Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả tiết thực hành môn Tin học lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả tiết thực hành môn Tin học lớp 3

Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung cũng như ngành Tin học nói riêng – CNTT đã trở thành một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong cuộc sống xây dựng và phát triển xã hội. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và thế giới nói chung. 

Tin học được coi là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong cuộc xây dựng và phát triển xã hội, mà Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học; công nghệ thông tin cũng như những yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa của ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần làm thay đổi mọi mặt của giáo dục có ảnh hưởng rất lớn tới các mặt giáo dục khác, có vị thế hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị cho các em học sinh có đầy đủ khả năng, trí tuệ để tham gia vào sự phát triển, bảo vệ tổ quốc. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn luôn quan tâm và coi trọng mục tiêu phát triển con người toàn diện, khẳng định tầm quan trọng: “Phát triển giáo dục là một trong những động lực nhằm thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa; hiện đại hóa đất nước Việt Nam, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực”.

doc 17 trang Phúc Hảo 02/05/2024 5195
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả tiết thực hành môn Tin học lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã lĩnh vực: 17/2023
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÔNG LÔ
TRƯỜNG TH&THCS TỨ YÊN
====***=====
BÁO CÁO KẾT QUẢ 
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Nâng cao hiệu quả tiết thực hành môn Tin học lớp 3.
Tác giả sáng kiến: Dương Thị Thanh Chức vụ: Giáo viên
Địa chỉ: Trường TH&THCS Tứ Yên.
Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị.
2. Bản cam kết, Tóm tắt SKKN 
3. Biên bản triển khai SKKN.
4. Biên bản đánh giá SKKN của HĐ cấp trường.
5. Báo cáo SKKN
Sông Lô, năm 2023
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung cũng như ngành Tin học nói riêng – CNTT đã trở thành một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong cuộc sống xây dựng và phát triển xã hội. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và thế giới nói chung. 
Tin học được coi là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong cuộc xây dựng và phát triển xã hội, mà Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học; công nghệ thông tin cũng như những yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa của ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần làm thay đổi mọi mặt của giáo dục có ảnh hưởng rất lớn tới các mặt giáo dục khác, có vị thế hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị cho các em học sinh có đầy đủ khả năng, trí tuệ để tham gia vào sự phát triển, bảo vệ tổ quốc. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn luôn quan tâm và coi trọng mục tiêu phát triển con người toàn diện, khẳng định tầm quan trọng: “Phát triển giáo dục là một trong những động lực nhằm thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa; hiện đại hóa đất nước Việt Nam, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực”.
 	Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên ngành Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn Tin học vào giảng dạy trong nhà trường ngay từ bậc Tiểu học, các em học sinh được tiếp xúc với môn Tin học để làm quen và học dần với lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo nền móng ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo.
Nhà trường có cơ sở để mua sắm, đầu tư trang thiết bị, phòng máy tính. Tuy nhiên, đa số trang thiết bị dạy học ở phòng máy đều chưa đáp ứng được nhu cầu triển khai chương trình dạy học. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong những giờ dạy thực hành. Đối với học sinh ở trường chủ yếu các em là học sinh nông thôn, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều học sinh (nhất là học sinh lớp 3) chưa biết về máy tính, chưa hiểu về cách sử dụng máy tính, bên cạnh các em chăm ngoan học tốt, vẫn có khá nhiều em gặp khó khăn trong việc học môn Tin học. Do số lượng máy tính còn hạn chế, nhiều máy tính cũ hay bị hỏng vì thế các em phải thay phiên nhau thực hành nên thời gian thực hành trong một tiết chưa đảm bảo và phần đa học sinh không có điều kiện thực hành tại nhà. 
Qua giảng dạy thực tế tại trường, tôi nhận thấy rằng kĩ năng thực hành thành thạo của học sinh chủ yếu rơi vào những em khá, giỏi, còn những em trung bình và yếu thì thao tác thực hành vẫn còn chậm, chưa chính xác; nhiều em vẫn chưa mạnh dạn thao tác và quên các bước thực hiện dẫn đến kết quả chưa cao, nhất là đối với học sinh lớp 3.
