SKKN Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - Học tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng

SKKN Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - Học tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng

Theo các nhà lí luận văn học, người đọc và quá trình tiếp nhận là một khâu quan trọng trong toàn bộ đời sống của một tác phẩm văn chương. Ở khâu này, tác phẩm sẽ thoát li hẳn khỏi người sinh thành - tác giả để tự mình có một cuộc sống riêng. Cuộc sống đó lâu dài hay ngắn ngủi, được tiếp nhận hay bị lãng quên, tất cả đều phụ thuộc vào cảm nhận và đánh giá của người đọc. Đến lượt mình, trình độ tiếp nhận tác phẩm văn chương của độc giả được đo đếm thông qua khả năng “giải mã” những thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn đã dụng công gửi gắm. Mà khả năng giải mã những thông điệp thẩm mĩ ấy lại có liên quan chặt chẽ đến điểm nhìn, góc độ phân tích, tiếp cận tác phẩm. Vì thế, đề tài của tôi có ý nghĩa như một đề xuất về cách tiếp cận văn bản nghệ thuật ngôn từ từ nhiều góc độ phục vụ cho công tác giảng dạy trong nhà trường.

Bên cạnh đó, hiện nay đổi mới phương pháp dạy - học đang trở thành nhu cầu tất yếu của ngành giáo dục Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học. Tự đổi mới cũng là con đường đưa giáo dục Việt Nam hòa nhập với nền giáo dục hiện đại toàn cầu, tiến kịp nền giáo dục tiên tiến của các quốc gia trên thế giới. Một trong những phương pháp đổi mới đem lại hiệu quả khá cao trong nhà trường hiện nay đó là phương pháp dạy học tích hợp. Phương pháp tích hợp cho phép giáo viên có thể kết hợp nhiều kỹ năng trong một tiết dạy, vừa dạy kiến thức, vừa dạy kỹ năng sống, vừa dạy cách làm người. Không những thế, tích hợp còn là sự phối hợp nhiều môn khoa học hay các phân môn trong cùng một bộ môn để làm cho tiết học trở nên phong phú đa dạng và thu hút hơn đối với người tiếp nhận.

 Từ góc độ thực tiễn, tôi chọn tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng) bởi đây là một tác phẩm với số phận không ít thăng trầm, từng có một thời chìm vào quên lãng nhưng lại có sức sống bất tử đứng vững trước thử thách khắc nghiệt của thời gian và lòng người. Đó là những trang thơ tài hoa, hào hùng được Quang Dũng dệt nên bằng câu chữ tuyệt diệu với sự kết hợp hài hòa của chất nhạc, chất họa và chất thơ mãnh liệt, tha thiết. Thể loại thơ trữ tình đã có từ lâu nhưng với một Quang Dũng tài hoa, đa dạng trong phong cách thì việc tiếp nhận tác phẩm của ông không hề đơn giản. Do vậy, việc “giải mã” tác phẩm cũng chính là đi tìm đến những giá trị nghệ thuật đích thực trường tồn cùng thời gian cũng nhằm hiểu rõ hơn về một tài thơ độc đáo như Quang Dũng.

 

doc 20 trang thuychi01 7281
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - Học tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU	
1.1. Lý do chọn đề tài.
 Theo các nhà lí luận văn học, người đọc và quá trình tiếp nhận là một khâu quan trọng trong toàn bộ đời sống của một tác phẩm văn chương. Ở khâu này, tác phẩm sẽ thoát li hẳn khỏi người sinh thành - tác giả để tự mình có một cuộc sống riêng. Cuộc sống đó lâu dài hay ngắn ngủi, được tiếp nhận hay bị lãng quên, tất cả đều phụ thuộc vào cảm nhận và đánh giá của người đọc. Đến lượt mình, trình độ tiếp nhận tác phẩm văn chương của độc giả được đo đếm thông qua khả năng “giải mã” những thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn đã dụng công gửi gắm. Mà khả năng giải mã những thông điệp thẩm mĩ ấy lại có liên quan chặt chẽ đến điểm nhìn, góc độ phân tích, tiếp cận tác phẩm. Vì thế, đề tài của tôi có ý nghĩa như một đề xuất về cách tiếp cận văn bản nghệ thuật ngôn từ từ nhiều góc độ phục vụ cho công tác giảng dạy trong nhà trường.
