SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 4 - 5 tuổi kể sáng tạo chuyện cổ tích
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho trẻ có nhiều cơ hội lĩnh hội kiến thức để áp dụng những kiến thức đã tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống của trẻ.
Như chúng ta đã biết “Ngôn ngữ là công cụ trực tiếp của tư duy” và một trong những môn học phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất, phong phú nhất và “chất lượng” nhất đó là cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Ngoài ra cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học còn góp phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.
Ngay từ khi còn nằm trong nôi trẻ được tắm trong những lời ru của bà, của mẹ, trẻ được sống trong một thế giới tràn ngập những lời ru, điệu hò, để lại trong đầu của trẻ những ấn tượng đầu tiên về nhạc điệu, nhịp điệu Cùng với tiếng ru và những câu chuyện cổ tích yêu thương ấy trở thành tiếng nói thân thuộc của bà, của mẹ, nó gần gũi và là nguồn nước trong lành tưới mát tâm hồn con trẻ.
Văn học đem đến cho trẻ những điều tốt lành, những cảm xúc lành mạnh, những tình cảm cao đẹp, thái độ rõ ràng, biết yêu ghét, phản kháng cái ác, cái xấu, biết đồng tình, chia sẻ hay thích thú khi gặp cái thiện, cái đúng. Mặt khác nó còn đáp ứng nhu cầu hiểu biết của trẻ về thế giới thiên nhiên sinh động, hấp dẫn đó là cỏ cây, hoa lá muôn màu, muôn sắc. Đem đến cho trẻ những tình cảm nồng hậu đối với ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè. Nó tạo dựng phong cách sống và một số tố chất cần thiết cho trẻ.
Văn học đã góp phần mở rộng nhận thức cho trẻ về thế giới xung quanh. Thông qua đó, trẻ được khám phá, tìm hiểu, và tích lũy vốn kinh nghiệm sống cho mình. Thế giới xung quanh đa dạng, phong phú, đầy bí ẩn nhưng cũng thật hấp dẫn đối với trẻ. Và trẻ luôn có nhu cầu khám phá về thế giới xung quanh.
Đối với trẻ mầm non nói chung, trẻ 4-5 tuổi nói riêng những câu chuyện cổ tích đặc biệt hấp dẫn trẻ, do đó khi cho trẻ được làm quen với văn học và đặc biệt là việc dạy trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích là cách tốt nhất và mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Khi kể trẻ biết dùng ngôn ngữ của mình để thể hiện những suy nghĩ, những ý kiến từ đó vốn từ của trẻ được phong phú hơn. Các câu chuyện cổ tích với các nội dung gần gũi, đầy tính nhân văn như: Ở hiền gặp lành, kẻ ác sẽ bị trừng trị; dũng cảm đối mặt với những thử thách, dũng cảm đối mặt với những trở ngại; biết hy sinh quên mình để giúp đỡ người gặp cảnh hoạn nạn, khó khăn. Từ đó hình thành cho trẻ những ứng xử cần thiết trong sinh hoạt, vui chơi và học tập.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho trẻ có nhiều cơ hội lĩnh hội kiến thức để áp dụng những kiến thức đã tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống của trẻ. Như chúng ta đã biết “Ngôn ngữ là công cụ trực tiếp của tư duy” và một trong những môn học phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất, phong phú nhất và “chất lượng” nhất đó là cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Ngoài ra cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học còn góp phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Ngay từ khi còn nằm trong nôi trẻ được tắm trong những lời ru của bà, của mẹ, trẻ được sống trong