SKKN Vận dụng hiểu biết về Ngữ âm và chữ viết Tiếng Việt để tổ chức dạy học chính tả theo mẹo luật (Âm đầu L/N) cho học sinh Lớp 3

SKKN Vận dụng hiểu biết về Ngữ âm và chữ viết Tiếng Việt để tổ chức dạy học chính tả theo mẹo luật (Âm đầu L/N) cho học sinh Lớp 3Theo quan điểm xây dựng chương trình SGK năm 2000, là xây dựng chương trình theo hướng giao tiếp ,đề cao tri thức ngôn ngữ . Học sinh phải tích cực hoạt động . Chương trình SGK được tích hợp nhiều phân môn . Do đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải nghiên cứu , rà soát , tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phù hợp , để đánh giá được những ưu điểm và những hạn chế trong từng phương pháp dạy học . Từ đó để đưa ra những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao được chất lượng dạy và học cho học sinh.
     Muốn đựoc như vậy thì cần phải tạo dựng một nền móng vững chắc cho thế hệ trẻ. Mà nền móng đó không đâu xa chính là tiếng mẹ đẻ của mình, phải đọc đúng , viết đúng chính tả Tiếng Việt . Do vậy ở lớp 1 khi các em biết đọc cũng là lúc giáo viên hình thành kĩ năng viết đúng chính tả . Khi lên lớp 2 , lớp 3 nâng cao dần kĩ năng nghe viết đúng chính tả nhằm bổ sung những môn học khác . Bởi vậy mà phân môn chính tả trong nhà trường Tiểu học có nhiệm vụ giúp cho học sinh nắm vững các qui tắc , các mẹo luật chính tả và hình thành kĩ năng chính tả . Nói cách khác là giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả . Vậy mà thực tiễn hiện nay ở trường Tiểu học Cát Linh vẫn có những học sinh viết sai lỗi chính tả
( âm đàu l/ n) . Có sự sai lỗi chính tả này là do các em không để ý khi viết . Vì thế nếu không sửa chữa , uốn nắn cho các em học sinh thì việc sai lỗi chính tả sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em . Sau này khi tốt nghiệp ra trường các em sẽ tạo ra những văn bản sai lỗi chính tả ,làm hạn chế việc giao tiếp trong xã hội của chính bản thân các em .
doc 24 trang Mai Loan 19/11/2023 2995
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng hiểu biết về Ngữ âm và chữ viết Tiếng Việt để tổ chức dạy học chính tả theo mẹo luật (Âm đầu L/N) cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục :
Lời cảm ơn trang 1
A. Phần mở đầu trang 3
B. Phần nội dung trang 5
 Chương I : Những cơ sở khoa học của việc 
vận dụng hiểu biết về ngữ âm và chữ viết trang 5
 Tiếng Việt để dạy học chính tả theo mẹo
luật âm đầu l/n
I. Cơ sở lí luận trang 5
II. Cơ sở thực tiễn trang 10
Chương II : Thực nghiệm sư phạm trang 12
I . Quy trình trang 12
II ,Kết quả thực nghiệm trang 21
C Phần kết luận trang 22
 Vận dụng hiểu biết về ngữ âm và chữ viết Tiếng Việt 
 để tổ chức dạy học chính tả theo mẹo luật
 ( âm đầu l / n ) cho học sinh lớp 3 
 A Phần mở đầu 
I . Lí do chọn đề tài :
 Theo quan điểm xây dựng chương trình SGK năm 2000, là xây dựng chương trình theo hướng giao tiếp ,đề cao tri thức ngôn ngữ . Học sinh phải tích cực hoạt động . Chương trình SGK được tích hợp nhiều phân môn . Do đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải nghiên cứu , rà soát , tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phù hợp , để đánh giá được những ưu điểm và những hạn chế trong từng phương pháp dạy học . Từ đó để đưa ra những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao được chất lượng dạy và học cho học sinh.
