SKKN Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú

SKKN Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú

Như chúng ta đã biết, thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để con người sống, phát triển và tồn tại. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi con người.

Bác Hồ đã từng nói “Sức khỏe quý hơn vàng, có sức khỏe là có tất cả”. Đúng vậy! sức khỏe vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người nhất là đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Ở lứa tuổi này trẻ đang phát triển rất nhanh về thể lực, trí tuệ và mọi mặt.

Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng vì lợi nhuận mà họ bất chấp các thủ đoạn. Việc sản xuất nông nghiệp vẫn dùng phân bón thuốc bảo vệ thực vật có độ độc cao, thuốc ngoài danh mục, thuốc kích thích cho quả mau chín, người dân có thói quen dùng nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi để tưới cho rau điều này làm cho lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau quả vượt ngưỡng cho phép. Trong chăn nuôi chạy theo lợi nhuận mà người dân vẫn sử dụng chất tạo nạc, chất cấm vì thế ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Vậy công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đòi hỏi có tính liên ngành cao là công việc của toàn dân. Đối với ngành giáo dục nói chung, trong đó bậc học mầm non đóng vai trò rất lớn trong việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường mầm non. Bởi vì trẻ trong gia đoạn này trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào khác trong cuộc đời. Đây là giai đoạn cơ thể trẻ rất non nớt, dễ bị lây nhiễm các chất độc từ các loại thực phẩm không an toàn, ở lứa tuổi này sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào người lớn chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ để cho trẻ phát triển một cách toàn diện.

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ thơ nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay, nếu trẻ bị ngộ độc thực phẩm thì dẫn đến trẻ bị suy nhược cơ thể và trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, mặt khác nếu trẻ bị ngộ độc thực phẩm nặng thì sẽ có nguy cơ bị tử vong. Là phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng bản thân tôi thực sự băn khoan, trăn trở vấn đề thực phẩm trên thị trường hiện nay, làm thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường. Từ đó tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú”.

 

doc 20 trang thuychi01 71744
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để con người sống, phát triển và tồn tại. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi con người.
Bác Hồ đã từng nói “Sức khỏe quý hơn vàng, có sức khỏe là có tất cả”. Đúng vậy! sức khỏe vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người nhất là đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Ở lứa tuổi này trẻ đang phát triển rất nhanh về thể lực, trí tuệ và mọi mặt. 
Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng vì lợi nhuận mà họ bất chấp các thủ đoạn. Việc sản xuất nông nghiệp vẫn dùng phân bón thuốc bảo vệ thực vật có độ độc cao, thuốc ngoài danh mục, thuốc kích thích cho quả mau chín, người dân có thói quen dùng nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi để tưới cho rau điều này làm cho lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau quả vượt ngưỡng cho phép. Trong chăn nuôi chạy theo lợi nhuận mà người dân vẫn sử dụng chất tạo nạc, chất cấm vì thế ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Vậy công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đòi hỏi có tính liên ngành cao là công việc của toàn dân. Đối với ngành giáo dục nói chung, trong đó bậc học mầm non đóng vai trò rất lớn trong việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường mầm non. Bởi vì trẻ trong gia đoạn này trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào khác trong cuộc đời. Đây là giai đoạn cơ thể trẻ rất non nớt, dễ bị lây nhiễm các chất độc từ các loại thực phẩm không an toàn, ở lứa tuổi này sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào người lớn chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ để cho trẻ phát triển một cách toàn diện.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ thơ nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay, nếu trẻ bị ngộ độc thực phẩm thì dẫn đến trẻ bị suy nhược cơ thể và trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, mặt khác nếu trẻ bị ngộ độc thực phẩm nặng thì sẽ có nguy cơ bị tử vong. Là phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng bản thân tôi thực sự băn khoan, trăn trở vấn đề thực phẩm trên thị trường hiện nay, làm thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường. Từ đó tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú”. 
