SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng Chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ tại trường mầm non Nga Văn

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng Chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ tại trường mầm non Nga Văn

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật [1] với lối sống hiện đại đã khiến thói quen đi lại, lao động chân tay, luyện tập vận động của con người gần như biến mất. Tình trạng lười vận động đã đặt con người nói chung và trẻ em nói riêng vào trạng thái nguy hiểm tới sức khỏe một cách trầm trọng và đang trở thành mối đe dọa lớn trong tương lai. Nếu như cách đây 30 năm, có khoảng 80% trẻ em từ 4- 9 tuổi sáng dậy tập thể dục vận động [2], đi bộ tới trường thì hiện nay con số này chỉ còn chưa đầy 20%, rất ít trẻ em chịu tập thể dục, đi bộ tới trường do bố mẹ đi làm sớm, trẻ được cha mẹ, ông bà, anh chị đưa đi học bằng các phương tiện.

Trẻ lứa tuổi mầm non là thời kỳ quan trọng nhất để thực hiện các hoạt động phát triển thể chất. Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Thông qua giáo dục phát triển vận động với các bài tập vừa sức sẽ giúp cơ thể trẻ thoải mái, kích thích hoạt động của các hệ cơ quan bên trong như hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp, tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể [3].

Việc giáo dục phát triển vận động góp phần tích cực vào giáo dục phát triển nhận thức như tăng cường hiểu biết[4]; làm phong phú thêm biểu tượng về bài tập, các bộ phận trên cơ thể và tác dụng của bài tập đến chúng, yêu cầu luyện tập. Với giáo dục phát triển thẩm mỹ, giáo dục phát triển vận động giúp trẻ nhận thức đúng về cái đẹp trong trang phục luyện tập, các động tác vận động, có mong ước được tạo ra cái đẹp trong luyện tập. Bên cạnh đó, giáo dục phát triển vận động còn giúp trẻ phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội vì vận động sẽ giúp trẻ nâng cao nhận thức của bản thân, phẩm chất đạo đức như tinh thần tập thể, lòng muốn giúp đỡ lẫn nhau, tính thẳng thắn, tính trung thực, đoàn kết [5]

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục phát triển vận động, nhà trường cũng đã chỉ đạo thực hiện giáo dục vận động đến các nhóm lớp, giáo viên tuy vậy trong quá trình tổ chức của các giáo viên trong nhà trường vẫn chưa chủ động sáng tạo, đang còn thụ động, đa số trẻ còn sợ sệt, nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin trong vận động[6].

 

doc 27 trang thuychi01 8675
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng Chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ tại trường mầm non Nga Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA VĂN 
 Người thực hiện: Mai Thị Chính
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Văn
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
Tên đề mục
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3.Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
4
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện giáo dục phát triển vận động một cách khoa học, chặt chẽ, làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tới toàn bộ giáo viên.
4
Giải pháp 2: Xây dựng chỉ đạo điểm và tổ chức cho các lớp tham quan học tập. 
7
Giải pháp 3: Làm đồ dùng, đồ chơi để giáo dục vận động và tạo môi trường vận động cho trẻ hoạt động tốt. 
8
Giải pháp 4: Hướng dẫn giáo viên tổ chức tốt các hoạt động giáo dục vận động cho trẻ. 
10
Giải pháp 5: Chỉ đạo giáo viên giáo dục phát triển vận động thông qua các hoạt động học khác và ở mọi lúc, mọi nơi.
11
Giải pháp 6: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng tham gia giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 
14
2.5. Kết quả khảo sát cuối năm học.
15
3. Kết luận, kiến nghị 
15
3.1. Kết luận
15
3.2. Kiến nghị 
15
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật [1] với lối sống hiện đại đã khiến thói quen đi lại, lao động chân tay, luyện tập vận động của con người gần như biến mất. Tình trạng lười vận động đã đặt con người nói chung và trẻ em nói riêng vào trạng thái nguy hiểm tới sức khỏe một cách trầm trọng và đang trở thành mối đe dọa lớn trong tương lai. Nếu như cách đây 30 năm, có khoảng 80% trẻ em từ 4- 9 tuổi sáng dậy tập thể dục vận động [2], đi bộ tới trường thì hiện nay con số này chỉ còn chưa đầy 20%, rất ít trẻ em chịu tập thể dục, đi bộ tới trường do bố mẹ đi làm sớm, trẻ được cha mẹ, ông bà, anh chị đưa đi học bằng các phương tiện. 
