SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tại trường mầm non Đông quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tại trường mầm non Đông quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động trong nhà trường đều nhằm mục đích

nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, chất lượng chuyên môn là yếu tố

hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Bên cạnh việc đổi mới

công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của trẻ

thì việc đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng là vấn

đề đang được quan tâm.

Trên thực tế mà nói thì tổ chuyên môn là một “mắt xích” vô cùng quan trọng

trong bộ máy hoạt động của nhà trường, là cầu nối giữa BGH nhà trường với giáo

viên và trẻ, là nơi tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách

cụ thể và hiệu quả nhất, nơi trực tiếp bồi dưỡng giáo viên và phát hiện những điểm

mạnh, điểm yếu, những thuận lợi và khó khăn của từng giáo viên trong quá trình

giảng dạy. Thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn thì giáo viên có thể tiếp

thu được những kiến thức bổ ích, những kỹ năng cần thiết hay những phương pháp

giảng dạy mới từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cũng như

có phương pháp dạy học linh hoạt và đặc biệt là phát huy vai trò chủ động, tích

cực, sáng tạo trong mọi hoạt động.

Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn là một trong những nhiệm

vụ hàng đầu để bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên, là hình thức đa dạng

hóa cách quản lý nhà nước góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên

và trẻ tại trường. Đây không chỉ là vấn đề quan trọng nhất mà còn là vấn đề then

chốt quyết định chất lượng đội ngũ giáo viên và hiệu quả giờ dạy trong Trường

mầm non nói chung và Trường mầm non Đông Quang nói riêng

pdf 25 trang thuychi01 37284
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tại trường mầm non Đông quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN ĐÔNG SƠN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO 
CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN TẠI 
TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG QUANG, HUYỆN ĐÔNG SƠN, 
TỈNH THANH HÓA 
 Người thực hiện: Lâm Thị Phượng 
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng 
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Đông Quang 
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý 
THANH HÓA NĂM 2019 
 2 
MỤC LỤC 
STT NỘI DUNG Trang 
 MỤC LỤC 
1. MỞ ĐẦU 4-5 
1.1. Lý do chọn đề tài. 4-5 
1.2. Mục đích nghiên cứu 5 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 5 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 5 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 6-18 
2.1. Cơ sở lí luận 6 
2.2. Thực trạng 6 
2.3. Các biện pháp và tổ chức thực hiện 6-8 
 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan 
trọng của sinh hoạt chuyên môn. 
8-9 
 Biện pháp 2 : Xây dựng kế hoạch chuyên môn, kế hoạch sinh 
hoạt tổ phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà trường 
9-11 
 Biện pháp 3: Phát huy vai trò của tổ trưởng các khối. 11-13 
 Biện pháp 4: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các tổ qua các 
buổi sinh hoạt, hội thảo, kiến tập chuyên đề. 
13-15 
 Biện pháp 5: Chỉ đạo công tác sinh hoạt chuyên môn tổ, khối 15 
 Biện pháp 6: Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo và kiểm tra của 
Ban giám hiệu nhà trường. 
16 
2.4. Hiệu quả đạt được 17-18 
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18-19 
3.1. Kết luận 18 
3.2. Kiến nghị 19 
 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 
 3 
DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐƯỢC XẾP LOẠI CÁC NĂM 
STT TÊN SÁNG KIẾN NĂM HỌC XẾP LOẠI CẤP GHI CHÚ 
1. Một số biện pháp 
nâng cao chất lượng 
làm quen với kích 
