SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Tuy Lộc

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Tuy Lộc

Đất nước ta đang trên đà phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định “cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.

Mục tiêu của giáo dục đào tạo là xây dựng những thế hệ con người mới có đủ tài, đủ đức, đủ bản lĩnh để đưa đất nước ta tiến lên đuổi kịp trào lưu phát triển của thế giới, hình thành những công dân có ích cho xã hội. Vì vậy giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn dân tộc. Các cấp Đảng ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội, các gia đình và cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, đây là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng của ngành giáo dục và đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non tốt sẽ có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở trường tiểu học. Thực hiện nghị quyết 29 của Đảng (nghị quyết TW 8 khoá XI), về “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo”. Bộ giáo dục và đào tạo, sở giáo dục đào tạo đã ra nhiều công văn nâng cao chất lượng “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” để khẳng định đây là quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên, hướng cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, môi trường được bố trí khu vực chơi và học trong và ngoài lớp học phù hợp, thuận tiện. Điều đó có ý nghĩa to lớn không chỉ về sự phát triển thể chất của trẻ mà còn làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức, kích thích trẻ sáng tạo, trẻ sẽ mạnh dạn hơn, tự tin hơn, hiểu biết nhiều về thế giới xung quanh, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, trong môi trường này còn giúp trẻ đáp ứng nhu cầu và hứng thú dưới hình thức học bằng chơi, chơi bằng học, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

 

doc 23 trang thuychi01 6494
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Tuy Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
1. MỞ ĐẦU
Trang
1.1. Lý do chọn đề tài....
1.2. Mục đích nghiên cứu..
1.3. Đối tuợng nghiên cứu.
1.4. Phuơng pháp nghiên cứu....
1.5. Những điểm mới của sáng kiến .
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận...
2.2. Thực trạng ..
2.3. Các biện pháp và giải pháp.
2.3.1. Các giải pháp...
2.3.2. Biện pháp tổ chức thực hiện
2.4. Hiệu quả sử dụng
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận..
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
2
2
2
2
2
3
5
5
5
17
19
19
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
Đất nước ta đang trên đà phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định “cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. 
Mục tiêu của giáo dục đào tạo là xây dựng những thế hệ con người mới có đủ tài, đủ đức, đủ bản lĩnh để đưa đất nước ta tiến lên đuổi kịp trào lưu phát triển của thế giới, hình thành những công dân có ích cho xã hội. Vì vậy giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn dân tộc. Các cấp Đảng ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội, các gia đình và cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước. 
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, đây là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng của ngành giáo dục và đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non tốt sẽ có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở trường tiểu học. Thực hiện nghị quyết 29 của Đảng (nghị quyết TW 8 khoá XI), về “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo”. Bộ giáo dục và đào tạo, sở giáo dục đào tạo đã ra nhiều công văn nâng cao chất lượng “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” để khẳng định đây là quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên, hướng cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, môi trường được bố trí khu vực chơi và học trong và ngoài lớp học phù hợp, thuận tiện. Điều đó có ý nghĩa to lớn không chỉ về sự phát triển thể chất của trẻ mà còn làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức, kích thích trẻ sáng tạo, trẻ sẽ mạnh dạn hơn, tự tin hơn, hiểu biết nhiều về thế giới xung quanh, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, trong môi trường này còn giúp trẻ đáp ứng nhu cầu và hứng thú dưới hình thức học bằng chơi, chơi bằng học, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. 
