SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên thực hiện đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ, trường mầm non Hưng Lộc

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên thực hiện đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ, trường mầm non Hưng Lộc

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em vào lớp Một; hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Ở tuổi mầm non, cơ thể trẻ đang lớn nhanh và phát triển về mọi mặt, muốn cho thế hệ tương lai của chúng ta thực sự có đầy đủ đức- trí- thể -mĩ và lao động để phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước thì cần phải chăm sóc trẻ ngay từ bây giờ. Trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ thì công tác chăm sóc sức khỏe được coi là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng và công tác đảm bảo an toàn cho trẻ là hết sức cấp bách. Hiện nay tình hình tai nạn thương tích (TNTT) ở trẻ em trong các cơ sỏ giáo dục mầm non cũng thường xảy ra ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của trẻ, nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu, nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở vật chất không đảm bảo yêu cầu, số lượng giáo viên thiếu nhiều so với quy định, số lượng trẻ quá đông, trong khi đó trẻ em lại rất hiếu động, tò mò nhưng chưa có kinh nghiệm rất dễ xảy ra tai nạn như: ngã, chấn thương, chảy máu, hóc, sặc, bỏng Mặt khác, một số giáo viên chưa được tập huấn để xử lý những tình huống cấp bách, kinh nghiệm, kỹ năng xử lí cấp cứu trẻ còn yếu, dẫn đến việc chưa đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ. Công tác phòng chống thương tích, tai nạn cho trẻ còn chưa tốt nên đã dẫn đến những tai nạn đáng tiếc xảy ra thậm chí dẫn tới thương vong, đơn cử một vài trường hợp gần đây để chúng ta thấy rõ hơn về hậu quả khôn lường của việc mất an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, ở trường mầm non Nam Ngạn- thành phố Thanh hóa vào ngày 3 tháng 11 năm 2009 một cháu bé 4 tuổi đã chết tại nhà vệ sinh vì bị ngã gục mặt vào chậu nước, tại trường mầm non bán công Minh Hà thuộc Hà Nội cháu bé Nguyễn Văn Nam đã bị chết đuối tại ao hồ trên rìa tường sát trường mầm non, khi cô giáo điểm danh thấy thiếu cháu mới đi tìm thì thấy dép của cháu nổi lên; Năm 2014, trường Mầm non Đông Triều Quảng Ninh do tủ đựng đồ dùng cá nhân của lớp bị hỏng chân nên đã đổ và chận chết cháu bé 3 tuổi. Chính vì vậy, việc phòng, chống TNTT là một việc hết sức quan trọng, cấp bách hiện nay, đòi hỏi toàn xã hội phải có hành động thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ gây tai nạn thương tích, đe dọa tính mạng và sức khỏe trẻ em của nước ta. Để ngăn chặn và phòng, chống tai nạn thương tích đảm bảo cho trẻ. Ngày 15 tháng 4 năm 2010, Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 13/2010/TT-BGD&ĐT “Qui định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non” nêu rõ nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích để đảm bảo an toàn cho trẻ khi trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non. Ngày 5 tháng 11 năm 2012, Bộ Chính thị ra Chỉ thị số 20-CT/ TƯ về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, ngày 10 tháng 9 năm 2013, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non tiếp tục gửi công văn số 6221//BGD&ĐT- GDMN về việc Đảm bảo an toàn cho trẻ em tại cở sở giáo dục mầm non.

 Như vậy, việc đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhận thức của cha mẹ trẻ và cộng đồng về giáo dục mầm non đã được nâng lên rõ rệt, số trẻ đến trường ngày càng tăng, tỷ lệ trẻ ở độ tuổi nhà trẻ đến trường từ 30- 31,5 %; trẻ mẫu giáo từ 90- 100%, cho thấy trách nhiệm của các nhà quản lý tại các trường mầm non trong công tác chỉ đạo chăm sóc sức khỏe, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ là vô cùng quan trọng và cấp bách.