Có thể thấy, môi trường sống cũng như môi trường học tập đều quan trọng đối với sự phát triển mọi mặt của học sinh. Vì vậy, tôi mạnh dạn chia sẻ một số ý kiến, suy nghĩ của mình qua đề tài: “Nâng cao hiệu quả tiết thực hành môn Tin học lớp 3” nhằm giúp các em có một tiết học thực hành thật thích thú, hiệu quả và bổ ích.
2. Tên sáng kiến: 
Nâng cao hiệu quả tiết thực hành môn Tin học lớp 3.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Dương Thị Thanh
- Địa chỉ: Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tứ Yên, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Điện thoại: 0913.586.664
- Email: duongthanh.gvc1tuyen@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Dương Thị Thanh
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tin học
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
- Từ tháng 9/2022 đến nay.
7. Bản chất của sáng kiến
7.1 Nội dung của sáng kiến
7.1.1 Cơ sở lý luận
	 Khi học Tin học ở bậc Tiểu học bước đầu giúp các em học sinh nắm được sự hình thành và phát triển của máy tính, nhận biết, phân biệt được một số bộ phận và chức năng cơ bản của máy tính. Các em học sinh dần tìm hiểu về thuật ngữ trong máy tính và rèn kĩ năng sử dụng máy tính thông qua một số trò chơi và các bài thực hành cơ bản
Môn Tin học là một bộ môn mới được đưa vào dạy ở trường Tiểu học chủ yếu là sử dụng phương pháp trực quan và sinh động để ứng dụng vào thực hành.
Học sinh lớp 3 mới được học môn Tin nên còn bỡ ngỡ. Một số em học sinh tiếp thu kiến thức còn chậm, đặc biệt là kỹ năng thực hành trên máy của học sinh. Hơn nữa, môn Tin học là môn tự chọn, môn mới trong chương trình bậc Tiểu học nên học nội dung và kế hoạch môn học đang trong quá trình thống nhất và hoàn chỉnh. Điều này khiến một số học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học.
7.1.2. Cơ sở thực tiễn:
Năm học 2022-2023 môn Tin học lớp 3 học chương trình GDPT 2018, mỗi tuần học sinh được học 1 tiết /tuần. Chính vì vậy, các em sẽ không chủ động, tích cực trong học tập. 
Nhiều học sinh khi thực hành còn e ngại, thiếu nhiệt tình, thiếu sự chủ động, tinh thần luyện tập của các em không cao, không khí bài học không được hào hứng, sôi nổi.
Trong quá trình triển khai thực hiện ngoài những thuận lợi, dĩ nhiên sẽ vướng mắc nhiều khó khăn. Nhận diện khó khăn để tìm giải pháp khắc phục và vượt qua là công việc thường xuyên trong quá trình tổ chức thực hiện. Những thuận lợi và khó khăn thường gặp đó là:
* Những thuận lợi
- Về phía nhà trường: 
 Được các cấp lãnh đạo, nhà trường quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phòng máy, phụ huynh học sinh trang bị cho con em đầy đủ sách vở, một số gia đình phụ huynh còn có máy tính để bàn ở nhà cho học sinh thực hành.
Nhà trường đã trang bị cho phòng máy mạng internet để kết nối và tải các phần mềm học tập khi cần thiết.
- Về phía giáo viên: 
Giáo viên được đào tạo chuẩn về nghề nghiệp đã đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn tin trong nhà trường.
Nội dung sách nhẹ nhàng, trình bày đẹp, sách chú trọng nhiều về phần thực hành rất phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.
- Về phía học sinh:
Các em học sinh rất ham học hỏi. Tích cực trong học tập.
Việc thực hành mang lại kết quả ngay lập tức và có được cái nhìn trực quan, sinh động. Chính vì thế các em học sinh Tiểu học rất thích học tin học, nhất là trong những tiết thực hành.
Đa số các em học sinh đều có thích thú với máy tính.
