SKKN Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng phân môn học Tập đọc ở lớp Ba

SKKN Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng phân môn học Tập đọc ở lớp Ba

Tập là một phân môn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong chương trình giảng dạy môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học .Học tốt tập đọc không những giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng đọc –nghe - nói –viết mà còn tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn học khác trong bộ môn Tiếng Việt.Tập đọc là một phân môn không thể thiếu đối với học sinh tiểu học,nó là một công cụ,là chìa khóa, là phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức của loài người .Nó là môn mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh (Về phát âm ,từ ngữ, câu văn),kiến thức ban đầu về văn học đời sống giáo dục thẩm mỹ. Phân môn tập đọc đặt ra một nhiệm vụ quan trọng.Trong các giờ tập đọc học sinh biết đọc diễn cảm bài văn ,bài thơ ,đã tạo cho các em hứng thú say mê và để lại một vốn văn học cho các em .Mặt khác nó còn có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mỹ cảm,giúp các em hiểu được cái đúng ,cái đẹp ,cái tinh tế của nghệ thuật ngôn từ. Học đọc đồng thời các em học cách nói, cách viết một cách trong sáng, có nghệ thuật góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện cách suy nghĩ diễn đạt . Đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng cho các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgíc, cũng như tư duy trìu tượng.

doc 25 trang thuychi01 6161
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng phân môn học Tập đọc ở lớp Ba", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1.MỞ ĐẦU :........................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài :........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu :..................................................................................2
1.3. Đội tượng nghiên cứu:..................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................2 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN...............................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:...................................................3
2.2.Thực trạng của vấn đề:..................................................................................4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để rèn đọc cho học sinh:.....................................5
2.4. Hiệu quả củ sáng kiến:................................................................................19
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: ............................................................................20
+ Kết luận .........................................................................................................20
+ Kiến nghị .......................................................................................................20
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài:
Tập là một phân môn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong chương trình giảng dạy môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học .Học tốt tập đọc không những giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng đọc –nghe - nói –viết mà còn tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn học khác trong bộ môn Tiếng Việt.Tập đọc là một phân môn không thể thiếu đối với học sinh tiểu học,nó là một công cụ,là chìa khóa, là phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức của loài người .Nó là môn mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh (Về phát âm ,từ ngữ, câu văn),kiến thức ban đầu về văn học đời sống giáo dục thẩm mỹ. Phân môn tập đọc đặt ra một nhiệm vụ quan trọng.Trong các giờ tập đọc học sinh biết đọc diễn cảm bài văn ,bài thơ ,đã tạo cho các em hứng thú say mê và để lại một vốn văn học cho các em .Mặt khác nó còn có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mỹ cảm,giúp các em hiểu được cái đúng ,cái đẹp ,cái tinh tế của nghệ thuật ngôn từ. Học đọc đồng thời các em học cách nói, cách viết một cách trong sáng, có nghệ thuật góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện cách suy nghĩ diễn đạt . Đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng cho các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgíc, cũng như tư duy trìu tượng.
Những điều trên khẳng định sự cần thiết của việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. Là người giáo viên nếu chỉ bằng lòng với những kiến thức mình đã có được ở trong trường học và lượng kiến thức đã được tiếp thu chuyên đề thì đó sẽ là một điều đáng tiếc. Theo tôi, một mặt phải nắm chắc được yêu cầu của cả cấp học, lớp học. Mặt khác, phải tiếp tục tìm tòi phương pháp, hình thức tổ chức cụ thể cho từng tiết học của mỗi phân môn. Sau một tiết dạy, phải tự đúc rút được kinh nghiệm để rồi tìm ra những cái hay hơn và mạnh dạn tổ chức các hoạt động dạy- học theo quy trình hợp lý, linh hoạt có sáng tạo nhằm đổi mới phương pháp dạy- học đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.