thước cho trẻ 5 -6 
tuổi ở trường mầm 
non 
2011 - 2012 C Cấp huyện 
2. Một số biện pháp 
nâng cao chất lượng 
dạy trẻ kỹ năng vận 
động theo nhạc cho 
trẻ 
5 -6 tuổi ở trường 
mầm non 
2012 - 2013 A 
C 
Cấp huyện 
 Cấp tỉnh 
 Tổng: 2 SKKN 
 4 
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lý do chọn đề tài 
Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động trong nhà trường đều nhằm mục đích 
nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, chất lượng chuyên môn là yếu tố 
hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Bên cạnh việc đổi mới 
công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của trẻ 
thì việc đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng là vấn 
đề đang được quan tâm. 
Trên thực tế mà nói thì tổ chuyên môn là một “mắt xích” vô cùng quan trọng 
trong bộ máy hoạt động của nhà trường, là cầu nối giữa BGH nhà trường với giáo 
viên và trẻ, là nơi tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách 
cụ thể và hiệu quả nhất, nơi trực tiếp bồi dưỡng giáo viên và phát hiện những điểm 
mạnh, điểm yếu, những thuận lợi và khó khăn của từng giáo viên trong quá trình 
giảng dạy. Thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn thì giáo viên có thể tiếp 
thu được những kiến thức bổ ích, những kỹ năng cần thiết hay những phương pháp 
giảng dạy mới từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cũng như 
có phương pháp dạy học linh hoạt và đặc biệt là phát huy vai trò chủ động, tích 
cực, sáng tạo trong mọi hoạt động. 
Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn là một trong những nhiệm 
vụ hàng đầu để bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên, là hình thức đa dạng 
hóa cách quản lý nhà nước góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên 
và trẻ tại trường. Đây không chỉ là vấn đề quan trọng nhất mà còn là vấn đề then 
chốt quyết định chất lượng đội ngũ giáo viên và hiệu quả giờ dạy trong Trường 
mầm non nói chung và Trường mầm non Đông Quang nói riêng 
Trong năm học vừa qua công tác sinh hoạt chuyên môn nói chung và tổ 
chuyên môn nói riêng đã đi vào nề nếp, tổ đã thực hiện sinh hoạt định kỳ 2 
lần/tháng, họp đột xuất về những nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non. 
Tuy nhiên, việc sinh hoạt chuyên môn chỉ dừng lại ở việc sinh hoạt đầy đủ về số 
lượng buổi họp trong tháng, nội dung họp chưa thực sự phong phú và vai trò của tổ 
trưởng và tổ phó chuyên môn chưa được phát huy, chưa thật sự chủ động để xây 
dựng kế hoạch sinh hoạt tổ một cách khoa học và phù hợp tình hình thực tê của tổ, 
của trường, việc thông qua các văn bản hướng dẫn chuyên môn trong mỗi lần sinh 
hoạt, việc bố trí và sắp xếp giáo viên tham gia sinh hoạt gặp khó khăn do đặc thù 
công việc và do lớp 4-5 tuổi và lớp 5-6 tuổi thiếu giáo viên. Chưa tạo được không 
khí thoải mái cho giáo viên khi tham gia đánh giá chuyên môn. 
 5 
Mặt khác, Nội dung kế hoạch, sổ ghi biên bản, sổ theo dõi chuyên môn, sổ 
chấm công còn nặng nề về hình thức, ghi chép và đánh giá theo tọa độ chưa thật 
chính xác, việc thảo luận các nội dung còn hời hợt, góp ý giờ dạy còn ỷ lại, nể 
nang, xếp loại một số giờ dạy chưa xác thực. Từ đó, trên cương vị là Phó hiệu 
trưởng, phụ trách chuyên môn tôi thiết nghĩ ngoài việc đổi mới nội dung, phương 
pháp và hình thức dạy học thì còn phải đổi mới tư duy cho đội ngũ giáo viên trong 
cách làm việc, một trong những đổi mới đó chính là đổi mới hình thức, nội dung 
sinh hoạt tổ - một yếu tố có tác động trực tiếp đến chất lượng dạy và học hiện nay. 
Xuất phát từ những tồn tại và khó khăn trên tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện 
pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tại Trường Mầm 
non Đông Quang”. 
 1.2. Mục đích nghiên cứu 
Mục đích của tôi trong đề tài: : “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất 
lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tại Trường Mầm non Đông Quang”. 
Nhằm phát huy vai trò của tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và nâng cao chất 
lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tại trường MN Đông Quang. 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Các đồng chí giáo viên thuộc các tổ, khối Nhà trẻ và Mẫu giáo trong trường . 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu 
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này bản thân tôi đã kết hợp sử dụng hệ 
thống các phương pháp: 
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn tôi sử dụng các phương pháp sau: 
+ Phương pháp quan sát: Thông qua việc theo dõi các hoạt động của tổ chuyên 
môn. 
+ Phương pháp điều tra: Phối hợp với các tổ đánh giá chất lượng tổ, chất 
lượng giáo viên. 
+ Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện với giáo viên về nội dung chuyên môn 
và những điểm mới của chương trình Giáo dục mầm non 
+ Phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm: Thông qua họp hội đồng 
nhà trường, tổ chuyên môn, thông qua việc xếp loại thi đua hàng tháng. 
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Đọc và tổng hợp các tài liệu liên quan đến 
đề tài. 
 - Phương pháp thống kê xử lí số liệu: Tôi dùng phương pháp này để xử lí số 
liệu, phân tích số liệu thu được về việc “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất 
lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tại Trường Mầm non Đông Quang”. 
 6 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2.1. Cơ sở lí luận 
 Sinh hoạt tổ chuyên môn là nơi thực hiện các hoạt động chia sẻ với đồng 
nghiệp về chuyên môn, là môi trường tốt nhất cho giáo viên còn hạn chế về năng 
lực và chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục 
trẻ, nhất là giáo viên mới để có thể trao đổi học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ 
chuyên môn của bản thân mình. Song hiện nay hoạt động chuyên môn trong nhà 
trường nói chung và sinh hoạt tổ chuyên môn nói riêng mới chỉ dừng lại ở việc xây 
dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn mà chưa lựa chọn được các nội dung giáo dục 
và thống nhất một số chủ đề nên chưa phát huy được hiệu quả của tổ chuyên môn. 
 Trong những năm học qua công tác sinh hoạt tổ chuyên môn trong các 
trường mầm non được ví như “người thợ cả” có vai trò quan trọng mang tính quyết 
định sự thành công và phát triển toàn diện của nhà trường, nhưng trên thực tế 
không phải lúc nào tổ chuyên môn cũng đáp ứng được vai trò “người thợ cả” nên 
chất lượng của đội ngũ chuyên môn chưa được chú trọng đến điều này ảnh hưởng 
không nhỏ đến chất lượng chung của nhà trường. 
 Để hoạt động của tổ chuyên môn phát huy vai trò và hiệu quả cần phải đổi 
mới phương pháp hoạt động của tổ chuyên môn, cụ thể là thay đổi nhận thức về 
sinh hoạt tổ chuyên môn. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chủ yếu thực hiện theo 
hình thức cũ đó là đánh giá công tác chuyên môn tháng trước và triển khai công tác 
chuyên môn tháng tới, thảo luận một số yêu cầu của nhà trường, ngoài ra nội dung 
sinh hoạt chuyên môn cần thay đổi và đi vào chiều sâu là coi trọng sinh hoạt cho 
giáo viên về kỹ năng dự giờ, phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo 
dục trẻ, tăng cường đánh giá rút kinh nghiệm các hoạt động dạy chuyên đề, các 
buổi dự giờ của giáo viên để kỳ họp sau có bước thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm giờ 
dạy tốt hơn 
Đội ngũ giáo viên được đào tạo từ các trường khác nhau, nhận thức của giáo 
viên chưa đồng đều, một số giáo viên chưa nhiệt tình nên cũng làm ảnh hưởng đến 
hiệu quả giáo dục.Theo điều lệ trường mầm non thì hai tuần sinh hoạt chuyên môn 
một lần nhưng thực chất những buổi sinh hoạt chuyên môn chưa thật sự hiệu quả, 
