cả trẻ lớp tôi có những thói quen và hành vi đạo đức và phù hợp với chuẩn mực xã hội. Tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp góp phần vào quá trình thực hiện giáo dục đạo đức cho trẻ như sau: 2.3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 2.3.1. Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung giáo dục đạo đức phù hợp để xây dựng kế hoạch lồng vào các chủ đề để giáo dục trẻ. Để đạt được hiệu quả cao trong việc chăm sóc giáo dục đạo đức cho trẻ, thì trước hết người giáo viên phải xây dựng kế hoạch thực hiện, phải nắm vững chuyên môn, không ngừng học hỏi, tìm tòi để trao đổi kiến thức, phải năng động sáng tạo, phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, luôn luôn gần gũi yêu thương và tôn trọng trẻ, tạo niềm tin và uy tín đối với trẻ . Đầu tiên tôi cần giáo dục trẻ những hành vi văn hoá trong cuộc sống hằng ngày như có thái độ đúng với cô giáo và người lớn, bạn bè biết nói thưa gửi biết chào hỏi khi có khách đến lớp không nói tục với bạn bè, có tình yêu đối với mọi sự vật, hiện tượng xung quanh. Giáo dục lễ giáo nhằm hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để có một kết quả tốt về giáo dục lễ giáo cho trẻ, đầu năm học tôi đã lên kế hoạch giáo dục đạo đức cho trẻ theo từng chủ đề với nội dung sau: Chủ đề Nội dung giáo dục Trường mầm non - Dạy trẻ kính trọng, lễ phép với cô giáo, các bác trong trường mầm non, yêu thương giúp đỡ bạn bè. - Dạy trẻ các quy tắc đạo đức: Đi học chào Ông, bà, bố mẹ; đến lớp chào cô giáo; biết giúp đỡ bạn. - Dạy trẻ biết yêu thương, giúp đỡ bạn - Không vứt rác bừa bãi, giữ lớp học sạch sẽ. - Trẻ đi học mặc quần áo gọn gàng - Biết xin phép cô khi ra vào lớp Bản thân - Biết xưng hô bạn với bạn bè - Biết chào hỏi khi có khách đến thăm - Biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định - Dạy trẻ biết yêu quý và giữ gìn vệ sinh cá nhân - Dạy trẻ biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinhbiết cách ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ phù hợp. Gia đình - Trẻ biết làm những công việc vừa sức - Biết thương yêu kính trọng bố mẹ, yêu thương và nhường nhịn em bé. - Biết khi trả lời, hoặc thưa cô thì xưng hô lễ phép - Không vứt rác bừa bãi, biết bỏ rác vào đúng nơi quy định. Nghề nghiệp - Trẻ biết yêu quý tất cả các nghề. - Trẻ biết nâng niu, giữ gìn sản phẩm của các nghề, biết giúp đỡ những người lao động xung quanh bằng những việc vừa sức. Thế giới động vật - Trẻ biết yêu quý các động vật xung quanh trẻ. - Giáo dục trẻ hành vi không tham lam. - Biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định Thế giới thực vật - Trẻ biết yêu quý cây xanh - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, VSMT, không bẻ cành, ngắt lá. - Trẻ có hành vi đúng đắn như: trong lớp không được nói chuyện riêng, ngồi ngay ngắn, muốn nói phải giơ tay phát biểu. Giao thông - Dạy trẻ biết về luật an toàn giao thông. - Không vứt rác bừa bãi, biết bỏ rác vào đúng nơi quy định. Nước và hiện tượng tự nhiên - Trẻ biết lợi ích và sự cần thiết của nước - Trẻ biết tiết kiệm điện, nước, tắt điện, vòi nước khi không sử dụng - Biết chơi với bạn phải đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, không tranh giành đồ chơi của bạn, chơi xong phải