1.2: Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo bữa ăn cho trẻ ở trường nơi tôi công tác
Tìm ra những biện pháp thiết thực nhất để thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong trường mầm non đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
1.3: Đối tượng nghiên cứu: 
+ Nghiên cứu vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non.
+ Phối kêt hợp với các đoàn thể, những nhà cung cấp thực phẩm an toàn trong và ngoài nhà trường để xây dựng mục tiêu “ An toàn thực phẩm” trong nhà trường và các nhà cung cấp thực phẩm.
+ Công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non.
1.4: Phương pháp nghiên cứu: 
Trong đề tài này tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: 
+ Phương pháp thực tiễn
+ Phương pháp kiểm tra
+ Phương pháp đánh giá
+ Nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài.
2: Nội dung của sáng kiến
2.1. Cơ sở lí luận:
Sinh thời Bác đã từng nói “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của dân tộc, gánh vác việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mọi trẻ sinh ra đều có quyền được chăm sóc nuôi dưỡng, chính vì vậy ngay từ tuổi ấu thơ, trẻ phải được chăm sóc, nuôi dưỡng chế độ phù hợp.
Đặc biệt trẻ trong giai đoạn từ 0- 6 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào khác trong cuộc đời của trẻ. Đây là giai đoạn cơ thể đang trên dà phát triển mạnh, cơ thể chưa hòan thiện còn non nớt bộ máy tiêu hóa còn kém cho nên dễ bị nhiễm các chất độc hại từ các loại thực phẩm không an toàn. Sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng ở người lớn, muốn trẻ khỏe mạnh, thông minh thì vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng vô cùng quan trọng. Vì vậy việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm nâng cao sức khỏe cho trẻ để tạo điều kiện trẻ được phát triển toàn diện.
Để thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đạt kết quả cao thì cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường phải đánh giá đúng thực chất, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡngtrẻ. Việc đánh giá trung thực chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ giúp ta nhìn thẳng vào sự thật là cơ sở khoa học để tuyên truyền, vận động, phụ huynh cùng với nhà trường chăm sóc trẻ theo khoa học, từ đó giúp trẻ phát triển cân đối, hài hòa cả thể chất lẫn tinh thần, thông minh, nhanh nhẹn, tháo vác hơn.
Trong trường mầm non người quản lý phụ trách công tác nuôi dưỡng có một vai trò vị trí hết sức quan trọng, là người chịu trách nhiệm chính về toàn bộ việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý về số lượng, chất lượng, cũng như công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việc đưa các nội dung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho vào chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở lứa tuổi mầm non là việc làm cần thiết tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng ở độ tuổi học đường. Như vậy vấn đề ăn uống đối với trẻ mầm non đã được quan tâm từ rất sớm. Trong khi đó thế kỷ 21, thế kỷ của nền kinh tế tri thức, rất cần những con người có sức khỏe tốt, có khả năng tiếp thu tri thức để lao động, sáng tạo có hiệu quả và năng suất cao. Muốn trẻ phát triển tốt là phải đảm bảo cho cơ thể trẻ có đủ chất dinh dưỡng, mà cách tốt nhất là đảm bảo bữa ăn hợp lý, đủ lượng, đủ chất.
Có thể nói, muốn đảm bảo được chất lượng bữa ăn cho trẻ totts thì việc quan trọng đầu tiên là phải đảm bảo an toàn thực phẩm ngay từ khâu đầu tiên trong quá trình giao nhận thực phẩm, sơ chế và chế biến thực phẩm. Bằng hoạt động tích cưc, tôi đã tìm tòi, sáng tạo trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong trường, để giúp trẻ có những bữa ăn ngon miệng, hết xuất, giảm được tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và đặc biệt luôn đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm đối với trẻ.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trường Mầm non Thọ Trường là ngôi trường được thành lập từ năm 1964, những năm đầu trường còn phải học nhờ trong nhà dân và nằm dải rác ở 3 làng. Trong những năm mới thành lập trường chưa tổ chức ăn bán trú tại trường. Từ năm 2001 trường đã có khu trung tâm và trẻ được học theo độ tuổi và nhà trường cũng đã tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường với số trẻ là 150 đến 160 trẻ. Năm học 2016- 2017 được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh nhà trường đã được công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I với cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cũng được đầu tư đúng mức, cùng với nhận thức sâu sắc hơn về những lợi ích khi trẻ được chăm sóc tại trường và đặc biệt hơn đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đã mang đến cho các bậc phụ huynh sự tin cậy, an tâm khi gửi con tại trường, do đó tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường đạt 100%.