Bên cạnh đó, hiện nay đổi mới phương pháp dạy - học đang trở thành nhu cầu tất yếu của ngành giáo dục Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học. Tự đổi mới cũng là con đường đưa giáo dục Việt Nam hòa nhập với nền giáo dục hiện đại toàn cầu, tiến kịp nền giáo dục tiên tiến của các quốc gia trên thế giới. Một trong những phương pháp đổi mới đem lại hiệu quả khá cao trong nhà trường hiện nay đó là phương pháp dạy học tích hợp. Phương pháp tích hợp cho phép giáo viên có thể kết hợp nhiều kỹ năng trong một tiết dạy, vừa dạy kiến thức, vừa dạy kỹ năng sống, vừa dạy cách làm người. Không những thế, tích hợp còn là sự phối hợp nhiều môn khoa học hay các phân môn trong cùng một bộ môn để làm cho tiết học trở nên phong phú đa dạng và thu hút hơn đối với người tiếp nhận. 
	 Từ góc độ thực tiễn, tôi chọn tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng) bởi đây là một tác phẩm với số phận không ít thăng trầm, từng có một thời chìm vào quên lãng nhưng lại có sức sống bất tử đứng vững trước thử thách khắc nghiệt của thời gian và lòng người. Đó là những trang thơ tài hoa, hào hùng được Quang Dũng dệt nên bằng câu chữ tuyệt diệu với sự kết hợp hài hòa của chất nhạc, chất họa và chất thơ mãnh liệt, tha thiết. Thể loại thơ trữ tình đã có từ lâu nhưng với một Quang Dũng tài hoa, đa dạng trong phong cách thì việc tiếp nhận tác phẩm của ông không hề đơn giản. Do vậy, việc “giải mã” tác phẩm cũng chính là đi tìm đến những giá trị nghệ thuật đích thực trường tồn cùng thời gian cũng nhằm hiểu rõ hơn về một tài thơ độc đáo như Quang Dũng.
 Mặt khác, việc tìm hiểu và đưa ra một cách tiếp nhận đối với một thi phẩm có những thăng trầm được đưa vào giảng dạy ở nhà trường THPT sẽ có ý nghĩa nhất định đối với người dạy và người học. Bởi vì theo ý kiến của rất nhiều giáo viên và học sinh thì Tây Tiến vừa “khó dạy” vừa “khó học. Do đó việc tìm hiểu và thưởng thức tác phẩm còn vấp phải những “rào cản” nhất định. Bởi vậy, để hiểu rõ những tầng ẩn nghĩa sâu xa của tác phẩm, giáo viên không những phải nắm bắt rõ đặc trưng thể loại mà còn phải biết tích hợp với những kiến thức phân môn, liên môn học để giúp học sinh thẩm thấu sâu sắc giá trị cũng như nét độc đáo của tác phẩm. Hướng đến việc thực hiện được yêu cầu đó là một động lực khiến tôi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - học tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng”.
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
Hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm Tây Tiến theo phương pháp tích hợp để giúp các em chủ động trong học tập và tiếp nhận tác phẩm một cách khoa học hơn, sâu sắc hơn.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 - Học sinh lớp 12B9 và 12B10 trường THPT Như Thanh năm học 2017-2018. 
 - Văn bản thơ Tây Tiến (Ngữ văn 12, cơ bản)
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát (thông qua dự giờ) 
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 	- Phương pháp phân tích- tổng hợp, thống kê toán học, so sánh....
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 
1.5. Đóng góp mới của đề tài.