 Muốn đựoc như vậy thì cần phải tạo dựng một nền móng vững chắc cho thế hệ trẻ. Mà nền móng đó không đâu xa chính là tiếng mẹ đẻ của mình, phải đọc đúng , viết đúng chính tả Tiếng Việt . Do vậy ở lớp 1 khi các em biết đọc cũng là lúc giáo viên hình thành kĩ năng viết đúng chính tả . Khi lên lớp 2 , lớp 3 nâng cao dần kĩ năng nghe viết đúng chính tả nhằm bổ sung những môn học khác . Bởi vậy mà phân môn chính tả trong nhà trường Tiểu học có nhiệm vụ giúp cho học sinh nắm vững các qui tắc , các mẹo luật chính tả và hình thành kĩ năng chính tả . Nói cách khác là giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả . Vậy mà thực tiễn hiện nay ở trường Tiểu học Cát Linh vẫn có những học sinh viết sai lỗi chính tả
( âm đàu l/ n) . Có sự sai lỗi chính tả này là do các em không để ý khi viết . Vì thế nếu không sửa chữa , uốn nắn cho các em học sinh thì việc sai lỗi chính tả sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em . Sau này khi tốt nghiệp ra trường các em sẽ tạo ra những văn bản sai lỗi chính tả ,làm hạn chế việc giao tiếp trong xã hội của chính bản thân các em .
 Từ những thực trạng nói trên . Vậy có phương pháp nào để hạn chế việc viết sai lỗi chính tả phụ âm đâùu l / n cho học sinh lớp 3B ở trường Tiểu học Cát Linh – Quân Đống Đa – Hà Nội nói riêng và trong cả nươc nói chung . Đó chính là câu hỏi mà tôi luôn băn khoăn , trăn trở . Vì thế mà tôi xin mạnh dạn đưa ra đề tài nghiên cứu là :Vận dụng hiểu biết về ngữ âm và chữ viết Tiếng Việt để tổ chức dạy học chính tả theo mẹo luật âm đầu l/n cho học sinh lớp 3 
 Với đề tài này người viết rất hi vọng rằng sẽ góp phần vào để nâng cao chất lượng dạy và học chính tả ở cho học sinh lớp 3. Từ đó sẽ hạn chế việc nói ,viết sai lỗi chính tả cho học sinh .
II .Mục đích của đề tài :
Xây dựng được các mẹo luật chính tả phụ âm đầu l /n cho học sinh lớp 3 trường tiểu học Cát Linh -Đống Đa – Hà Nội .
Thông qua thục tiễn dạy học chính tả theo mẹo luật ( âm đầu l/n)để thực nghiệm sư phạm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học theo mẹo luật ( âm đầu l/n )cho học sinh lớp 3 trường tiểu học Cát Linh 
III . Nhiệm vụ của đề tài 
Phân tích cơ sở lí luận của vấn đề dạy học chính tả theo mẹo luật (âm đầu l/n).
Khảo sát , phân tích ,đánh giá thực trạng dạy học chính tả theo mẹo luật (âm đầu l/n )cho học sinh lớp 3
Tổ chức thực nghiệm để xem xét tính khả thi của việc dạy học chính tả theo mẹo luật ( phụ âm đầu l/n ) cho học sinh lớp 3 . Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc dạy học chính tả theo mẹo luật 
 ( âm đầu l/n) và đề ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học .
IV.Phương pháp nghiên cứu :
1 .Nhóm nghiên cứu lí luận .
- Đọc và thu thập tài liệu về ngữ âm và chữ viết Tiếng Việt để tổ chức dạy học chính tả theo mẹo luật ( âm đầu l/n ) cho học sinh lớp 3.
- Lập đề cương nghiên cứu về dạy học chính tả theo mẹo luật (âm đầu l/n ) cho học sinh lớp 3 .
- Viết bản thảo .
- Viết bản chính .
2 . Nhóm nghiên cứu thực tiễn .
- Khảo sát , dự giờ , phân loại để có những đánh giá chính xác về thực tiễn dạy học chính tả theo mẹo luật (âm đầu l/n ) cho học sinh lớp 3.
- Xây dựng phiếu hỏi , phiếu bài tập để khảo sát thực tế dạy học chính tả theo mẹo luật ( âm đầu l/n ) cho học sinh lớp 3 .
3 . Các phương pháp bổ trợ :
- Thống kê trong toán học .
 - Dùng các bảng biểu , biểu đồ hình cột .
 B . PHầN NộI DUNG 
 Chương i:
Những cơ sở khoa học của việc vận dụng hiểu biết về ngữ âm và chữ viết Tiếng Việt để tổ chức dạy học chính tả theo mẹo luật ( âm đầu l/n ) cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Cát Linh
 I . Cơ sở lí luận 
1 . Cơ sở ngôn ngữ học .