Muốn xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trên cơ sở phải xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng, có năng lực, có trình độ và tâm huyết với nghề. Đồng thời phải có hệ thống trường lớp được trang thiết bị khang trang, đầy đủ, đảm bảo, mới đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay. Trước những yêu cầu thiết yếu đã đề ra. Nhìn lại cơ sở vật chất trường lớp của trường mầm non xã Tuy Lộc còn đang nghèo nàn về môi trường trong và ngoài lớp, đồ dùng, đồ chơi chưa thật sự sinh động, sắp xếp chưa khoa học, chưa thật sự thuận tiện khi trẻ chơi, chưa đủ để thỏa mãn nhu cầu trong các hoạt động của trẻ học và chơi. Đội ngũ giáo viên còn thiếu so với qui định, các bậc phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm đến công tác giáo dục của nhà trường. Là cán bộ quản lý tôi trăn trở suy nghĩ làm thế nào để xây dựng được môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ muôn vàn kính yêu đã dặn “dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt” để đáp ứng với yêu cầu của Đảng và Nhà nước giao cho. Vì vậy tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Tuy Lộc" 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” để thoả mãn với nhu cầu “học bằng chơi, chơi bằng học” của trẻ trong trường mầm non Tuy Lộc, từ đó nâng cao chất lượng toàn diện cho trẻ. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, công tác bồi dưỡng về chuyên môn, năng lực sư phạm, xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức thực hiện của giáo viên. Công tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và các đoàn thể để “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” trong trường mầm non Tuy Lộc
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Từ những kinh nghiệm, kiến thức của quản lý. Bản thân tôi đã vận dụng vào để “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Khảo sát kết quả của thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, trình độ năng lực của giáo viên, chất lượng của học sinh, sự quan tâm của đảng, chính quyền đia phương, cộng đồng và phụ huynh học sinh,
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, so sánh: Tôi dùng những biện pháp này để phân tích, chứng minh những kết quả đạt được của việc “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” 
- Phương pháp tuyên truyền, tham mưu, phối hợp: Tập huấn chuyên đề cho cán bộ giáo viên, tham mưu với Đảng uỷ, chính quyền địa phương, tuyên truyền phụ huynh và cộng đồng về kế hoạch và xin hỗ trợ nguồn vốn. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận 
Sự phát triển của một quốc gia trong thế kỷ XXI sẽ phụ thuộc lớn vào tiềm năng tri thức của dân tộc đó. Vì vậy đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Trong đó cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học là điều kiện vô cùng quan trọng mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, là một trong những điều kiên tiên quyết để nhà trường phát triển và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của mỗi nhà trường.
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết trực tiếp đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là rất phù hợp với việc đổi mới giáo dục hiện nay và góp phần thoả mãn nhu cầu vui chơi và các hoạt động của trẻ. Trong môi trường này trẻ được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm và các loại trò chơi khác nhau tuỳ vào môi trường mà trẻ đang ở đó. Nếu không có điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, những phương pháp hay của giáo viên thì không thể nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ. Điều kiện đó cũng chính là tạo ra một môi trường sư phạm có đầy đủ phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, sân chơi..v..v. Đó chính là tạo ra môi trường sư phạm có đủ diện tích cho trẻ hoạt động, có cảnh quan đẹp, hấp dẫn mang tính giáo dục cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. 
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm gồm có môi trường trong lớp và môi trường ngoài lớp, hai môi trường được nhà trường thiết kế thật hài hoà xen kẽ các hoạt động, hoạt động tĩnh rất sinh động đẹp mắt, hấp dẫn, khoa học và thuận tiện phù hợp và an toàn, trẻ sẽ có nhiều cơ hội để chơi, học và trải nghiệm. Quá trình trẻ được trải nghiệm, trẻ thích tìm tòi khám phá, sẽ hình thành tư duy trực quan hành động giúp trẻ lĩnh hội kiến thức nhanh nhất, dễ hiểu nhất, khắc sâu kiến thức. Đồng thời có sự dìu dắt của cô giáo thì sẽ giúp trẻ hứng thú đến trường. 
2.2.Thực trạng vấn đề
* Vài nét về nhà trường:
Trường mầm non xã Tuy Lộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá đặt vị trí ở trung tâm xã, được thành lập năm 1996. Trong quá trình xây dựng và phát triển trường mầm non Tuy Lộc được Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban mặt trận Tổ Quốc xã, các tổ chức đoàn thể cùng với nhân dân địa phương và sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đã quan tâm tập trung đầu tư, xây dựng nhà trường ngày một khang trang đẹp đẽ. Điều đó đã khẳng định công tác giáo dục của xã Tuy Lộc đã từng bước trưởng thành và phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Năm học 2002- 2003 đến nay, nhà trường được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ I. Hiện nay nhà trường có tổng diện tích 6720m². Có 12 nhóm lớp với 3 nhóm trẻ và 9 lớp mẫu giáo với tổng số học sinh là 301 cháu, có các phòng chức năng, khu hiệu bộ và có bếp một chiều, hệ thống nước sạch thuận tiện cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ hàng ngày. Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường có 28, trong đó 3 đồng chí ban giám hiệu, 18 giáo viên, nhân viên và 7 cô nuôi dưỡng. Trình độ đạt chuẩn 100%, trên chuẩn là 85%.
* Thuận lợi:
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục cả về vật chất và tinh thần, giúp nhà trường những giải pháp, chiến lược để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục.
