SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng các tiết dạy “luyện tập” môn Toán lớp 3

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng các tiết dạy “luyện tập” môn Toán lớp 3

Toán học là môn khoa học cơ bản của mọi cấp học, bậc học. Nó có vai trò quan trọng trong đời sống thực tế. Đối với bậc tiểu học, môn Toán góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng, cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, góp phần hình thành phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, sáng tạo.

 Để đạt được mục tiêu đó, hoạt động dạy - học Toán Tiểu học nói chung và dạy- học Toán 3 nói riêng cần phải được chú trọng về phương pháp dạy - học, cách thức tổ chức lên lớp, .và đặc biệt là sự quản lí, chỉ đạo của Ban giám hiệu (BGH) nhà trường.

 Chương trình Toán 3 là một bộ phận của chương trình môn Toán tiểu học. Nội dung chương trình Toán 3 được cụ thể hoá thành nội dung các tiết học bao gồm: Các tiết dạy học bài mới; các tiết luyện tập, thực hành, luyện tập chung, ôn tập,.(gọi chung là các tiết luyện tập) và các tiết kiểm tra. Mỗi loại tiết học yêu cầu giáo viên phải có phương pháp, cách thức tổ chức khác nhau.

 

doc 20 trang thuychi01 7321
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng các tiết dạy “luyện tập” môn Toán lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
******
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIẾT DẠY “LUYỆN TẬP” MÔN TOÁN LỚP 3
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Minh Khai 2
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Quản lý
THANH HOÁ, NĂM 2017
1. Mở đầu 
 1.1. Lý do chọn đề tài : 
 Toán học là môn khoa học cơ bản của mọi cấp học, bậc học. Nó có vai trò quan trọng trong đời sống thực tế. Đối với bậc tiểu học, môn Toán góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng, cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, góp phần hình thành phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, sáng tạo.
 Để đạt được mục tiêu đó, hoạt động dạy - học Toán Tiểu học nói chung và dạy- học Toán 3 nói riêng cần phải được chú trọng về phương pháp dạy - học, cách thức tổ chức lên lớp, ...và đặc biệt là sự quản lí, chỉ đạo của Ban giám hiệu (BGH) nhà trường.
 Chương trình Toán 3 là một bộ phận của chương trình môn Toán tiểu học. Nội dung chương trình Toán 3 được cụ thể hoá thành nội dung các tiết học bao gồm: Các tiết dạy học bài mới; các tiết luyện tập, thực hành, luyện tập chung, ôn tập,...(gọi chung là các tiết luyện tập) và các tiết kiểm tra. Mỗi loại tiết học yêu cầu giáo viên phải có phương pháp, cách thức tổ chức khác nhau.
 Nhiều năm gần đây, vấn đề nâng cao chất lượng giờ dạy môn Toán nói chung và giờ dạy của các tiết “Luyện tập” môn Toán nói riêng đã được nhiều người đề cập đến, đặc biệt là đội ngũ giáo viên đứng lớp và BGH các nhà trường. Tuy nhiên làm thế nào để nâng cao chất lượng giờ dạy của các tiết 
“Luyện tập” môn Toán nói chung và “Luyện tập” Toán 3 nói riêng thì vẫn chưa có một định hướng nào cụ thể.
 Qua tìm hiểu nắm bắt tình hình về chuyên môn, qua dự giờ thăm lớp, tôi nhận thấy thực trạng về chất lượng các tiết dạy “Luyện tập” môn Toán của đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên khối lớp 3 nói riêng của trường tiểu học Minh Khai 2 còn một số tồn tại dẫn đến chất lượng dạy và học chưa cao.
 Chính vì vậy, tôi quyết định nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp nhằm giúp giáo viên nâng cao chất lượng các tiết dạy “Luyện tập” của môn Toán 3 từ đó rút ra một số kinh nghiệm chỉ đạo trong công tác quản lí tại nhà trường.
 Vì điều kiện có hạn, những biện pháp mà tôi đưa ra chỉ mới thực hiện cho giáo viên khối 3 ở trường tiểu học Minh Khai 2, hy vọng nó sẽ góp phần nhỏ bé trong việc nâng cao chất lượng dạy học Toán 3 nói riêng và chất lượng giáo dục Tiểu học nói chung.
 1.2. Mục đích nghiên cứu: 
 - Xác định thực trạng chất lượng dạy và học của đội ngũ giáo viên-học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học Minh Khai 2-TP Thanh Hóa.
 - Đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các tiết “Luyện tập” môn Toán lớp 3.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
 - Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa toán 3, các tài liệu tham khảo có liên quan.
 - Những nguyên nhân dẫn đến giáo viên dạy các tiết “Luyện tập” Toán 3 chất lượng giờ dạy và hiệu quả đạt được của học sinh chưa cao.
 - Tìm ra các biện pháp tối ưu nhất trong dạy học các tiết “Luyện tập” Toán lớp 3 giúp đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng dạy học qua công tác chỉ đạo, quản lí tại nhà trường.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu luận: Nghiên cứu các cơ sở phương pháp luận, các tài liệu, tạp chí có liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy học.
 - Phương pháp quan sát: Dự giờ dạy của giáo viên; khảo sát chất lượng của học sinh qua các bài kiểm tra.
 - Phương pháp thuyết trình, giảng giải.
 - Phương pháp đàm thoại, điều tra, thống kê: Xử lý các số liệu và kết quả thu được dẫn đến quá trình nghiên cứu.
 1.5. Điểm mới của SKKN:
 - Đề kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh đảm bảo theo 4 mức độ quy định TT22/TT- BGD ĐT năm 2016.
 - Đánh giá kết quả khảo sát, học tập của học sinh theo TT 22/ TT- BGD ĐT năm 2016.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 2.1 Cơ sở lí luận của SKKN:
 Dạy Toán học là dạy cho học sinh sáng tạo, là rèn luyện các kỹ năng, trau dồi phẩm chất đạo đức, tính siêng năng, cần cù, chịu khó. Đó là phẩm chất vốn có của con người. Thông qua học Toán để đức tính đó được thường xuyên phát huy và ngày càng hoàn thiện. 
 Chương trình Toán Tiểu học là một công trình khoa học mang tính truyền thống và hiện đại. Việc dạy Toán Tiểu học phải được đổi mới một cách mạnh mẽ về phương pháp, về cung cách lên lớp, về chấm chữa và đánh giá học sinh. Nghiên cứu chương trình Toán lớp 3 chúng ta thấy rằng đó là một nội dung hoàn chỉnh sắp xếp từ dễ đến khó, từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức của trẻ. Nghiên cứu để thấy rõ nội hàm của nó, bản chất của nó mới có phương pháp giảng dạy sát đúng. 
 Trong quá trình dạy học toán ở phổ thông nói chung, ở tiểu học nói riêng, môn toán là một trong những môn học quan trọng nhất trong chương trình học ở tiểu học.
 Chương trình môn Toán Lớp 3 có hệ thống kiến thức cơ bản cung cấp những kiến thức cần thiết, ứng dụng vào đời sống sinh hoạt và lao động. Những kiến thức kĩ năng toán học là công cụ cần thiết để học các môn học khác và ứng dụng trong thực tế đời sống. Toán học có khả năng to lớn trong giáo dục học sinh nhiều mặt như: Phát triển tư duy lôgic, bồi dưỡng những năng lực trí tuệ (trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh,). Nó giúp học sinh biết tư duy suy nghĩ, tương tác làm việc góp phần giáo dục những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của người lao động. 
 Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức vào hoạt động thiết thực trong đời sống, từng bước hình thành, rèn luyện thói quen phương pháp và tác phong làm việc khoa học, phát triển hợp lí phù hợp với tâm lí của từng lứa tuổi. Tạo tiền đề cho học sinh học tốt các môn học còn lại.
 2.2. Thực trạng của đề tài trước khi áp dụng SKKN:
 Năm học 2016 - 2017 trường Tiểu học Minh Khai 2 gồm có 17 lớp với 593 học sinh. Trong đó khối lớp 3 có 4 lớp với 120 học sinh. 
 Sơ lược về các đồng chí giáo viên được phân công dạy khối lớp 3, cụ thể :
TT
Họ và tên GV
TĐĐT
Tuổi đời
Tuổi nghề
Số năm dạy L3 
1
Vũ Thị Thảo
THSP 12+2
53
33
12
2
Đặng Thị Mai Lan
ĐH Tiểu học
41
19
10
3
Lưu Thị Hương
ĐH Tiểu học
45
21
13
4
Ng.Thị Kim Dung
ĐH Tiểu học
53
33
15
 Cả bốn đồng chí đều đã được dạy lớp 3 nhiều năm song trên thực tế chất lượng các tiết dạy “Luyện tập” môn Toán vẫn có những hạn chế nhất định.