chưa đổi mới nội dung và phương pháp tổ chức, chưa phát huy ý kiến, ý tưởng của 
giáo viên. Do vậy, chưa phát huy hết sức mạnh của tập thể tổ chuyên môn trong 
việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 
 2.2. Thực trạng 
 7 
 Trong những năm học trước công tác sinh hoạt tổ chuyên môn của trường tôi 
chưa được coi trọng, việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn còn mang tính hình thức 
và chưa tạo không khí thoải mái cho giáo viên. Mặt khác, giáo viên nhiều khi còn 
xem nhẹ việc tham gia sinh hoạt chuyên môn, xây dựng kế hoạch còn sơ sài chưa 
bám sát vào thực tế, việc triển khai còn mang hình thức đối phó, tuổi đời, tuổi nghề 
giáo viên không đồng đều. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến chất lượng sinh hoạt 
chuyên môn của nhà trường chưa cao. 
2.1.1. Thuận lợi 
 - Được sự quan tâm chỉ đạo của cán bộ lãnh đạo phòng, các cấp ủy đảng 
chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, các bậc cha mẹ học sinh cùng với 
sự nhiệt tình, chịu khó, không ngừng học hỏi kinh nghiệm, say mê trong công việc 
của ban giám hiệu nhà trường và đội ngũ giáo viên đã xây dựng thành công trường 
Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I vào tháng 11 năm 2016. 
- Đa số giáo viên trẻ, khỏe, năng động với trình độ đào tạo trên chuẩn, có đạo 
đức tốt, có tinh thần học hỏi và cầu tiến cao, một số giáo viên đang theo học Đại 
học hệ chính quy để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. 
- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ và khang trang. 
- BGH nhà trường đã quan tâm đến chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn 
- Các tổ chuyên môn hoạt động đúng chức năng và nhiệm vụ của mình 
2.2.2. Khó khăn 
Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn 
còn hạn chế, nhiều giáo viên còn xem nhẹ buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, chưa 
tự giác trong việc sinh hoạt tổ chuyên môn nếu có tham gia thì thiếu sự mạnh 
dạn, tự tin trong khi trao đổi và ngại đóng góp ý kiến xây dựng lẫn nhau. 
Bản thân tôi là Hiệu phó, phụ trách chuyên môn mới lên nên kinh nghiệm 
trong việc chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn còn hạn chế và chưa mạnh dạn, quyết 
đoán trong một số công việc chyên môn của nhà trường đôi khi còn có nể nang, 
ngại góp ý kiến với giáo viên khi họ làm sai. 
 Hình thức và nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn chưa phong phú và đa 
dạng, ít đúc rút kinh nghiệm và bàn bạc khi tiến hành buổi họp, chỉ triển khai kế 
hoạch của nhà trường mà chưa đề ra biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể cho từng tổ 
chuyên môn của mình. Sau mối lần khảo sát thì tổ chỉ phân tích chung chung và 
đưa ra một số giải pháp chung chung cho toàn khối. 
 Vai trò cũng như trách nhiệm của người tổ trưởng, tổ phó chuyên môn chưa 
được phát huy hết khả năng của mình. 
 8 
 Đa số giáo viên còn lúng túng trong xác định kiến thức và kỹ năng, cập nhật 
thông tư mới cũng như xây dựng kế hoạch tháng và tuần còn sơ sài, xác định bài 
dạy chung chung chưa cụ thể. 
 Hồ sơ sổ sách cập nhật hàng ngày còn sai sót và tẩy xóa , nội dung cập nhật 
đầy đủ nhưng chưa có sự logic. 
2.2.3. Khảo sát đầu năm 
 Bảng khảo sát đầu năm học giáo viên khi dự giờ thao giảng để đánh giá 
về nghiệp vụ chuyên môn. 
XL: Tốt XL: Khá XL: Đạt yêu 
cầu 
XL: Không 
đạt yêu cầu 
Đầu năm 
học 
Tổng 
số 
giáo 
viên 
khảo 
sát 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
% 
2018-2019 16/16 6 37 7 43 3 18 0 0 
* Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả khảo sát tôi thấy: 
- Tỷ lệ giáo viên xếp loại tốt đạt chưa cao (mới đạt tỉ lệ 37%). 
- Tỷ lệ giáo viên xếp loại khá còn chiếm tỉ lệ cao (43%). Tỷ lệ giáo viên xếp 
loại đạt yêu cầu chiếm tỉ lệ cao (18%). Để làm thay đổi kết quả trên bản thân tôi 
luôn trăn trở làm sao để chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn của nhà trường ngày 