 Quá trình dự giờ và công tác và rút kinh nghiệm qua các đợt thực hiện chuyên đề tôi thấy chất lượng đọc của học sinh còn yếu. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đòi hỏi tri thức con người ngày càng cao. Trong đó, ngôn ngữ nói và viết là rất cần thiết cho mỗi người , mỗi thành công không phải tự nhiên có được, mà phải trải qua một quá trình rèn luyện kiên trì ngay từ đầu.Việc dạy tập đọc cho học sinh bên cạnh những thành công còn có nhiều hạn chế như : Học sinh chúng ta chưa đọc được như mong muốn , kết quả học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kỹ năng đọc .Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức ,tư tưởng tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc .Trong khi dạy nhiều giáo viên chưa thực sự phát huy hết khả năng của mình để làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh,làm thế nào đề các em đọc nhanh hơn, hay hơn diễn cảm hơn, làm thế nào để các em hiểu văn bản được đọc, làm thế nào để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu . Xuất phát từ những thiếu sót và vướng măc trong quá trình giảng dạy tôi đã đi sâu nghiên cứu
“Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc ở lớp Ba”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp cho các em ở bậc tiểu học nói chung, lớp Ba nói riêng, rèn được kỹ năng đọc và cảm thụ tốt bài văn, bài thơ, góp phần hình thành nhân cách con người một cách toàn diện
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Các kỹ năng đọc đối với yêu cầu cần đạt của học sinh lớp 3 theo chuẩn kiến thức- kỹ năng.
 Nghiên cứu kỹ các giải pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học Hưng Lộc 2, huyện Hậu Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kết hợp các phương pháp:
 - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
 - Phương pháp phân tích tổng hợp
 - Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê.
 - Phương pháp thực nghiệm. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận: 
 Hoạt động trong giờ Tập đọc đó là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là việc tiếp nhận thông tin, dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác. Đọc được xem là hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau, là cơ chế sử dụng mật mã gồm hai phương diện. Một là quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Thứ hai là sự vận dụng tư tưởng, tình cảm sử dụng bộ mã chữ - nghĩa (tức là mối quan hệ giữa các con chữ và lý tưởng). Khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu được nội dung những gì đã đọc được.Mục tiêu cuối cùng của phát triển kỹ năng đọc là đạt đến sự tổng hợp giữa những mặt riêng lẻ của quá trình đọc 
 Dạy tập đọc là dạy đọc đúng, từ đọc đúng sẽ đi đến đọc đúng, đọc hiểu, chính đọc hiểu là mục tiêu cuối cùng của dạy tập đọc.Phương pháp dạy tập đọc phải dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ học. Nó liên quan mật thiết đến vấn đề ngôn ngữ học như vấn đề chính âm, chính tả, chữ viết, ngữ điệu (thuộc ngữ âm học) vấn đề dấu câu, các kiểu câu (thuộc ngữ pháp học), vấn đề nghĩa của câu, đoạn, bài. Việc hình thành kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm và đọc hiểu phải dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá một văn bản, tính chính xác, tính đúng đắn, tính thẩm mỹ, dựa trên những đặc điểm kiểu ngôn ngữ, của phong cách chức năng, các thể loại văn bản được dùng làm ngữ liệu ởTiểu học.Hướng đẫn học sinh đọc diễn cảm phải dựa trên những hiểu biết văn học, tính hình tượng, tính tổ chức cao và tính hà súc đa nghĩa của nó.Với học sinh lớp Ba, đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi này đã bắt đầu chuyển giai đoạn từ nhận thức cảm tính sang màu sắc lý tính nhiều hơn. Vì vậy trong mục tiêu, yêu cầu của dạy tập đọc cũng được nâng cao lên, đó là học sinh ngoài đọc đúng, đọc hay, các em còn phải rèn kĩ năng đọc thầm, đọc hiểu đọc cảm thụ tốt nội dung văn bản. Ở giai đoạn này ngôn ngữ của các em rất phát triển, cùng vốn ngôn ngữ thì tư duy của các em cũng rất phong phú, đa dạng, có tính sáng tạo, tưởng tượng cao. Chính vì vậy rèn cho các em kĩ năng đọc, đặc biệt là kĩ năng cảm thụ văn bản tốt để các em có thể đọc diễn cảm văn bản, để phát huy tối đa hiệu quả một giờ dạy tập đọc đó chính là mục tiêu của mỗi chúng ta. đó là công cụ của học sinh tiếp cận thế giới, tiếp cận với tri thức nhân loại.
