SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non

 Thực phẩm vô cùng cần thiết và quan trọng đối với con người. Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh rất dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm. Vì vậy vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm giữ một vị trí rất quan trọng đối với sức khoẻ con người, góp phần nâng cao sức lao động phòng chống bệnh tật đem lại hạnh phúc cho mọi người, mỗi gia đình và cộng đồng. Chất lượng dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng nên công tác này đòi hỏi tính liên ngành cao và là nhiệm vụ của toàn dân.

Cùng với lương thực, thực phẩm là nguồn dinh dưỡng thiết yếu nuôi sống cơ thể. Vệ sinh an toàn thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ sức khỏe con người. Sử dụng thực phẩm không an toàn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người tiêu dùng, và xa hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển của giống nòi, hạn chế sự phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội.

Ngày nay khi xã hội phát triển càng cao thì nhu cầu đời sống con người cũng cao hơn, trong đó “chất lượng và an toàn” chiếm một vị trí rất quan trọng. Tuy nhiên, trong lãnh vực sản xuất, kinh doanh nói chung và trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nói riêng còn nhiều vấn đề đáng lo ngại; như việc hướng dẫn và quản lý sử dụng thuốc kháng sinh còn lỏng lẻo; tình trạng sử dụng các chất bổ trợ trong thức ăn chăn nuôi khá tùy tiện. Từ đó đã để lại tồn dư các hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

 

doc 15 trang thuychi01 12574
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Thực phẩm vô cùng cần thiết và quan trọng đối với con người. Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh rất dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm. Vì vậy vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm giữ một vị trí rất quan trọng đối với sức khoẻ con người, góp phần nâng cao sức lao động phòng chống bệnh tật đem lại hạnh phúc cho mọi người, mỗi gia đình và cộng đồng. Chất lượng dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng nên công tác này đòi hỏi tính liên ngành cao và là nhiệm vụ của toàn dân.
Cùng với lương thực, thực phẩm là nguồn dinh dưỡng thiết yếu nuôi sống cơ thể. Vệ sinh an toàn thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ sức khỏe con người. Sử dụng thực phẩm không an toàn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người tiêu dùng, và xa hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển của giống nòi, hạn chế sự phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội.
Ngày nay khi xã hội phát triển càng cao thì nhu cầu đời sống con người cũng cao hơn, trong đó “chất lượng và an toàn” chiếm một vị trí rất quan trọng. Tuy nhiên, trong lãnh vực sản xuất, kinh doanh nói chung và trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nói riêng còn nhiều vấn đề đáng lo ngại; như việc hướng dẫn và quản lý sử dụng thuốc kháng sinh còn lỏng lẻo; tình trạng sử dụng các chất bổ trợ trong thức ăn chăn nuôi khá tùy tiện. Từ đó đã để lại tồn dư các hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Thực trạng vi phạm an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay rất báo động. Theo thống kê của cục an toàn thực phẩm (Bộ y tế), trong năm 2015 cả nước đã sảy ra 171 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.965 người mắc và 23 người tử vong. Các vụ ngộ độc thực phẩm sảy phần lớn là ở các bếp ăn tập thể. Nguyên nhân các vụ ngộ độc thực phẩm là do mẫu thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật, nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, phẩm màu và các chất bảo quản ngoài danh mục Bộ y tế cho phép trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm.
Từ những số liệu trên cho thấy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là hết sức cần thiết đối với toàn dân nói chung và đối với trẻ em nói riêng. Trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ, trẻ còn rất nhỏ chưa nhận thức đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm nếu để sảy ra ngộ độc thực phẩm ở lứa tuổi này thì hậu quả sẽ khôn lường. Vì vậy giáo dục dinh dưỡng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đề phòng ngộ độc thực phẩm sảy ra là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với các trường tổ chức bán trú. 
 Từ những quan điểm trên và qua thực tế tìm hiểu thực trạng chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non Xuân Phú nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non” là đề tài nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của việc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non.
	- Phân tích thực trạng một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở đơn vị.
	- Rút ra các bài học về giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non. 
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài	
 - Phương pháp thu thập và sử lý thông tin
 - Phương pháp quan sát.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và hình thành nhân cách đầu tiên của con người mới xã hội chủ nghĩa. Với mục tiêu đó ngành giáo dục đặc biệt quan tâm đầu tư cho bậc học mầm non, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Để thực hiện mục tiêu trên đòi hỏi phải có sự đầu tư về chiến lược con người. Con người phải có trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, chính trị, đặc biệt là sức khỏe của con người đây là yếu tố quyết định sự thành công của xã hội. 