Với đề tài Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - học tác phẩm “Tây Tiến” của Quang Dũng, tôi đã tiếp cận, soi rọi tác phẩm từ nhiều góc độ như góc độ lí luận văn học, lý thuyết thi pháp thể loại, góc độ văn hoá, góc độ âm nhạc, hội họa, địa lý, lịch sử. để đổi mới cách dạy tác phẩm. Mặt khác, qua đề tài với sự tích hợp cùng nhiều phân môn khác nhau từ lý luận văn học đến văn học sử..tôi giúp học sinh có một cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về tác giả và tác phẩm nhằm tạo tiền đề vững chắc cho việc tiếp nhận văn bản Tây Tiến Từ đó, tôi mong muốn mang đến cho các em một không khí lớp học sôi nổi để các em hứng thú, tích cực, chủ động hơn trong cách tiếp nhận một tác phẩm thơ trữ tình cách mạng nói chung, tác phẩm Tây Tiến nói riêng. Tôi muốn chứng minh tác phẩm là một “tuyệt phẩm” mang giá trị vô cùng phong phú và sâu sắc.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
2.1.1. Đặc điểm của tiếp nhận văn học.
Theo lý thuyết tiếp nhận văn học thì tiếp nhận một tác phẩm văn học của học sinh là một quá trình nhận thức có tính đặc thù, luôn tồn tại những “khoảng cách tiếp nhận”. Để rút ngắn khoảng cách tiếp nhận, học sinh cần được trang bị một lượng tri thức văn học nhất định phù hợp để tham gia vào khám phá thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Đặc biệt với thể loại kí thì việc giúp các em tự trang bị những tri thức ấy là một việc làm vô cùng có ý nghĩa tạo nên chiếc cầu nối để các em dễ dàng hơn khi đến với tác phẩm.
2.1.2. Dạy học tích hợp - nhu cầu tất yếu trong đổi mới phương pháp giảng dạy ở nhà trường hiện nay.
Khái niệm tích hợp (integration) được hiểu là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Trong thực tế có khá nhiều loại tích hợp như tích hợp theo phân môn, đa môn và xuyên môn. Người giáo viên phải biết lồng ghép kiến thức nhiều phân môn, nhiều môn để tạo sự phong phú cho bài dạy.
Tích hợp là một thuật ngữ khá mới nhưng đã trở thành một nhu cầu tất yếu của thời đại và cũng là xu hướng chính của nền giáo dục hiện đại. Nó xuất phát từ yêu cầu đưa học sinh trở thành đối tượng trung tâm trong giờ học cũng như trong quá trình tìm hiểu tác phẩm. Mặt khác, việc dạy học tích hợp cho phép học sinh chủ động sáng tạo trong tiếp nhận, phối kết hợp nhiều yếu tố trong một bài học cũng như vận dụng những hiểu biết của mình để tìm hiểu, khai thác tác phẩm văn học. Nó góp phần xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống. Dạy học tích hợp thực sự là một phương pháp mới mẻ, tính hiệu quả cao trong việc giảng dạy ở trường THPT hiện nay.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.2.1. Thực trạng của giáo viên.
Trong những năm gần đây trước xu thế vận động đổi mới của thế giới, nền giáo dục Việt Nam cũng đang khoác lên mình một tấm áo mới năng động hơn, nhạy bén hơn với thời cuộc. Tinh thần đổi mới giáo dục được các thầy cô giáo hưởng ứng nhiệt tình, nhiều thầy cô đã không ngừng tìm tòi đổi mới trong từng tiết dạy thắp lên ở các em ngọn lửa của lòng nhiệt huyết, đam mê văn chương. Song không phải ai cũng ý thức được vai trò của sự đổi mới do đó sự thay đổi trong phương pháp dạy và tính hiệu quả chưa cao, ít nhiều còn thiếu tính đồng bộ. 