Trẻ lứa tuổi mầm non là thời kỳ quan trọng nhất để thực hiện các hoạt động phát triển thể chất. Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Thông qua giáo dục phát triển vận động với các bài tập vừa sức sẽ giúp cơ thể trẻ thoải mái, kích thích hoạt động của các hệ cơ quan bên trong như hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp, tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể [3].
Việc giáo dục phát triển vận động góp phần tích cực vào giáo dục phát triển nhận thức như tăng cường hiểu biết[4]; làm phong phú thêm biểu tượng về bài tập, các bộ phận trên cơ thể và tác dụng của bài tập đến chúng, yêu cầu luyện tập. Với giáo dục phát triển thẩm mỹ, giáo dục phát triển vận động giúp trẻ nhận thức đúng về cái đẹp trong trang phục luyện tập, các động tác vận động, có mong ước được tạo ra cái đẹp trong luyện tập. Bên cạnh đó, giáo dục phát triển vận động còn giúp trẻ phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội vì vận động sẽ giúp trẻ nâng cao nhận thức của bản thân, phẩm chất đạo đức như tinh thần tập thể, lòng muốn giúp đỡ lẫn nhau, tính thẳng thắn, tính trung thực, đoàn kết [5]
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục phát triển vận động, nhà trường cũng đã chỉ đạo thực hiện giáo dục vận động đến các nhóm lớp, giáo viên tuy vậy trong quá trình tổ chức của các giáo viên trong nhà trường vẫn chưa chủ động sáng tạo, đang còn thụ động, đa số trẻ còn sợ sệt, nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin trong vận động[6].
Vậy làm thế nào để phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên, giúp giáo viên trong nhà trường thực hiện tốt giáo dục phát triển vận động, mang lại những kiến thức, sự mạnh dạn tự tin đến cho trẻ? Là một quản lý được phân công nhiệm vụ phụ trách chuyên môn, trước vấn đề nêu trên đó tôi đã đi sâu vào nghiên cứu và áp dụng: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ tại trường mầm non Nga Văn”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
+ Tìm ra một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên đề trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non tại trường mầm non NgaVăn. 
+ Hướng dẫn giáo viên cách xây dựng, tổ chức hoạt động, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc phát triển vận động cho trẻ. 
+ Nâng cao chất lượng vận động cho trẻ trại trường mầm non Nga Văn. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục phát triển vận động trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ tại trường mầm non Nga Văn. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tham khảo các tài liệu liên quan đến vấn đề phát triển vận động của trẻ. 
+ Phương pháp điều tra: Theo phiếu điều tra và trao đổi trực tiếp.
+ Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp kết quả điều tra.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Chúng ta biết rằng vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong đó có sự tham gia của hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh[7]. Khi trẻ vận động gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Do đó vận động có ý nghĩa rất to lớn đối với hệ thần kinh và sự phát triển thể lực của trẻ. 
Các nhà nghiên cứu đều cho rằng: Vận động có thể giúp con người loại bỏ trạng thái tâm lý căng thẳng, làm cho con người quên đi âu sầu, phiền não, tâm trạng vui vẻ lên. Trẻ em vốn có đặc điểm hiếu động, thích vận động [8]. Vận động cơ thể thích đáng có thể kích thích trung khu tình cảm của trẻ, làm cho trẻ vui vẻ, tình cảm hưng phấn, vận động có thể chuyển dịch tâm lý, giảm thiểu việc tạo ra các tình cảm không lành mạnh ở trẻ hoặc làm cho tình cảm không lành mạnh của trẻ được loại bỏ. 
Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ nói riêng có hiệu quả, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ra ban hành kèm theo thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [9], giáo dục phát triển vận động là một nội dung thuộc lĩnh vực phát triển thể chất, có vai trò quan trọng và cần thiết trong việc rèn luyện cho trẻ. Bên cạnh đó thực hiện quyết định số 641/QĐTTg ngày 28 tháng 4 năm 2011 của thủ tướng Chính phủ, Vụ giáo dục mầm non xây dựng chuyên đề[10]: “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” và đã được Sở Giáo Dục và Đào tạo Thanh Hóa, phòng Giáo Dục và Đào tạo Huyện Nga Sơn tổ chức triển khai thực hiện từ năm 2013 đến nay. 