* Những khó khăn: 
Các em học sinh của trường chủ yếu là nông thôn chưa có nhiều điều kiện để tiếp cận với môn Tin học. Trong khi đây là một môn học mới, cần sự hỗ trợ từ máy tính. Do vậy, việc học và tiếp thu bài của học sinh cũng còn rất hạn chế.
 Mặt khác, do điều kiện kinh tế khó khăn, về nhà học sinh không có máy tính để học mà chỉ khi đến lớp mới có máy để thực hành nên cũng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng dạy và học môn Tin học.
Nhiều học sinh rất ít có điều kiện tiếp xúc với máy tính hoặc một số em chưa từng biết sử dụng máy tính cũng là khó khăn cần được quan tâm.
7.1.3. Nội dung đã thực hiện:
a. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với học sinh.
Việc lên kế hoạch và thiết kế một bài dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh là nội dung rất quan trọng không thể thiếu của một tiết dạy mà bất kì giáo viên nào cũng phải biết, bởi việc này sẽ giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, kỹ năng, phương pháp, tiến trình một tiết dạy. 
	Giáo viên cần nắm được mục đích, yêu cầu, chuẩn kiến thức của mỗi chủ đề, của từng tiết học, từng bài để thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với mức độ học sinh và điều kiện dạy và học; đồng thời, hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ thể.
	Ví dụ minh họa về thiết kế kế hoạch bài dạy hoạt động học tập trong chủ đề 2- bài 7: “Thực hành tổng hợp”
 	* Giáo viên cần xác định mục tiêu trọng tâm của bài: 
+ Ôn tập các kiến thức, kĩ năng đã học về cách vẽ hình mẫu có sẵn, hình cơ bản, chỉnh sửa, tô màu cho bức vẽ;
+ Vận dụng những kiến thức đã học để vẽ bức tranh về chủ đề tùy ý.
	+ Lưu bài vẽ vào máy tính và mở bài vẽ đã lưu để chỉnh sửa.
	* Chuẩn bị phòng máy, thiết bị dạy học (máy chiếu, máy tính...)
	* Thiết kế kế hoạch bài dạy:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
- Hoạt động 1: Ôn tập các kiến thức, kĩ năng đã học về cách vẽ hình mẫu có sẵn, hình cơ bản, chỉnh sửa, tô màu cho bức vẽ
+ Mục tiêu: Ôn lại một số chức năng của biểu tượng trong phần mềm Paint
 Nhận biết lại tên các công cụ sau: , , , , , .
* Điền tên công cụ vào bảng:
+ Sau khi đã phân nhóm thực hành phù hợp, giáo viên tiến hành các bước:
+ Học sinh nêu nội dung và các yêu cầu của hoạt động 1;
+ Học sinh thảo luận nhóm với yêu cầu của bài tập;
+ Tổ chức hướng dẫn cho các nhóm thực hành điền tên công cụ vào bảng (trang 54- SGK).
+ Đại diện một HS lên trình bày cho các nhóm khác quan sát;
+ Gọi học sinh nhận xét.
+ Giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động. Chú ý điều chỉnh một số lỗi HS hay mắc phải.
- GV nhận xét.
- Hoạt động 2: Biết kết hợp các kiến thức đã học để vẽ màn hình và thân máy tính theo trí tưởng tượng vủa mình (hoặc học sinh có thể tham khảo mẫu trong SGK)
 Tổ chức hoạt động:
+ Nêu nội dung và các yêu cầu của hoạt động 2;
+ Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm với yêu cầu của bài tập;
+ Nêu cách thực hiện.
+ Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành.
+ GV quản lý, giám sát, nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời các nhóm thực hành.
+ Nhận xét, đánh giá hoạt động 2
+ Kiểm tra 1 số nhóm học sinh: Trình bày lại các thao tác trong 2 hoạt động.
 Hoạt động 3: Biết kết hợp cách vẽ các hình mẫu và các hình cơ bản để vẽ được hình chiếc xe đạp theo mẫu.
Tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình trong SGK trang 55.
+ GV hướng dẫn, thao tác mẫu cho học sinh quan sát rồi yêu cầu học các nhóm thực hành.