Như chúng ta đã biết, ăn uống là một nhu cầu cơ bản hàng ngày của đời sống, là cơ sở để nâng cao sức khỏe. Ăn uống theo đúng nhu cầu dinh dưỡng thì thể lực và trí tuệ phát triển tốt, giúp gia đình đạt được ước mơ là con cái khỏe mạnh, thông minh, học giỏi, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, giúp bảo tồn tinh hoa của nòi giống xã hội phát triển. 
Để có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cần phải ăn đủ theo nhu cầu của cơ thể. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị thay đổi theo tuổi, giới, sức khỏe và mức độ hoạt động.
Đối với trẻ, dinh dưỡng là vai trò quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng tốt đúng theo yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực phát triển cân đối, trí tuệ phát triển hài hòa, trẻ sẽ mau lớn, khỏe mạnh, thông minh, học giỏi. Bởi vì: trẻ đang tuổi cơ thể phát triển mạnh, nhu cầu về dinh dưỡng rất lớn, nếu thiếu ăn trẻ sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả các bệnh về dinh dưỡng như: suy dinh dưỡng, các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng (đần độn do thiếu iốt, hỏng mắt do thiếu vitamin A,). Vì thế việc chăm sóc nuôi dưỡng để trẻ phát triển và lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt thì nhiệm vụ của mỗi chúng ta phải chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ngay từ khi còn nhỏ. 
 Bản thân tôi là một phó hiệu trưởng được phân công phụ trách dinh dưỡng. Trường mới tổ chức cho trẻ ăn bán trú được 3 năm, cô nuôi chủ yếu là giáo viên dạy trẻ nên kinh nghiệm còn ít. Bản thân tôi trăn trở làm thế nào để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt, nên tôi tiếp tục nghiên cứu tìm tòi những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tình trạng ngộ độc thực phẩm trong nhà trường, giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ. 
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
1.Thuận lợi:
	Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Đảng uỷ - UBND, sự chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục. Vì vậy trong mấy năm gần đây, trường mầm non Xuân Phú đã có nhiều chuyển biến về chất lượng cũng như xây dựng cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm học.
Trường ở khu trung tâm tổ chức cho trẻ ăn bán trú đảm bảo theo yêu cầu giáo dục hiện nay. 
* Về cơ sở vật chất:
Nhà trường có khu vực bếp đảm bảo đúng qui trình, sạch sẽ khang trang. Nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, vận động được phụ huynh trang bị một số phương tiện phục vụ chăm sóc, nuôi dưỡng thuận lợi cho giáo viên và cấp dưỡng tổ chức các bữa ăn cho trẻ.
* Đội ngũ cán bộ - Giáo viên – nhân viên:
	Nhà trường có 31 cán bộ giáo viên, nhân viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn. Trong đó: cán bộ quản lý 4; giáo viên 25, nhân viên 2 (1 kế toán và 1 nhân viên y tế).
Tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên đều nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, năng động, sáng tạo được tập huấn kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Phụ huynh và trẻ: 
Đa số phụ huynh đều nhiệt tình, ủng hộ công tác chăm sóc – nuôi dưỡng trong nhà trường.
Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã giảm nhiều so với những năm chưa tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường.
2. Khó khăn:
Xuân Phú là một xã miền núi, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, dân số chiếm tỷ lệ người dân tộc thiểu số là 70%, có những trẻ nhà cách xa trường 9 km, đường xá đi lại gặp nhiều khó khăn
Cơ sở vật chất, phòng học còn thiếu, còn 4 khu lẻ, 7 nhóm lớp học nhờ ở các nhà văn hóa thôn nên chưa thực hiện ăn bán trú.
Cô nuôi chủ yếu là giáo viên nuôi dạy trẻ nên kinh nghiệm nấu ăn và cách chọn thực phẩm còn nhiều hạn chế.
Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao so với mặt bằng chung của toàn huyện.
Qua theo dõi cân đo đầu năm học kết quả khảo sát cho thấy như sau:
Độ tuổi
Tổng số trẻ
Cân nặng
chiều cao
Kênh bình thường
Kênh SDD (dưới -2 và -3)
Cao hơn so
 với tuổi
 (trên +2 và +3)
Kênh bình
 thường
Kênh Thấp 
còi độ 1
Nhà trẻ
90
82
8
0
81
9
Mẫu giáo
377
341
36
0
341
36
Cộng:
467
423
44
0
422
45
Qua kết quả khảo sát thực trạng của nhà trường, để nâng cao về chất lượng dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Tôi đưa ra một số biện pháp khắc phục giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi và biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non.
3. BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Biện pháp 1. Tăng cường công tác quản lý chỉ đạo và thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm” trong trường mầm non:
Đầu năm học xây dựng kế hoạch chỉ đạo các hoạt động chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ; Kế hoạch triển khai công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, trình lên hiệu trưởng duyệt sau đó triển khai đến giáo viên, nhân viên trong trường và tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. 
Họp Ban giám hiệu và Ban đại diện phụ huynh để thống nhất về chế độ ăn uống của trẻ.
Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất đồ dùng, thiết bị đạt tiêu chuẩn cho việc tổ chức nuôi dưỡng - chăm sóc trẻ.
Thành lập đoàn kiểm tra bán trú toàn diện trong năm học theo kế hoạch của trường. 	Hợp đồng với các cơ sở tin cậy để cung ứng về nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng VSATTP.
 Kiểm tra vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan môi trường luôn sạch - đẹp - đảm bảo VS.
 Kiểm tra nguồn nước sạch và các công trình thoát nước để xử lý kịp thời.
Chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, tăng cường giám sát công tác vệ sinh chung và vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Chỉ đạo các lớp thực hiện đúng quy chế nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ. Thực hiện tốt các chuyên đề, đổi mới phương pháp giảng dạy tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm vào các giờ học, các hoạt động khác trong ngày.
Thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của ngành học Mầm non về các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
Biện pháp 2. Tăng cường công tác bồi dưỡng và tuyên truyền cho đội ngũ giáo viên – nhân viên về kiến thức nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non.
 	 Tham mưu với Hiệu trưởng tạo điều kiện cho tất cả giáo viên tham gia học tập các lớp tập huấn chuyên đề hè, các lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn tập thể.
 Thường xuyên kiểm tra đánh giá theo dõi việc thực hiện của giáo viên, nhân viên có đánh giá xếp loại hàng tháng.
 Tổ chức các hội thi như: thi giáo viên dạy giỏi, cô nuôi giỏi
 Tuyên truyền các tài liệu về vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm lồng ghép trong các cuộc họp, trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, đối với các cháu suy dinh dưỡng nhà trường phối hợp với các phụ huynh tăng cường nguồn dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ để trẻ phát triển tốt. 
Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ trong trường phải thực hiện nghiêm túc các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên tổ chức, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho cộng đồng.
 Chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng vào chương trình giảng dạy theo các chủ đề. Ví dụ: chủ đề Thế giới thực vật 
- Khi hướng dẫn trẻ hoạt động khám phá khoa học“Một số loại rau” lồng ghép giáo dục trẻ lợi ích của rau quả đối với sức khỏe con người, đảm bảo vệ sinh thực phẩm trước khi ăn, cách chọn rau quả (tươi, không dập nát, không bị thối...), cách chế biến đơn giản (gọt vỏ, nhặt rau, rửa quả...)...
- Trò chơi phân vai “Bé tập làm nội trợ”, trẻ được thực hành tiếp thu một số kiến thức về dinh dưỡng như: cách ăn, cách chế biến, cách chọn thức ăn giàu dinh dưỡng như chất béo (dầu, mỡ, bơ, lạc...), chất bột (bánh mì, bột gạo, khoai lang...), chất đạm (Thịt, cá, cua, sữa...); Vitamin và khoáng chất có trong các loại (rau, củ, quả)
- Trò chơi học tập “Phân loại thực phẩm”. Qua trò chơi giúp trẻ nhận biết phân biệt 4 nhóm thực phẩm.
- Ở mọi lúc, mọi nơi: chỉ đạo giáo viên dạy cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng nơi qui định, giữ gìn vệ sinh môi trường: không khạc nhổ bừa bãi, vứt rác đúng nơi qui định...
Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, cập nhập thông tin về vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm thường xuyên cho đội ngũ cấp dưỡng, giáo viên mầm non. 
 Đặc biệt là tập luyện bồi dưỡng và chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các công tác nâng cao chất lượng giáo dục và vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh nhóm lớp, cá nhân và vệ sinh môi trường.
Tập huấn cho nhân viên đi chợ cách chọn 1 số thực phẩm: 
 Chọn thịt lợn: những miếng thịt có độ dẻo dính, đàn hồi (khi ấn ngón tay vào miếng thịt sẽ tạo thành vết lõm, nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra). Không nên chọn thịt quá nạc có màu đỏ tươi, lớp mỡ mỏng, lớp nạc kề sát da; bắp vai, bắp đùi có lượng thịt phát triển bất thường (có nhiều cục nạc u lên). 