một thế giới tràn ngập những lời ru, điệu hò, để lại trong đầu của trẻ những ấn tượng đầu tiên về nhạc điệu, nhịp điệuCùng với tiếng ru và những câu chuyện cổ tích yêu thương ấy trở thành tiếng nói thân thuộc của bà, của mẹ, nó gần gũi và là nguồn nước trong lành tưới mát tâm hồn con trẻ. Văn học đem đến cho trẻ những điều tốt lành, những cảm xúc lành mạnh, những tình cảm cao đẹp, thái độ rõ ràng, biết yêu ghét, phản kháng cái ác, cái xấu, biết đồng tình, chia sẻ hay thích thú khi gặp cái thiện, cái đúng. Mặt khác nó còn đáp ứng nhu cầu hiểu biết của trẻ về thế giới thiên nhiên sinh động, hấp dẫn đó là cỏ cây, hoa lá muôn màu, muôn sắc. Đem đến cho trẻ những tình cảm nồng hậu đối với ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè. Nó tạo dựng phong cách sống và một số tố chất cần thiết cho trẻ. Văn học đã góp phần mở rộng nhận thức cho trẻ về thế giới xung quanh. Thông qua đó, trẻ được khám phá, tìm hiểu, và tích lũy vốn kinh nghiệm sống cho mình. Thế giới xung quanh đa dạng, phong phú, đầy bí ẩn nhưng cũng thật hấp dẫn đối với trẻ. Và trẻ luôn có nhu cầu khám phá về thế giới xung quanh. Đối với trẻ mầm non nói chung, trẻ 4-5 tuổi nói riêng những câu chuyện cổ tích đặc biệt hấp dẫn trẻ, do đó khi cho trẻ được làm quen với văn học và đặc biệt là việc dạy trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích là cách tốt nhất và mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Khi kể trẻ biết dùng ngôn ngữ của mình để thể hiện những suy nghĩ, những ý kiến từ đó vốn từ của trẻ được phong phú hơn. Các câu chuyện cổ tích với các nội dung gần gũi, đầy tính nhân văn như: Ở hiền gặp lành, kẻ ác sẽ bị trừng trị; dũng cảm đối mặt với những thử thách, dũng cảm đối mặt với những trở ngại; biết hy sinh quên mình để giúp đỡ người gặp cảnh hoạn nạn, khó khăn... Từ đó hình thành cho trẻ những ứng xử cần thiết trong sinh hoạt, vui chơi và học tập. Đối với những câu chuyện cổ tích, thần thoại thường mang tính li kì hấp dẫn, mang tính diễn giải những thắc mắc của trẻ về các hiện tượng thiên nhiên và về những phong tục tập quán. Cổ tích cũng mang đến với trẻ thơ những nhân vật xấu, tốt khác nhau. Trẻ nhìn nhận thế giới cổ tích luôn hấp dẫn từ đó giúp trẻ học những điều hay, những việc làm đúng qua những câu chuyện cổ tích. Để trẻ hiểu và kể sáng tạo những câu chuyện cổ tích, giúp trẻ hiểu dễ dàng và nắm được cách kể sáng tạo thì giáo viên phải lựa chọn hình thức, phương tiện và cách diễn đạt bằng lời cũng như cách thể hiện nhân vật. Vì vậy, việc dạy trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích cho trẻ mẫu giáo là một vấn đề cần được quan tâm. Trên thực tế việc dạy trẻ kể chuyện cổ tích, mục tiêu của giáo viên là: Trẻ nắm được nội dung chuyện, tập kể lại câu chuyện, nắm được ý nghĩa câu chuyện. Hiện nay giáo dục văn học dạy trẻ kể "sáng tạo" chuyện cổ tích chưa được quan tâm nhiều. Do đó chưa phát huy hết khả năng tư duy, sáng tạo, tính tích cực chủ động của trẻ. Với lý do trên tôi chọn đề tài "Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi kể sáng tạo chuyện cổ tích". 