Hơn nữa nguồn tài liệu hướng dẫn đổi mới và các trang thiết bị dạy học trong nhà trường còn hạn chế cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa mấy mặn mà với môn ngữ văn. Không chỉ có vậy, nhiều giáo viên chưa thấy được vai trò quan trọng của thể loại kí nên đôi khi còn dạy mang tính chiếu lệ, chưa thực sự đầu tư tâm huyết và thời gian. Mặt khác, có những thầy cô chỉ chú trọng phần khai thác nội dung mà xem nhẹ tính chất thể loại, chưa có cách dạy thu hút được học sinh. Thiết nghĩ mỗi thầy cô cần thay đổi cách nghĩ, cách dạy để biến mỗi giờ dạy văn học thành một giờ học hứng thú và ý nghĩa.
2.2.2. Thực trạng của học sinh. 
 Tây Tiến là một thi phẩm mang đậm dấu ấn thơ trữ tình cách mạng được mạnh dạn đưa vào nội dung giảng dạy Ngữ văn 12, THPT chương trình mới. Và nó nhanh chóng trở thành một trong những bài học trọng tâm để học sinh thi tốt nghiệp THPT, thi Đại học. Bài thơ đã từng có nhiều ý kiến bình luận trái chiều với không ít những thăng trầm nên bài thơ của Quang Dũng luôn là một thách thức đối với cả người dạy và người học. Giáo viên thì phải tự tìm tư liệu để lĩnh hội thấu đáo tác phẩm, lại phải tìm cách diễn đạt sao cho thật dễ hiểu đối với học sinh. Chính vì vậy, việc tích hợp kiến thức liên môn, phân môn đặc biệt là kiến thức về thể loại là hết sức cần thiết.
 Từ những thực trạng trên, tôi vô cùng trăn trở và mạnh dạn đề ra một số giải pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy-học tác phẩm Tây Tiến để biến tiết học trở thành một giờ khám phá thú vị cũng như giúp học sinh hiểu hơn về tài năng độc đáo của Quang Dũng.
2.3. Các biện pháp thực hiện.
2.3.1. Vài nét về Quang Dũng và vị trí của thi phẩm “Tây Tiến”.
2.3.1.1. Quang Dũng – người nghệ sĩ hào hoa và đa tài.
 Trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam, Quang Dũng được biết tới như một người nghệ sĩ đa tài như : Viết văn, làm thơ, soạn nhạc, vẽ tranh. Nhưng đóng góp nổi bật nhất của ông với tư cách một nhà thơ. Thơ của Quang Dũng tiêu biểu cho lối "Thi trung hữu nhạc, thi trung hữu họa''. Các sáng tác nổi bật của ông là: ''Mây đầu ô'', ''Mùa hoa gạo''. 
 Đánh giá chung về sự nghiệp văn chương của Quang Dũng Nhà thơ Vũ Quần Phương khẳng định: “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Xuân Nguyên cũng không tiếc lời khen Tây tiến của Quang Dũng: “Một bài thơ kỳ diệu và có một vị trí đặc biệt trong lòng công chúng, một bài thơ được kỷ niệm 60 năm ngày sáng tác (năm 2008), một bài thơ làm sống dậy cả một trung đoàn, khiến địa danh Tây Tiến trường tồn trong lịch sử và ký ức mỗi người. Nó như một viên ngọc sáng trong tâm hồn Việt, tấm lòng Việt và thơ ca Việt”. Nhà phê bình Vân Long gọi Quang Dũng là “bóng mấy qua đỉnh Việt” khẳng định vị trí đỉnh cao của Quang Dũng trên thi đàn văn học hiện đại.
 2.3.1.2. “Tây Tiến”– một trong những đỉnh cao của thơ ca cách mạng Việt Nam.
     Bài thơ "Tây Tiến" được đánh giá là một kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng nói riêng và trong thơ ca thời kì chống pháp nói chung. Nói đến bài thơ "Tây Tiến" không thể không nhắc tới đoàn quân Tây Tiến. Đây là một đơn vị bộ đội thành lập năm 1947 làm nhiệm vụ đánh tiêu hao sinh lực địch, bảo vệ biên giới Việt Lào. Thành phần của đoàn quân là những thanh niên, sinh viên tri thức đất Hà Thành. Những con người hào hoa coi giang sơn là nợ, anh hùng phải vay. Khi đất nước cần sẵn sàng xếp búi nghiên đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. 
 Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, gần Sơn La, Hòa Bình, Sầm Nứa vòng về miền tây Thanh Hóa gắn liền với dòng sông Mã. Người lính Tây Tiến phải chiếm đóng trong hoàn cảnh rất gian khổ, Núi cao vực thẳm, phải trèo đèo lội suối, băng rừng bởi vậy hi sinh vì đánh trận thì ít vì sốt rét rừng thì nhiều. Quang Dũng là đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến.
          Năm 1948, Quang Dũng phải chuyển qua đơn vị khác. Trong một lần học tập chỉnh huấn tại làng Phù Lưu Chanh - Hà Tây. Nhớ về đơn vị cũ nhà thơ đã viết nên bài thơ "Nhớ Tây Tiến" sau đó được đổi thành "Tây Tiến" và in trong tập thơ "Mây Đầu Ô". Hai từ "Tây Tiến" gọi nên một thời gian Tây Tiến, một không gian Tây Tiến. Toàn bộ bài thơ là một nỗi nhớ.
Cả bài thơ là nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với đơn vị Tây Tiến: Nhớ những chặng đường hành quân với bao gian khổ , thiếu thốn, hi sinh mất mát mà vẫn có nhiều kỉ niệm đẹp, thú vị, ấm áp; nhớ những đồng đội Tây Tiến anh hùng. Qua đó, tác giả đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa và vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên miền Tây tổ quốc. Với bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, đậm chất bi tráng cùng hình ảnh thơ sáng tạo mang sắc thái thẩm mĩ phong phú bài thơ đã tạo được sức hấp dẫn riêng cho bạn đọc. Tác phẩm được xem là một thi phẩm xuất sắc, gần như đạt đến sự toàn bích về nghệ thuật.
Sách Ngữ văn 12 (cơ bản) khẳng định: Với cảm hứng và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ còn có sức hấp dẫn lâu dài đối với người đọc.
2.3.2. Một số biện pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy - học tác phẩm “Tây Tiến”.
 2.3.2.1. Giải pháp 1: Tích hợp trong quá trình hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học. 
 Để có một bài giảng hoàn chỉnh và hấp dẫn lôi cuốn, học sinh tiếp nhận tác phẩm một cách chủ động sáng tạo thì khâu chuẩn bị được xem như một phần quan trọng không thể thiếu. Vì vậy, trước khi dạy văn bản “Tây Tiến” tôi đưa ra một số cách để học sinh chuẩn bị bài như sau:
2.3.2.1.1. Biện pháp thứ nhất: Giao cho học sinh trả lời một hệ thống câu hỏi bám sát sách giáo khoa đồng thời lồng vào các câu hỏi mở.
- Cảm nhận chung:
Ấn tượng sâu sắc của em về Quang Dũng và tác phẩm “Tây Tiến”?
- Đi vào cụ thể, hệ thống câu hỏi mà tôi sử dụng để hướng dẫn học sinh khai thác đoạn trích như sau: 
– Phần 1 (Đoạn 1):   Nỗi nhớ về thiên nhiên miền Tây hùng hiểm, nên thơ và chặng đường hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến. 
+Khơi nguồn cho mạch cảm xúc của bài thơ là gì? Câu thơ nào thể hiện cảm xúc đó?
+ Những biện pháp NT nào được sử dụng ở hai câu đầu? Tác dụng trong việc thể hiện nỗi nhớ, cảm xúc của nhà thơ?
+ Em hiểu thế nào là nỗi “nhớ chơi vơi” từ đó chỉ ra tâm trạng của tác giả?
+ Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra như thế nào ở đoạn mở đầu? Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được tác giả sử dụng có tác dụng gì trong diễn đạt?
+ Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến được tái hiện trên nền thiên nhiên miền Tây như thế nào?