+ GV quan sát, giúp đỡ các nhóm còn gặp khó khăn
+ GV chiếu bài thực hành của các nhóm lên màn hình rồi yêu cầu các nhóm nhận xét.
+ GV tổng kết, bổ sung kiến thức (GV nên nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để động viên, khuyến khích tạo không khí thi đua nhau trong học tập ở các nhóm).
- Hoạt động 4: Biết kết hợp cách vẽ các hình mẫu, các hình cơ bản và kiến thức vẽ người của môn Mĩ thuật để vẽ được các thành viên trong gia đình mình rồi tô màu hoàn thiện bức tranh rồi lưu bài vẽ vào thư mục riêng của mình.
Tổ chức thực hiện:
+ Vì không đủ máy tính cho HS thực hiện cá nhân để vẽ về các thành viên trong gia đình nên GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và thống nhất vẽ các thành viên cho bức tranh.
+ Yêu cầu HS thực hành vẽ rồi lưu bức tranh vào thư muc riêng của nhóm..
+ GV quan sát, giúp đỡ HS.
+ Giáo viên lưu ý học sinh trong việc chọn độ dày cho các chi tiết tranh, lựa chọn màu sắc phù hợp để tô cho tranh.
+ Chiếu bài của HS lên cho các nhóm khác quan sát.
+ GV tổ chức cho HS bình chọn bầu ra nhóm vẽ đẹp nhất.
+ GV nhận xét, tuyên dương
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG, MỞ RỘNG
Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên yêu cầu đọc yêu cầu trong SGK trang 55.
+ GV hướng dẫn từng nhóm học sinh tìm hiểu chức năng của các nút lệnh khác ngoài nút lệnh trong 
+ GV hướng dẫn HS thay đổi vùng tô màu nhiều kiểu khác nhau (kiểu bút chì, kiểu màu nước ....)
+ Tạo bài vẽ mới, vẽ hình tròn trong trang vẽ.
+ Nháy chuột vào , chọn 
+ Chọn màu, chọn tiếp công cụ rồi tô màu cho hình tròn.
+ GV gọi học sinh nhận xét vùng được tô màu.
- Yêu cầu HS thực hành theo yêu cầu mà giáo viên hướng dẫn.
+ GV quan sát, giúp đỡ HS.
+ Chiếu bài thực hành của các nhóm lên rồi tổ chức cho HS bình chọn những nhóm vẽ đẹp.
+ Nhận xét, tuyên dương những nhóm thực hiện tốt.
C. Củng cố, ghi nhớ
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại:
- Các thao tác để vẽ một bức tranh trên phần mềm Paint;
- HS lắng nghe
- HS hoạt động theo nhóm.
- HS nên yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm
- HS thực hiện điền tên công cụ vào bảng
- Đại diện một học sinh lên trình bày.
+ HS nhận xét;
+ HS lắng nghe
- HS nêu yêu cầu.
- HS trao đổi theo nhóm yêu cầu của bài.
- HS chú ý lắng nghe
- HS tổ chức vẽ hình theo ý tưởng của mình hoặc theo mẫu
- HS lắng nghe.
- HS nghe, quan sát
- HS quan sát hình chiếc xe đạp trong SGK trang 55.
- HS quan sát hướng dẫn của giáo viên rồi thực hành theo nhóm (HS thực hiện luân phiên nhau)
- HS theo rõi bài của các nhóm rồi nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận và thống nhất vẽ các thành viên theo nhóm.
- HS vẽ rồi lưu bài vẽ theo nhóm nhóm (HS thực hiện luân phiên nhau)
- HS quan sát hình vẽ của các nhóm
- HS bình chọn ra nhóm vẽ đẹp
- HS lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu
- HS quan sát, nghe hướng dẫn
- HS quan sát, nghe hướng dẫn
- HS nhận xét.
- HS thực hành các yêu cầu theo nhóm.
- HS bình chọn ra những nhóm vẽ đẹp.
- HS nhắc lại các thao tác
b. Biện pháp 2: Chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị trước giờ dạy. 
