SKKN Sử dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học ngữ văn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

SKKN Sử dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học ngữ văn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương số 29 - NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục.

 Đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này,

trước hết, mỗi giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh để các em say mê,

hứng thú và sau đó là tự giác học tập. Những năm gần đây, dạy học theo hướng

tích hợp kiến thức liên môn được đề cập và vận dụng nhiều đem lại hiệu quả cho

việc giảng dạy trong đó có việc giảng dạy Ngữ văn. Qua tìm hiểu, nghiên cứu tôi

thấy cách dạy này có nhiều ưu điểm, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng

tạo của học sinh. Bởi vậy, tôi quyết định áp dụng hình thức này vào quá trình

giảng dạy và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định.

 

doc 17 trang thuychi01 5141
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học ngữ văn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Nội dung 
Trang
 Mục lục
2
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
3
1
Lí do chọn đề tài
3
2
Mục đích nghiên cứu.
4
3
Đối tượng nghiên cứu
4
4
Phương pháp nghiên cứu
4
II. NỘI DUNG
1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
4
2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
6
3
Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7
4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
18
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18
1
Kết luận.
18
2
Kiến nghị 
19
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG
 CỦA HỌC SINH.
I. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
 Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương số 29 - NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục.
 Đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, 
trước hết, mỗi giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh để các em say mê, 
hứng thú và sau đó là tự giác học tập. Những năm gần đây, dạy học theo hướng 
tích hợp kiến thức liên môn được đề cập và vận dụng nhiều đem lại hiệu quả cho 
việc giảng dạy trong đó có việc giảng dạy Ngữ văn. Qua tìm hiểu, nghiên cứu tôi 
thấy cách dạy này có nhiều ưu điểm, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng 
tạo của học sinh. Bởi vậy, tôi quyết định áp dụng hình thức này vào quá trình 
giảng dạy và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. 
2. Mục đích nghiên cứu. 
- Nghiên cứu về đề tài này tôi muốn cùng đồng nghiệp nhận thấy được rõ ý nghĩa, 
vai trò của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT. 
- Tạo không khí hứng thú, phấn khích cho học sinh, đồng thời giúp các em có thể củng cố được nhiều kiến thức ở các bộ môn khác nhau. 
- Rèn luyện tư duy suy luận nhanh nhạy, kĩ năng liên hệ, tổng hợp, đánh giá, nhận 
xét, so sánh, đối chiếu và nhiều kĩ năng khác cho học sinh. 
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Chúng tôi áp dụng đi sâu tìm hiểu các ý nghĩa, tầm quan trọng và thực hiện dạy tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn. 
- Chúng tôi áp dụng cụ thể vào nghiên cứu và thực hiện giảng dạy văn bản “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS” của Cô Phi An Nan tại khối lớp 12 trong toàn trường. 
4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Tìm hiểu, nghiên cứu đặc thù của bộ môn Ngữ văn, trọng tâm là các văn bản đọc hiểu và cụ thể là văn bản“Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS” của Cô Phi An Nan.
- Phương pháp trắc nghiệm hứng thú của học sinh đối với việc học môn Ngữ văn 
và tích hợp kiến thức liên môn trong giờ học. Trong số em học sinh được phỏng 
vấn và trả lời phiếu trắc nghiệm khách quan, tôi nhận thấy trên 70% số đối tượng 
tham gia khảo sát đều cho rằng không thích học môn Ngữ văn do mệt mỏi, đơn 
điệu, phải ghi chép nhiều. Và 100% các em rất hứng thú với việc tích hợp kiến 
thức liên môn trong giờ học Ngữ văn. 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu đã có về tích hợp kiến thức liên môn trong dạy 