 

doc 22 trang thuychi01 16621
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên thực hiện đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ, trường mầm non Hưng Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
 1.1 Lí do chọn đề tài.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em vào lớp Một; hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Ở tuổi mầm non, cơ thể trẻ đang lớn nhanh và phát triển về mọi mặt, muốn cho thế hệ tương lai của chúng ta thực sự có đầy đủ đức- trí- thể -mĩ và lao động để phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước thì cần phải chăm sóc trẻ ngay từ bây giờ. Trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ thì công tác chăm sóc sức khỏe được coi là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng và công tác đảm bảo an toàn cho trẻ là hết sức cấp bách. Hiện nay tình hình tai nạn thương tích (TNTT) ở trẻ em trong các cơ sỏ giáo dục mầm non cũng thường xảy ra ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của trẻ, nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu, nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở vật chất không đảm bảo yêu cầu, số lượng giáo viên thiếu nhiều so với quy định, số lượng trẻ quá đông, trong khi đó trẻ em lại rất hiếu động, tò mò nhưng chưa có kinh nghiệm rất dễ xảy ra tai nạn như: ngã, chấn thương, chảy máu, hóc, sặc, bỏng Mặt khác, một số giáo viên chưa được tập huấn để xử lý những tình huống cấp bách, kinh nghiệm, kỹ năng xử lí cấp cứu trẻ còn yếu, dẫn đến việc chưa đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ. Công tác phòng chống thương tích, tai nạn cho trẻ còn chưa tốt nên đã dẫn đến những tai nạn đáng tiếc xảy ra thậm chí dẫn tới thương vong, đơn cử một vài trường hợp gần đây để chúng ta thấy rõ hơn về hậu quả khôn lường của việc mất an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, ở trường mầm non Nam Ngạn- thành phố Thanh hóa vào ngày 3 tháng 11 năm 2009 một cháu bé 4 tuổi đã chết tại nhà vệ sinh vì bị ngã gục mặt vào chậu nước, tại trường mầm non bán công Minh Hà thuộc Hà Nội cháu bé Nguyễn Văn Nam đã bị chết đuối tại ao hồ trên rìa tường sát trường mầm non, khi cô giáo điểm danh thấy thiếu cháu mới đi tìm thì thấy dép của cháu nổi lên; Năm 2014, trường Mầm non Đông Triều Quảng Ninh do tủ đựng đồ dùng cá nhân của lớp bị hỏng chân nên đã đổ và chận chết cháu bé 3 tuổi. Chính vì vậy, việc phòng, chống TNTT là một việc hết sức quan trọng, cấp bách hiện nay, đòi hỏi toàn xã hội phải có hành động thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ gây tai nạn thương tích, đe dọa tính mạng và sức khỏe trẻ em của nước ta. Để ngăn chặn và phòng, chống tai nạn thương tích đảm bảo cho trẻ. Ngày 15 tháng 4 năm 2010, Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 13/2010/TT-BGD&ĐT “Qui định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non” nêu rõ nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích để đảm bảo an toàn cho trẻ khi trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non. Ngày 5 tháng 11 năm 2012, Bộ Chính thị ra Chỉ thị số 20-CT/ TƯ về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, ngày 10 tháng 9 năm 2013, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non tiếp tục gửi công văn số 6221//BGD&ĐT- GDMN về việc Đảm bảo an toàn cho trẻ em tại cở sở giáo dục mầm non.
 	Như vậy, việc đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhận thức của cha mẹ trẻ và cộng đồng về giáo dục mầm non đã được nâng lên rõ rệt, số trẻ đến trường ngày càng tăng, tỷ lệ trẻ ở độ tuổi nhà trẻ đến trường từ 30- 31,5 %; trẻ mẫu giáo từ 90- 100%, cho thấy trách nhiệm của các nhà quản lý tại các trường mầm non trong công tác chỉ đạo chăm sóc sức khỏe, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ là vô cùng quan trọng và cấp bách.