Đ Đối với cá và hải sản: Tốt nhất là mua cá tôm đang còn sống, đang lội trong nước. Chọn cá có mắt lồi, trong suốt, thân cá cứng, mang cá đỏ hồng, không có nhớt, bụng cá không phình, không bị vỡ. Chọn tôm tép vỏ sáng lóng lánh, dài và trơn láng. C 
 Chọn các loại rau-quả như: rau muống, bắp cải, mồng tơi  không nên mua những loại ra mà nhìn quá “ngon” như lá rau non hơn bình thường, lá mầu xanh đen, giòn và hầu như không có vết sâu bệnh hại, bởi đây là những loại rau đã được sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật gây hại tới sức khỏe con người.
Chọn củ quả còn tươi non, không bị chầy xước C 
 Chọn bún, miến, phở: không nên mua những loại có màu trắng trong hơn bình thường vì người sản xuất đã dùng nhiều loại hóa chất tẩy trắng để tạo màu và làm cho chúng “thơm” hơn. Khi bún, miến, phở có thể để được qua đêm ở nhiệt độ thường mà không hề bị chua hay ôi thiu là do người sản xuất đã cho thêm chất bảo quản khi sản xuất. Chất này sẽ gây tổn thương màng nhầy của dạ dày và thực quản.
Các mặt hàng khác thì phải có nhãn mác, địa nơi sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng thì mới mua.
Biện pháp 3. Chỉ đạo thực hiện tốt các điều kiện đảm bảo VSATTP, các qui định trong công tác giáo dục dinh dưỡng và VSATTP.
*Bảo đảm đủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Đặc biệt chú ý các nội dung sau:
 	- Điều kiện cơ sở vật chất: nhà trường có khu nhà bếp đặt ở nơi cao ráo, không độc hại, ô nhiễm, có đủ diện tích để bố trí các khu vực của dây truyền, thiết kế bố trí cấu trúc đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Điều kiện thiết bị, dụng cụ: Trường có đầy đủ các bảng biểu (Thực đơn theo tuần, mùa, bảng công khai tài chính hàng ngày, Nội quy nhà bếp, lịch vệ sinh bếp, kho). 
Các dụng cụ dùng chứa đựng, chế biến đều được làm từ nguyên liệu không độc, không gây mùi, không thôi nhiễm, không bị ăn mòn bởi nước, nhiệt độ, nhẵn, dễ làm sạch và tẩy trùng.
Có thớt, nồi niêu, dao dùng riêng cho thực phẩm chín và thực phẩm sống.
Các dụng cụ, thiết bị có chế độ lau rửa, làm vệ sinh và khử trùng đúng qui định.
- Điều kiện con người: Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đều có kiến thức về VSATTP và thực hành tốt các quy trình VSATTP.
 Đảm bảo mỗi nhân viên nuôi dưỡng hàng năm được khám sức khỏe định kỳ, học tập kiến thức và thực hành tốt chế độ vệ sinh cá nhân, không để móng tay dài; không đeo đồ trang sức, không mắc bệnh truyền nhiễm.
Nhân viên cấp dưỡng phải mặc tạp dề, đeo bao tay, đeo khẩu trang, đội mũ khi chế biến và chia thức ăn cho trẻ.
* Chỉ đạo thực hiện tốt các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm:
Vệ sinh khu vực chế biến: 
 Chỉ đạo giáo viên, nhân viên cấp dưỡng thường xuyên quyét dọn, lau chùi khu vực chế biến bằng nước lau sàn, đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát. Với phương châm “Làm đâu sạch đấy”. Có lịch quét dọn vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
Vệ sinh dụng cụ chế biến: 
Dụng cụ dùng pha chế, đựng thức ăn sống khi rửa không cất chung với dụng cụ dùng cho thức ăn đã nấu chín. 
Luộc và tráng nước sôi bát, thìa của trẻ trước khi dùng, phải rửa sạch và để cao xoong nồi và các dụng cụ sau khi đã sử dụng. 
Máy xay thịt sau mỗi lần dùng phải tháo ra rửa sạch phơi thật khô. Thùng đựng rác, nước vo gạo phải có nắp đậy kín, xung quanh quyét sạch sẽ. 
Nguồn thực phẩm: 
Đầu năm học nhà trường đã làm tốt công tác hợp đồng mua bán thực phẩm, nguồn cung cấp thực phẩm phải đảm bảo điều kiện: Là cơ sở tin cậy, có giấy chứng nhận cơ sở giết mổ đủ điều về VSATTP, có giấy phép kinh doanh (đối với các cửa hàng lương thực, các phụ gia thực phẩm) cung cấp thường xuyên và có trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và VSATTP, giá cả hợp lý. 