1.2. Mục đích nghiên cứu. Nhằm khơi gợi ở trẻ những hình ảnh, những thông điệp của những tác phẩm văn học cổ tích. Qua đó tạo cho trẻ: Biết cách giải quyết vấn đề, thậm chí cả cách vượt lên những khó khăn, luôn hướng tới cái thiện, gạt bỏ những cái ác, giúp trẻ khám phá và trải nghiệm. Qua việc dạy trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích nhằm giúp trẻ cảm nhận và ứng xử: Ai là người tốt? Ai là người xấu? Biết trân trọng và yêu quý mọi người, đặc biệt là những người nghèo khổ, hèn yếu nhưng thật thà, nhân hậu và luôn vươn lên trong cuộc sống... Vận dụng những phương pháp và biện pháp để dạy trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Nhằm nâng cao chất lượng ngôn ngữ kể, cách sáng tạo trong diễn đạt chuyện cổ tích bằng nhiều hình thức khác nhau cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Trẻ có những cảm nhận, khái niệm ban đầu về truyện cổ tích. Giúp trẻ tự tin lựa chọn kể sáng tạo những câu chuyện cổ tích bằng chính ngôn ngữ của mình, trẻ biết sáng tạo qua mỗi lần kể và yêu thích chuyện cổ tích với những giá trị nhân văn của nó. Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên đặc biệt là khả năng thể hiện các tác phẩm văn học. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu "Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi kể sáng tạo chuyện cổ tích" cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi ở trường mầm non Hoằng Quý 1.4. Phương pháp nghiên cứu. * Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: thông qua đọc các tài liệu sách báo, tạp chí có liên quan đến tổ chức hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo chuyện cổ tích. - Phương pháp phân loại, hệ thống hoá lý thuyết: để làm rõ cơ sở của vấn đề nghiên cứu. * Nhóm phương pháp thực tiễn. - Phương pháp quan sát sư phạm: + Quan sát trẻ: Thông qua hành động, lời nói, nét mặt cở chỉ, biểu hiện xúc cảm, tình cảm của trẻ trước và sau khi được kể chuyện + Quan sát giáo viên: Dự giờ và quan sát qúa trình trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích. - Phương pháp đàm thoại: đàm thoại trực tiếp với trẻ. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của trẻ. - Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý kết quả nghiên cứu, tăng mức độ tin cậy cho đề tài. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận * Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi. Ở lứa tuổi này, tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh đó là điều kiện thuận lợi nhất để giúp trẻ cảm thụ tốt những hình tượng nghệ thuật được xây dựng trong các tác phẩm văn học .Những câu chuyện với những tình tiết ly kỳ, hấp dẫn, những nhân vật với đầy đủ những tính cách khác nhau đã có sức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ làm trẻ say mê, hứng thú. Qua việc cảm thụ các tác phẩm văn học vốn biểu tượng của trẻ có thêm nhiều, lòng ham hiểu biết và nhận thức tăng lên rõ rệt. Vì vậy đề ra một số biện pháp dạy trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích xuất phát từ vấn đề này. Ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi là thời kỳ trẻ có khả năng nắm vững và lĩnh hội hình thức cơ bản của ngôn ngữ đó là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ bên trong việc nắm ngôn ngữ trong thực hành và thông hiểu được nhiều điều người lớn nói. Đây là một đặc điểm vô cùng thuận lợi để đưa trẻ nghe kể chuyện, trẻ lĩnh hội được ngôn ngữ trong câu chuyện. Từ đó trẻ có thể kể lại truyện bằng ngôn ngữ của mình. Chú ý của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi chủ yếu là chú ý không chủ định. Trẻ thường chú