 Để nắm bắt cụ thể về thực trạng chất lượng các tiết dạy “Luyện tập” môn Toán của đội ngũ giáo viên khối 3, trong 3 tuần: tuần 4,5,6 của năm học 2016-2017 tôi đã tiến hành dự giờ đánh giá một số tiết dạy “Luyện tập” của các đồng chí giáo viên và khảo sát chất lượng học tập của học sinh khối lớp 3, kết quả cụ thể như sau:
 a. Kết quả giờ dạy của giáo viên.
Họ và tên GV
Phụ trách lớp
Tổng số tiết dự
Kết quả
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Vũ Thị Thảo
3A
6
0
3
3
0
Đặng Thị Mai Lan
3B
6
0
3
2
1
Lưu Thị Hương
3C
6
1
2
3
0
Nguyễn Thị Kim Dung
3D
6
2
3
1
0
 Qua bảng kết quả khảo sát trên tôi nhận thấy thực trạng về chất lượng các tiết dạy “Luyện tập” môn Toán của đội ngũ giáo viên khối lớp 3 còn tồn tại một số vấn đề sau:
 + Đa số các tiết luyện tập, giáo viên chỉ tổ chức cho học sinh giải hết các bài tập có trong SGK (hoặc các bài tập trong vở bài tập có dạng tương tự) mà chưa chú ý nhiều đến việc củng cố, khắc sâu các kiến thức cần thiết giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng toán học.
 + Một số tiết dạy có đồng nghiệp hoặc BGH dự giờ, các đồng chí thường thiếu bình tĩnh, tự tin dẫn đến giáo viên nói nhiều, học sinh được làm việc ít không đúng với đặc trưng của bộ môn.
 + Một số tiết “Luyện tập”, giáo viên chưa xác định được kiến thức trọng tâm cần củng cố, hệ thống hoặc mở rộng nên phân bố thời gian trong tiết học theo kiểu dàn đều dẫn đến chất lượng giờ dạy chưa cao.
 + Đối với một số tiết luyện tập có các bài tập mang nội dung kiến thức mới, giáo viên thường gặp lúng túng về phương pháp tổ chức cho học sinh làm bài tập để rút ra những kiến thức cần thiết.
 + Giáo viên còn tuân thủ, phụ thuộc nhiều vào SGK, SGV mà chưa chú trọng đến đối tượng học sinh trong lớp để lựa chọn bài tập cho phù hợp nhằm kích thích tất cả các đối tượng học sinh tham gia học tập tích cực.
 Thực trạng trên là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chất lượng dạy- học Toán ở lớp 3 còn có những hạn chế nhất định.
 b. Kết quả khảo sát chất lượng học sinh.
Tổng số
học sinh
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
120
65
54,2
46
38,3
9
7,5
 Từ kết quả đánh giá chất lượng giờ dạy của giáo viên và kết quả khảo sát chất lượng học tập của học sinh tôi thấy rằng chất lượng các tiết dạy “Luyện tập” môn Toán của các đồng chí giáo viên khối 3 còn nhiều hạn chế. Với đặc trưng của bộ môn thì các tiết “Luyện tập” có vai trò vô cùng quan trọng. Chất lượng giờ dạy của giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của các em học sinh. Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành còn nhiều, một số học sinh tuy làm bài có kết quả đúng nhưng lại không hiểu rõ bản chất của vấn đề mà chỉ làm theo mẫu, theo cảm tính.
 Đứng trước thực trạng đó, là một cán bộ quản lí trường học tôi thấy mình cần phải có những biện pháp để giúp cho đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng các tiết dạy “Luyện tập” môn Toán 3. Bởi vậy, năm học 2016 -2017, tôi đã thực hiện áp dụng một số biện pháp chỉ đạo để nâng cao hiệu quả các tiết dạy “Luyện tập” môn Toán ở lớp 3 trường Tiểu học Minh Khai 2 - TP Thanh Hoá.
 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
 Với điều kiện hiện có của nhà trường, để chỉ đạo cho giáo viên khối 3 nâng cao chất lượng các tiết dạy “Luyện tập” môn Toán lớp 3 tôi đã tiến hành chỉ đạo bằng các biện pháp cụ thể trong khoảng thời gian từ cuối tháng 10/2016 đến đầu tháng 4 năm 2017 trên đối tượng giáo viên và học sinh khối lớp 3 trường tiểu học Minh Khai 2 bằng các phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, thuyết trình kết hợp giảng giải, đàm thoại, điều tra, thống kê.