Tất cả những vấn đề trên là cơ sở vững chắc và có ý nghĩa to lớn đối với học sinh Tiểu học. Nắm vững được điều này giáo viên sẽ tạo điều kiện để học sinh tiếp thu kiến thức một cách thoải mái, chủ động và nắm chắc các kĩ năng dạy phân môn Tập đọc, từ đó phát huy tính tích cực của các em, nâng cao hiệu quả giờ học. Hơn nữa, tuổi của các em ở Tiểu học là tuổi chơi mà học, học mà chơi. Các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện nên mức độ tập trung chú ý lâu chưa bền vững, ngồi lâu trong một tiết học nếu không thay đổi hình thức tổ chức dạy học chắc các em sẽ không thấy thoải mái. Bởi vậy, cần có những biện pháp tổ chức hoạt động dạy và học linh hoạt để các em có cơ hội vừa học, vừa vận động cơ thể. Thông qua trò chơi để học và trong một giờ học, mỗi em được gọi ít nhất hai lần đứng dậy phát biểu ý kiến để có cơ hội thay đổi tư thế. Học phân môn Tập đọc, việc đọc đúng,đọc hiểu và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc diễn cảm được tốt. Ngược lại việc đọc diễn cảm giúp cho cảm thụ bài văn về những cái hay,cái tinh tế ,những tình cảm tốt đẹp về văn bản mình đã đọc 
2.2. Thực trạng dạy và rèn đọc cho học sinh ở trườngTiểu học Hưng Lộc 2 : 
+ Đối với giáo viên :
 - Giáo viên nắm rõ tầm quan trọng của việc dạy Tập đọc ở Tiểu học. Giáo viên đã chú trọng phương pháp dạy học mới. Đảm bảo quy trình tiết dạy, chú ý luyện phát âm cho học sinh, đã giúp học sinh hiểu nội dung bài học.
 - Một số giáo viên chuẩn bị bài còn phụ thuộc nhiều vào câu hỏi sách giáo khoa, gợi ý sách giáo viên và sách bài soạn. Chính vì vậy bài dạy mang tính áp đặt đơn điệu ,chưa phù hợp với đối tượng học sinh, làm cho học sinh tiếp thu một cách thụ động, ghi nhớ máy móc lời giảng của giáo viên 
 - Quá trình hướng dẫn học sinh đọc cảm thụ chưa quán xuyến tất cả các loại đối tượng mà chỉ tập trung chú ý đến học sinh giao nhiệm vụ luyện đọc cá nhân hoặc đọc để tìm hiểu bài
 - Việc chọn từ giải nghĩa ở một số giáo viên còn lúng túng, chưa phân biệt được từ khó cần cung cấp và từ chọn cần để giảng về nội dung và nghệ thuật. Giảng từ chưa kết hợp với giảng ý và gắn với văn cảnh cụ thể. 
 - Một số giáo viên lại biến giờ Tập đọc thành giờ “Giảng văn” nặng nề, không phù hợp đối tượng học sinh. Giọng đọc của nhiều giáo viên chưa thực sự hay, còn mang nặng giọng địa phương, chưa chú trọng việc nhấn giọng ở những từ ngữ mang tính gợi tả, gợi cảm. Thời gian luyện đọc ít, áp đặt cách đọc để học sinh phải đọc thụ động, ít gợi ý để học sinh khám phá, tìm hiểu cách đọc, dẫn đến hiệu quả được trong giờ tập đọc chưa cao. Chưa chú ý đến việc dạy cho học sinh ngắt, nghỉ và giọng đọc của bài, đặc biệt là chưa dành thời gian cho học sinh được đọc diễn cảm bài văn, bài thơ.
 - Phương tiện trực quan chủ yếu trong tiết Tập đọc là ngôn ngữ của giáo viên và bài tập đọc trong sách giáo khoa, tranh màu phóng to minh họa và một số vật thật hoặc mô hình để giảng từ và ý chưa được sử dụng thường xuyên, triệt để.
 - Chưa chú ý đến việc dạy cho học sinh ngắt, nghỉ và giọng đọc của bài, đặc biệt là chưa dành thời gian cho học sinh được từ đọc đúng dẫn đến đọc hay bài văn, bài thơ.
 + Thực trạng việc đọc của học sinh:
Học sinh nhìn chung ít học phân môn tập đọc ở nhà. Nếu có thì học sinh cũng chưa biết cách đọc, chỉ đọc bài một cách qua loa,chiếu lệ chưa có sự chuẩn bị chu đáo 
 Đến lớp nhiều em chưa phát huy vai trò của cá nhân trong quá trình luyện đọc nhất là đọc thầm (Vì đòi hỏi tính tự giác là chủ yếu, trong lúc học sinh khác đọc thành tiếng thì một số em chưa theo dõi) quá trình đọc thành tiếng của bạn là thời gian “nghỉ ngơi’’của một số em khác
 - Tuy nhiên ở trường Tiểu học hiện nay, trong một lớp trình độ học sinh không đồng đều. Có học sinh đọc đúng, nhanh, đọc hay nhưng cũng không ít học sinh đọc còn ngắc ngứ, lý nhí, không biết ngắt nghỉ khi gặp dấu câu, không hiểu được sắc thái tình cảm điều đó dẫn đến việc cảm nhận văn bản còn hạn chế. Đặc biệt học sinh lớp 3B ở trường tôi, học sinh thường phát âm sai ở những tiếng có âm đầu như l/n, s/x, t/ch, vần ăn/ ăng
 - Phần đọc hiểu nắm nội dung bài ở một số học sinh còn khó khăn.