Trường mầm non có nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến sáu tuổi ( Điều lệ trường mầm non). Thời gian trẻ ở trường nhiều hơn thời gian trẻ ở nhà với gia đình. Trẻ có được an toàn, tránh được các tai nạn thương tích và phát triển hay không là phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện phục vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên của trường mầm non. Vì thế, tạo môi trường thật sự an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ hoạt động, vui chơilà điều thiết yếu nhất. Đó còn là điều kiện thuận lợi để phát triển thể chất và tinh thần, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tập thể sư phạm trường mầm non Hưng Lộc chúng tôi luôn đặt công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ lên hàng đầu, là một trong những yếu tố cấp bách góp phần chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện cho trẻ, và coi đây là một trong những nhiệm vụ then chốt quyết định đến chất lượng và uy tín của nhà trường. Để đáp ứng yêu cầu của công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ, nhà trường đã đẩy mạnh phong trào: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ giáo dục đào tạo phát động, thực sự đi vào chiều sâu, địa phương đã tập trung ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất và các trang thiết bị cơ bản đảm bảo phục vụ cho hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục, trường mầm non tương đối được đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng không đồng đều mà mang tính chắp vá, một số hạng mục có dấu hiệu đang trên đà xuống cấp nên không thể loại bỏ nguy cơ mất an toàn cho trẻ trong thời gian tới. Trách nhiệm là Phó hiệu trưởng phụ trách công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong trường mầm non, tôi đã nhận thức được việc phải xây dựng môi trường an toàn và phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng và cấp thiết. Với mong muốn là 100% số trẻ của trường Mầm non Hưng Lộc được an toàn mọi lúc, mọi nơi, không có tai nạn thương tích xảy ra với trẻ trong từng năm học. Chính vì vậy, tôi xin mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp dưới dạng sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên thực hiện đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ, trường mầm non Hưng Lộc ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích là đánh giá thực trạng của công tác đảm bảo an toàn, phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Hưng lộc, tìm ra các biện pháp chỉ đạo thực hiện đảm bảo an toàn cho trẻ, nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống cấp cứu và phát hiện các nguy cơ gây tai nạn thương tích cho đội ngũ và giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ, bảo vệ bản thân khi cần thiết, hình thành nhân cách ban đầu, kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
 Là các biện pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Hưng Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện sáng kiến, tôi đã sử dụng phương pháp lý luận về các khái niệm an toàn, tai nạn thương tích, các tai nạn thương tích thường gặp ở từng lứa tuổi cụ thể, điều lệ trường mầm non, các văn bản hướng dẫn thực hiện đảm bảo an toàn cho trẻ. 
Sử dụng phương pháp điều tra thực trạng đánh giá tình hình thực tế của nhà trường trong công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ. . Sử dụng phương pháp thống kê số liệu giáo viên, nhân viên về mức độ kỹ năng xử lý các tình huống tai nạn cấp bách.
 2. NỘI DUNG 
2.1.Cơ sở lí luận . 
Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ được phòng, chống và giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ, toàn thể trẻ em trong trường được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong môi trường an toàn.
Việc xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em trong độ tuổi mầm non, cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, nhân dân địa phương và các bậc cha mẹ trẻ.
Tai nạn là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngoài, gây nên thương tích cho cơ thể. 
Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp.
Tai nạn thương tích luôn rình rập quanh ta, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở mọi lúc, mọi nơi và mọi lứa tuổi nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là trẻ mầm non. Vì ở độ tuổi này cơ thể trẻ còn non yếu, sức đề kháng kém, sở thích của trẻ lại hay tò mò, hiếu động thích khám phá thế giới xung quanh nhưng kinh nghiệm sống lại chưa có, mà tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra những biến chứng trầm trọng cho trẻ. Đặc biệt về mặt tâm sinh lí cuả trẻ mầm non, thì phát triển thể chất được coi là hàng đầu, do đó công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường là vô cùng quang trọng, các cháu phải được chăm sóc theo chế độ sinh hoạt hàng ngày theo quy định, với một chế độ dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc giáo dục đúng khoa học phù hợp từng độ tuổi, trẻ phải được an toàn tuyệt đối về thể chất cũng như tinh thần thì mới phát triển hài hòa, cân đối.