ý đến một đối tượng khi đối tượng gây kích thích mạnh hoặc gây những ấn tượng, xúc cảm mới lạ nhất là tạo cho trẻ một sự hứng thú. Vì vậy tổ chức dạy trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích phải căn cứ vào đặc điểm này. Trẻ mẫu giáo rất giàu xúc cảm - tình cảm, mọi họat động và tư duy của trẻ đều chi phối bởi tình cảm. Trẻ mẫu giáo luôn có nhu cầu đòi hỏi mọi người xung quanh thể hiện tình cảm tốt đẹp đối với trẻ. Ngược lại trẻ cũng muốn thể hiện tình cảm tốt đẹp của mình với mọi người xung quanh. Trẻ rất xúc cảm với những cái mới của những sự vật- hiện tượng xung quanh trẻ, nhất là đối với những nhân vật trong truyện. Trẻ rất yêu thương anh nông dân hiền lành thật thà trong câu chuyện “ Cây tre trăm đốt” Trẻ còn có tình cảm tốt đẹp và chân thành đối với các sự vật hiện tượng mà trẻ tiếp xúc hàng ngày. Ngôn ngữ văn học nhất là những câu chuyện gần gũi trẻ, nó có một sức mạnh lôi cuốn trẻ ghê gớm tạo cho trẻ những cảm xúc mãnh liệt trước những nhân vật trong truyện. Đây là thời điểm thuận lợi để giáo dục thẩm mỹ và tình cảm đạo đức cho trẻ. Sự phát triển mạnh những xúc cảm thẩm mỹ kết hợp với sự ghi nhớ máy móc vốn có khiến cho đứa trẻ ở lứa tuổi này rất dễ nhạy cảm trước những tác phẩm văn học nghệ thuật. Trẻ mẫu giáo tiếp nhận và học thuộc rất nhanh những lời của các nhân vật trong truyện. Trẻ hòa nhập nhanh chóng với tình cảm của nhân vật trong truyện đó là sự hòa đồng giữa trẻ với thế giới nghệ thuật và hiện thực cuộc sống. Cho trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích cũng là làm giàu nhân cách của trẻ. Những câu chuyện cổ tích đến với trẻ thơ đó là những kinh nghiệm những bài học làm người mang tính truyền thống dân tộc. Nó có tác dụng to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ mầm non. Do vậy việc dạy trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích giúp phát triển ngôn ngữ, tư duy và trí tưởng tượng của trẻ, trẻ cảm thụ là một việc làm thiết thực từ cách thể hiện những nhân vật xấu tốt mà trẻ ý thức được thêm về nghệ thuật ngôn ngữ, nhằm phát triển toàn diện ở trẻ đặc biệt về ngôn ngữ và tình cảm cũng như nhận thức về xã hội. Đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hoạt động sáng tạo được thể hiện trong mọi hoạt động đặc biệt qua hoạt động vui chơi và hoạt động học tập. Trong nội dung sáng kiến kinh nghiệm này với việc hệ thống hóa những biện pháp và xây dựng một số biện pháp mới dựa trên các phương pháp chung cơ bản cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học: Trao đổi, gợi mở, sử dụng các phương tiện đồ dùng trực quan, giúp trẻ sáng tạo truyện cổ tích làm cho câu chuyện thêm phong phú về hình thức, sâu sắc về nội dung và nâng cao hiệu quả giáo dục, sáng tạo gắn với hoạt động kể. Do đó sáng tạo được giới hạn trong hoạt động của chủ thể và được thể hiện trong quá trình vận động những đặc trưng của truyện cổ tích. Mức độ sáng tạo được thể hiện ở chỗ: Làm biến đổi, làm khác, làm mới ít nhiều bản kể. Một số hình ảnh trẻ vui chơi và học tập 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm a. Thực trạng: Năm học 2017 – 2018 tôi được phân công phụ trách lớp 4 - 5 tuổi thực hiện chương trình giáo dục mầm non với sĩ số cháu là 32 cháu. Trong đó có 18 cháu là nam, 14 cháu là nữ. Trong quá trình thực hiện chương trình bản thân tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Nhà trường có bếp nấu phục vụ cho công tác tổ chức ăn ở bán trú cho trẻ và 100% trẻ ăn ở bán trú tại trường tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc nuôi dưỡng. - Được BGH nhà trường quan tâm tạo điều kiện trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi trong lớp, phòng học thoáng mát để thực hiện đề tài cũng như thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. - Lớp học rộng rãi, thoáng mát đảm bảo cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ, lớp học có ti vi có thể kết nối với máy tính xách tay, lớp được trang bị các tài liệu, sách truyện để làm tài liệu dạy - học kể truyện cổ tích. - Bản thân là giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn với năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. - Các cháu đều ngoan ngoãn, khỏe mạnh, nhanh nhẹn - Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều, ngôn ngữ nói của trẻ phát triển tốt - Nhờ sự quan tâm của ngành học. Tôi và các đồng nghiệp được học các chuyên đề hàng năm, được tham khảo các tập san, tài liệu có liên quan, được dự giờ qua những đợt thao giảng do trường tổ chức để trao dồi, học hỏi nhiều kinh nghiệm nâng cao tay nghề. - Phụ huynh quan tâm, nhiệt tình ủng hộ cùng phối hợp với giáo viên chăm sóc và giáo dục trẻ * Khó khăn - Ngôn ngữ của một số trẻ còn hạn chế, phát âm chưa rõ, chưa diễn đạt được ý hiểu của mình đối với người khác. - Đồ dùng trực quan dành cho nội dung kể truyện cổ tích còn ít chưa đa dạng phong phú. Đặc biệt là đồ đùng cho trẻ hoạt động khám phá trải nghiệm còn rất ít, do chưa có kế hoạch bổ sung đồ dùng dành cho kể chuyện theo từng chủ đề, việc sưu tầm đồ dùng còn thiếu yếu tố thẩm mỹ, chưa vận động phụ huynh đóng góp tranh truyện bổ sung vào góc văn học. Tính sáng tạo, khả năng diễn đạt, triển khai và phán đoán trước mọi diễn biến trong kể chuyện của trẻ còn hạn chế do từ trước đến nay việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học chỉ dừng ở việc cho trẻ nhớ tên chuyện, hiểu nội dung truyện và thuộc truyện. Một số bậc phụ huynh do bận rộn công việc, thiếu kinh nghiệm và khả năng hỗ trợ giáo dục trẻ ở nhà nên chưa quan tâm đến việc tạo cơ hội cho trẻ rèn luyện và được kể chuyện cho mọi người trong gia đình nghe. b. Kết quả khảo sát thực trạng Vào đầu năm học tôi đã tổ chức cho trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích, qua đó tôi nhận thấy rằng nhược điểm lớn là là trẻ nói tiếng địa phương nhiều ngôn ngữ mạch lạc hạn chế, chưa hứng thú tham gia và biết kể sáng tạo chuyện cổ tích, và đặc biệt là trí tưởng tượng, khả năng phán đoán tình huống của trẻ còn hạn chế. Kết quả khảo sát thực trạng kể sáng tạo chuyện cổ tích của trẻ đầu năm học 2017 – 2018: STT Nội dung khảo sát Tổng só Số trẻ dạt Tỷ lệ Số trẻ chưa đạt Tỷ lệ 1 Trẻ có khả năng kể chuyện rõ ràng mạch lạc 32 17 53% 15 47% 2 Trẻ hứng thú tham gia kể sáng tạo chuyện cổ tích 32 14 43% 18 57% 3 Trẻ biết kể sáng tạo chuyện cổ tích 32 10 31% 22 69% 4 Trẻ có trí tưởng tượng, khả năng phán đoán tình huống 32 5 17% 19 83% 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Nghiên cứu tài liệu. Cách truyền thụ để trẻ biết cách kể chuyện cổ tích sáng tạo Ngôn ngữ nghệ thuật có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tâm hồn, tình cảm,trí tuệ , đặc biệt sự nhạy cảm thẩm mỹ, sáng tạo ngôn