Việc chuẩn bị, kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị như: Máy tính, máy chiếu, các thiết bị điện, bàn ghế trong phòng máy trước giờ dạy là một khâu vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của tiết dạy. Trước mỗi giờ thực hành, bản thân tôi thường đến trước khoảng 15 phút để vệ sinh, kiểm tra phòng máy, các thiết bị điện, sự hoạt động của máy tính, máy chiếu và bàn ghế ngồi học để đảm bảo cho một tiết dạy thực hành được ổn định, an toàn cho các em học sinh.
Hình ảnh phòng máy được giáo viên chuẩn bị trước giờ dạy
Không chỉ thế, kỹ năng tổ chức bảo quản, bảo dưỡng để các thiết bị máy tính ít hư hỏng cũng là khâu rất quan trọng đối với một giáo viên. Tôi còn chủ động hướng dẫn học sinh cách sử dụng các thiết bị trong phòng máy tính đúng cách, đúng quy trình để tiết kiệm thời gian và tiết kiệm chi phí cho nhà trường cũng vô cùng quan trọng và cần thiết với giáo viên Tin học.
c. Biện pháp 3: Chia nhóm đa dạng nhiều đối tượng học sinh
Việc thiết kế tốt một bài dạy và phù hợp với từng đối tượng học sinh xem như đã thành công một nửa nhưng đó chỉ là bước khởi đầu cho một tiết dạy còn khâu quyết định thành công chính là tổ chức điều khiển các đối tượng học sinh trên lớp.
Trong điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, với một giờ thực hành, việc quan trọng đầu tiên là chia nhóm cho các em thực hành. Với việc cho học sinh thực hành theo nhóm, học sinh có thể trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Với số lượng học sinh của lớp, số máy tính hiện có, bản thân tôi phải có phương án chia nhóm một cách phù hợp như: Chia nhóm theo đôi bạn cùng tiến, chia nhóm đa dạng nhiều đối tượng học sinh và chia nhóm theo đối tượng học sinh...Tuy nhiên để việc thực hành theo nhóm có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn nội dung đưa vào thực hành phải phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
	Cách chia nhóm: Trong điều kiện cơ sở vật chất thực tế của nhà nhường tôi chia nhóm 3 học sinh/1 máy. Các nhóm có thể tự cử nhóm trưởng của nhóm mình: Học sinh hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau là phương pháp thu hút sự tham gia của học sinh, phù hợp với đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay là “dạy ít, học nhiều”. Với phương pháp này thì giáo viên chia mỗi máy tính một học sinh khá, giỏi kèm một học sinh yếu để các học sinh khá, giỏi này hỗ trợ giáo viên kèm cặp, giúp đỡ bạn thực hành. Giáo viên hướng dẫn cho nhóm học sinh có khả năng học tập tốt thật kỹ trước khi tiến hành để nhóm đối tượng hỗ trợ này nắm chắc kiến thức; Nhắc nhở các em học sinh thực hiện tốt vai trò của người giúp đỡ, hỗ trợ và người nhận giúp đỡ, hỗ trợ. Giáo viên cũng nên chỉ ra các điều kiện cần để đảm bảo có được hoạt động học sinh hỗ trợ lẫn nhau hiệu quả. Và đưa ra phần thưởng cho những nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
(Hình ảnh học sinh thực hành theo nhóm)
Những học sinh học tốt hơn có vai trò giúp đỡ sẽ giải thích khi cần thiết, đặt câu hỏi và đưa ra phản hồi tại thời điểm thích hợp giúp những học sinh nhận hỗ trợ sẽ dễ hiểu hơn. Việc này giúp các em thoải mái trao đổi, thảo luận mà không sợ sai; đồng thời có cơ hội để thảo luận tăng kỹ năng “phối hợp, hợp tác”
- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu và nội dung thực hành.
	+ Bước 2: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu cho học sinh quan sát.
	+ Bước 3: Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến khích học sinh tích cực hoạt động.