 * Kết quả thực trạng:
 Ngay từ đầu năm (năm học: 2016 – 2017), sau quá trình tìm hiểu thực tế tôi tiến hành điều tra kết quả học tập của học sinh lớp 3B trường Tiểu học Hưng Lộc 2, tôi nhận thấy: Các em mới chỉ dừng lại ở việc đọc to nhưng mức độ đọc lưu loát còn một số em vẫn chưa đạt yêu cầu, các em còn đọc nhát gừng, đọc lặp từ, thêm từ, bớt từ đọc sai về các lỗi phát âm. Số em đọc đúng đọc trôi chảy ,ngắt nghỉ đúng chưa đạt. Mức độ đọc đọc hay chỉ có rất ít em đạt được. Các em chưa thể hiện rõ giọng đọc của từng thể loại như thơ, văn bản kịch Đặc biệt vẫn còn một số học sinh không biết thế nào là đọc hay. Ngay từ đầu năm học tôi đã phân loại để nắm được trình độ của học sinh, từ đó có kế hoạch luyện đọc cho từng em. Tôi đã thống kê chất lượng đọc của học sinh lớp 3B như sau:
Lớp
Sĩ số
Chất lượng, mức độ đọc
Số lượng
Tỷ lệ
3B
30
Đọc đúng trôi chảy,rõ ràng, ngắt nghỉ đúng
19
63,7%
Đọc hiểu
13
43,3%
Đọc hay 
4/30
13,3%
 Như vậy chất lượng đọc thực tế cho thấy còn thấp. Đặc biệt là các kỹ năng đọc trong tiết học tập đọc. Để khắc phục tình trạng này, tôi đã tìm ra một số giải pháp rèn đọc nhằm nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh khối lớp 3 trong tiết Tập đọc đạt hiệu quả cao. Giải quyết vấn đề này, tôi khảo sát năng lực đọc của học sinh trong khối lớp Ba để tìm ra nguyên nhân và giải pháp rèn kỹ năng đọc qua mỗi tiết dạy để giúp học sinh đọc đúng, trôi chảy, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng, hiểu và cảm thụ được bài văn, bài thơ. Giúp cho giáo viên dạy tốt phân môn Tập đọc khối lớp 3 và nhân rộng trong nhà trường.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để rèn đọc cho học sinh:
 *.Giáo viên cần nắm và nghiên cứu kỹ nội dung chương trình SGK Tiếng Việt Lớp 3 đặc biệt là phân môn Tập đọc. 
Nội dung chương trình sách giáo khoa gồm có các : Phân môn,đơn vị học ,cấu trúc của một đơn vị học 
	Phân môn: Phân môn tập đọc rèn cho học sinh kỹ năng : Đọc –nghe- nói- viết. Bên cạnh đó thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc Phân môn tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội con người, cung cấp vốn từ vốn diễn đạt những hiểu biết về tác phẩm văn học đề tài cốt truyện nhân vật, góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh
 Ngoài việc nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa thì trong dạy học, để tổ chức các hoạt động dạy học tốt phải xác định đúng mục tiêu của phân môn đó, của từng bài cụ thể. Xác định càng rõ ràng, đúng đắn thì tổ chức các hoạt động sẽ tốt. 
 Để tổ chức các hoạt động dạy - học phân môn Tập đọc thì trước hết phải bố trí thời gian nghiên cứu hệ thống chủ điểm trong SGK Tiếng Việt, nghiên cứu kĩ từng tiết học, sự phân bố các bài tập đọc ở mỗi đơn vị học, phải xác định rõ vị trí của từng bài trong chương trình, bài đó thuộc thể loại văn bản nào (Văn xuôi, thơ, văn bản hành chính ) bài đó thuộc chủ đề gì? Bài trước đó là bài nào? Bố trí như vậy sẽ tạo nên một số thuận lợi sau:
 * Xác định rõ được vị trí của từng bài sẽ giúp người giáo viên xác định rõ được mục tiêu đúng, giọng đọc của từng bài và mức độ yêu cầu học sinh học xong bài đó đọc với giọng như thế nào? Với bài học này học sinh thường phát âm sai tiếng nào(Do ảnh hưởng của phương ngữ) và cần hướng dẫn học sinh luyện đọc như thế nào cho chuẩn.