ngữ và hội họa. Với ngôn ngữ nghệ thuật ta giúp trẻ nhận ra nhớ được sắc thái cơ bản trong lời nói của nhân vật. Bước đầu giúp trẻ nhận ra sự khác nhau giữa ngôn ngữ chuyện, ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh . Một số hình thức dạy trẻ kể chuyện sáng tạo Chính vì vậy bản thân tôi không ngừng tìm tòi học hỏi, nghiên cứu rèn luyện thể hiện ngôn ngữ nghệ thuật để cuốn hút trẻ vào câu chuyện sáng tạo, hình thức tổ chức các hoạt động gây được hứng thú, học bằng tham khảo sách vở, dự giờ đồng nghiệp, tham khảo các tiết dạy mẫu... Qua đó tích lũy chọn lọc, vận dụng phù hợp nhận thức của trẻ. Bởi vì trẻ cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật bằng cách đọc và nghe. Chính vì vậy người đọc hay kể sử dụng mọi sắc thái của giọng mình và phương tiện đọc kể diễn cảm khác nhau của tác phẩm. Để gây được hứng thú cho trẻ thì tôi nghĩ ra rất nhiều hình thức như cô giáo phải nhập vai, phải ngắt nghỉ giọng, sử dụng ngữ điệu, cường độ, giọng điệu, cử chỉ tư thế nét mặt và cô phải nhập vai, sống thật với suy nghĩ và tình cảm của nhân vật đó. Ví dụ: Trong câu chuyện “ chú dê đen” muốn thể hiện được nhận vật chó sói thì giáo viên phải thể hiện giọng điệu nhân vật hung dữ. Về ngắt giọng: Khi kể chuyện, ngắt giọng chiếm một vị trí đáng kể chính là cách ngắt, nghỉ, cách dừng lại giây lát khi kể không chỉ đơn giản là nghĩ, là dừng lại mà ngắt giọng là một phương tiện để bộc lộ ý tứ của câu chuyện. Chính vì vậy ngắt nghỉ sao cho đúng tính chất hoàn toàn tự nhiên, có nhiều loại ngắt giọng như: Ngắt giọng tâm lý, ngắt giong lôgic, ngắt giọng thi ca. Ngắt giọng tâm lý tức là ngắt giọng trưóc những từ “Chà..Chà..Chà”, Cứu ...tôi...với Ví dụ: Trong câu chuyên “ Cô bé quàng khăn đỏ” có đoạn viết “Cô bé đi vào rừng bỗng từ phía sau bụi cây, một con chó sói xuất hiện” quãng ngắt giọng giữa trước những từ “ Bỗng” làm cho người nghe hồi hộp, kích thích người nghe trí tượng tượng của người phải làm việc căng thẳng cố gắng hình dung xem con gì nhảy ra từ trong bụi cây . Về nhịp điệu trong khi kể: Nếu kể chuyện mà nhịp điệu cứ đều đều thì câu chuyện sẽ không có sức sống, không gây được hứng thú cho trẻ. Vì vậy tôi phải xác định cho từng nội dung truyện, đoạn truyện, tình huống chuyện để rèn nhịp điệu. Ví dụ: Nhịp điệu chậm rãi thường phù hợp để mô tả hình tượng thần thoại hay điều nghi ngại... Ví dụ: Trong chuyện “Bông hoa cúc trắng” khi thể hiện giọng kể của ông tiên cần phải thể hiện giọng chậm rãi. Nhưng cũng có những câu chuyện, đoạn chuyện cần nhịp điệu vui vẻ, hân hoan tươi tỉnh, sôi nổi được truyền đạt với nhịp điệu khẩn trương. Về cường độ giọng khi kể chuyện: Những thủ thuật đọc và kể chuyện văn học phải kể đến cường độ của giọng, cường độ của giọng thường được hiểu nhầm là độ to, độ nhỏ của giọng nhưng thực chất nó là độ vang, độ hoàn chỉnh của giọng, là khả năng điều chỉnh giọng từ to sang nhỏ, từ nhỏ sang to Vi dụ: Trong chuyện “ Tích Chu” có đoạn bà tiên nói vọng: Đường đến suối tiên xa lắm, cháu có di được không” ở đoạn này thì tôi phải thể hiện cường độ của giọng thay đổi tùy thuộc và nội dung hoàn cảnh để thể hiện tính cách và hành vi của nhân vật đồng thời tùy thuộc vào không gian của phòng và số lượng của trẻ .Vì vậy cô giáo là người chủ động. Về nét mặt: Nét mặt của cô giáo khi kể cũng hỗ trợ thêm cho người nghe hiểu hơn về câu