1.1 Cơ sở về ngữ âm :
Theo phó giáo sư – Tiến sĩ : Đỗ Xuân Thảo , giáo trình Tiếng Việt 2, thì hệ thống âm vị gồm có :
,Âm đầu :
 Các âm đầu Tiếng Việt đều là phụ âm. Có 21 phụ âm đầu ( không kể âm r). Sự thể hiện trên chữ viết của âm đầu là :
 a . Bình thường ,mỗi âm vị được ghi bằng một chữ cái tương ứng như :
 /m / = m ; / b / = b
 b . Nhưng có 9 âm vị được ghi bằng 2 chữ cái ghép lại , như :
 / f / = ph / / = nh
 / / = th / / = ng
 / / = tr / x / = kh
 / z / =gi / / = gh
 / c / = ch
 c . Có một âm vị ghi bằng 3 con chữ ghép lại , trong trường hợp / / khi đứng trước / / , / i / , / e / thì sẽ viết thành ngh .
 d. Sự thể hện các phụ âm đầu trên chữ viết không phải là thống nhất trong mọi trường hợp . Có 5 âm vị ghi :
 Ghi thành “ k ” khi đứng trước / / , / i / , / e /
 Ghi thành “ c ” khi đứng trước các nguyên âm 
 / k / : Hàng sau : /u ,a ,o /
 Ghi thành “ q ” khi đứng trước âm đệm / w /
 / / : Ghi bằng “ gh ” khi đứng trước / e /, / i / , / /
 Ghi bằng “ g ” trong các trường hợp còn lại.
 / / : Ghi bằng “ngh ” khi đứng trứoc / i/ ,/ e/, / /.
 Ghi bằng “ ng ” khi đứng trước các trường hợp còn lại .
 / / : Ghi bằng “ r ” trong cách phát âm của Trung Nam Bộ .
 Ghi bằng “ gi ”trong cách phát âm của nhà trường Miền Bắc.
 / Z / : ghi là “ d ” và “ gi ” theo cách phát âm phổ biến nhưng không phân biệt trong phát âm .
 Ngoài ra có trưòng hợp một con chữ lại biểu thị 2 âm vị phị âm đầu khác nhau. Như trường hợp “ g ” để ghi âm vị / z / trong trưòng hợp “ gi ” , “giếng” 
Có một âm vị / / trong trường hợp : “ gà ” ; “ gô ”
. Âm đệm :
 Có 1 âm đệm / u/ thể hiện trên chữ viết là “ u ” và “ o ”
 Ví dụ : hoa quả , huy hoàng .
.3 . Âm chính:
 Gồm có 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi nếu không kể sự đối lập 
. / / và / / 
 / / và / / 
Sự thể hiện trên chữ viết của các nguyên âm đô :
Âm
Chữ
ví dụ
/ ie /
ia
ya
iê
yê
tia
khuya
tiền
khuyên
/ w /
ưa
ươ
mưa
mượn
/ /
ua
uô
mua
muốn
 Các tổ hợp / ie ,uo ,w / được coi là 3 nguyên âm đôi vì đây là 3 tổ hợp bền vững , 2 yếu tố gắn liền với nhau có thể chứng minh bằng cách phát âm kéo dài âm tiết hoặc bằng cách nói lái , trong đó cả 2 yếu tố đổi chỗ cho 1 âm vị .
 Hai yếu tố của các tổ hợp có cùng chức năng và khả năng phân bố giống như các nguyên âm đơn cùng hàng với chúng 
1.1.4.Âm cuối 
 Số lượng âm cuối gồm 8 âm vị khác nhau , trong đó có 6 phụ âm cuối và 2 bán âm cuối . Sự thể hiện trên chữ viết như sau :
 A . Phụ âm cuối :
 Các phụ âm cuối / -p, -t , - m, -n / được ghi bằng các con chữ giống kí hiệu ngữ âm : p,t ,m ,n .
 Hai phụ âm cuối / -k , - / được ghi bằng : 
 - ch ,nh : khi xuất hiện các nguyên âm hàng trước / i, e , /.