biết cất đúng nơi quy định. Quê hương đất nước Bác Hồ - Trẻ biết yêu quê hương đất nước, Biết tự hào về quê hương, và kính yêu Bác Hồ - Biết xưng hô bạn với bạn bè - Biết chào hỏi khi có khách đến thăm - Không vứt rác bừa bãi, biết bỏ rác vào đúng nơi quy định. Ngoài việc lựa chọn nội dung để lồng vào từng chủ đề. Tôi còn trú trọng xây dựng” Góc lễ giáo” Nhằm tuyên truyền những nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua giờ đón trả trẻ. Tại đây trẻ được trực quan bằng hình ảnh những gương tốt hoặc qua thơ, truyện thì trẻ dễ tiếp thu, dễ phân biệt việc làm nào tốt, việc làm nào xấu. Góc tuyên truyền được phân làm hai bên. Một bên giáo dục hành vi. Một bên chùm thơ giáo dục lễ giáo có trang trí minh họa. VD: Giáo dục cho các cháu thương yêu kính trọng bố mẹ: Hàng ngày bố mẹ làm việc vất vả để nuôi các con, vì vậy các con phải biết yêu thương, kính trọng bố mẹ, làm những công việc vừa sức của mình để giúp đỡ bố mẹ mình như: quét nhà cửa, cho gà ăn, tưới nước cho hoa, chăm sóc nhổ cỏ cho các cây và còn phải học hành thật là chăm chỉ đấy nhé. Tôi dán tranh “Bé quét nhà”, “Bé cho gà ăn thóc”, “Bé cùng chị tưới nước, bắt sâu cho hoa” và ghép với bài thơ: Buổi sáng Sáng nào cũng vậy Bé dậy cùng bà Ra trước sân nhà Tập bài thể dục Đánh răng rửa mặt Lấy chổi quét nhà Cho gà ăn thóc Thương ba khó nhọc Bé học chuyên cần Thương mẹ tảo tần Bé ngoan lễ phép. Khi giáo dục trẻ hành vi không tham lam, khi thấy vật gì của ai đánh rơi thì nhặt trả lại cho người mất, tôi cho trẻ đọc bài thơ đồng dao: “ Bà còng đi chợ mua rau Cái tôm cái tép đi sau lưng bà Tiền bà trong túi rơi ra Tép, tôm nhặt được trả bà mua rau” Giáo dục trẻ hành vi trong lớp không được nói chuyện riêng, khi có cô giáo hoặc có người vào lớp thì phải biết chào hỏi lễ phép. Tôi dán tranh “ Bé chào bà” và ghép với bài thơ:Trong lớp Thấy cô vào lớp Nhớ đứng dậy chào Đừng làm ồn ào Khi nghe cô hỏi Lúc nào muốn nói Em nhớ giơ tay Ngồi viết thật ngay Lệch vai xấu lắm. Mỗi bài thơ dán ở bảng tuyên truyền tôi đều cho các cháu đọc thuộc và giáo dục cháu làm theo, Tôi thường xuyên thay đổi và đã sưu tầm theo từng chủ đề đưa vào góc tuyên truyền để tất cả các phụ huynh cùng tham khảo, nhằm mục đích phối hợp giáo dục đạo đức cho trẻ đạt hiệu quả. 2.3.2. Biện pháp 2: Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các hoạt động * Dạy trẻ thông qua hoạt động học: Thông qua hoạt độngLàm quen với văn học: Các nội dung về giáo dục đạo đức cho trẻ được tích hợp vào các môn học của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trong quá trình thực hiện lồng ghép tôi thấy đạt hiệu quả cao nhất và trẻ hứng thú nhất là môn làm quen với văn học vì: Qua vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, những hành động tình cảm cao quý của con người thể hiện trong tác phẩm sẽ giáo dục trẻ tình yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, ý thức giữ gìn bảo vệ cây xanh, có cách đối xử hiền từ đối với mọi sinh vật trên trái đất, xác lập hành vi thái độ của con người đối với các hiện tượng của đời sống. Về những vấn đề này, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều trong những áng ca dao, những bào thơ, những đoạn văn, những câu truyện dành cho trẻ. Tình yêu thiên nhiên