– Phần 2 (Đoạn 2):   Nhớ kỉ niệm ấm áp tình quân dân và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng (Hoạt động của người lính Tây tiến)
+Kỉ niệm vui tươi hào hứng của tình quân dân được mt qua những chi tiết nào?Cảnh sông nước miền Tây Bắc được miêu tả như thế nào?
+Tác giả đã sử dụng những bút pháp nghệ thuật nào độc đáo để tái hiện những kỉ niệm Tây Tiến?
– Phần 3 (Đoạn 3): Chân dung người lính Tây Tiến
+ Vẻ đẹp kiêu hùng của người lính Tây Tiến hiện ra đầy ấn tượng như thế nào qua ngòi bút Quang Dũng ( dung mạo bề ngoài) của lính Tây Tiến.
+ Không chỉ kiêu hùng, ta còn thấy ở người lính Tây tiến Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn hào hoa như thế nào? Hãy chỉ ra những bút pháp nghệ thuật khắc họa tài tình chân dung người lính cuả Quang Dũng.
+ Khẩu khí và lòng quyết tâm của người lính được Quang Dũng thể hiện qua những câu thơ nào?
– Phần 4 (Đoạn 4): Khúc vĩ thanh nhớ nhung về miền Tây và Tây Tiến 
(Lời thề và lời hẹn ước).
+Tinh thần chung của một thời Tây Tiến được tác giả tô đậm bằng hình ảnh nào? 
+  Em có nhận xét gì về nhịp điệu và giọng điệu của đoạn thơ?
+ Tác dụng của việc đưa địa danh vào khổ thơ?
2.3.2.1.2. Biện pháp thứ hai: Tích hợp với công nghệ thông tin hướng dẫn các em tìm tài liệu tham khảo trên mạng internet để bổ trợ kiến thức.
Thời đại công nghệ thông tin là thời đại cho phép học sinh không chỉ chuẩn bị bài bằng sách vở mà còn có thể mở rộng vốn hiểu biết của mình bằng cách tìm hiểu thông tin trên mạng. Tuy nhiên, nhiều thầy cô ít chú trọng đến vấn đề này. Riêng với tôi, khi tiến hành hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho bài học tôi thường hướng dẫn học sinh tham khảo trước các cuốn sách, các bài viết về tác giả, tác phẩm trên mạng internet. Học sinh chỉ cần gõ Google rồi gõ Quang Dũng hoặc Tây Tiến hoặc Thơ cách mạng và tìm đọc các bài viết về tác phẩm.
2.3.2.2. Giải pháp 2: Tích hợp trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản tác phẩm.
Để giúp học sinh có một hành trình khám phá văn bản đầy thú vị, tôi đã ứng dụng một số biện pháp cụ thể như sau:
2.3.2.2.1. Biện pháp thứ nhất: Tích hợp với kiến thức phân môn.
*Tích hợp với Lý luận văn học để cung cấp cho học sinh những kiến thức lý luận cơ bản về thể loại thơ trữ tình.
Hành trình tiếp nhận “đứa con tinh thần” của mỗi nhà văn là một hành trình khám phá thú vị nhưng cũng đòi hỏi người đọc có những định hướng tiếp nhận phù hợp dựa vào đặc trưng thể loại của tác phẩm. Để giúp học sinh dễ hiểu hơn và hứng thú hơn trong quá trình khám phá tác phẩm Tây Tiến, tôi sẽ vận dụng các kiến thức từ phân môn lý luận văn học để cung cấp cho các em những kiến thức lý luận chung nhất nhằm tạo “bước đệm” trước khi tìm hiểu tác phẩm. 
	a. Khái niệm và đặc trưng của thơ: 
Thơ, là khái niệm chỉ các loại sáng tác văn học có vần điệu, có đặc điểm ngắn gọn, súc tích, nhiều ý cô đọng. Một bài văn cũng có thể là một bài thơ nếu sự chọn lọc các từ trong đó súc tích và gây cảm xúc cho người đọc một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, một bài thơ thường còn mang tính vần giữa câu nọ với câu kia và tổ hợp của các câu gây ra âm hưởng nhạc tính trong bài. 