Đối với trẻ dưới 3 tuổi: ở lứa tuổi này các cơ quan trong cơ thể trẻ phát triển chưa hoàn thiện, trẻ tập bò, tập đi lại, tò mò muốn tìm hiểu xung quanh, chưa biết tự bảo vệ mình do đó trẻ thường gặp các loại tai nạn thương tích đó là: Dị vật đường thở do sặc bột, sặc thức ăn, bị dị vật lỗ mũi, lỗ tai do tự nhét hột đỗ, hột lạc, bỏng nhất là bỏng nước sôi, ngã xuống nước, điện giật
Đối với trẻ lớn hơn 3 tuổi : trẻ hiếu động, nghịch ngợm hơn hay chạy nhảy tự do nên thường gặp các tai nạn thương tích như: vấp ngã, đuối nước, do ngộ độc thực phẩm, điện giật, do vật sắc nhọn, ngạt đường thở, bỏng, do các loại súc vật cắn, tai nạn giao thông.
Qua nghiên cứu và thực tế hàng ngày được giám sát, tiếp xúc và tham gia vào các hoạt động chăm sóc giáo dục các cháu trong trường, tôi nhận thấy rằng những yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn thương tích cho trẻ mầm non là do cơ sở vật chất không đảm bảo an toàn, do thiếu sự giám sát của người lớn( cô giáo) nên trẻ có thể tiếp xúc với các yếu tố gây nguy cơ tai nạn thương tích, về giới tính thì trẻ trai thường hiếu động hơn trẻ gái nên có xu thế dễ mắc tai nạn thương tích hơn trẻ gái. Hoặc một số yếu tố khác như vào ngày nghỉ, tai nạn thương tích thường xảy ra với các trẻ ở gia đình có hoàn cảnh khó khăn thiếu sự chăm sóc của cha mẹ và người lớn. Vì thế, cần phải có cơ sở vật chất đảm bảo và có sự giám sát của cô liên tục thì mới hạn chế tai nạn thương tích. 
Năm học 2015-2016, là năm học thứ hai thực hiện Nghị quyết số 29- NĐ/ TƯ ngày 14 /11/2013 BGD ĐT về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, mục tiêu cụ thể:
 “ Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục.” Giáo dục mầm non tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến nuôi trẻ theo khoa học, số trẻ đến trường ngày càng tăng, qui mô trường lớp phát triển nhanh cả về số lượng cũng như chất lượng.
Các cấp chính quyền, đoàn thể chính trị, tổ chức, cá nhân cũng tạo điều kiện và phối hợp cùng nhà trường thực hiện mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường, vai trò của công tác quản lý an toàn cho trẻ ngày càng khó khăn và thách thức nhiều hơn.
2.2.Thực trạng vấn đề .
*Thuận lợi:
 Trường mầm non Hưng lộc, có đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trẻ, khoẻ, năng động yêu nghề mến trẻ, trình độ chuyên môn đạt chuẩn là 100%. Trên chuẩn là 81%.
Toàn trường có 1 khu trung tâm với tổng số học sinh là 624 cháu, tỷ lệ trẻ ở bán trú đạt 100%; định biên 17 lớp mẫu giáo là 560 cháu và 4 nhóm trẻ là 64 cháu. Với tổng số có 49 cán bộ giáo viên, nhân viên; trong đó ban giám hiệu có 3 , giáo viên là 34 và 12 nhân viên hợp đồng thời vụ. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, quan tâm đến trẻ và có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác an toàn tuyệt đối cho trẻ
Các lớp đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ, có hệ thống nước sạch đảm bảo phục vụ sinh hoạt, có công trình vệ sinh sạch sẽ đúng quy định.
Chế độ cho trẻ mẫu giáo được thực hiện đúng đủ theo qui định của Nhà nước theo Nghi Định 49/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Số trẻ đến trường tăng vượt chỉ tiêu 68 cháu .