	+ Bước 4: Giáo viên quản lí, giám sát học sinh thực hành theo nhóm: Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng cách chỉ định 1 học sinh trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã thực hành. Nếu học sinh được chỉ định không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm gắn cho các thành viên trong nhóm, đặc biệt là nhóm trưởng. Hoặc cho các nhóm trưởng kiểm tra kết quả thực hành lẫn nhau của nhóm khác theo vòng tròn. Làm được như vậy các em sẽ tự giác và có ý thức hơn trong học tập.
	+ Bước 5: Nhận xét, đánh giá kết quả học tập: Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét kết quả thực hành.
	+ Bước 6: Giáo viên tổng kết, nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên, khuyến khích các nhóm thực hành tốt và rút kinh nghiệm đối với các nhóm chưa thực hành tốt, bổ sung kiến thức.
d. Biện pháp 4: Sử dụng phần mềm Netop School trong thực hành:
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Tin học tôi đã áp dụng phần mềm Netop School trong thực hành và phần mềm đó có những công dụng sau:
- Theo dõi, quan sát hoạt động của máy con (máy của học sinh)
- Hướng dẫn học sinh thông qua phần mềm.
- Cho phép máy từng nhóm (máy con) trình diễn cho cả lớp xem.
- Sao, chép dữ liệu lên máy học sinh.
- Giao bài tập cho học sinh và thu bài của học sinh.
- Khóa máy con khi cần thiết.
- Khóa mạng Internet máy của học sinh khi cần thiết.
- Cho phép học sinh đăng kí tên trên máy của giáo viên (máy chủ).
- Khởi động, tắt máy toàn bộ hệ thống.
Ngoài ra còn một số tính năng khác được thể hiện trong phần mềm này như: Thời gian tổ chức lớp học, kiểm tra trắc nghiệm, thu bài và đánh giá kết quả của học sinh, quản lý các tài nguyên hệ thống, trò chuyện với máy con thông qua tin nhắn, quản lý tính năng in ấn. Giám sát, quản lý các ứng dụng. Audio. Giám sát các máy trạm... 
* Theo dõi hoạt động của máy con (máy tính mà học sinh thực hành)
Với tính năng này cho phép quản lí ngay từ thời điểm hệ điều hành Windows hoạt động thì ngày tại màn hình giáo viên có thể quan sát chế độ hoạt động của tất cả các máy tính của học sinh tham gia vào lớp học. Tính năng quản lí này hỗ trợ giáo viên nhìn nhận một cách tổng quát từng hoạt động của mỗi máy không chỉ nhận diện hoạt động từ 1 máy tính mà có thể quan sát các hoạt động tất cả học sinh sử dụng máy tính trong phòng máy. Có thể thấy với cùng một thời gian nhất định thì giáo viên có thể đồng thời theo dõi sự hoạt động của nhiều máy tính học sinh trong lớp. Với tính năng đó ta có thể thấy mọi hoạt động, mọi thao tác của học sinh trong suốt quá trình làm việc với máy tính đều được quản lí chi tiết. 
(Giao diện theo dõi hoạt động của máy con)
Không chỉ vậy, tính năng View Client hỗ trợ giáo viên kiểm tra trực tiếp hoạt động của học sinh thông qua thao tác của máy giáo viên được thực hiện tại máy học viên. Tính năng này giúp giáo viên có thể kiểm tra ngay kiến thức trên lớp thông qua hoạt động của học viên. Giáo viên cung cấp kiến thức thông qua quá trình giảng dạy trực tuyến. Tái hiện kiến thức học sinh qua việc kiểm tra kiến thức được giới thiệu thông qua việc thực hiện các thao tác trên máy giáo viên mà học sinh tại chỗ thực hiện. 
Kết quả có thể được hiển thị như sau (Máy không hiện lên màn hình là không kết nối được).
Hình ảnh giáo viên quan sát học sinh thực hành thông qua máy chủ
* Hướng dẫn học sinh thông qua phần mềm. 
Đây là một tính năng rất hữu ích của phần mềm, chức năng này cho phép triển khai toàn màn hình (hoặc một phần màn hình

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_tiet_thuc_hanh_mon_t.doc