họ, quan sát học sinh trong các tiết học. 
- Phương pháp đối chiếu, so sánh, tổng kết kinh nghiệm. 
II. NỘI DUNG:
Cơ sở lí luận: 
- Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được quan 
tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, những năm gần đây vấn đề xây dựng bài dạy học tích hợp đã thực sự được tập trung nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thông. Thế nhưng tinh thần giảng dạy tích hợp chỉ mới được thực hiện ở những mức độ thấp như liên hệ, phối hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học hay phân môn khác nhau để giải quyết một vấn đề giảng dạy. 
- Việc áp dụng dạy liên môn tích hợp kiến thức giữa môn Ngữ văn và các môn học khác có liên quan có thể bổ sung, hỗ trợ về kiến thức của bài Ngữ văn. Bài học sẽ được mở rộng, phong phú và sinh động hơn, học sinh hứng thú hơn và tích cực tìm hiểu xây dựng bài. Đồng thời hình thành cho học sinh nhiều kĩ năng cần thiết cho cuộc sống ngày hôm nay.
- Có nhiều hình thức tích hợp trong môn Ngữ văn:
+ Tích hợp giữa các phân môn trong cùng bộ môn Ngữ văn: Đọc văn - Tiếng Việt -Tập làm văn.
+ Tích hợp liên môn giữa nhiều môn học: Văn, sử, địa, giáo dục công dân . 
- Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn theo quan điểm tích hợp phải chú 
trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động tích cực để 
học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các 
tình huống đặt ra, qua đó giúp học sinh không những lĩnh hội được những tri thức 
và kĩ năng riêng của môn Ngữ văn mà còn chiếm lĩnh tri thức của các môn học 
khác. Tuy nhiên dạy học Ngữ văn trong trường phổ thông hiện nay đều được quy định trong một quỹ thời gian nhất định (từ 1 tiết đến 3 tiết), như vậy ta phải thiết kế giáo án như thế nào để vừa đảm bảo thời gian, kiến thức trọng tâm, vừa tích hợp được với các kiến thức khác. 
+ Chỉ nên tích hợp với kiến thức của các môn khác khi phù hợp, khi 
những kiến thức đó có tác dụng làm rõ, làm sâu hơn kiến thức của bài học. 
+ Không lạm dụng khi không cần thiết. Bởi vì, cách tích hợp liên môn này sẽ 
không những không mang lại kết quả mà nó còn làm loãng nội dung chính của bài 
vì phải chia sẻ thời lượng cho những kiến thức khác. Hậu quả là bài dạy lan man, 
học sinh không xác định được kiến thức trọng tâm, từ đó không nắm chắc kiến 
thức. 
+ Đối với những bài có lượng kiến thức nhiều cũng không nên quá chú trọng đến 
việc tích hợp. 
+ Hệ thống câu hỏi tích hợp cần phải đặt thật khéo, tránh lộ liễu làm cho bài dạy 
trở nên rời rạc. Câu hỏi thể hiện kiến thức tích hợp cần phải nằm trong mạch hệ 
thống câu hỏi toàn bài và góp phần làm rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm. 
- Tổ chức giờ học: Học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến  hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức. Tổ chức hoạt động đọc - hiểu vận dụng kiến thức liên môn trên lớp, giáo viên phải chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học.
 Như vậy, vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn chính là cách thức để khắc phục, hạn chế lối dạy học truyền thống và lối dạy học độc lập từng môn học, nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà HS lĩnh hội được, bảo đảm cho mỗi HS khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống thực tiễn ... Chính vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng nguyên tắc tích hợp vào dạy học Ngữ văn nhằm hình thành và phát triển năng lực cho HS một cách có hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. 
2. Thực trạng của vấn đề:
 Thực tế những năm gần đây cho thấy học sinh ở tất cả các trường học nói 
chung đều có phần không thích học bộ môn Ngữ văn, nhất là các em học sinh khối 
lớp 12. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng, các em không thích một phần do xu hướng cho rằng môn Ngữ văn không có tính ứng dụng cao như các môn Toán, Lí, Hóa; là môn học đa số học sinh không dùng để xét tuyển đại học, chỉ cần trên 1 điểm chống liệt để xét tốt nghiệp. Nhưng nguyên nhân cơ bản vẫn là vì các tiết học Ngữ văn còn đơn điệu, tuy đã có sự đổi mới nhưng chưa thoát ra khỏi tính lí thuyết khô khan, thiếu tính thực tế. Các em còn phải ghi chép nhiều và ghi nhớ một cách máy móc. 
 Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật... mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế. Đó là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống xã hội; cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau; tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp trong cuộc sống sau này.
 Hơn nữa, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của 
dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. 
Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống 
và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến 
thức được học trong chương trình nhà trường, vận dụng các kiến thức lí thuyết và các kĩ năng thực hành, tạo lập văn bản một cách hiệu quả. 
3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
Chúng tôi đã áp dụng dạy tích hợp kiến thức môn: Văn học, Lịch sử, Địa lí, GDCD, Sinh học, Hóa học để giải quyết một số vấn đề trong giảng dạy bài:
 THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS,
NGÀY 1 – 12 – 2003. (Côphiannan)
 Bài “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, ngày 1 – 12 - 2003” của CôPhiAnNan được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 12. Học sinh được học tác phẩm ở chương trình cơ bản trong 2 tiết: 16,17. Giáo viên tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu một số vấn đề trong bài học.
3.1. Mục tiêu kiến thức liên môn:
* Môn Ngữ văn:
- Cần nhận thức được: đại dịch HIV/AIDS là một hiểm họa mang tính toàn cầu nên việc phòng chống AIDS là vấn đề có ý nghĩa bức thiết và tầm quan trọng đặc biệt, là trách nhiệm của mỗi người, mỗi quốc gia;
- Thấy được đây là thông điệp quan trọng nhất gửi toàn thế giới: không thể giữ thái độ im lặng hay kì thị, phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS.
- Cảm nhận được sức thuyết phục của bài văn, đặc biệt là những suy nghĩ sâu sắc, cảm xúc chân thành của tác giả.
* Môn Lịch sử, Địa lí: 
Giúp HS nắm được một số vấn đề về Châu Phi, đất nước Ghana – quê hương của Côphiannan, về tổ chức Liên Hợp Quốc để thấy được những đóng góp to lớn của Côphiannan đối với Tổ chức Liên hợp quốc.
* Môn GDCD: Trong bài dạy chúng tôi có liên môn kiến thức với hai bài trong môn GDCD lớp 8 bài 14: Phòng chống nhiễm HIV/AIDS (trang 38 – 41) và lớp 10: Bài 13: “Công dân với cộng đồng”; Bài 15: “Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại” (Trong đó có mục 3: Dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân).
- Hiểu được trách nhiệm đạo đức của công dân trong mối quan hệ với cộng đồng.
- Nhận thức được những vấn đề cấp thiết của nhân loại, đặc biệt là những dịch bệnh hiểm nghèo trong đó có HIV/AIDS.
* Môn Sinh học lớp 10: Bài 30. “Sự nhân lên của vi rút trong tế bào chủ”
- HS cần nắm được đặc điểm của vi rút HIV, các con đường lây bệnh và các biện pháp phòng ngừa.
*Môn Hóa học:
- Biết cấu tạo của một số chất gây nghiện, một số loại ma túy: Ma túy đá, hê rô in, hồng phiến, .
- Thấy được mối quan hệ giữa hóa học và các vấn đề xã hội như HIV/AIDS.
- Hiểu được những nỗ lực của ngành hóa dược phẩm trước những đòi hỏi cao về tìm ra và chế tạo ra nhiều loại thuốc đặc hiệu để đặc trị căn bệnh này như thuốc ARV.
*Môn Tiếng anh: Hiểu đúng nghĩa thuật ngữ bằng tiếng anh của căn bệnh HIV/AIDS.
3.2. Mục tiêu kĩ năng liên môn:
*Môn Ngữ văn:
- Học tập tích cực và chủ động
- Vận dụng các kiến thức đã được học vào cuộc sống
- Đọc hiểu tích cực, hình thành và phát triển năng lực của học sinh như:
 + Năng lực vận dụng tổng hợp.
 + Năng lực hợp tác, hoạt động nhóm.
 + Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
 + Năng lực quan sát, suy luận logic, phân tích và trình bày.	
- Rèn luyện nâng cao kỹ năng sống cho học sinh: biết tự ý thức về bản thân, về con người, về cuộc sống.
*Môn GDCD:
 - Biết cách cư xử đúng đắn và xây dựng, hỗ trợ với mọi người xung quanh.
- Biết lựa chọn và tham gia các hoạt động phù hợp để góp phần xây dựng cộng đồng.