 - Biện pháp 1: Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học:
 Xuất phát từ nhận thức: Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học là yếu tố quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng các tiết dạy Toán nói riêng, tôi đã tiến hành lập kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị trong năm học bằng 3 biện pháp, cụ thể:
 1. Bổ sung bằng nguồn thiết bị được trang cấp từ cấp trên.
 2. Bổ sung bằng nội lực của nhà trường: (Tiết kiệm chi tiêu kinh phí Ngân sách nhà nước và động viên đội ngũ giáo viên tự làm Đồ dùng dạy học)
 3. Bổ sung bằng nguồn hỗ trợ của các tổ chức khác như kinh phí hỗ trợ của UBND Thành phố,UBND phường Trường Thi, Hội cha mẹ học sinh, một số cá nhân hảo tâm ở địa phương.
 Trong năm học, tôi đã tham mưu với nhà trường mua bổ sung thêm một số bảng từ để thay thế bảng từ ở các lớp đã bị hỏng, mua bổ sung các thiết bị đã hư hỏng trong bộ đồ dùng được cấp, đóng thêm nhiều giá treo tranh để tại lớp, lắp thêm một số máy chiếu để giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong các tiết dạy GAĐT, kết nối mạng Internet để tạo thuận lợi cho việc dạy học trực tuyến, dowloat hình ảnh có liên quan phục vụ bài họcNhững việc làm trên đã góp phần không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng không những chỉ các tiết dạy “Luyện tập” môn Toán mà nhiều các tiết học khác: Chẳng hạn nếu không có giá treo tranh để tại lớp hoặc không có máy chiếu để giáo viên dowloat hình ảnh có liên quan phục vụ bài học thì đối với tiết “Luyện tập” môn Toán có những sơ đồ, những bảng, biểu, những bài mẫusẽ không thuận tiện cho việc lưu giữ hay chuẩn bị nội dung bài trước khi lên lớp do đó có thể nhiều giáo viên sẽ ngại sử dụng dẫn đến chất lượng giờ dạy chưa cao.
 - Biện pháp 2 (Biện pháp trọng tâm): Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên khối lớp 3: 
 Đây là biện pháp trọng tâm trong số các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tiết dạy “Luyện tập” môn Toán lớp 3. Tôi nhận thấy rằng: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi giáo viên là yếu tố cơ bản, mang tính quyết định đến chất lượng một tiết dạy nói chung và một tiết dạy “Luyện tập” Toán lớp 3 nói riêng. Để khắc phục những thực trạng như đã nêu ở trên, nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, tôi đã chỉ đạo cho các đồng chí giáo viên bằng 3 biện pháp, cụ thể đó là:
 1. Nắm vững toàn bộ nội dung chương trình Toán 3 một cách có hệ thống: 
 Nhằm khắc phục thực trạng: Khi dạy các tiết luyện tập thường là giáo viên chỉ mới tổ chức cho học sinh làm các bài tập sau đó chữa và khẳng định kết quả đúng, sai mà chưa chú trọng nhiều đến việc củng cố, khắc sâu, hệ thống hoá các kiến thức cần thiết hay trong một số tiết “Luyện tập” giáo viên chưa xác định được kiến thức trọng tâm cần củng cố, hệ thống hoặc mở rộng nên phân bố thời gian trong tiết học theo kiểu dàn đều dẫn đến chất lượng giờ dạy chưa cao, tôi đã chỉ đạo cho các đồng chí giáo viên bắt buộc phải nắm vững nội dung chương trình môn Toán ở lớp mà mình được phân công phụ trách một cách có hệ thống. Chẳng hạn môn Toán lớp 3 gồm có 5 mạch kiến thức đó là: Số học, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học ,yếu tố thống kê và giải toán có lời văn. Trong từng mạch kiến thức lại có nhiều nội dung như mạch kiến thức về số học bao gồm các nội dung: Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000, giới thiệu các số trong phạm vi 10.000, giới thiệu các số trong phạm vi 100.000
 Việc nắm vững nội dung chương trình Toán 3 một cách có hệ thống sẽ giúp cho giáo viên tổ chức các tiết học “Luyện tập” tốt hơn cụ thể là: Giáo viên xác định được các bài tập trọng tâm trong các tiết học, các bài tập ôn tập kiến thức cũ, các bài tập mang kiến thức mới từ đó sẽ có phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tốt hơn hoặc giáo viên sẽ tổ chức củng cố, khắc sâu, các kiến thức cần thiết, các kiến thức trọng tâm một cách có hệ thống sau khi học sinh làm xong mỗi bài tập hoặc sau cả tiết học.