Để thực hiện nội dung chuyên đề thì chúng ta phải nhận thức được rằng: Đối với trẻ ở độ tuổi mầm non thì trẻ học qua sử dụng tất cả các giác quan, trẻ học ở mọi lúc mọi nơi, tiếp thu kiến thức qua thực hành trải nghiệm. Trẻ học sẽ nhớ tốt, nhớ lâu hơn. Khi trẻ được giáo dục vận động thường xuyên trẻ sẽ hứng thú và lĩnh hội tốt những nội dung, kiến thức, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc làm tiền đề phát triển nhân cách cho trẻ sau này.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Những thuận lợi:
- Trường mầm non Nga Văn là trường chuẩn quốc gia mức độ I và đang phấn đấu trở thành trường chuẩn quốc gia mức độ II trong năm học 2017 - 2018 Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động trong ngày của trẻ, trường tổ chức cho trẻ ăn bán trú 100% tại trường nên có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình chăm sóc - Giáo dục.
- Trường có khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ có hệ thống đồ chơi ngoài trời đảm bảo theo quy định. 
- Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng – Chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể xã, hội cha mẹ học sinh rất quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường. 
- Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. 
- Tỷ lệ trẻ ra lớp đông, trẻ đến lớp đều ngoan, thông minh, nhanh nhẹn. 
* Khó khăn:
- Bên cạnh những mặt thuận lợi vẫn còn gặp một số những khó khăn như:
- Đồ dùng trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động, chưa phong phú. 
- Một số trẻ do bố mẹ đi làm ăn xa, việc chăm sóc trẻ ở gia đình do ông bà đảm nhiệm, do đó việc vận dụng kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học còn hạn chế. trẻ còn e dè thiếu tự tin.
- Giáo viên một số giáo viên cao tuổi, chưa nhạy bén trong tiếp cận vấn đề đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. Một bộ phận giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm tổ chức các hoạt động còn ít, kỹ năng ứng xử còn vụng về.
 * Kết quả của thực trạng: Từ những thực trạng trên, đầu năm học tôi tiến hành khảo sát: Khả năng nhận thức, phương pháp giáo dục trẻ của giáo viên, và khảo sát chất lượng các nội dung giáo dục vận động trên trẻ. 
- Khảo sát cán bộ, giáo viên, nhân viên: 
 Tổng số 20 đồng chí. Trong đó: Giáo viên: 12 ; Cán bộ quản lý: 3; Nhân viên: 5
1. Kèm theo bảng 1 khảo sát chất lượng giáo viên đầu năm:
- Khảo sát trên trẻ: 
2. Kèm theo bảng 2 Kết quả khảo sát chất lượng giáo viên cuối năm học:
- Bảng khảo sát Trẻ: Tổng số trẻ đến trường đầu năm học: 279 cháu. 
Trong đó: Mẫu giáo: 223 cháu; nhóm trẻ: 56 cháu. 
* Đối với mẫu giáo: 
Từ những khảo sát trên cho thấy kết quả chung trên giáo viên và trên trẻ còn thấp; Tỷ lệ giáo viên, trẻ đạt tốt, khá: Đạt chưa cao; Tỷ lệ trung bình, Chưa đạt: Còn cao.
Với thực trạng trên để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động tôi đã nghiên cứu tìm tòi sáng tạo và áp dụng các phương pháp mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vận động đến từng giáo viên, học sinh trong toàn trường. 
2. 3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
Từ việc nhận thức và đánh giá về việc giáo dục phát triển vận động, về vai trò của người quản lý, giáo viên trong trường cũng như những thuận lợi, khó khăn tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp chỉ đạo thực hiện như sau: 
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện giáo dục phát triển vận động một cách khoa học, chặt chẽ, làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
a, Xây dựng kế hoạch thực hiện.
Vào đầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch xuyên suốt cả năm học cho nhà trường. Để giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động phù hợp với nhóm lớp mình phụ trách, tôi đã yêu cầu giáo viên các nhóm lớp khảo sát tình hình cháu của lớp mình về đồ dùng, khả năng vận động của trẻ để nắm được những trẻ hiếu động, có thể lực tốt, những trẻ còn yếu kém hay những trẻ bị khuyết tật... Khi xây dựng kế hoạch phải dựa vào đặc điểm của trẻ lớp mình để đưa ra các vận động cho phù hợp.