Tư tưởng đội ngũ cán bộ, giáo viên ổn định, tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ đào tạo, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, gắn bó với công việc.
* Khó khăn
Xã Tuy Lộc là một xã đồng chiêm chũng, đặc canh cây lúa nước. Điều kiện kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, phân bố dân cư địa bàn rộng không đều, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 7,9% .
Trang thiết bị đã được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu, môi trường trong lớp, ngoài lớp còn nghèo nàn chưa sinh động nên ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên còn chưa nhiều. Số giáo viên còn thiếu so với qui định, một phần ảnh hưởng đến công tác giáo dục của nhà trường
Vẫn còn một số các bậc phụ huynh, coi nhẹ vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ mầm non tại trường, chưa phối hợp cùng với các giáo viên chủ nhiệm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Nguồn lực để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm còn khó khăn. 
* Khảo sát thực trạng
Để làm tốt việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tôi tiến hành khảo sát môi trường giáo dục thực tế (tháng 8 năm 2017)
Bảng 1a: Khảo sát đội ngũ cán bộ, giáo viên
Stt
Tiêu chí khảo sát
Tổng số CBGV
Xếp loại
Tốt
Khá 
TB
kém
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
TL
1
Tư tưởng chính trị
19
19
100
0
0
0
2
Đạo đức lối sống
19
18
94,8
1
5,2
0
0
3
Chuyên môn nghiêp vụ
19
19
100
0
0
0
4
Năng lực sư phạm
19
7
36,8
7
36,8
5
26,4
0
Bảng 1b: Khảo sát đội ngũ cán bộ, giáo viên thực hiện tiêu chí xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Stt
Tiêu chí khảo sát
Tổng số CBGV
Xếp loại
Tốt
Khá 
TB
kém
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
1
Xây dựng môi trường giáo dục
19
6
31,6
7
36,8
6
31,6
0
2
Xây dựng kế hoạch giáo dục
19
7
36,8
7
36,8
5
26,4
0
3
Tổ chức hoạt động giáo dục
19
6
31,6
7
36,8
6
31,6
0
4
Đánh giá sự phát triển của trẻ
19
6
31,6
7
36,8
6
31,6
0
5
Phối hợp giữa gia đình và cộng đồng trong việc giáo dục trẻ
19
6
31,6
7
36,8
6
31,6
Bảng 2: Khảo sát học sinh
Stt
Nội dung khảo sát
Tổng số trẻ
 Loại đạt
Chưa đạt
Tốt
Khá
TB
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
1
Trẻ trải nghiệm thường xuyên
301
80
26,6
106
35,3
104
34,5
11
3,6
2
Trẻ giao tiếp với mọi người trong mọi hoạt động
301
89
29,6
111
36,9
97
32,2
4
1,3
3
Trẻ suy ngẫm, vận dụng, giải quyết các tình huống trong các hoạt động
301
80
26,6
104
34,5
106
35,5
11
3,6
4
Trẻ trao đổi, mong muốn với mọi người ở lớp, ở trường, ở nhà
301
80
26,6
106
35,3
104
34,5
11
3,6
* Nguyên nhân.
Đối với ban giám hiệu. 
Công tác tham mưu xây dựng môi trường trong, ngoài cho trẻ hoạt động chưa có kết quả cao. Kinh nghiệm trong công tác quản lý chưa nhiều.
Chưa thường xuyên sát sao thăm lớp, dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm cho giáo viên. Công tác thi đua khen thưởng đôi lúc chưa kịp thời.
Trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi phục vụ dạy và học vẫn còn thiếu.
Đối với giáo viên.
Vẫn còn một vài giáo viên chưa đầu tư thời gian để xây dựng môi trường giáo dục phong phú về đồ dùng, đồ chơi, chưa đổi mới nhiều về phương pháp dạy học chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm vào trong tiết dạy dẫn đến tiết dạy chưa đạt hiệu quả cao. Xây dựng môi trường trong, ngoài ở một số lớp chưa phù hợp với lứa tuổi hoặc còn sơ sài.
Đối với học sinh và phụ huynh. 
Một số trẻ còn nhút nhát trong quá trình giao tiếp. Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình.
Từ kết quả khảo sát và nguyên nhân bản thân tôi nhận thấy việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm mới chỉ thể hiện ở bề rộng, chưa có chiều sâu. Do đó kết quả mang lại chưa cao, số trẻ hứng thu, tích cực tham gia vào các hoạt động và trải nghiệm chưa nhiều, trẻ lĩnh hội kiến thức chưa cao. Vì vậy tôi cần phải có nhiều biện pháp để chỉ đạo việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm khoa học và hiệu quả hơn để thoả mãn nhu cầu học bằng chơi, chơi bằng học của trẻ.