Trong khi thực hiện tôi nhận thấy có những thuận lợi, khó khăn sau:
* Thuận lợi:
Trường mầm non thọ trường năm học 2016-2017 được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo Dục và Đào tạo, đặc biệt là chính quyền địa phương xã nhà tạo điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tương đối đầy đủ các phòng học, khu ăn, ngủ rộng rãi thoáng mát, bếp ăn đảm bảo theo quy trình một chiều, dụng cụ phục vụ công tác bán trú tương đối đầy đủ.
Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, giáo viên luôn yêu thương, tôn trọng trẻ coi trẻ như chính con em của mình.
Địa phương có nhiều nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào có thể đáp ứng thường xuyên nguồn lương thực, thực phẩm cho nhà trường trong suốt quá trình tổ chức ăn bán trú trong năm học.
* Khó Khăn: 
Trang thiết bị trong nhà bếp đầy đủ nhưng chưa đồng bộ.
 Nhận thức của các bậc phụ huynh trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ cũng còn đang còn hạn chế.
Nhiều người dân còn đang chạy theo lợi nhuận cho nên việc hợp đồng thực phẩm còn khá bất cập.
Còn một số phụ huynh do kinh tế còn khó khăn cho nên gửi con cho ông bà để đi làm ăn xa cho nên việc tuyên truyền và phối kết hợp còn gặp những khó khăn.
Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm chăm sóc nuôi dạy trẻ của giáo viên chưa đồng đều, một số giáo viên mới vào ngành chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý chăm sóc trẻ nên chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng chưa thực sự như mong muốn, công tác giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh cũng còn nhiều hạn chế.
Để khắc phục khó khăn đó tôi đã đi sâu nghiên cứu để tìm cách vận dụng phải làm thế nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm thiểu về ngộ độc thực phẩm, tăng cường sức khỏe để cho trẻ phát triển cân đối hài hòa. Xuất phát từ những thực trạng tôi đã tiến hành khảo sát.
Kết quả khảo sát đầu năm.
STT
Độ Tuổi
Số lớp
Số trẻ
Thể lực
Các bệnh tật
KBT
KTC
Cao hơn so với tuổi
Hô hấp
ỉa chảy
đau măt
Sâu răng
Nhiễm giun
Ngoài da
Còi Xương
Ngộ độc TP
1
Nhà trẻ
3
53
45
8
0
2
1
2
2
5
1
2
0
2
MG Bé
2
38
32
6
0
1
1
1
4
3
0
2
1
3
MG Nhỡ
2
43
35
8
0
1
0
1
7
4
1
1
0
4
MG Lớn
2
40
33
7
0
2
0
1
10
3
1
1
0
5
Tổng
9
174
145
29
0
6
4
5
23
15
3
6
1
6
Tỉ lệ %
100
83.3
16,7
0
3,4
2,3
2,9
13,2
8,6
1,7
3,4
0.6
STT
Độ Tuổi
Số lớp
Số trẻ
Biết giữ gìn VS cá nhân
Nhận biết 4 nhóm thực phẩm
Biết lựa chọn thực phẩm an toàn
1
Nhà trẻ
3
53
32
30
25
2
MG Bé
2
38
27
25
21
3
MG Nhỡ
2
43
31
27
25
4
MG Lớn
2
40
32
30
28
5
Tổng
6
174
122
112
99
6
Tỉ lệ %
100%
70,1 %
64,4 %
57 %
Từ kết quả trên đã khiến tôi băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ tìm ra một số các biện pháp để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi, đảm bảo tuyệt đối công tác vệ sinh an toàn cho trẻ.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch.