Lý giải về bản chất của thơ, các tác giả nhóm Xuân thu nhã tập cho rằng: "Thơ là một cái gì huyền ảo, tinh khiết, thâm thuý, cao siêu". Còn nhà thơ Tố Hữu thì quan niệm: "Thơ là cái nhuỵ của cuộc sống". Dưới cái nhìn cấu trúc, nhà nghiên cứu Phan Ngọc định nghĩa: "Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và suy nghĩ do chính hình thức ngôn ngữ này". 
Thơ thường dùng như hình thức biểu tả cảm xúc trữ tình, hoặc tình cảm xúc động trước hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, như khi người ta đứng trước phong cảnh ngoạn mục, hoặc đứng trước thảm cảnh. Sự tương tác giữa tình cảm con người và hoàn cảnh tạo nên những cảm nghĩ mà người ta muốn bày tỏ với một phong độ chắt lọc, tinh khiết, không rườm rà, song có mức thông tin cao, đột phát, nhưng cô đọng và chiết khúc. Muốn làm được như vậy, người làm thơ phải có một con mắt quan sát chi tiết, tổng quát hóa, và nhanh chóng liên tưởng giữa những hình ảnh quan sát được với những gì vốn có trước đây.
 	b. Phân loại thơ.
- Phân loại theo nội dung biểu hiện có:
+ Thơ trữ tình
+ Thơ tự sự
+ Thơ trào phúng
- Phân loại theo cách thức tổ chức có:
+ Thơ cách luật gồm: Thơ ngũ ngôn, thơ song thất lục bát, thơ lục bát,thơ Đường Luật và thơ 4 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ
+ Thơ tự do.
+ Thơ văn xuôi
c. Thơ trữ tình:
- Là thể loại thơ ca có đặc trưng là bày tỏ, nói nên tư tưởng tình cảm của tác giả, thông qua tư tưởng tình cảm phán ánh cuộc sống. Vì vậy, thơ trữ tình không miêu tả quá trình sự kiện, không kể tình tiết đầy đủ câu chuyện, cũng không miêu tả nhân vật, cảnh vật cụ thể, mà mượn cảnh vật để bày tỏ tình cảm (tả cảnh trữ tình). 
- Phân loại: Thơ trữ tình lại được chia ra 3 loại căn cứ vào thời gian ra đời:
Tiêu chí
 Ca dao 
(Thơ trữ tình dân gian)
Thơ trữ tình 
trung đại
Thơ trữ tình 
hiện đại
Đặc điểm
Ca dao - những sáng tác trữ tình dân gian, diễn tả đời sống nội tâm của con người. 
Trong ca dao, những tình cảm, tâm trạng của các kiểu nhân vật trữ tình và cách thể hiện thế giới nội tâm của các kiểu nhân vật này đều mang tính chất chung, phù hợp với lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, Bất cứ ai, nếu thấy ca dao phù hợp, đều có thể sử dụng, xem đó là tiếng lòng mình. Vì thế, ca dao được coi là" thơ của vạn nhà". 
Do đặc điểm hệ tư tưởng thời đại mà thơ ở thời đại này thường nặng tính tượng trưng, ước lệ, tính quy phạm và tính phi ngã. 
Chủ thể trữ tình trong thơ trung đại thường là cái tôi đại chúng, cái tôi “siêu cá thể”. 
Nội dung thơ trữ tình trung đại thường nặng về tỏ chí và truyền tải đạo lí.
Thuộc loại hình Thơ mới, xuất hiện từ đầu thế kỷ XX và phát triển cho đến ngày nay. 
Do nhu cầu đề cao mạnh mẽ của cái tôi của thi sĩ, nên màu sắc cá thể của cảm xúc in đậm trong mọi khía cạnh. 
Lời thơ thường linh hoạt, uyển chuyển hơn so với thơ cũ. 
*Tích hợp với văn học sử để đối sánh tác phẩm thơ c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_hoc_tich_hop_nham_nang_cao_hieu_qu.doc