SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục phát huy tính tích cực của trẻ ở các trường mầm non huyện Đông Sơn

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục phát huy tính tích cực của trẻ ở các trường mầm non huyện Đông Sơn

Môi trường giáo dục (MTGD) trong trường mầm non (MN) là tổ hợp những điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục (CSGD) trẻ ở trường mầm non và hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ CSGD trẻ.

Có thể nói, việc xây dựng MTGD trong trường MN là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.

Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo.

Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với vô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn.

Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng MTGD phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để họ phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi.

Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng MTGD sẽ thu hút được sự tham gia của các phụ huynh, sự đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoan, trong từng thời kì.

 

doc 21 trang thuychi01 12161
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục phát huy tính tích cực của trẻ ở các trường mầm non huyện Đông Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Lê Thị Huệ, PTP Giáo dục huyện Đông Sơn
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài:
Môi trường giáo dục (MTGD) trong trường mầm non (MN) là tổ hợp những điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục (CSGD) trẻ ở trường mầm non và hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ CSGD trẻ.
Có thể nói, việc xây dựng MTGD trong trường MN là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.
Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. 
Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với vô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn.
Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng MTGD phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để họ phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi.
Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng MTGD sẽ thu hút được sự tham gia của các phụ huynh, sự đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoan, trong từng thời kì.
Những năm gần đây, MTGD ở các trường mầm non đã được các cấp quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương chú trọng chỉ đạo thực hiện, là nhiệm vụ quan trọng trong việc chỉ đạo thực hiện chương trình CSGD trẻ MN, được đưa vào nhiều chương trình bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho CBGV bậc MN.
	Thực tế ở các trường MN cho thấy, MTGD đã được quan tâm, cải thiện đáng kể, từng bước đang được đầu tư cải tạo, bổ sung, hoàn thiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập và vẫn còn mang nặng tính hình thức mà chưa quan tâm đúng mức đến hiệu quả khai thác sử dụng, chưa thực sự phát huy được tính tích cực của trẻ khi tham gia các hoạt động.
Nhận thức được tầm quan trọng của MTGD đối với sự phát triển của trẻ, trước thực trạng ở địa phương và nhiệm vụ được giao, tôi rất trăn trở, mong muốn tìm nhiều giải pháp hữu hiệu chỉ đạo các trường MN trên địa bàn huyện xây dựng môi trường phát huy tính tích cực của trẻ, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp về thực hiện nhiệm vụ CSGD trẻ, vì vậy bản thân chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục phát huy tính tích cực của trẻ ở các trường mầm non huyện Đông Sơn” nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả CSGD trẻ ở các trường MN.
2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm xây dựng môi trường giáo dục phát huy tính tích cực của trẻ ở các trường mầm non huyện Đông Sơn
3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục phát huy tính tích cực của trẻ ở các trường mầm non huyện Đông Sơn
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
 	Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây:
 	- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