Ví dụ: Đối với nhà trường, tôi xây dựng kế hoạch như sau: 
+ Kế hoạch năm: 
Học kỳ I: Chú trọng vào chỉ đạo lớp điểm (1 lớp điểm nhà trẻ: 25- 36 tháng do cô Mai ThÞ H­êng chủ nhiệm; 1 lớp điểm 5- 6 tuổi do cô Mai Thị Thu chủ nhiệm) đi sâu vào từng vấn đề: Xây dựng góc tuyên truyền phụ huynh; Góc vận động, đồ dùng, tổ chức các hoạt động. 
Học kỳ II: Nhân lớp điểm ra diện rộng tiến tới thực hiện ở 100% các nhóm lớp. Tổ chức các hội thi như hội khỏe bé mầm non, tổ chức các trò chơi dân gian và thi đọc đồng dao, ca dao cho trẻ mẫu giáo.
+ Kế hoạch tháng: Mỗi tháng đề ra các đợt phát động khác nhau để các lớp thi đua. 
Với sự chỉ đạo của phòng giáo dục, tôi đã dự kiến thời gian thực hiện các chủ đề trong năm từ đó giao cho các đồng chí tổ trưởng chuyên môn các khối mẫu giáo, nhà trẻ chủ trì định hướng cho giáo viên trong khối thống nhất lên các mục tiêu của các chủ đề dựa trên nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Riêng với trẻ 5 tuổi, mục tiêu các chủ đề dựa vào các chỉ số trong bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Sau khi tôi đã kiểm tra và góp ý bổ sung, tôi đã tổ chức họp giáo viên để thống nhất và đưa vào thực hiện.
b, Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tới đội ngũ giáo viên. 
Để giáo viên nắm được yêu cầu và phương pháp tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ thì việc bồi dưỡng cho giáo viên là rất cần thiết và phải thường xuyên liên tục. Tôi đã bồi dưỡng cho giáo viên trong nhà trường bằng nhiều các hình thức khác nhau như: 
+ Bồi dưỡng lý thuyết: Trước khi vào đầu năm học, cùng với ban giám hiệu nhà trường tôi đã tổ chức cho giáo viên dự lớp học bồi dưỡng chuyên môn do trường tổ chức theo từng độ tuổi. Bồi dưỡng cho giáo viên nắm được đặc điểm phát triển và khả năng vận động của trẻ ở các độ tuổi, mục tiêu, nội dung, các hoạt động, phương pháp và hình thức phát triển vận động, hướng dẫn lồng ghép tích hợp giáo dục phát triển vận động vào các hoạt động khác cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non theo thông tư 28. 
Đối với độ tuổi nhà trẻ bồi dưỡng cho giáo viên nắm chắc nội dung phát triển vận động bao gồm có các nội dung: Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp: Cơ tay, cơ lưng, cơ bụngTập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu: Bò, đi, trườnPhát triển vận động tinh: Vận động khéo léo của bàn tay, các ngón tay, phối hợp vận động mắt - Tay và kỹ năng sử dụng các đồ dùng như vòng, bóng, gậy, nơ, bút, kéo
Đối với độ tuổi mẫu giáo, đưa ra các nội dung để cho giáo viên nắm rõ hơn về các hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ như: Giờ thể dục, thể dục sáng, phút thể dục (Hay thể dục chống mệt mỏi), trò chơi vận động, dạo chơi ngoài trời, tuần lễ sức khỏe ở trường mầm non, ngày hội thể dục thể thao ở trường mầm non, các bài tập phát triển vận động cá nhân và các hoạt động nhằm giáo dục phát triển cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp vận động tay, mắt và kỹ năng sử dụng các đồ dùng, dụng cụ theo nội dung chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non. Cách tổ chức các hoạt động phát triển vận động ở trong lớp, ở ngoài trời
Ví dụ: Tôi đưa ra để giáo viên nghiên cứu, thảo luận để từ đó giúp cho giáo viên hiểu rõ hơn về hoạt động dạo chơi ngoài trời như: 
+ Vị trí, vai trò của dạo chơi trong giáo dục phát triển vận động: Dạo chơi với mục tiêu phát triển vận động được tổ chức vào buổi sáng khoảng 1 lần/ 1 tuần trong khuôn viên nhà trường hoặc 1 lần/ tháng nếu tổ chức ngoài khuôn viên nhà trường. Thông qua dạo chơi giúp trẻ nghỉ ngơi tích cực, củng cố kỹ năng vận động, phát triển các tố chất vận động trong những điều kiện tự nhiên. Ngoài ra, giáo dục ở trẻ ý thức chấp hành tổ chức tập thể, tính kỷ luật, sự tự tin
+ Lựa chọn nội dung giáo dục vận động: Đi bộ thể dục; Rèn luyện các kỹ năng vận động theo hình thức cá nhân, nhóm nhỏ trong điều kiện tự nhiên; Chơi các trò chơi vận động; Vận động tự do. 