 - c , ng : trong các trường hợp khác ( nghĩa là sau các nguyên âm hàng sau tròn môi và không tròn môi )
 B . Bán âm cuối :
 - / u / ghi bằng “ o ”khi xuất hiện 2 nguyên âm rộng / /; ghi bằng “ u trong các trường hợp khác như : chịu ,kêu , chiều , hưu, cau , hươu 
/ i / :ghi bằng “y ”khi xuất hiện 2 nguyên âm ngắn 
/ / và ghi bằng “ i ” trong các trường hợp khác như : ai , ơi, núi ,đồi 
. Cơ sở chữ viết :
 Theo giáo trình Tiếng Việt 2 – Nhà xuất bản ĐHSP , chữ viết TiếngViệt là chữ viết ghi âm vị . xây dựng trên cơ sở chữ La Tinh dễ học , dễ viết . Tuy nhiên , chữ viết Tiếng Việt còn có những hạn chế sau : Không đảm bảo sự tưng ứng một - đối – một giữa âm và chữ . Âm vị / k / ghi bằng 1 trong 3 con chữ “ c , k ,q ”. Con chữ “g” ghi bằng 1 trong 2 âm vị / , z /..
 Có những nhóm 2,3 con chữ không cần thiết để ghi âm vị ph ,ngh 
Nhược điểm đó gây nên những hiệu quả không tốt .Việc dạy và học gây những khó khăn vô ích , Việc in sách báo tạo những tốn kém (công của và thời gian ), không đángcó . Do đó từ lâu , từ cuối thế kỉ XI X,vấn đề cải tiến chữ viết đã được đặt ra . Và xưa nay ,cứ cách ít lâu lại có đề nghị sửa đổi chữ viết về một mặt nào đó , tổng cộng số người đề nghị khoảng 20 người , nếu kể cả những hội nghị chuyên bàn về vấn đề này (1902,1906,1960,1978)thì số người tham gia ý kiến còn đông hơn gấp bội .Đáng tiếc là mặc dù vậy cho đến nay, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết . 
 ( Đỗ Xuân Thảo – Lê Hữu Tỉnh )
 - Giáo trình Tiếng Việt 2 .NXB Đại học Sư phạm
2. Cơ sở tâm lí giáo dục
 2.1 Cơ sở tâm lí học : 
 ậ lứa tuổi học sinh tiểu học , mục đích dạy chính tả là hình thành cho học sinh năng lực viết thành thạo ,thuần thục chữ viết Tiếng Việt theo các chuẩn chính tả , nghĩa là giúp học sinh hình thành các kĩ sảo chính tả . KháI niệm kĩ sảo trong tâm lí học được hiểu “Những yếu tố tự động hoá của hoạt động có ý thức ,được ra trong quá trình thực hịên hoạt động đó ”.
 Theo định nghĩa của B.M.Chép Lốp ,dẫn theo định nghĩa Đ.N.Bô gôi avlen x ki – Các nguyên tắc tâm lí của việc dạy học chính tả trong cuốn “ Phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ ” Tập II.NXB Giáo dục 1989 ( tài liệu dịch ).
 Hình thành cho học sinh kĩ sảo chính tả ,nghĩa là giúp học sinh viết đúng chính tả một cách tự động hoá , không cần phải trực tiếp nghĩ tới các qui tắc 
chính tả , không cần tới sự tham gia của ý chí .Để đạt được điều này , có thể tiến hành theo hai cách : Có ý thức và không có ý thức .Cách không có ý thức là chủ trương dạy chính tả không cần biết đến sự tồn tại của các qui tắc chính tả , không cần hiểu mối quan hệ giữa ngữ âm và chữ viết .Chỉ đơn thuần là viết đúng từng trường hợp , từng từ cụ thể . Cách dạy học này tốn nhiều thì giờ ,công sức và không thúc đẩy sự phát triển của tư duy , chỉ củng cố trí nhớ máy móc ở một mức độ nhất định .
 Cách có ý thức chủ trương cần phảI bắt đầu từ việc nhận thức các qui tắc , các mẹo luật chính tả . Trên cơ sỏ đó , tiến hành luyện tập và từng bước đạt tới các kĩ sảo chính tả .Việc hình thành các kĩ sảo bằng con đường có ý thức sẽ tiết kiệm được thời gian ,công sức Đó là con đường ngắn nhất , hiệu quả nhất .