2.3. Các biện pháp thực hiện 
Biện pháp 1: Khảo sát môi trường giáo dục trong và ngoài lớp
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một chuyên đề mới được triển khai. Do đó, việc thiết lập và khai thác chúng như một phương tiện giáo dục hữu hiệu vẫn còn nhiều hạn chế. Để có cơ hội đưa ra kế hoạch và xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với thực tế của nhà trường, bản thân tôi là người trực tiếp chỉ đạo giáo viên thực hiện chuyên đề, tôi đã tiến hành đánh giá thực trạng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của nhà trường trên các mặt sau:
Đánh giá tổng thể cảnh quan chung của nhà trường, từ khâu thiết kế mặt bằng. Cổng ra vào đảm bảo mỹ quan chưa? bố trí các phòng học, sân chơi, khu vui chơi ngoài trời, khu phát triển vận động, vườn rau, vườn thiên nhiên, vườn thuốc nam của bé đã phù hợp chưa? còn thiếu phần gì chưa làm được. Đánh giá xếp loại việc sắp xếp, trang trí, làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các nhóm lớp đã ở mức độ nào rồi, cần chỉnh sửa bổ sung những gì. Đánh giá môi trường xã hội của nhà trường bao gồm các mối quan hệ, giao tiếp, ứng xử giữa cán bộ giáo viên, nhân viên với nhau, giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa giáo viên với phụ huynh đã gần gũi và thân thiện chưa. 
Từ việc khảo sát, đánh giá từ tổng thể đến chi tiết từng hạng mục, từng phần, tôi cùng ban giám hiệu xây dựng kế hoạch, báo cáo phòng giáo dục, chính quyền điạ phương để xin ý kiến chỉ đạo việc “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
Từ kết quả đánh giá trên, bản thân tôi đã thấy được những điểm đã làm được và chưa làm được của việc “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” trong nhà trường. Từ đó tôi xây dựng kế hoạch như sau:
Xây dựng kế hoạch tổng thể về xây dựng môi trường trong lớp và môi trường ngoài lớp đảm bảo tính sư phạm, tính khoa học, tính mục đích. Trong đó tôi lên kế hoạch thực hiện của khối nhà trẻ riêng, khối mẫu giáo riêng, để đảm bảo tính mục đích của từng khối
Họp ban giám hiệu đưa kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm tung tâm để ban giám hiệu đóng góp ý xây dựng.
Báo cáo chính quyền địa phương, xin chủ trương xây dựng và xin ý kiến viết bài tuyên truyền trên loa truyền thanh của xã về “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
Tổ chức cho cán bộ giáo viên học chuyên đề “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
Triển khai kế hoạch xây dựng đến đội ngũ cán bộ giáo viên.
Tổ chức họp ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh.
Trong việc xây dựng kế hoạch, tôi đã xây dựng rõ ràng, chi tiết từng phần của môi trường trong và môi trường ngoài của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, kể cả nội dung và hình thức để các cấp các ngành, phụ huynh trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” như: 
Môi trường ngoài lớp học
Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nhà trường bố trí các khu vực cho trẻ hoạt động vui chơi, sinh hoạt, học tập ngoài trời một cách khoa học và phù hợp. Những yêu cầu về môi trường ngoài lớp học được nhà trường nghiên cứu tìm hiểu bố trí sắp xếp khoa học, gọn gàng, đảm bảo tính sự phạm, tính giáo dục, thẩm mĩ, hợp lý, an toàn, xanh - sạch – đẹp, hấp dẫn thì sẽ tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, đáp ứng với nhu cầu của trẻ. Để diện tích sân tập thể dục cho trẻ toàn trường, khu vực vui chơi với đồ chơi ngoài trời cầu truợt, đu quay, đu bay, bập bềnh, nhà bóng, đu dây; Để trẻ được tận hưởng những không gian thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, an toàn tuyệt đối về tính mạng, cũng như trẻ được thoả mãn nhu cầu tìm tòi khám phá tôi tận dụng không gian phù hợp để xây dựng khu vực phát triển vận động cho trẻ trong đó trẻ được chơi với nhiều trò chơi “bé mang bánh biếu bà” “bé yêu sasuky” “ai bắt bóng nhanh” “ném vòng cổ trai”... Khu vực trẻ chơi với nước, với đất cát, khu vực trẻ trồng rau, trồng hoa, trồng cây và chăm sóc cây cối... Hệ thống đường đi lối lại trên sân, độ rộng của cổng và biển tường; khu đặt bảng tuyên truyền cho cha mẹ trẻ cũng được nhà trường sắp đặt ngay ngắn và phù hợp.