càng đi lên. 
 Vì vậy tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm năng cao chất lượng sinh 
hoạt tổ chuyên môn tại trường tôi như sau: 
2.3. Các biện pháp và tổ chức thực hiện 
 Nắm được vai trò, ý nghĩa cũng như nguyên tắc của việc “nâng cao chất 
lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường” là góp phần nâng cao chất lượng 
chăm sóc giáo dục trong nhà trường, là nhiệm vụ hàng đầu và cũng là trách nhiệm 
lớn lao của người cán bộ quản lý. Sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tổ giúp cho giáo 
viên biết vận dụng linh hoạt các hình thức, nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt 
động dạy học đạt kết quả tốt nhất. 
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của 
sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường. 
Nội dung này là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với người cán bộ quản 
lý chuyên môn, chất lượng của các buổi sinh hoạt dựa vào khả năng người chủ trì 
 9 
cuộc họp, cách tổ chức của người tổ trưởng. Nếu mà biết cách tổ chức buổi họp tốt 
thì kết quả của buổi sinh hoạt chuyên môn sẽ cao. Chính vì điều này mà người tổ 
trưởng cần phải có một phẩm chất, một tư cách đạo đức tốt, một lối sống trong sáng 
và có trình độ, có kinh ngiệm chuyên môn cũng như khả năng tập hợp các thành 
viên trong tổ, khối của mình, người tổ trưởng phải có khả năng điều hành tổ chuyên 
môn và có trách nhiệm hướng dẫn tổ mình thực hiện nhiệm vụ của tổ theo quy định 
của ngành và các cấp quản lý để góp phần đưa nhà trường ngày một đi lên.. 
Xác định được điều này nên BGH nhà trường đã tổ chức cho giáo viên tham 
gia bồi dưỡng chính trị, các nghị quyết của cấp trên để giáo viên nắm được chủ 
trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với ngành. 
Học tập Điều lệ trường mầm non để giáo viên nhận thức được vị trí vai trò 
và tầm quan trọng của tổ chuyên môn được quy định tại điều 14 Điều lệ Trường 
mầm non đối với chất lượng chuyên môn của nhà trường, tổ chức học tập nhiệm vụ 
năm học, nội quy, quy định của nhà trường. Qua đó mà giáo viên có nhận thức 
đúng đắn về nhiệm vụ trọng tâm của ngành học, nhiệm vụ của mỗi cá nhân, của tập 
thể sư phạm cùng phấn đấu xây một tập thể sư phạm vững mạnh, đoàn kết góp 
phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục 
Mặt khác, người tổ trưởng chuyên môn cần phải tự bồi dưỡng bản thân về 
năng lực chuyên môn, có nhận thức đúng đắn và tinh thần trách nhiệm cao, thường 
xuyên cập nhật cái mới để có thê giái đáp các thắc mắc của đồng nghiệp. 
Qua việc học tập và bồi dưỡng chính trị cũng như tham gia các lớp đọc sách 
thì giáo viên nhận thức đúng đắn về tổ chuyên môn và ý thức được vị trí vai trò của 
mỗi cá nhân, từ đó mà giáo viên nhận thức được trách nhiệm của mình mà tự giác 
tham gia các hoạt động chuyên môn, từng bước mạnh dạn, tự tin trao đổi và chủ 
động đưa ra các ý kiến băn khoăn vướng mắc để bàn bạc thống nhất thực hiện. 
(Xem phụ lục 1: Hình ảnh đang tìm tòi nghiên cứu tài liệu qua sách, báo, 
mạng) 
Biện pháp 2 : Xây dựng kế hoạch chuyên môn, kế hoạch sinh hoạt tổ phù 
hợp với đặc điểm và tình hình của nhà trường. 
Căn cứ trên kế hoạch nhiệm vụ năm học của Sở và kế hoạch, chương trình 
công tác năm học theo các tháng của Phòng giáo dục. Tôi đã dựa vào đó để xây 
dựng kế hoạch năm học, kế hoạch từng tháng cụ thể theo chương trình dạy cho các 
khối lớp phù hợp và sát với tình hình nhà trường. 
Đầu năm tôi chỉ đạo các khối lớp tổ chức sinh hoạt chuyên để xây dựng mục 
tiêu chủ đề năm học cho phù hợp các khối lớp của mình. 
 10 
Ví dụ1: Trước đây việc xây dựng phân phối chương trình và kế hoạch mục 
tiêu chủ đề đều do Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn xây dựng nên khi mục 
tiêu đưa lên các khối lớp không phù hợp hay mục tiêu cao so với yêu cầu của trẻ 