- Biết phòng chống các dịch bệnh cho bản thân, cho gia đình và những người xung quanh.
* Môn Sinh học lớp 10: Biết cách phòng tránh dịch bệnh.
* Môn Hóa học: Hình thành kĩ năng nhận biết được một số loại ma túy và các loại thuốc đặc trị HIV/AIDS mà ngành hóa dược phẩm nỗ lực tìm tòi, sáng chế.
* Môn Tiếng anh: 
- Đọc, phát âm đúng phiên âm thuật ngữ bằng tiếng anh của căn bệnh HIV/AIDS.
- Vận dụng viết bài thuyết trình về HIV/ AIDS bằng Tiếng anh.
3.3. Thái độ:
- Nhận thức đúng đắn về các chất ma túy, các chất gây nghiện để từ đó tự phòng vệ cho bản thân và tuyên truyền cho những người xung quanh biết được mức độ nguy hại của nó. Nghiện ma túy là con đường ngắn nhất dẫn đến mắc bệnh HIV/AIDS.
- Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của cuộc chiến đấu phòng chống đại dịch HIV/AIDS trong giai đoạn hiện nay. 
- Xác định rõ thái độ, trách nhiệm của bản thân trước nạn dịch này: “Đừng để một ai ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức tường rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ””. Nhận thức rõ ý thức trách nhiệm của từng cá nhân trong việc sát cánh, chung tay đẩy lùi hiểm hoạ HIV/AIDS.
- Sống có trách nhiệm, yêu thương, chia sẻ với tập thể.
- Sống lành mạnh và góp phần tuyên truyền để phòng chống và đẩy lùi các dịch bệnh hiểm nghèo, nhất là nạn dịch HIV/AIDS.
* Kiến thức về y tế dự phòng, đời sống xã hội.
- Tham gia, phát hiện, tổ chức giải quyết các vấn đề sức khỏe trong cộng đồng. 
- Chăm sóc bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong đó có chiến dịch phòng chống HIV.
* Trong bài dạy này chúng tôi đã kết hợp một số các phương tiện, thiết bị dạy học:
- Máy chiếu Projector, máy tính kết hợp với bài giảng điện tử soạn trên powerpoint. 
- Loa kết nối máy tính. 
- Sử dụng video clip.
- Tranh ảnh.
- Phiếu học tập.
 3.4. Nội dung tích hợp liên môn:
Môn Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn ở phần tiểu dẫn để:
- Hiểu về đất nước Ghana - quê hương của Côphiannan từ đó thấy được sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đến con người, tư tưởng, nhân cách của ông. 	
- Hiểu về tác giả Côphiannan: Chủ yếu là sự nghiệp.
- Tìm hiểu về tổ chức Liên hợp quốc để thấy được những đóng góp to lớn của Côphiannan với tổ chức LHQ.
=> Đánh giá về những đóng góp của Côphiannan trong tư cách là tổng thư kí LHQ và trong tư cách là tác giả của bản thông điệp – một áng văn nghị luận xuất sắc.
Môn GDCD, Sinh học, Hóa học, Tiếng anh, Ngữ văn ở phần đọc hiểu văn bản để:
- Hiểu rõ về căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS: 
 + Thế nào là HIV và AIDS, phân biệt được hai mức độ của căn bệnh, về nguyên nhân, những biểu hiện và cách phòng tránh căn bệnh.
+ Nắm được cấu tạo của vi rút HIV và các chất gây nghiện – Con đường ngắn nhất dẫn đến mắc căn bệnh HIV. Quá trình xâm nhập của vi rút HIV vào cơ thể.
- Tìm hiểu về tình hình của dịch bệnh tại địa phương huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cả nước và cả trên thế giới hiện nay: Số người mắc bệnh, diễn biến tình hình dịch bệnh, giải pháp của địa phương, của các cơ quan chức năng và của quốc gia.
(Vẽ biểu đồ)
- Tìm hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản:“Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS”- Côphiannan.
+ Phân tích nghệ thuật lập luận.
+ Thấy được sự lôi cuốn độc đáo trong cách viết của Côphiannan.
+ Cảm nhận được cảm xúc chân thành, suy nghĩ sâu sắc, lời kêu gọi khẩn thiết của Côphiannan trước đại dịch HIV/AIDS. 
- Vận dụng kiến thức của bài học vào viết văn nghị luận và vào thực tiễn cuộc sống.
 3.5. Cách tổ chức dạy học:
- Hoạt động tập thể, hoạt động nhóm: Phân nhiệm vụ cho cả lớp chuẩn bị bài ở nhà trước một tuần tìm hiểu, thu thập và xử lí thông tin bài học liên quan đến các môn, cụ thể:
+ Nhóm 1 tìm hiểu, thu thập và xử lí thông tin bài học liên quan đến môn Địa lí, Lịch sử, Tiếng anh.
+ Nhóm 2 tìm hiểu, thu thập và xử lí thông tin bài học liên quan đến môn GDCD, Sinh học, Hóa học.
+ Nhóm 3 tìm hiểu, thu thập và xử lí thông tin về HIV/AIDS ở địa bàn sinh sống, ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa và trên cả nước. 