+ Cấu trúc và phương pháp hướng dẫn dạo chơi: 
- Chuẩn bị: Cô giáo đề ra nhiệm vụ cần thực hiện, lựa chọn những phương pháp sẽ sử dụng khi cho trẻ luyện tập các bài tập vận động đã định (Bài tập thể dục, trò chơi vận động quen thuộc đối với trẻ). Chuẩn bị địa điểm, những dụng cụ luyện tập mang theo.
- Thực hiện dạo chơi: Cô cho trẻ xếp thành hàng dài theo cô cùng đi bộ đến địa điểm dạo chơi. Tại địa điểm chơi, cô tổ chức cho các nhóm trẻ rèn luyện các vận động đã học trong điều kiện tự nhiên hay các trò chơi với bóng, gậy, vòng...
Cuối buổi dạo chơi, cô giáo cho trẻ chơi vận động nhẹ nhàng (Như liệu pháp trò chơi hồi sức khỏe cho trẻ). Hết thời gian chơi, cô nhận xét về ý thức kỷ luật, mức độ tham gia luyện tập, tuyên dương trẻ. Sau đó trẻ xếp hàng đi bộ cùng cô về lớp. 
Hay như chỉ cho giáo viên nắm rõ hơn về các hoạt động giáo dục phát triển vận động có thể tổ chức ở ngoài trời:
+ Thể dục sáng; Khi hoạt động chung
+ Trò chơi vận động: Nhóm lớn, nhóm nhỏ, cá nhân/ bài tập có đồ dùng - thiết bị.
+ Vận động tự do/trò chơi mới, trò chơi dân gian; 
+Thể dục sau ngủ trưa; Phút thể dục
+ Ngày hội thể dục thể thao. 
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi đã tổ chức cho giáo viên ôn lại các nội dung giáo dục vận động, trò chơi vận động, các trò chơi dân gian, phương pháp thực hiện hoạt động phát triển vận động của các độ tuổi bằng cách cho giáo viên nói lại lần lượt các bước thực hiện hoạt động vận động, trò chơi đồng thời nói cách hướng dẫn vận động, trò chơi đó. 
Ví dụ: Trò chơi vận động: “Đuổi bắt bóng”- Nhóm trẻ 25 - 36 tháng. 
Sau đó yêu cầu giáo viên nhắc lại mục đích, chuẩn bị và cách chơi như: 
+ Mục đích: Rèn luyện vận động đi và chạy. 
 Rèn phản xạ nhanh nhẹn khéo léo cho trẻ. 
+ Chuẩn bị: Sân chơi rộng rãi, bóng thể dục. 
+ Cách chơi: Giáo viên chia trẻ thành các nhóm, mỗi nhóm từ 6 - 8 trẻ và tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm. Giáo viên vừa gọi tên các trẻ vừa đẩy bóng lăn đi theo các hướng khác nhau, trẻ chạy theo và nhặt bóng mang về cho cô. Giáo viên tiếp tục đẩy bóng đi theo một hướng khác để trẻ chạy theo bóng lần thứ hai. Sau đó cho nhóm thứ nhất tạm nghỉ, giáo viên tiếp tục trò chơi với nhóm tiếp theo. 
Ví dụ: Vận động: “Đi nhắm mắt”- Độ tuổi: Mẫu giáo 
TTCB: Trẻ đi dưới sàn nhà. Đứng quan sát nơi mình sẽ đi khoảng 1 phút, sau đó nhắm lại, bước đi 5 - 6 bước rồi mở mắt ra, bước tiếp 2 - 3 bước rồi dừng lại. Người phải giữ được thăng bằng khi đi.