 	 - Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập.
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 	 Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây:
 	 - Phương pháp điều tra
 	 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
 	 - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
 	 - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
4.3. Phương pháp thống kê toán học
 	Để xử lý số liệu, thông tin thu được thông qua việc sử dụng các công cụ toán học như: cộng, trừ, nhân, chia, trung bình cộng, tỷ lệ phần trăm
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
1.1. Môi trường giáo dục:
Môi trường nói chung được hiểu là tổng thể các yếu tố tự nhiên và xã hội tác động tương hỗ với nhau tạo nên một khung cảnh sống với những điều kiện để con người tồn tại và phát triển 
Từ khái niệm đó, chúng ta có thể hiểu: MTGD trong trường MN là tổ hợp những điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động CSGD trẻ ở trường MN và hiệu quả của những hạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ CSGD trẻ.
Có nhiều cách phân loại MTGD:
Có quan điểm cho rằng, MTGD mầm non bao gồm môi trường tự nhiên (như các điều kiện không khí, ánh sáng, nguồn nước, câu xanh, địa điểm trường) và môi trường xã hội (bao gồm: bầu không khí giao tiếp trong trường MN, phong cách làm việc, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa trường MN với các tổ chức kinh tê, xã hội, văn hóa khác)
Một quan điểm khác lại phân chia MTGD thành môi trường vật chất và môi trường xã hội.
Môi trường vật chất trong trường MN bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức, xã hội.
Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như chính trị, văn hóa, các mối quan hệ, giúp trẻ hình thành nhân cách của mình.
Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong trường MN bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm vừa mang tính chất gia đình.
Việc phân loại môi trường có thể khác nhau, tuy nhiên đều quan trọng đối với GDMN là cần phải cung ứng điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt, thông qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi.
1.2. Xây dựng MTGD phát huy tính tích cực của trẻ:
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. 
Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ 0-11 tuổi đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề cho trẻ. Các cách tiếp cận tốt thường thể hiện tính tích hợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ. 
Trong giáo dục trẻ, chúng ta vẫn thường nhắc đến những phương châm như: “lấy trẻ làm trung tâm”, “tất cả vì học sinh thân yêu”, “hãy dành tất cả những gì tốt nhất cho trẻ”. Vì vậy, chúng ta dành cho trẻ rất nhiều thứ như đồ chơi, sách vở, máy vi tính...Chúng ta cũng đòi hỏi trẻ phải học thật nhiều. Thậm chí, có nhiều bà mẹ còn tìm kiếm những loại thuốc bổ, món ăn giàu chất dinh dưỡng để giúp trẻ thông minh, học giỏi. Liệu rằng, sự quan tâm như vậy có giúp trẻ mau chóng chiếm lĩnh được đỉnh cao tri thức của nhân loại không? Có thể nói rằng, trong tất cả sự quan tâm chúng ta dành cho trẻ, trẻ cần nhất đó là môi trường sống, vui chơi và học tập an toàn, tự do và giàu tình thương để trẻ có thể phát huy được tối đa những năng lực và sở trường của mình. 
Với trẻ lứa tuổi MG (3-6 tuổi), hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi vì vậy cần sử dụng linh hoạt “học bằng chơi, chơi mà học” giúp trẻ tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức, kỹ năng sơ đẳng ban đầu, làm tiền đề cho các cấp học tiếp theo. Để trẻ được học qua chơi với đa dạng các trò chơi cần phải có môi trường chơi, MTGD phong phú (sân vườn, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị, sự hướng dẫn của người lớn, bạn chơi)
 	Để xây dựng được MTGD tốt, bản thân trẻ chưa thể tự làm được, trách nhiệm đó thuộc về người lớn, của cả xã hội chúng ta.
2. Thực trạng việc xây dựng môi trường giáo dục ở các trường MN huyện Đông Sơn:
Đông Sơn là một huyện đồng bằng, thuần nông, trước đây có 21 xã, thị trấn, sau khi chuyển 5 xã, thị trấn về TP Thanh Hóa, sáp nhập xã Đông Xuân với TT Rừng Thông, chỉ còn 15 xã, thị trấn với 21.047 hộ dân, dân số 75.696 người, diện tích tự nhiên 8,2406 km2. 
2.1. Thuận lợi:
- Nhà nước có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nâng cao chất lượng GD và đội ngũ nhà giáo. Nghị định 49/2010/NĐ-CP; Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg của Chính phủ đã tạo đà phát triển cho GDMN; 
- Hầu hết các trường MN ở huyện Đông Sơn đã đạt Chuẩn quốc gia, là huyện có tỷ lệ trường chuẩn chiếm tới 81.2%, hết năm học 2015-2016 chỉ còn 3 trường đang triển khai xây dựng để đạt Chuẩn vào năm học 2016-2017. Vì vậy, MTGD trong lớp, ngoài trời cũng đã được cải thiện đáng kể.
- Mạng lưới trường, lớp MN được quy hoạch tương đối tốt, đảm bảo 15 xã, thị trấn có 16 trường MN, mỗi trường tập trung ở 01 điểm, dân số ít nên quy mô các trường vừa và nhỏ, nhu cầu đầu tư CSVC, thiết bị.... không quá lớn.
- Các trường MN tương đối đủ cán bộ quản lý và GV theo quy định, trình độ trên chuẩn cao có nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng CSGD trẻ và đổi mới việc xây dựng MTGD trong trường MN; 
- Công tác bồi dưỡng CBGV luôn được chú trọng, các chuyên đề được cập nhật kịp thời và đầy đủ. Trình độ, năng lực CBGV ngày càng được nâng cao, tỷ lệ CBGV có trình độ trên chuẩn đạt gần 90%, CBGV được trẻ hóa nhiều nên khá năng động, sáng tạo, tiếp cận nhanh với những vấn đề chuyên môn mới, nắm bắt nhanh những vấn đề mới trong việc XD MTGD.
- Đông Sơn là huyện có truyền thống luôn tiên phong trong chỉ đạo thực hiện các chương trình mới và mạnh dạn áp dụng nhiều cách làm có tính đột phá trong GDMN, từ đó tạo cho CBGV nếp nghĩ, cách làm nhạy bén, không ngại khó, ngại khổ, dám thử sức với các vấn đề mới.
- Chất lượng CSGD trẻ MN ở Đông Sơn có bề dày, đạt cao so với mặt bằng chung toàn tỉnh, thu hút ngày càng đông trẻ trong độ tuổi đến trường, trẻ đi học từ bé, tỷ lệ chuyên cần cao nên thuận lợi trong việc hình thành nề nếp thói quen tốt, bền vững cho trẻ; 
- Công tác XHHGD đã được chú trọng hơn, lãnh đạo các cấp và nhân dân quan tâm chăm lo đầu tư cho sự nghiệp GD, nhân dân tích cực đóng góp XD trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học.
2.2. Khó khăn:
	- Đông Sơn trước đây là huyện có nguồn thu từ các doanh nghiệp chế tác đá tương đối lớn, từ khi 05 đơn vị hành chính chuyển về TP Thanh Hóa, trở thành một huyện nhỏ, thuần nông, điều kiện kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn.
 - Hầu hết các trường thiếu NV kế toán, văn thư, y tế ... chủ yếu do GV kiêm nhiệm, GV còn thiếu, đời sống còn khó khăn, phải kiêm nhiệm nhiều việc nên khó chú tâm thực hiện tốt nhiệm vụ chính. 
- Chất lượng thực, năng lực thực tiễn trong lãnh đạo quản lý và CSGD trẻ, ý thức trách nhiệm nghề nghiệp của một bộ phận CBQL, GV, NV còn nhiều bất cập. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, giáo viên và phụ huynh... về xây dựng MTGD chưa đầy đủ, các nguồn lực đầu tư vẫn còn hạn chế.
	- MTGD ở các trường MN đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện song chưa đồng đều ở tất cả các trường và một số trường còn nặng tính hình thức mà chưa mang lại hiệu quả thiết thực trong giáo dục. Đặc biệt là khai thác sử dụng MTGD chưa linh hoạt, sáng tạo, chưa thực sự phát huy được tính tích cực tham gia hoạt động của trẻ. 
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng: 
Kết quả khảo sát thực trạng vào thời điểm tháng 08/2015 ở 16 trường MN, 30 lớp MG; 46 CBGV, NV (16QL, 30 GV) như sau: 
* MTGD ngoài trời: Khảo sát 16 trường MN
TT
Nội dung đánh giá
Số trường đạt YC
Tỉ lệ
1
Trường có đủ diện tích sân chơi và các khu vực chơi theo quy định 
8
50.0
1.1
Có sân chơi cứng với ít nhất 5-6 loại đồ chơi ngoài trời
15
93.7
1.2
Có sân chơi mềm với ít nhất 5-6 loại đồ chơi, thiết bị phát triển vận động
01
6.2
1.3
Có vườn cổ tích đảm bảo yêu cầu
8
50.0
1.4
Có vườn rau của bé đảm bảo yêu cầu
12
75.0
1.5
Các khu vực khác: khu chơi cát nước, dàn cây.
5
31.2
2