vốn là khởi điểm của tình yêu quê hương, đất nước. Trong ki ức của người bình dân, tình yêu tổ quốc gắn với quê hương, gắn với một làng quê và cảnh vật gần gũi, thân thương. Đất nước -Tổ quốc - Quê hương là những cánh cò bay trên đồng lúa mênh mông, đơn sơ mộc mạc: “Con cò bay lả bay la Bay từ ruộng lúa bay ra cánh đồng” Và có khi là những con đường dài: “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ” Dạy trẻ yêu quê hương đất nước, yêu mái nhà dân tộc giản dị, đậm hồn quê, có ấn tượng ngôi nhà truyền thống dân tộc, có ý thức về truyền thống thơ ca dân gian. “Chẳng đâu bằng chính nhà em Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo Có nàng gà mái hoa mơ Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong” Những tác phẩm viết về đề tài gia đình đã dạy trẻ biết yêu thương ông bà, cha mẹ, anh em. Bài thơ “Mẹ ốm”, “Làm anh” Truyện “Tích Chu” hình thành ở các em tỉnh cảm thắm thiết mẹ con, anh em, bà cháu. Yêu con người, yêu nhân dân là yêu những người sống quanh ta. Câu chuyện “Bác Gấu đen và hai chú thỏ”, “Đôi bạn tôt” đã giáo dục trẻ lòng nhân hậu với đồng loại, tình thân ái, đoàn kết. VD: Khi kể cho các cháu nghe câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn” tôi nhấn mạnh liên hệ giáo dục: Các con à! Bố mẹ của các con phải làm việc vất vả để nuôi các con khôn lớn. Vì vậy các con phải biết vâng lời bố mẹ, yêu thương và nhường nhịn em bé, không những thế mà phải biết quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh mình nữa đấy”. Sau khi được cô giáo dạy xong, trẻ giơ tay xin được kể cho cô nghe những việc mình đã giúp đỡ bố mẹ như: quét nhà, cho gà ăn, cất đồ dùng Qua chuyện: “Tấm Cám” Cô đàm thoại cùng trẻ: Các con thấy trong câu chuyện Tấm Cám có những nhân vật nào? Tấm là người như thế nào? Còn mẹ con Cám là người thế nào? Trong truyện các con yêu thích nhân vật nào nhất? Vì sao?... Qua câu chuyện đó thì cô giáo dục được trẻ tính thật thà, cần cù trong lao động, dạy trẻ biết yêu cái thiện, phê phán cái ác, từ đó hình thành cho trẻ lòng nhân ái đối với mọi người xung quanh. Các tác giả dân gian nhìn nhận hiện thực từ góc độ đạo đức, vì vậy xung đột của truyện là xung đột thuộc phạm trù đạo đức đối lập thiện ác, tốt xấu, trung thực xảo quyệt, ích kỉ, vị tha Truyện cổ tích giới thiệu cái thiện và cái ác theo cách đơn giản và dễ hiểu đối với trẻ. Cô bé mồ côi tốt bụng và chăm làm, mụ dì ghẻ độc ác, gian tham. Cái tốt được đền đáp, cái ác bị trả giá. Trong quá trình nghe truyện, trẻ em đã tự vận động chính bản thân mình trong mọi bình diện, đem cái tốt để chống trọi với cái ác. Đây chính là điểm đặc biệt làm ý nghĩa giáo dục của truyện cổ tích thêm một chất lượng mới cao hơn. Thế giới của truyện cổ tích chan hòa ánh sáng của lòng nhân ái, của tình thương, ước mơ, hi vọng của niềm tin vài chân lí “chính nghĩa thắng gian tà” Điều này làm nên sức sống trường tồn mãnh liệt của truyện cổ tích và nó thực sự hấp dẫn đối với trẻ. Vì vậy, truyện cổ tích có ý nghĩa lớn đối với giáo dục tình cảm đạo đức, có ý nghĩa cao cả trong ý thức xã hội cho trẻ. Sự thể hiện mình trước tác phẩm văn học, những hình tượng nghệ thuật do trẻ tạo ra đã mang đặc
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_cho_tre_mau_giao_4_5.doc