 Đối với học sinh tiểu học , cần vận dụng cả hai cách nói trên . Trong đó , cách không có ý thức chủ yếu được sử dụng thích hợp . Chủ yếu ở các lớp cuối cấp .Gần đây , một số nhà nghiên cứu vấn đề dạy – học chính tả lại có xu hướng khẳng định trong các cách học cách “Nhớ từng chữ một ” , được coi là giảI pháp hữu hiệu hơn cả , hợp lí hơn cả , nhất là đối với học sinh tiểu học . Bởi vì học sinh độ tuổi tiểu học có khả năng ghi nhớ máy móc khá tốt , khả năng học thuộc khá nhanh.Tác giả Phan Ngọc trong cuốn “ Chữa lỗi chính tả cho học sinh” cũng nhận xét “ Nói chung , phần lớn những người viết chính tả đúng hiện nay đều dựa vào cách nhớ từng từ một ”.Theo cách này , học sinh chỉ cần tập trung nhớ mặt chữ của những từ dễ viết sai .Những từ dễ viết sai này chiếm tỉ lệ không nhiều , do đó học sinh có thể ghi nhớ được .
 Từ đó mà việc dạy –học chính tả sẽ được nâng cao .
2.2 .Cơ sở giáo dục :
 a) Dạy chính tả theo khu vực :
 Dạy chính tả theo khu vực nghĩa là nội dung giảng dạy chính tả phải sát hợp với phương ngữ . Nói cách khác là phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả ở từng khu vực , từng vùng miền để hình thành nội dung giảng dạy ,phải xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh
 ở từng khu vực , từng địa phương . Vì vậy giáo viên cần chú ý vận dụng nguyên tắc dạy chính tả theo địa phương , theo khu vực . Nguyên tắc 
này yêu cầu giáo viên trước khi dạy cần tiến hành điều tra cơ bản để nắm lỗi chính tả phổ biến của học sinh. Từ đó lựa chon nội dung giảng dạy thích hợp , xây dựng nội dung bài sao cho sát hợp với từng đối tượng học sinh lớp mình dạy .
 b) Kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức . Trong quá trình dạy học chính tả cho học sinh, giáo viên không chỉ sử dụng một phương pháp , mà phải sử dụng phối hợp hai phương pháp này một cách hợp lí nhằm đạt tới một hiệu quả dạy học cao.
 Trong nhà trường , giáo viên vần sử dụng khai thác tối đa phương pháp có ý thức . Muốn vậy , giáo viên cần phải được trang bị những kiến thức
 cơ bản về ngữ âm học ,từ vựng ,ngữ nghĩa học có liên quan đến chính tả . Cụ thể là giáo viên phải biết vận dụng những kiến thức về ngữ âm học .Tiếng Việt vào việc phân loại lỗi chính tả , phát hiện đặc điểm của từng loại lỗi , nhất là việc xây dựng các qui tắc chính tả , các “ mẹo ” chính tả , giúp học sinh viết một cách khái quát , có hệ thống .Ví dụ như khi phân biệt l/n trong thổ ngữ ở một số vùng Bắc Bộ , tác giả Phan Ngọc đã đưa ra các mẹo sau :
 b1,Mẹo 1: Một chữ ta không thể biết là l hay n, nhưng nó đứng đầu một từ láy âm không phải điệp âm đầu thì dứt khoát là l chứ không phải là n như :
 l láy với b : lệt bệt 
 l láy với c : lò cò 
 l láy với đ : lộp độp 
 l láy với h : lúi húi 
 l láy với d : lai dai 
 l láy với m : lơ mơ 
 l láy với x : lăng xăng
 l láy với t : lăn tăn
 l láy với nh : lăng nhăng	 
 l láy với kh : lênh khênh
 l láy với qu : luẩn quẩn 
 láy với ng : loằng ngoằng 
 Trong danh sách đầy đủ có trên 300 từ láy âm như thế .Đối với trường hợp l và n đứng ở chữ thứ 2 , nhưng trong từ láy âm chỉ láy với gi mà không láy với âm nào khác .