 *Khó khăn:
Xã Hưng Lộc nằm phía đông bắc của huyện Hậu Lộc, là xã nằm trong vùng bãi ngang, đa ngành nghề, hàng năm chịu thảm họa thiên tai, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, một số cha mẹ trẻ phải đi làm ăn xa để con cho ông bà ở nhà chăm sóc nên việc phối hợp rất bất cập.
Số trẻ trên nhóm, lớp đông quá so với quy định như 64 cháu nhà trẻ / 4 nhóm trẻ ở 2 phòng, số trẻ độ tuổi 3 tuổi là 35 cháu- 40 cháu / lớp, cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
 Chưa có phòng y tế riêng và nhân viên y tế.
Kỹ năng phòng tránh và xử lý tai nạn thương tích cho trẻ của một số giáo viên đôi khi chưa linh hoạt.
Bản thân kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích còn hạn chế.
 *Kết quả khảo sát thực trạng:
Đối với giáo viên, nhân viên: Xây dựng tiêu chí khảo sát theo 3 mức độ
Mức độ 1: Giáo viên có kỹ năng phòng tránh và thường xuyên chủ động xử lý các tai nạn thương tích cho trẻ một cách linh hoạt.
Mức độ 2: Giáo viên có kỹ năng phòng tránh và thường xuyên chủ động xử lý các tai nạn thương tích cho trẻ .
Mức độ 3: : Giáo viên chưa linh hoạt thực hiện kỹ năng phòng tránh và xử lý các tai nạn thương tích cho trẻ .
Tổng số giáo viên, nhân viên
Trình độ chuyên môn
Mức độ đạt được trong kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học
Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
Số
gv
%
Số gv
%
Số gv
%
49
10
5
34
25
51
14
28
10
21
Đánh giá khảo sát theo bảng kiểm tra công tác an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non theo Thông tư 13/2010/TT-BGD&ĐT.
Số tt
 Nội dung 
Đạt
Chưa đạt
1
Tổ chức nhà trường gồm 12 tiêu chí (từ 1-12)
 11 tiêu chí
1 tiêu chí số 11
2
Cơ sỏ vật chất gồm 50 tiêu chí( từ 13- 62 )
49 tiêu chí
 tiêu chí số 19
3
Giáo viên / người trông trẻ gồm 4 tiêu chí ( từ 63-66)
4 tiêu chí
0
4
Quan hệ giữa gia đình và nhà trường gồm 2 tiêu chí ( từ 67-68)
2 tiêu chí
0
Căn cứ vào kết quả khảo sát thì tỷ lệ giáo viên, nhân viên chưa linh hoạt thực hiện kỹ năng xử lý tình huống tai nạn thương tích còn cao( mức độ 3) tới 21%. Khảo sát theo bảng kiểm tuy là đạt 66/68 tiêu chí của nội dung phòng chống tai nạn thương tích, còn tiêu chí 19 thì có thể khắc phục khả thi nhưng tiêu chí 11 thì phải có thời gian, vì liên quan đến số phòng học.