 Ví dụ: Tiết 8 : Ôn tập các bảng nhân (SGK Toán Lớp 3 - trang 9)
 Bài tập 1: a.Tính nhẩm:
 3 x 4 = 2 x 6 = 4 x 3 = 5 x 6 = 
 3 x 7 = 2 x 8 = 4 x 7 = 5 x 4 = 
 3 x 5 = 2 x 4 = 4 x 9 = 5 x 7 = 
 3 x 8 = 2 x 9 = 4 x 4 = 5 x 9 = 
 b. Tính nhẩm
 200 x 3 = ? 200 x 2 = 300 x 2 =
 Nhẩm: 2 trăm x 3 = 6 trăm 200 x 4 = 400 x 2 =
 Vậy: 200 x 3 = 600 100 x 5 = 500 x 1 =
 - Với bài tập này, ta hãy so sánh 2 cách dạy:
 Cách 1: Đối với giáo viên không nắm vững nội dung chương trình môn Toán 3 một cách có hệ thống, không nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy thì sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng giáo viên chỉ cho học sinh làm miệng hoặc làm trên vở bài tập sau đó nêu kết quả và nhận xét đúng, sai sau đó chuyển sang bài tập khác. Như vậy rõ ràng tiết dạy không thể đảm bảo tốt yêu cầu đặt ra.
 Cách 2: Đối với giáo viên nắm vững nội dung chương trình môn Toán 3 một cách có hệ thống. 
 - Với yêu cầu a của bài tập: Ngoài việc tổ chức cho học sinh hoàn thành các bài tập và chữa bài khẳng định kết quả đúng, sai; giáo viên còn phải tổ chức để củng cố sâu kiến thức cho học sinh đó là ôn tập lại toàn bộ các bảng nhân 2, 3, 4, 5(các em đã được học ở lớp 2). Như vậy đối với học sinh đã thuộc các bảng nhân trên thì sẽ giúp cho các em nắm lại các bảng nhân một cách có hệ thống còn đối với những học sinh chưa thuộc hết hoặc đã quên các bảng nhân thì giáo viên sẽ giúp các em học thuộc hoặc nhớ lại các bảng nhân trên. 
 - Với yêu cầu b của bài tập: Cũng có yêu cầu là tính nhẩm nhưng khác hẳn với yêu cầu a vì đây là bài tập mang kiến thức mới bởi vậy cách tổ chức cho học sinh làm bài tập phải khác với yêu cầu a. Giáo viên phải giúp cho học sinh hiểu và biết cách nhân nhẩm số tròn trăm với số có 1 chữ số như đã trình bày ở bài mẫu (Phần được đóng trong khung) sau đó các em sẽ hoàn thành các bài tập còn lại.
 Như vậy với 2 cách dạy,ta thấy rõ ràng ở cách 2 chất lượng giờ dạy sẽ tốt hơn bởi vậy việc chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên bắt buộc phải nắm vững nội dung chương trình môn Toán ở lớp mà mình được phân công phụ trách một cách có hệ thống là việc làm hết sức cần thiết.
 2. Giúp giáo viên có thêm kỹ năng XDKHBH.
 XDKHBH là việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi giáo viên. Song XDKHBH như thế nào để góp phần nâng cao chất lượng tiết dạy thì không phải giáo viên nào cũng làm tốt. Qua kiểm tra, tôi nhận thấy các đồng chí giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới trong việc XDKHBH, khi XDKHBH các đồng chí giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo viên (SGV) chưa thể hiện rõ được các kiến thức cần củng cố, mở rộng hay hệ thống sau mỗi bài tập, hoặc sau mỗi tiết học trong một tiết luyện tập.
 Để khắc phục thực trạng đó và nâng cao chất lượng tiết dạy, tôi đã hướng dẫn cho giáo viên kỹ năng để xây dựng kế hoạch bài dạy có chất lượng tốt như sau: Xây dựng KHBH nên phụ thuộc vào đối tượng học sinh không nên phụ thuộc hoàn toàn vào sách giáo viên vì sách giáo viên chỉ là tài liệu tham khảo.