 Trái lại , l láy với những âm khác nhưng không láy với gi” , ta có .
 b2.Mẹo 2 : Trong từ láy âm không điệp âm đầu , nếu âm đầu thứ nhất là 
 gi thì âm thứ hai là n, còn không thì đó là trường hợp ngoại lệ “ khúm núm ,khệ nệ ”
 Hệ thống theo mẫu sau : 
 l láy với kh : khoác loác 
 l láy với b : lông bông 
 l láy với ch : cheo leo 
 n láy với âm không âm đầu : ảo não , áy náy 
 b3. Mẹo 3 :Những chữ không phân biệt được l hay n nhưng đồng nghĩa với một từ khác viết với nh thì chữ ấy là l. Thống kê theo mẫu :
Lăm le ,lầm nhầm ,nhăm nhe , lỡ làng –nhỡ nhàng ..
 c) . Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực với phương pháp tiêu cực :
 Bên cạnh phương pháp tích cực ( cung cấp cho học sinh những qui tắc chính tả , hướng học sinh thực hành luyện tập nhằm hình thành các kĩ sảo chính tả ).Cần phối hợp ,áp dụng các phương pháp tiêu cực ( tức là đưa ra nhữngtrường hợp viết sai chính tả , hướng dẫn học sinh phát hiện , sữa chữa , rồi từ đó hướng học sinh đi đến cái đúng . Hướng học sinh loại bỏ các lỗi chính tả trong các bài viết . Học sinh có 3 loại lỗi chính tả hay mắc phải , đó là :
 + Lỗi chính tả do không nắm vững trình tự .
 + Lỗi chính tả do không nắm vững cấu trúc âm tiết Tiếng Việt .
 + Lỗi chính tả do viết theo lỗi phát âm địa phương . Loại lỗi này do mỗi địa phương sai một khác . ở phường Cát Linh – Quận Đống Đa – Hà Nội do có nhiều dân ở nơi khác nhập cư đến để làm ăn mà có rất ít người dân chính gốc ở tại đó nên đa số các em sai l thành n.Để sửa loại lỗi này thì học sinh cần nắm vững chính âm trong chính tả Tiếng Việt .Cần tập phát âm đúng , chuẩn , tập viết nhiều lần những lỗi chính tả này . Người giáo viên nên xây dựng các mẹo để giúp học sinh viết đúng chính tả . Trong qui trình giảng dạy chính tả , giáo viên cần phối hợp một cách hợp lí , hài hoà và có hiệu quả phương pháp tích cực và phương pháp tiêu cực để giúp học sinh viết đúng chính tả . 
 II . Cơ sở thực tiễn :
1 ,Chương trình sách giáo khoa 
 1.1 Những ưu điểm :
 Chương trình phân môn chính tả ở lớp 3 ,mỗi tuần có 2 tiết gồm :chính tả nghe đọc ( giáo viên đọc , học sinh viết lại bài chính tả tập đọc đã học ) và bài chính tả so sánh , phân biệt ( viết các cặp từ dễ lẫn lộn phụ âm đầu , thanh ). Học sinh lớp 3 vẫn còn có một số bài tập chép ở đầu học kì I ( tức là nhìn bảng lớp hoặc nhìn SGK để chép lại bài ) Tốc độ viết khoảng 55 chữ trong 15 phút . Phần chính tả trong SGK lớp 3 được bố trí xen kẽ với các phần tập đọc , luyện từ và câu , tập làm văn theo từng tuần .Cấu tạo của một bài chính tả trong SGKnhìn chung đều có các phần sau :
 + Bài viết : Qui định khối lượng bài mà học sinh phải viết trong giờ chính tả . 
+ Viết đúng :Nêu các trường hợp chính tả cụ thể cần phải viết đúng (các trường hợp chính tả này chính là các từ có chứa hiện tượng chính tả đang được nói tới trong bài chính tả được trích từ phần bài viết , đồng thời cũng chính là các trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh .
 + Luyện tập : SGK nêu một số kiểu bài tập chính tả để học sinh luyện tập thêm , nhằm củng cố ,khắc sâu hiện tượng chính tả đang học .Một số hình thức bài tập đang học sử dụng phổ biến trong SGK là : Điền âm , vần , tiếng vào chỗ trống . Có kiểu bài này học sinh sẽ được luyện tập ,thực hành nhiều . Từ đó sẽ giảm bớt những lỗi chính tả mà học sinh hay viết sai .
 Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì chương trình SGK phân môn chính tả cũng có những hạn chế sau .