Ngay từ đầu năm học với nhiệm vụ được phân công phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của nhà trường, với những kiến thức đã học tôi đã xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với đặc điểm thực tế của nhà trường.
Lên thực đơn ăn uống theo khẩu phần, hàng ngày, hàng tuần, theo mùa, hợp lý, cân đối dinh dưỡng và triển khai tới các bộ phận đoàn thể trong nhà trường và triển khai sâu rộng đến toàn thể các bậc phụ huynh học sinh như: Thông qua cuộc họp phụ huynh, góc tuyên truyền, tranh ảnh, hội thi..
 Ban giám hiệu và đại diện hội cha mẹ học sinh để ký kết hợp đồng lương thực, thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý ổn định.
Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản, pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đưa nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với từng độ tuổi để giám sát công tác vệ sinh nói chung và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng.
 Phân công nhiệm vụ và thực hiện cho từng giáo viên cụ thể đề ra các chỉ tiêu cần đạt cả về số lượng và chất lượng.
Thực hiện các quy trình và các biện pháp phòng, chống ngộ độc thực phẩm.
Chỉ đạo các lớp thực hiện đúng quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, thực hiện tốt các chuyên đề, đổi mới phương pháp giảng dạy tích hợp các nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm vào các giờ học và các hoạt động khác trong ngày.
Thực hiện 10 nguyên tắc vàng và 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý.
Biện pháp 2: Tham mưu xây dựng cơ sở vật chất
Năm học 2016-2017 được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo xây thêm các phòng học và bếp ăn một chiều nhưng trang thiết bị bên trong nhà bếp còn thiếu nhiều cho nên tôi cùng Ban giám hiệu nhà trường đã tham mưu với các cấp, các ngành, các nhà hảo tâm mua sắm toàn bộ hệ thống bếp ga và mua thêm một số dụng cụ trong nhà bếp như tủ đựng bát, tủ sấy bát và đồ dùng phục vụ cho trẻ ngủ tại trường.
Hình ảnh đồ dùng phụ vụ bán trú trong nhà bếp
Xây bể đựng nước và hệ thống máy lọc nước đảm bảo vệ sinh và đảm bảo đủ lượng nước sạch cho trẻ sử dụng.
Để đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường, ngoài điều kiện về cơ sở vật chất thì công tác xử lý chất thải và vệ sinh môi trường cũng có vai trò quan trọng. Vì vậy ngay từ đầu năm học cùng với Hiệu trưởng tham mưu xây dựng rãnh thoát nước để xử lý các chất thải từ nhà bếp, chỉ đạo giáo viên, nhân viên làm tốt vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp, khu vực nhà bếp và hệ thống nước thải. Hàng ngày nhân viên nhà bếp phải thực hiện đúng lịch vệ sinh nhà bếp, kiểm tra hệ thống điện, ga trước khi hoạt động, nếu có biểu hiện không an toàn thì báo ngay với Ban giám hiệu nhà trường để biết và kịp thời xử lý. .
Biện pháp 3: Lựa chọn thực phẩm an toàn
Đây chính là bước khó khăn nhất đối với một bếp ăn tập thể bởi chúng tôi thường phải nhập thực phẩm tươi sống hàng ngày. Do đó rất khó khăn để có một nguồn cung ứng thực phẩm an toàn, ổn định. Vì vậy để lựa chọn thực phẩm an toàn trước khi tổ chức ăn bán trú, nhà trường đã tổ chức họp Ban giám hiệu và các đoàn thể để thống nhất chế độ ăn uống, theo thực đơn, mức độ dinh dưỡng cần đạt, tìm hiểu thông tin, uy tín của các chủ cơ sở nuôi, trồng, bán thực phẩm sạch để mời ký kết hợp đồng thực phẩm cho trẻ và đã ký kết hợp đồng với 5 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận “Cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm” với các nhóm thực phẩm: Thịt gia súc, gia cầm, rau, quả. có biên bản hợp đồng đảm bảo tính pháp lý.
Mô hình chăn nuôi gia cầm sạch
Nhà trường đã thỏa thuận những hộ ký kết hợp đồng làm rau theo mô hình rau sạch để cung ứng cho nhà trường, những hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm không được bỏ các chất cấm, chất tạo nạc.