+ Bồi dưỡng qua thực hành: Sau mỗi lần bồi dưỡng lý thuyết cho giáo viên, để giáo viên hiểu rõ hơn về thực hành vận động, tôi tổ chức xây dựng các hoạt động mẫu cho từng độ tuổi. 
Ví dụ: Mẫu giáo 5 tuổi xây dựng hoạt động: Ném xa bằng một tay - Chạy nhanh 15 m”; Mẫu giáo 4 tuổi xây dựng hoạt động tuần lễ sức khỏe; Mẫu giáo 3 tuổi xây dựng hoạt động dạo chơi ngoài trời. Nhóm trẻ xây dựng hoạt động phút thể dục tổ chức tập qua hình thức tổ chức trò chơi: “Những chú vịt con xinh xắn: Vịt mẹ tìm con cạp cạp cạp, Vịt con tìm mẹ cáp cáp cáp.
Trong quá trình dự giờ giáo viên tôi đã chọn và bồi dưỡng thêm cho giáo viên những kỹ năng cơ bản, cách hướng dẫn theo khả năng của trẻ tại lớp đó. Những hoạt động giáo viên còn lúng túng như phút thể dục, tuần lễ sức khỏe, ngày hội thể dục thể thao tôi góp ý kỹ hơn để cho giáo viên nắm vững. 
Với việc thực hiện giải pháp trên tôi thấy 100% giáo viên đã nắm vững được cách xây dựng kế hoạch, kiến thức về giáo dục vận động được nâng lên cao. 
Phụ lục 1: (Hình ảnh 1 kèm theo phụ lục hình ảnh: Bồi dưỡng chuyên môn tại văn phòng nhà trường.
Giải pháp 2: Xây dựng chỉ đạo điểm và tổ chức cho các lớp tham quan học tập. 
Việc xây dựng chỉ đạo lớp điểm là nơi để giáo viên nhìn nhận đúng năng lực chuyên môn của mình, phấn đấu học tập vươn lên để vững vàng hơn trong tay nghề do vậy tôi đã lựa chọn lớp điểm chỉ đạo là nhóm trẻ 25 - 36 tháng và lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi, nhóm lớp đảm bảo tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, giáo viên chủ nhiệm vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng thiết kế các hoạt động mẫu hay, sinh động, hình thức phong phú để cho giáo viên trong trường học tập. 
Cùng với việc xây dựng kế hoạch nội dung giáo dục, tôi quan tâm tới việc bồi dưỡng thực tế ở các lớp điểm, khi chọn lớp điểm, tôi chọn các cháu phải cùng đồng đều một độ tuổi, giáo viên nhiệt tình, năng động hơn, tác phong mẫu mực. Sau khi chọn điểm, tôi đã cùng với giáo viên lớp điểm xây dựng kế hoạch và lựa chọn những nội dung cho cả năm, xây dựng môi trường trong lớp (Tạo góc vận động); Xây dựng góc tuyên tuyền, các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho giáo dục vận động. 
Ví dụ: Xây dựng, phân phối nội dung giáo dục phát triển vận động cho cả năm học. Đối tượng: 25- 36 tháng tuổi. 
Tuần
Nội dung giáo dục phát triển vận động
Bài tập chung: Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp: Thực hiện hằng ngày vào hoạt động thể dục sáng, phút thể dục, trước các hoạt động giáo dục phát triển vận động.
Bài tập phát triển vận động riêng từng tuần
1
Đi trong đường ngoằn ngoèo
2
Đi trong đường ngoằn ngoèo có mang vật trên tay
3
Nhảy bật tại chỗ
4
Trườn đến đích
5
Chạy theo hướng đã định( 10 - 12m) 
6
Đi kiễng chân
7
Lăn bóng bằng 2 tay vào đích xa( 1m - 1m20) 
8
Đi có mang vật trên đầu
9
Đi kiễng chân, tay giữ vật trên đầu
10
Nhảy bật tại chỗ, trườn đến đích
11
Chạy theo hướng đã định và đổi hướng
12
Nhảy xa bằng 2 chân

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_chuyen_de.doc