Các khu vực chơi đặt ở vị trí phù hợp, khoa học, thuận tiện với trẻ khi sử dụng.
6
37.5
3
Mỗi khu vực có đủ thiết bị, đồ chơi phù hợp tính chất hoạt động, phát huy được tính tích cực của trẻ.
8
50.0
4
Có sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu, đồ chơi sẵn có ở địa phương
10
62.5
5
Số trường được đánh giá chung đạt YC
8
50.0
* MTGD trong lớp: Khảo sát 30 lớp MG
TT
Nội dung đánh giá
Số lớp đạt YC
Tỉ lệ
1
Lớp có đủ các góc theo quy định (4 –6 góc)
30
100
2
Lớp có các góc đặt ở vị trí phù hợp với tính chất hoạt động của từng góc. Sắp xếp khoa học, thuận tiện với trẻ khi sử dụng.
15
50.0
3
Mỗi góc có 1-2 giá đồ chơi, tương đối phù hợp tính chất hoạt động của góc.
25
83.3
4
Mỗi góc có ít nhất 10-15 loại đồ dùng đồ chơi phù hợp, đủ cho trẻ chơi.
21
70.0
5
Có sử dụng nhiều loại đồ chơi sẵn có ở địa phương
15
50.0
6
Có đủ dụng cụ, trang thiết bị cho trẻ sử dụng khi chơi
20
66.6
7
Có khu vệ sinh riêng, hiên trước, hiên sau đảm bảo yêu cầu
25
83.3
8
Số lớp được đánh giá chung đạt YC
18
60.0
* Đối với trẻ: Khảo sát 100 trẻ MG qua việc trò chuyện, quan sát khi trẻ tham gia các hoạt động
TT
Nội dung đánh giá
Số trẻ đạt YC
Tỉ lệ
1
Hào hứng, thích thú tham gia chơi 
52
52.0
2
Hiểu biết về nội dung chơi, cách chơi, cốt chuyện khi chơi; Có kỹ năng sử dụng được đồ dùng, đồ chơi theo chức năng.
50
50.0
3
Tự biết tổ chức các trò chơi và chơi theo nhóm, có kỹ năng giao tiếp với bạn chơi, thể hiện sự tôn trọng, hợp tác, chia sẻ 
32
32.0
4
Biết cùng nhau bàn bạc về chủ đề chơi chung và phối hợp với nhau để tổ chức trò chơi một cách có tổ chức, chơi có sự sáng tạo
35
35.0
5
Có tính tự lập, tính kỷ luật khi chơi và biết tự đánh giá.
37
37.0
6
Số trẻ được đánh giá chung đạt YC
35
35.0
* Năng lực, trình độ giáo viên khi hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động: Khảo sát 30 giáo viên trực tiếp đứng lớp thông qua dự giờ, trao đổi phỏng vấn, nghiên cứu hồ sơ sổ sách và quan sát môi trường hoạt động trong lớp
TT
Nội dung đánh giá
Số GV đạt YC
Tỉ lệ
1
Số giáo viên có trình độ chuẩn trở lên
30
100
2
Giáo viên nắm vững nguyên tắc XD MTGD cho trẻ MN
30
100
3
Giáo viên coi trọng XD MTGD theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ
17
56,7
4
Giáo viên có ý thức trong việc tự làm đồ dùng đồ chơi và thường xuyên thay đổi cách trang trí, sắp xếp góc chơi để tạo hứng thú cho trẻ.
15
50
5
Giáo viên có phương pháp hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động linh hoạt, phù hợp, kích thích được tính tích cực hoạt động và sự say mê, sáng tạo của trẻ trong khi chơi.
15
50
6
Giáo viên có ý tưởng sáng tạo hay khi xây dựng và tổ chức hoạt động phát huy tính tích cực của trẻ .
8
26,6
7
Số giáo viên xếp loại chung đạt YC:
14
46,7
	Qua khảo sát thực tế tình hình CSVC, trang thiết bị và chất lượng trẻ, giáo viên ở các lớp, tôi nhận thấy:
	* Về tình hình CSVC, trang thiết bị phục vụ XD MTGD: Đã có sự đầu tư tương đối đầy đủ, nhưng đồ dùng đồ chơi tự làm và đồ dùng đồ chơi sử dụng từ thiên nhiên sẵn có ở địa phương chưa nhiều. Đa số các góc chơi sắp xếp chưa khoa học, thuận tiện cho hoạt động của trẻ, chưa thu hút được sự chú ý của trẻ. Hoạt động hướng dẫn trẻ thao tác, mô phỏng, trải nghiệm hiểu biết của mình chưa được chú ý và còn nhiều hạn chế, ít sáng tạo.
	* Về kiến thức và kỹ năng của trẻ:
	Đa số trẻ hào hứng tham gia chơi, biết cách chơi với đồ chơi, song thao tác, kỹ năng chơi còn đơn giản, nghèo nàn
	Khả năng tự lập chưa cao, tính kỷ luật còn hạn chế; Chủ yếu chơi theo kiểu bắt chước, còn hạn chế về sự sáng tạo khi chơi do kỹ năng chơi còn nghèo nàn và góc chơi không hấp dẫn.
	Sự hợp tác chơi theo nhóm chưa bền vững, nhanh chán, nhanh thay đổi do hiểu biết và kỹ năng chơi chưa tốt, khả năng tự đánh giá, khả năng diễn đạt khi đánh giá chưa lưu loát
* Về nhận thức và phương pháp của giáo viên:
100% giáo viên có trình độ chuẩn trở lên, nắm vững các nguyên tắc cơ bản về XD MTGD.