Như phần đặt vấn đề đã nêu, nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn thương tích cho trẻ là do cơ sở vật chất không đảm bảo, số lượng trẻ trên nhóm, lớp quá đông, kỹ năng xử lý tình huống, sự bất cẩn của người lớn mà ở đây là cô giáo. Như vậy, với thực trạng của nhà trường cho thấy, ở đây nguy cơ gây tai nạn thương tích là rất cao cụ thể: với tổng số trẻ toàn trường là 624 trên tổng số phòng học kiên cố là 17 phòng tất cả các hoạt động từ học tập, vui chơi và ăn ngủ đều tổ chức tại phòng chung (3 trong 1), trong đó 64 cháu nhà trẻ/ 2 phòng; còn lại 560 cháu mẫu giáo/ 15 phòng so với số lượng trẻ định biên theo điều lệ trường mầm non là quá mức qui định và căn cứ tiêu chí 11 và tiêu chí số 19 (có biển báo giảm tốc độ ở đoạn đường gần cơ sở, có biện pháp chống ùn tắc giáo thông vào giờ đón và trả trẻ ) của bản kiểm trường học an toàn là chưa đạt. Bên cạnh đó, tuy là phòng học kiên cố nhưng đầu tư chắp vá nên một số hạng mục đang trên đà xuống cấp như sàn nhà thường xuyên bị bóc trốc, hệ thống vệ sinh luôn trong tình trạng quá tải nên dễ bị tắc nghẽn. Mặt khác, số giáo viên không tăng thêm mà số trẻ luôn tăng từ 40- 68 trẻ theo từng năm học, việc tập huấn kỹ năng phòng chống và xử lý tình huống tai nạn thương tích có tổ chức ngay đầu năm học, tuy nhiên việc xử lý tình huống cấp cứu hoặc tai nạn còn phụ thuộc vào năng lực, kỹ năng của từng giáo viên mà tai nạn thì luôn bất định “ Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”. Điều này cho thấy sự mâu thuẫn rất lớn trong việc đảm bảo chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại trường mầm non Hưng lộc. Để đảm an toàn cho trẻ trong trường , nhà trường đã tổ chức thực hiện trên cơ sở bám sát nội dung của thông tư 13/2010/TT- BGĐ&ĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 Qui định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non; căn cứ vào nhiệm vụ từng năm học, nhà trường căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế của địa phương, căn cứ vào các hoạt động của cô và trẻ; căn cứ vào sự nhận thức của phụ huynh; nhà trường đã xây dựng kế hoạch đưa ra tiêu chí đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
Căn cứ vào kết quả đánh giá sức khỏe qua biểu đồ tăng trưởng của trẻ từng giai đoạn và khám sức khoẻ định kì, phân loại sức khoẻ hàng năm và đánh giá xếp loại giá viên theo quyết định 02/2008- BGD ĐT.
Trong những năm học trước đây, nhà trường đã thực hiện có hiệu quả theo nội dung của thông tư 13/2010/ TT- BGD&ĐT về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non, trường mầm non Hưng lộc được đảm bảo an toàn, không có tai nạn thương tích phải nhập viện, đây là niềm vui thực sự và có điều may mắn đi kèm, tuy nhiên không vì thế mà nhà trường “chủ quan” vì tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất kỳ ở đâu mọi lúc mọi nơi, do vậy, việc phòng, chống tai nạn thương tích luôn thực hiện thường xuyên và mang tích cấp bách.
Căn cứ vào thực trạng và các điều kiện thuận lợi, khó khăn của nhà trường, tôi đã luôn trăn trở và đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, biện pháp chỉ đạo cán bộ giáo viên, nhân viên phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non Hưng Lộc như sau:
2.3. Các giải pháp và biện pháp.
2.3.1. Các giải pháp:
-Nghiên cứu các văn bản, Chỉ thị của Nhà nước, ngành giáo dục về phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ; Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
-Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
- Tăng cường tham mưu cơ sở vật chất, tạo môi trường trong, ngoài nhóm, lớp nhằm đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ tại trường.
2.3.2.Các biện pháp.
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ tại trường mầm non.
	Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích, kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã vạch sẵn, nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học. Vì vậy, việc xây dựng một kế hoạch sát với thực tế, phù hợp với thực trạng coi như ta đã thành công được một nửa công việc, từ thực trạng của nhà trường, ngay từ đầu năm học, tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên, nhân viên nhà trường xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ với mục tiêu: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh; 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần; không xảy ra tai nạn thương tích; không xảy ra ngộ độc thực phẩm100% cán bộ , giáo viên, nhân viên được tập huấn kiến thức, thực hành kỹ năng xử lý tình huống tai nạn cấp bách trình hiệu trưởng phê duyệt, hiệu trưởng thành lập ban chỉ đạo gồm Bí thư chi bộ- Hiệu trưởng là trưởng ban , hai phó hiệu trưởng là phó ban, đồng chí tổ trưởng chuyên môn, đồng chí bí thư đoàn thanh niên làm ban viên (vì trường tôi chưa có nhân viên y tế) và 1 đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh làm ban viên. Ban chỉ đạo triển khai, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và đưa kế hoạch vào thực hiện thường xuyên;

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_nhan_vien_thuc_hien.doc