chuyện ... nét mặt phải phù hợp với ngữ điệu giọng bộc lộ cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, phấn khởi.... Tóm lại: Bên cạnh việc ngắt giọng, nhịp điệu,cường độ của giọng, giọng nói cách phát âm, hơi thở... là những yếu tố vô cùng quan trọng, nó góp phần quyết định gây được hứng thú cho trẻ tích cực tham gia thực hiện tốt vào hoạt động kể chuyện cổ tích sáng tạo. 2.3.2. Sưu tầm, bổ sung đồ dùng dạy học, tạo môi trường hoạt động và định hướng cho trẻ kể chuyện cổ tích sáng tạo Môi trường lớp học cho trẻ hoạt động ở đây là tất cả các yếu tố xung quanh tác động trực tiếp đến quá trình tìm hểu, nắm bắt, kể sáng tạo truyện với các yếu tố như: Không gian lớp học, đồ dùng trực quan; sự thân thiện giữa cô và trẻ, trẻ với trẻ...Môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ, tích cực tham gia vào các hoạt động và đạt được kết quả cao. Bên cạnh đó với nhận thức của trẻ là trực quan hình tượng nên các đồ dùng trực quan đặc biệt là tranh ảnh, con rối... sẽ thu hút sự chú ý, tìm hiểu, kể truyện, kể sáng tạo truyện cổ tích. Sưu tầm, bổ sung đồ dùng trực quan và tạo môi trường kể chuyện. Việc sưu tầm, bổ sung đồ dùng trực quan của giáo viên cần phải đảm bảo các yếu tố: Về thời gian: xây dựng kế hoạch hoạt động tuần cụ thể, phân bổ thời gian hợp lý trong các giờ sinh hoạt chiều (tuần 2 buổi) cùng với trẻ chuẩn bị, làm các con rối, mô hình, tranh ảnh....để bổ sung đồ dùng dạy học và tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với các nhân vật trước khi trẻ được nghe hoặc kể lại chuyện hoặc kể sáng tạo chuyện theo tranh. Một số hình ảnh cô và trẻ sáng tạo đồ dùng dạy học Tính thẩm mỹ và an toàn: Đồ dùng trực quan phải có màu sắc phù hợp với nhân vật trong truyện, đa dạng về màu sắc và tuyệt đối an toàn với trẻ (vật liệu sạch; không sắc nhọn; bông hoặc các vật tròn nhỏ cần được bọc kỹ, đính chặt; màu sắc chủ yếu dùng gam màu nóng và hạn chế dùng gam màu lạnh). Bám sát vào nội dung, tình tiết của câu chuyện: Dựa vào các đồ dùng hiện có, các câu chuyện cổ tích cần kể để sưu tầm, bổ sung đồ dùng cho phù hợp. Ví dụ truyện "Cô bé lọ lem" là câu chuyện ngoài chương trình, trước khi kể chuyện cô trò chuyện với trẻ về các tình tiết, nhân vật, hoạt cảnh cần trong câu chuyện và giao nhiệm vụ hoặc cho trẻ tự nhận mang các nguyên liệu, các học liệu, đồ dùng như vải, len, bọt biển để làm rối nhân vật Lọ lem, mẹ ghẻ, hai cô em gái...; giấy báo, màu nước, bọt biển làm quả Bí ngô; cô chuẩn bị bóng kính để làm đôi giày thủy tinh.... Nguồn bổ sung đồ dùng: Giáo viên tự làm, phối hợp và vận động phụ huynh đóng góp truyện tranh đưa vào góc văn học cho trẻ hoạt động thường ngày, sưu tầm từ mạng Internet, các truyện tranh đã cũ...và từ sự đầu tư của nhà trường. Bài tiết đồ dùng: Hình ảnh nhân vật của các câu chuyện nổi bật được đưa vào góc văn học và một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các mảng tường; tranh ảnh, con rối, sách chữ to bổ sung vào góc kể chuyện, sưu tầm các vi deo-clip và lưu giữ khoa học trong máy tính xách tay Góc sách và mảng tường phong phú Định hướng cho trẻ kể sáng tạo chuyện cổ tích: Để dạy trẻ kể chuyện sáng tạo cô giáo định hướng cho trẻ sáng tạo về tên truyện, tình tiết diễn biến câu chuyện: Sáng tạo về tên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_day_tre_4_5_tuoi_ke_sang_tao_chuyen_co.doc