Môi trưòng trong lớp học
Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, để lớp học thêm lôi cuốn trẻ cần tạo một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh... Không gian mở, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; trẻ được trải nghiệm, luôn thay đổi không gian theo chủ đề, để tạo ra sự hấp dẫn đối với trẻ.
Môi trường học tập được bố trí đẹp mắt và hấp dẫn, hài hoà, đơn giản, ngăn nắp, không gian lớp học cần phải có đủ về ánh sáng. Lớp học phải đem lại cho trẻ cảm giác thoải mái, an toàn với những đồ chơi phù hợp. kích thước, kích cỡ sinh động khoa học, phù hợp với độ tuổi thì trẻ sẽ hứng thú học tập. Để lớp học hấp dẫn lôi cuốn trẻ, cô giáo cần tạo nên một môi trường trong lớp học với những màu sắc sinh động, ngộ nghĩnh. Khi thiết kế các góc hoạt động trong lớp, tôi đã nhắc nhở giáo viên lưu ý: bố trí các góc hoạt động hợp lý. Góc hoạt động yên tĩnh thì xa góc hoạt động ồn ào, hoặc góc thư viện, sách, tranh thì ở nơi nhiều ánh sáng và không nên bố trí bên góc xây dựng. Các góc hoạt động phải có phân biệt khu vực, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết với góc chơi. Tên hoặc ký hiệu các góc đơn giản, gần gũi với trẻ, được viết theo đúng mẫu chữ quy định hiện hành.
Đồ chơi, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất, tạo cơ hội cho trẻ được tự do lựa chọn và sử dụng đồ dùng. Đồ dùng, đồ chơi, học liệu, nguyện vật liêu là phương tiện đặc trưng cho từng góc, học liệu, nguyên vật liêu, đồ dùng, đồ chơi trong góc hoạt động đóng vai trò không nhỏ trong quá trình chơi và học của trẻ. Vì vậy, các đồ dùng và học liệu được lên kế hoạch thật cẩn thận để hỗ trợ cho việc học của trẻ và để thu hút trẻ tham gia cũng như tạo ra các cơ hội để trẻ được trải nghiệm. Sắp xếp các góc để giáo viên dễ quan sát, giám sát đuợc toàn bộ hoạt động của trẻ.
Đồ dùng, đồ chơi, nguyên liệu mang tính chất mở như: Lá cây, hột hạt, rơm rạ....sản phẩm hoàn thiện của cô và trẻ tự làm, sản phẩm chưa hoàn thiện, hay sản phẩm của địa phương như: Trang phục, dụng cụ lao động, củ quả, cây con, vật thật,... các sản phẩm này phải an toàn, đảm bảo vệ sinh phù hợp với thể chất và tâm lý của trẻ. Đồ dùng, đồ chơi được thay đổi bổ sung thường xuyên, phù hợp với mục tiêu của chủ đề, hoạt động và hứng thú của trẻ. Với những lớp có trẻ bị khuyết tật tôi luôn hướng cho giáo viên điều chỉnh đồ dùng, đồ chơi để hỗ trợ trẻ khuyết tật
Khi kế hoạch đã được thống nhất, tôi phân nhóm công việc để thực hiện cho có hiệu quả như: 
Huy động nguồn lực tham mưu giao cho ban giám hiệu và giáo viên.
Trang trí môi trường trong và ngoài lớp giao cho giáo viên và phối hợp với phụ huynh học sinh hỗ trợ.
Công tác tuyên truyền trực tiếp, truyền thanh của xã giao tổ chuyên môn.
Bồi nền khu phát triển vận động và xây dựng vườn rau, vườn hoa, vườn thiên nhiên, vườn thuốc nam thì phối hợp với cựu chiến binh và huy động phụ huynh học sinh. 
Tu sửa, sơn lại các đồ chơi thì phối hợp với đoàn thanh niên hỗ trợ. 
Việc triển khai kế hoạch được sự ủng hộ và hỗ trợ của đội ngũ cán bộ giáo viên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_xay_dung_moi_truong_giao_duc_l.doc