 Tuy nhiên giáo viên chưa có nhiều đổi mới trong hình thức, nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực của trẻ. Sự sáng tạo trong việc trang trí sắp xếp và làm đồ dùng đồ chơi cho các góc của giáo viên chưa cao, chưa thực sự linh hoạt, sáng tạo trong việc hướng dẫn trẻ chơi ở các góc có lẽ vì vậy mà góc chơi chưa hấp dẫn trẻ, kỹ năng chơi của trẻ chưa phong phú.
3. Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng MTGD phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ ở các trường MN huyện Đông Sơn
Để chỉ đạo, thực hiện tốt việc xây dựng MTGD phát huy tính tích cực của trẻ ở các trường MN huyện Đông Sơn, trong quản lý, chỉ đạo cần phải sử dụng kết hợp rất nhiều biện pháp khác nhau, trong khuôn khổ của đề tài SKKN, tôi chỉ đưa ra 05 nhóm biện pháp nhận thấy đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình quản lý, chỉ đạo để trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp:
Biện pháp 1. Bồi dưỡng, tập huấn để CBGV nắm chắc nguyên tắc chung của việc thiết kế xây dựng MTGD trẻ MN, từ đó chủ động trong việc XD và khai thác hiệu quả MTGD phát huy tính tích cực tham gia hoạt động của trẻ.
Tổ chức MTGD trong trường, lớp MN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm- kỹ năng xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ. Vì vậy, cần bồi dưỡng, tập huấn bằng nhiều hỉnh thức như: thông qua các lớp tập trung tại huyện, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn theo tuần, tháng ở trường, thông qua dự giờ thăm lớp..để CBGV hiểu và tuân thủ các nguyên tắc khi thiết kế MTGD trong trường, lớp MN, đó là:
- Cần bố trí các khu vực chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện cho việc sử dụng của cô và trẻ
- Cần tính đến không gian thực tế của trường để cân đối diện tích các khu vực
- Cần đảm bảo tính mục đích: Một là MTGD phải hướng vào việc phát triển toàn diện của trẻ nhằm đạt được mục tiêu GDMN nói chung và mục tiêu cuối độ tuổi nói riêng. Hai là, muốn đạt được điều đó thì cần thiết kế môi trường phải phù hợp với mục đích tổ chức các hoạt động
- MTGD phải thực sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao. Địa điểm trường phải cách xa những nơi ồn ào, ô nhiễm, độc hại đối với trẻ như cách xa trục đường giao thông lớn, xa nhà máy, bệnh viện, khu rác thải, nghĩa trang... Đảm bảo vệ sinh về nguồn nước, không khí, vệ sinh an toàn trong ăn uống. Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phải được bảo dưỡng thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và tạo sự hấp dẫn đối với trẻ. Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường. Ngoài ra, MTGD cũng cần tạo cho trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lý: được yêu thương, được tôn trọng và đáp ứng các nhu cầu chính đáng. 
- Trang trí môi trường lớp học cần phù hợp với tính chất của các hoạt động, phù hợp với từng lứa tuổi. Trong lớp cần bố trí không gian phù hợp dành cho hoạt động chung của lớp và hoạt động theo sở thích, khả năng của nhóm nhỏ hoặc cá nhân. Có khu vực dành riêng để chăm sóc đối với trẻ có nhu cầu đặc biệt. Với mỗi độ tuổi,MTGD có những nét riêng. Ví dụ: với trẻ mẫu giáo bé, đồ chơi có thể không cần quá nhiều về chủng loại và chủ yếu là đồ chơi có sẵn cho trẻ sử dụng, nhưng với trẻ lớn hơn thì cần chú ý đến sự phong phú của các loại đồ chơi đặc biệt là những nguyên vật liệu mở và phương tiện cho trẻ được sáng tạo, tự làm đồ chơi phục vụ cho ý tưởng chơi của trẻ.
- Cần thu sự tham gia của trẻ vào việc xây dựng MTGD càng nhiều càng tốt. Đây là những cơ hội quý báu để trẻ ứng dụng kiến thức và kỹ năng trẻ đã được học theo cách của mình mà không bị gò bó, đặc biệt vào các thời điểm như chơi và hoạt động ở các góc vào buổi sáng và vào giờ hoạt động chiều.
- Cần đa dạng, phong phú, kích thích sự phát triển của trẻ:
+ Các trang thiết bị ngoài trời có tác dụng kích thích các vận động khác nhau của trẻ; 
+ Tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ khám phá, đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế liệu;
+ Phản ánh màu sắc văn hóa dân tộc bởi những đồ dùng, trang p

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_xay_dung_moi_truong_giao_duc_p.doc