Trong quá trình giao nhận, chế biến thực phẩm nếu nhân viên nhà bếp phát hiện thấy lương thực, thực phẩm không an toàn thì nhân không nhận và phải báo ngay với người phụ trách để nhắc nhỡ, nếu tái phạm thì cắt ngay hợp đồng. nghiêm cấm không để tình trạng dùng thực phẩm kém chất lượng chế biến thức ăn cho trẻ.
 Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm thực 3 bước: 
Kiểm thực trước khi nhập: Việc kiểm tra nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng đầu vào, chứng từ rõ ràng: số lượng, có tên, địa chỉ của người cung cấp thực phẩm và được kiểm tra cảm quan. Neu nguồn thực phẩm tươi, ngon đảm bảo thì mới nhận hàng.
Kiểm thực trước khi chế biến và kiểm thực trước khi ăn, bao gồm từ khi chế biến thực phẩm đến khi ăn, thực phẩm phải được đánh giá bằng cảm quan và ghi rõ thời gian thực hiện từng cung đoạn.
Quy trình chế biến: 
Quy trình chế biến thức ăn phải tuân thủ theo nguyên tắc 1 chiều. Bắt đầu từ khâu tiếp nhận thực phẩm đến khi sơ chế: nhặt, rửa, thái sẽ được chuyển vào bếp để nấu sau đó chuyển thẳng thức ăn chín sang phòng chia thức ăn, cuối cùng chuyển về các lớp cho trẻ ăn.
Hàng tuần, tháng họp lấy ý kiến đóng góp của giáo viên và mọi người xung quanh để rút kinh nghiệm cho những lần chế biến sau.
Chế độ lưu mẫu: Phải thực hiện đúng 3 đủ:
Phải có đủ dụng cụ lưu mẫu: dụng cụ phải được rửa sạch, khử trùng, có nắp đậy và mỗi loại thức ăn để trong một hộp riêng; 
Có đủ lượng mẫu tối thiểu: thức ăn đặc khoảng 150g, lỏng khoảng 250 ml; 
Đủ thời gian lưu mẫu là 24 giờ, lưu mẫu trong ngăn mát tủ lạnh; (mẫu phải được niêm phong và ghi ngày giờ lưu mẫu và người lưu mẫu. dán niêm phong đúng qui định). 
Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu giao viên, nhân viên nào không nghiêm túc thực hiện các nội qui, qui định đã đề ra sẽ bị phê bình trước cuộc họp hội đồng nhà trường hoặc kỷ luật tùy theo mức độ.
Vệ sinh nguồn nước: 
 Nước là nguyên liệu không thể thiếu được sử dụng nhiều trong công đoạn chế biến thực phẩm và vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày đối với trẻ. 
Nước nhiễm bẩn sẽ tạo nguy cơ không tốt đối với trẻ, nếu dùng nước an toàn trong chế biến thực phẩm phải là nước sạch lấy từ giếng khoan, nước máy và nước phải được kiểm định về vệ sinh mỗi năm một lần. Nhà trường đã dùng nước giếng khoan lọc qua máy lọc để dùng chế biến thức ăn cho trẻ, hợp đồng với công ty nước đảm bảo vệ sinh dùng cho trẻ uống hàng ngày. 
Xử lý chất thải 
Đối với trường bán trú có rất nhiều loại chất thải khác nhau như: nước thải, rác thải, khí thải...nước thải từ nhà bếp, khu vệ sinh tự hoại, rác thải từ rau củ, từ các loại bao ni lông, đồ sinh hoạt thừa, võ hộp sữahàng ngày của trẻ. Nếu không có biện pháp xử lý tốt sẽ làm ô nhiễm môi trường. 
Các loại rác thải là nơi tập trung và phát triển của các loại côn trùng như: ruồi, muỗi,.. là trung gian gây nên các mầm bệnh, ngộ độc thức ăn ở trường. Chính vì mối nguy hiểm nên trường tôi đã xử lý rác thải bằng cách: Các chất thải ra phải được thu gom cho vào thùng rác có nắp đậy kín, phân loại rác và và đổ rác xuống hố rác đúng qui định. Sau mỗi lần đổ rác lấp phủ một lớp đất mỏng, khi đầy hố rắc vôi bột lên trên và lấp đất kỹ khoảng 15-20 cm tránh gây ra mùi hôi thối. 
Thường xuyên khơi thông cống rãnh, không để tình trạng ứ đọng ảnh hưởng đến môi trường. Hàng tuần tổng vệ sinh toàn bộ hệ thống cống rãnh.
Biện pháp 4. Chỉ đạo giáo viên tổ chức bữa ăn và Giáo dục dinh dưỡng VSATTP cho trẻ.
Chăm sóc bữa ăn:
Tr

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_giao_duc_d.doc