lớp đó, hay mục tiêu đưa ra không phù hợp nội dung của từng lớp dẫn đến các hoạt 
động tổ chức của cô đối với trẻ không đạt được kết quả mong đợi 
Chính vì những bất cập và kết quả mong đợi thấp đó mà tôi đã thay đổi bằng 
cách chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn các khối lên phân phối chương trình và 
mục tiêu chung của các chủ đề sau đó chỉ đạo giáo viên dựa vào mục tiêu chung mà 
tổ trưởng đã làm xây dựng kế hoạch tuần theo từng chủ đề và phân phối thời gian 
thực hiện của lớp mình ngay từ đầu năm để phù hợp với tình hình thực tế của lớp 
và đặc điểm phát triển của trẻ. 
Ví dụ 2: Với chủ đề “Trường mầm non” tổ trưởng dựa theo kế hoạch mục 
tiêu độ tuổi của Phó hiệu trưởng xây dựng phân phối chương trình và mục tiêu – 
nội dung – hoạt động của chủ đề đó phù hợp với tình hình thực tế của khối, lớp 
mình. Từ đó giao cho giáo viên các khối tự lên kế hoạch tuần và ngày phù hợp với 
lớp mình, phân phối thời gian hợp lý miễn sao thu về kết quả theo mong đợi. 
Với việc thay đổi hình thức trên thì mọi hoạt động của các khối, lớp diễn ra 
linh hoạt và đa dạng phong phú không bị trùng lặp giữa các lớp với nhau và kết quả 
thu về trên trẻ đạt rất cao. 
Ngoài ra phải chỉ đạo tổ trưởng, giáo viên khi xây dựng các kế hoạch phải 
được Phó hiệu trưởng chuyên môn duyệt trước một tuần mới được thực hiện. Mặt 
khác, kế hoạch mà tổ trưởng xây dựng phải linh hoạt để tổ chức sinh hoạt đạt 2 
tuần/lần, dựa kiến thời gian và địa điểm tổ chức, phân công nhiệm vụ cho các tổ 
phó phụ trách từng chuyên đề và lĩnh vực khác nhau sau đó in ra phát cho các khối 
lớp nắm được để cùng thực hiện tốt. 
Với đặc thù của ngành mầm non là chăm sóc và giáo dục trẻ nên thời gian 
họp không được cố định như các cấp học khác nên toàn phải họp tranh thủ buổi 
trưa. 
Ví dụ 3: Trước đây khi tổ chức sinh hoạt chuyên môn thì cần phải tập hợp 
giáo viên các khối và dồn lớp và với hình thức họp tranh thủ, qua loa để nhanh về 
trông trẻ, giáo viên không hứng thú tham gia sinh hoạt chuyên môn, tuy vẫn đảm 
bảo an toàn cho trẻ nhưng chất lượng sinh hoạt không cao, thậm chí toàn phải họp 
buổi trưa không tập trung được giáo viên nên buổi họp bị loãng và rời rạc 
 11 
Nhận thức được sự bất cập đó mà tôi đã chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn xây 
dựng kế hoạch và phân công lịch sinh hoạt giữa các khối luân phiên nhau nhằm 
đảm bảo chất lượng sinh hoạt và an toàn cho trẻ. 
Chẳng hạn: Khối Mẫu giáo Bé sinh hoạt vào chiều thứ 4 tuần 1, tuần 3 
 Khối Mẫu giáo Nhỡ sinh hoạt vào chiều thứ 5 tuần 1, tuần 3 
 Khối Mẫu giáo Lớn sinh hoạt vào chiều thứ 6 tuần 1, tuần 3 
Nội dung sinh hoạt chuyên môn cũng là một vấn đề cần phải có sự đổi mới 
và có kế hoạch cụ thể để phù hợp với nhận thức của giáo viên cũng như điều kiện 
thực tế, tổ trưởng phải có trách nhiệm dự kiến các nội dung cần sinh hoạt làm sao 
để giáo viên nắm bắt được và chia sẻ được. Chẳng hạn: Khi lập kế hoạch cần lựa 
chọn nội dung vừa phải không quá sức và phù hợp điều kiện thực tế của từng khối, 
lớp về cấu trúc bài soạn cũng như bài giảng. 
Sự chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau về phương pháp và hình thức 
chăm sóc, giáo dục trẻ cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho tập thể giáo viên tiến 
bộ và ngày một nâng cao chuyên môn, không ngại đưa ra ý kiến hay đề xuất với 
mọi người cũng như cấp trên. 
Ví dụ 4: Giáo viên biết cách lựa chọn tên bài hay hình thức dạy học phù hợp 
với trẻ lớp mình, không chỉ vậy giáo viên còn chuẩn bị đầy đủ bài soạn trước khi 
lên lớp và xác định rõ kiến thức cũng như kỹ năng để dạy trẻ đảm bảo mục đích 
yêu cầu của độ tuổi mình đang phụ trách, chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng , học liệu 
phục vụ cho hoạt động học và chơi của trẻ 
Chia sẻ kinh nghiệm và 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao_chat_luong_sinh.pdf