Mô hình chăn nuôi lợn sạch
Hợp đồng công ứng thực phẩm sạch cần có những biện pháp chặt chẽ từ khâu vận chuyển thực phẩm đến khâu giao nhận thực phẩm tại bếp ăn của trường, Thực phẩm phải tươi ngon, sạch sẽ không bị dập nát, khô héo hoặc bị ôi thiêu.
Ngoài việc ký hợp đồng với các cơ sở vào đầu năm học nhà trường phát động phong trào làm rau sạch. Ban giám hiệu đã giao cho đoàn thanh niên và nhân viên nhà bếp chịu trách nhiệm trong việc trồng rau sạch trên vườn trường với các loại rau theo mùa từ đó phần nào cải thiện trong bữa ăn hàng ngày của trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hình ảnh vườn rau sạch trong trường
Biện pháp 4: Thực hiện tốt công tác tiếp phẩm và giao nhận thực phẩm:
Ngoài việc ký hợp đồng thực phẩm, nhà trường đã thành lập tổ nuôi và phân công lịch trực nhận thực phẩm hàng ngày ở nhà bếp. Nhân viên nhà bếp khi giao nhận thực phẩm phải có sổ ghi chép thời gian nhận thực phẩm về định lượng và tình trạng thực phẩm và có ký sổ để theo dõi chất lượng cũng như số lượng thực phẩm giữa chủ hàng và nhà trường tránh sự nhầm lẫn.
Đối với thực phẩm sống chỉ nhận thực phẩm còn tươi mới, tình trạng cảm quan tốt, không bị dập nát và không bị mùi lạ. Những thực phẩm bị dập nát có dấu hiệu không tươi, nghi ngờ hỏng, không đảm bảo chất lượng, không đúng với hợp đồng thì không được tiếp nhận. Các phẩm màu phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, không nằm trong danh mục cho phép của của Bộ Y tế thì không được dùng trong trường mầm non.
Thực phẩm khi nhận phải được kiểm tra sau đó mới được đưa vào sơ chế, khi chế biến phải tuân thủ theo 10 nguyên tắc vàng và 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý
Tôi luôn nghiêm khắc trong việc chỉ đạo nhân viên nhà bếp thực hiện 3 bước kiểm thực thực phẩm ( kiểm tra nguyên liwwuj khi mới nhập: Tươi, ngon, đủ số lượng và không có dấu hiệu lạ; kiểm tra trước khi nẫu: Sơ chế có đạt yêu cầu vệ sinh không, sơ chế có đúng cách chưa? kiểm thực trước khi ăn: màu sắc, mùi vị của thức ăn đã đạt chưa, bảo quản có đảm bảo không?...)
Hình ảnh giao nhận thực phẩm
Biện pháp 5: Kiểm soát quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm
Quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu kiểm soát tốt quá trình này sẽ giữ được chất lượng dinh dưỡng trong thực phẩm và giúp trẻ có bữa ăn an toàn và đủ chất, ngược lại nếu quá trình chế biến, bảo quản không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn
Ví dụ: Thực phẩm được chế biến không đúng cáchhoặc không đúng thời gian có thể làm thức ăn bị biến chất, mất chất, thậm chí gây ngộ độc thực phẩm
Chính vì thế bản thân tôi luôn thực hiện kiểm tra, giám át chặt chẽ việc chế biến của nhân viên nhà bếp, phải đảm bảo theo nguyên tắc một chiều.
Trước khi chế biến thực phẩm sống nhân viên cấp dưỡng phải rửa dụng cụ sạch sẽ, tránh để nhiểm khuẩn, thức ăn chín phải đảm bảo thời gian và nhiệt độ, không để thực phẩm sống gần thức ăn đã nấu chín, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh. Thường xuyên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi chế biến thức ăn đảm bảo một nguyên tắc “ Làm đến đâu, sạch đến đó”
Nhân viên nhà bếp phải rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến, nấu nướng, đầu tóc gòn gàng, không nói to, không khạc nhỏ, phải mặc tạp đè, khẩu trang và gang tay
Đối với nhân viên nấu ăn phải thường xuyên kiểm tra sức khoẻ trước khi vào năm học và khám định kỳ sau 6 tháng làm việc tiếp theo. 