 Tôi đã hướng dẫn và giúp giáo viên hiểu rằng: XDKHBH mục đích là chuẩn bị phương án để mỗi tiết học có hiệu qủa tốt nhất trong điều kiện hiện có chứ không phải XDKHBH để BGH kiểm tra. Do vậy khi XDKHBH, điều kiện không thể thiếu là mỗi giáo viên nhất thiết phải dựa vào đối tượng học sinh của mình mà lựa chọn các bài tập cho phù hợp. Các bài tập được sắp xếp trong tiết luyện tập không nhất thiết phải giải quyết hết trong tiết học. Căn cứ vào đối tượng học sinh để XDKHBH còn giúp cho giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp và định hướng các hình thức tổ chức dạy học hợp lý. Có những bài tập có thể tổ chức đồng loạt với tất cả học sinh có những bài tập nâng cao có thể chỉ cần tổ chức cho một nhóm học sinh năng khiếu trong lớp thực hiện ngay tại lớp.
 Nếu không căn cứ vào đối tượng học sinh khi xây dựng các hoạt động chủ yếu trong tiết học thường là giáo viên xây dựng cách giải quyết các bài tập theo các bước như sau:
 Bước 1: Nêu yêu cầu của bài tập
 Bước 2: Học sinh thực hiện giải.
 Bước 3: Chữa bài, nhận xét kết quả.
 Bước 4: Củng cố kiến thức thông qua bài tập.
 Như vậy, nếu thực hiện tiết dạy theo trình tự như trên thì tiết đó không thể có chất lượng tốt. Đối tượng học sinh chưa hoàn thành thường hay bị bỏ rơi, có thể là các em không làm được đầy đủ số lượng bài tập như các bạn học sinh hoàn thành, hoàn thành tốt nên dẫn đến chán nản hoặc các em làm đúng đáp số nhưng chưa hiểu được bản chất của vấn đề.
 Để nâng cao chất lượng giờ dạy với mục đích dạy học đến từng đối tượng học sinh, người giáo viên không nhất thiết phải tuân thủ theo SGV mà phải căn cứ vào tình hình thực tế đối tượng học sinh, căn cứ vào số lượng và nội dung các bài tập có thể gộp nhiều bài tập có cùng nội dung thành một hoạt động để tổ chức cho học sinh làm hoặc có thể yêu cầu học sinh thực hiện một số nội dung cụ thể phù hợp với trình độ của mình:
 Ví dụ: Toán (Tiết 99): Luyện tập (Sgk Toán 3 - trang 101)
 Trong tiết học gồm có 4 bài tập, không nhất thiết ta phải tổ chức cho học sinh làm từng bài tập như SGV đã hướng dẫn ta có thể xây dựng gộp bài tập 1 và bài tập 2 thành một hoạt động và xây dựng cách tổ chức hoạt động đó như sau: 
 Bài tập 1:
 > a) 7766 ... 7676 b) 1000g ... 1kg
 < ? 8453 ... 8435 950g ...1 kg
 = 9102 ... 9120 1km ...1200 m
 5005 ...4905 100 phút ...1giờ 30 phút
 Bài tập 2: Viết các số 4208, 4802, 4280, 4082
 a. Theo thứ tự từ bé đến lớn;
 b.Theo thứ tự từ lớn đến bé;
 Xây dựng cách tổ chức 2 bài tập này như sau:
 + 1-2 học sinh nêu yêu cầu của cả 2 bài tập.
 + Yêu cầu thực hiện bài tập theo đối tượng học sinh :
 - Học sinh (HTT): Tự làm hoàn chỉnh tất cả các bài tập vào vở.
 - Học sinh (HT): Tự làm tùy theo mức độ khả năng.
 - Học sinh (CHT): Chỉ yêu cầu các em làm dòng 1, dòng 2, dòng 4 của ý a bài 1; dòng 1, dòng 3, dòng 4 của ý b bài 1.
 + Chữa bài, nhận xét: Cho học sinh nêu kết quả bài làm của mình, nêu cách làm, đối tượng học sinh khác nhận xét,sửa chữa (nếu cần).
 + Học sinh (HTT) nêu toàn bộ kết quả các bài tập còn lại trong bài tập 1và 2.
 + Giáo viên tổ chức cho học sinh củng cố về so sánh các số trong phạm vi 10.000, viết các số theo thứ 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_nang_cao_chat_luong.doc