+ Nhóm 4: Làm vi deo về hiểu biết chung và tình hình diễn biến của dịch bệnh hiện nay.
+ Tổ chức hoạt động nhóm thảo luận vẽ sơ đồ tư duy bài học, sơ đồ lập luận, phiếu học tập, sưu tầm tranh ảnh, làm vi deo.
- Hoạt động cá nhân: 
+ Các cá nhân đại diện cho nhóm sẽ thể hiện sự chuẩn bị của nhóm hiểu biết và khả năng trình bày của bản thân. 
+ Cá nhân sẽ tư duy tích cực để phát biểu xây dựng bài trong quá trình học văn bản.
 3.6. Phương pháp dạy học:
Để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong học tập, chúng tôi áp dụng các phương pháp dạy học sau đây:
- Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm kết hợp với hoạt động độc lập của cá nhân.
- Tổ chức dạy học nêu và giải quyết vấn đề. 
- Tổ chức cho HS hoạt động độc lập thông qua vòng thi hùng biện, giải quyết bài tập tình huống. 
- Kết hợp giữa phương pháp vấn đáp với phương pháp trực quan tìm tòi phát hiện kiến thức. 
3.7. Tiến trình bài học:
* Hoạt động 1. Khởi động
Chúng tôi cho HS xem 1 đoạn vi deo trên màn hình máy chiếu khoảng 1 phút. 
Hỏi: Đoạn vi deo gợi cho các em suy nghĩ về vấn đề gì? Video 1
HS trả lời và GV dẫn các em vào bài học. 
Chúng tôi đã áp dụng và nhận thấy phần khởi động đã tạo không khí và hứng khởi cho HS bước vào bài học.
* Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
I. Tìm hiểu chung:
 Chúng tôi tổ chức cho HS lên trình chiếu hình ảnh do HS chuẩn bị từ trước và vận dụng kiến kiến thức liên môn Lịch sử, Địa lí, kiến thức xã hội GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát về tác giả qua một số câu hỏi gợi ý?
- CôPhiannan đã được thừa hưởng những yếu tố nào từ quê hương, gia đình và bản thân ông đã nỗ lực ra sao để trở thành một người ưu tú như vậy?. 
- Em biết gì về tổ chức Liên Hợp quốc và việc Cô - Phi An -nan là người châu Phi da đen đầu tiên được bầu vào chức vụ Tổng thư kí Liên hợp quốc chứng tỏ điều gì?
- Khi giữ chức Tổng thư kí LHQ, Côphiannan đã quan tâm đặc biệt đến vấn đề gì?
HS lên trình bày khá tự tin và các em tỏ ra rất chăm chú nghe, sẵn sàng tiếp nhận thông tin và nhận xét rất hào hứng. Chẳng hạn các em không chỉ biết Ghana là 
một đất nước thuộc vùng Tây Phi nghèo đói mà còn biết đội bóng đá Ghana – những ngôi sao đen vừa bị mất quyền tham dự vòng chung kết Wordcup. 
	II. Đọc hiểu văn bản:
1. Chúng tôi tổ chức cho HS đọc văn bản theo nhóm, thảo luận hoàn thành phiếu học tập: Mẫu phiếu học tập số 1:
Phòng chống HIV/AIDS
Đặt vấn đề
Thực trạng của vấn đề
Nhiệm vụ cấp bách đặt ra
Kết luận
HS hoàn thành xong phiếu học tập đồng nghĩa với việc các em đã hình dung và nắm được nội dung cũng như hệ thống lập luận của văn bản. Vì vậy các em nhận xét tốt về nghệ thuật lập luận của bài viết. Cách đặt vấn đề trực tiếp, với nghệ thuật lập luận độc đáo,những câu văn giàu hình ảnh, gợi cảm xúc đã tác động mạnh mẽ đến mỗi quốc gia, dân tộc, đến từng cá nhân cụ thể. Thấy được sự quan tâm sâu sắc của người đứng đầu Liên Hợp quốc. 
 GV đặt HS vào tình huống có vấn đề, vì sao tác giả cho rằng phòng chống HIV/AIDS là vấn đề cần phải đặt lên “vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế” của mỗi quốc gia, mỗi cá nhân? Câu hỏi này yêu cầu HS phải có kiến thức thực tế về đại dịch HIV.
- Tác giả khẳng định vấn đề cần phải được đặt lên “vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mọi quốc gia” vì đây là một đại dịch, hiểm hoạ cho đời sống của mỗi con người, mỗi dân tộc và cả nhân loại. HIV/AIDS có thể đưa loài người đến chỗ diệt vong.
	2. Sau đó chúng tôi tổ chức cho HS sử dụng kiến thức liên môn tham gia diễn đàn về HIV/AIDS. Trong diễn đàn chúng tôi sử dụng một số vi deo và hình ảnh. Cho các tổ nhóm thi nhau trình bày hiểu biết về đại dịch HIV/AIDS bằng tiếng Anh (có sự hỗ trợ của GV Tiếng Anh) để nhận xét cho điểm. Trình bày cấu tạo của vi rút HIV, các chất gây nghiện bằng kiến thức hóa học và sinh học. Trình bày vi deo quá trình xâm nhập của vi rút HIV vào cơ thể con người.
HS được quan sát trực quan, làm phiếu thăm dò để tìm hiểu th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_tich_hop_lien_mon_trong_day_hoc_ngu.doc