Những thực phẩm để trong kho phải được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, có các sàn kê và đựng vào bao túi hợp vệ sinh, xô đựng gạo có nắp đậy chắc chắn, không để các loại hóa chất hay các hàng không phải thực phẩm vào kho chứa thực phẩm.
Bảo quản thực phẩm sau khi đã nấu chín: Đây là khâu bảo quản quan trọng nhất, do đó từ bàn ăn đến dụng cụ đựng thức ăn đều phái thật sạch sẽ, có nắp đậy để tránh ruồi mưỡi, bụi bặm, thức ăn sau khi nấu chín được đêm đến phòng chia ăn, nhân viên nhà bếp thực hiện chia khẩu phần ăn cho trẻ theo đúng định lượng từng lớp. Thức ăn khi nấu xong đến khi cho trẻ ăn phải còn ấm.
Biện pháp 6: Thường xuyên kiểm tra việc lưu mẫu và hũy mẫu thức ăn theo quy định
Nhân viên nhà bếp hàng ngày chế biến thực phẩm đúng thực đơn, cô nuôi có nhiệm vụ thực hiện lưu mẫu thức ăn vào từng hộp lưu riêng, thức ăn bữa trưa như món mặn, canh được ký hiệu (số 1), thức ăn bữa phụ được ký hiệu (số 2), thức ăn bữa chiều được ký hiệu (số 3). Khi đã lưu vào từng hộp niêm phong trên nắp đậy của từng hộp và ghi rõ ngày, giờ lưu có chữ kỹ của nhân viên nhà bếp, mẫu thức ăn lưu được bảo quản ở nhiệt độ ở nhiệt độ 4- 80c và được hũy sau 24 giờ.
Biện pháp 7: Các biện pháp phòng nhiễm bẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh nhà bếp:
Bếp là nơi chế biến thực phẩm luôn thường xuyên giữ vệ sinh lau chùi sạch sẽ có đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho công tác bán trú.
Bếp nấu ăn đảm bảo đủ ánh sáng và thoáng khí.
Bếp ăn thực hiện quy trình một chiều để đảm bảo vệ sinh.
Luôn chú ý đến khâu chế biến thực phẩm chín và thực phẩm sống riêng biệt, không chế biến chung dụng cụ.
Nhà bếp luôn luôn đảm bảo vệ sinh, đảm bảo bếp ăn không bụi, có đủ dụng cụ cho nhà bếp và đồ dùng ăn uống cho trẻ
Có nguồn nước sạch phục vụ cho chế biến và cho trẻ sử dụng hằng ngày. Ngoài ra nhà bếp luôn luôn có bảng tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm và 10 nguyên tắc vàng, 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý.
 Có sơ đồ cụ thể cho một qui trình tiếp nhận thực phẩm, làm sạch, sơ chế, chế biến phân chia khẩu phần.
 Phân công cụ thể ở các khâu: Chế biến theo thực đơn, theo số lượng, định lượng đã cân đối của nhà trường, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và hợp vệ sinh.
Đối với nhân viên nấu ăn phải thường xuyên kiểm tra sức khoẻ trước khi vào năm học và khám định kỳ sau 6 tháng làm việc tiếp theo. Trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ đầu tóc phải gọn gàng, móng tay luôn cắt ngắn và sạch sẽ, tuyệt đối không được dùng tay bốc thức ăn khi đã nấu cho trẻ.
Bếp được trang bị sử dụng bếp ga không gây độc hại cho nhân viên và khói bụi cho trẻ.
Thường xuyên cọ rửa các dụng cụ chế biến thực phẩm hằng ngày sau khi sử dụng.
Có thùng chứa rác thải, nước gạo... luôn được thoát và để đúng n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_dam_bao_ve_sinh_an_toan_thuc_pham_tron.doc