.Những hạn chế :
SGK cần có bảng phụ lục ở cuối chương chính tả ( hoặc ở cuối sách) . Bảng phụ lục này trình bày các trọng điểm chính tả . Cần dạy ở những vùng phương ngữ cơ bản trong toàn quốc .( ví dụ : ở Bắc Bộ cần tập trung dạy viết phân biệt một số cặp phụ âm đầu dễ lẫn lộn như : tr và ch ; s và x l và n; d / r và gi ) .Các trọng điểm chính tả này càng được xác định cụ thể , chi tiết càng tốt . Rất tiếc là bộ SGK Tiếng Việt Tiểu học hiện hành chưa làm được điều này .Cho nên về mặt này có thể nói nội dung dạy chính tả trong SGK vừa thừa lại vừa thiếu ( Đối với học sinh ở một địa phương nào đó thì thừa những nội dung chính tả không cần dạy nhưng lại thiếu những nội dung chính tả cần dạy ). Tình trạng này gây ảnh hưởng bất lợi tới chất lượng, hiệu quả dạy học chính tả ở Tiểu học hiện nay.
2. Thực trạng giáo viên dạy học chính tả ở trường Tiểu học Cát Linh - Đống Đa – Hà Nội 
Những ưu điểm :
- Dạng bài chính tả nghe -đọc : Giáo viên đọc thong thả từng câu. Khi gặp câu dài giáo viên đọc từng cụm từ ,từ. Sau khi học sinh viết xong thì giáo viên đọc lại toàn bộ văn bản để học sinh kiểm tra lại được bài viết của mình .
-Dạng bài chính tả so sánh : Giáo viên phát âm chuẩn khi đọc mẫu làm chỗ dựa cho học sinh viết đúng : Giáo viên đã nêu được những trường hợp chính tả cụ thể cần so sánh , đối chiếu , cần phân biệt .
- Khi dạy chính tả phân biệt giáo viên đã kết hợp với phương pháp vẽ bản đồ tư duy rất phong phú nên đã khích lệ được học sinh tìm tòi được nhiều từ chính tả cần phân biệt .Sau đó với những từ khó hiểu giáo viên còn cho học sinh đặt câu để hiểu nghĩa từ .
- Giáo viên uốn nắn từng học sinh viết chữ nên mặt bằng chung là học sinh viết chữ rất đều tay , chữ viết mềm mại .
2.2 Những hạn chế :
Khi dạy chính tả , ở phần luyện tập , để định hướng cho học sinh trong việc làm bài tập , giáo viên thường không làm mẫu nên học sinh khó phát hiện . Giáo vên chọn các bài chính tả so sánh chưa thích hợp .Như ở từng lớp học sinh có sự sai chính tả khác nhau, học sinh chủ yếu là chưa phân biệt được l và n .Nhưng giáo viên lại chưa xoáy sâu vào trọng điểm chính tả ở từng lớp . Giáo viên còn chưa xác định được trọng điểm chính tả cần dạy .Ngay từ đầu năm học . Giáo viên còn chưa tiến hành điều tra , khảo sát ,phân loại lỗi chính tả mà học sinh lớp mình thường mắc lỗi . Bài dạy chính tả thường nặng về chữ viết hơn về lỗi chính tả .
 3.Thực trạng học sinh viết chính tả .:
Ưu điểm :
 Học sinh có tốc độ viết tương đối nhanh , chữ viết rõ ràng , sạch đẹp .Học sinh làm các bài luyện tập chính tả tốt, ghi nhớ nhanh bài cần luyện .
.Hạn chế :
Học sinh khi vừa lên lớp 3 ,các em còn gặp nhiều khó khăn khi viết chính tả . Vì ở lớp 2 chủ yếu các em là chính tả tập chép . Các em nhìn bảng hay nhìn sách để viết và đặc biệt là các em còn ảnh hưởng nhiều đến cách phát âm địa phương nên các em đọc thế nào là viết thế ấy .Do vậy khi viết chính tả các em chỉ nghĩ và viết một cách máy móc .
Qua quá trình giảng dạy thực tế ,tôi thấy các lỗi chính tả của học sinh khi viết chính tả thường mắc lỗi nhiều nhất là phụ âm đầu l và n.
 Ví dụ : “lúa nếp 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_hieu_biet_ve_ngu_am_va_chu_viet_tieng_viet_de.doc