 	Ví dụ: Bài “ Người mẹ” là bài dạy thuộc tiết thứ ba, tuần 4, chủ đề “ Mái ấm”- Chủ đề thứ ba của TV3 (Tập một). Chính vì thế, yêu cầu học sinh đọc thành tiếng ở mức độ: Biết thể hiện giọng đọc như :Ở đoạn 1: Giọng đọc hồi hộp, dồn dập thể hiện tâm trạng hoảng hốt của người mẹ khi bị mất con. Nhấn giọng các từ ngữ: hớt hải, thiếp đi, nhanh hơn gió, chẳng bao giờ trả lại, khẩn khoản cầu xin. Đoạn 2 và đoạn 3: Giọng thết tha thể hiện sự sẵn lòng hy sinh của người mẹ trên đường đi tìm con. Nhấn giọng các từ ngữ: không biết, băng tuyết bám đầy, ủ ấm, ôm ghì, đâm, nhỏ xuống ,đâm chồi nảy lộc, nở hoa 
Đoạn 4: Đọc chậm rõ ràng từng câu. Giọng thần chết ngạc nhiên. Giọng người mẹ khi nói câu“ Vì tôi là mẹ” điềm đạm khiêm tốn; Khi yêu cầu Thần Chết “ hãy trả con cho tôi ! ”- dứt khoát. Chú ý đọc các từ ngữ mới các từ dễ sai do ảnh hưởng phương ngữ như: Hớt hải, khẩn khoản,lã chả, lạnh lẽo ( SGV có thể yêu cầu các từ khác như: thiếp đi, áo choàng, mấy đêm ròng giáo viên cần chắt lọc từ ngữ khó đọc theo đặc điểm của địa phương lớp mình phụ trách không nhất thiết theo SGV, biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ cho hợp lý.
 	 Nhưng tới bài “ Hũ bạc của người cha” (Tiết thứ nhất,của tuần 15 thuộc chủ đề: Anh em một nhà) ở mức độ bài này yêu cầu học sinh ở mức độ cao hơn đó là biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với các lời nhân vật (Giọng ông lão ,giọng người kể ) đọc đúng lời của nhân vật( giọng ông lão) khuyên bảo( khi đưa tiền cho con ra đi tập kiếm lấy cơm ăn; nghiêm khắc ( khi vứt nắm tiền xuống ao); cảm động( khi thấy con đã biết quý đồng tiền làm nên nhờ lao động); ân cần trang trọng lời nói với con ở cuối truyện khi trao hũ bạc cho. Giọng kể của người dẫn chuyện: chậm rãi, khoan thai, hồi hồi hộp cùng với sự phát triển tình tiết truyện 
 * Nghiên cứu được mục đích, yêu cầu của từng bài dạy thì sẽ lựa chọn được các biện pháp, hình thức tổ chức phù hợp với tiết dạy, lựa chọn được đồ dùng nào sẽ phục vụ cho từng hoạt động trong tiết dạy.
 * Rèn luyện giọng đọc mẫu của giáo viên.
	 Quá trình dạy tập đọc giáo viên đọc mẫu tốt cũng góp phần đáng kể trong việc rèn đọc cho học sinh rất nhiều. Bởi vì, các em luôn luôn lấy giọng đọc của thầy cô giáo làm mẫu. Bởi vậy, trước giờ Tập đọc, giáo viên phải nghiên cứu nội dung, cách đọc và tập đọc nhiều lần.
 + Có thể đọc mẫu trong các trường hợp:
 - Đọc mẫu toàn bài để gây hứng thú cho học sinh.
 - Đọc mẫu âm, vần, tiếng khó.
 - Đọc câu, đoạn giúp học sinh nhận xét, giải thích tìm ra cách đọc.
Tùy theo từng bài mà giáo viên đọc mẫu cả bài hoặc một đoạn, nhưng trước hết người giáo viên phải đọc đúng, ngoài ra còn phải đọc diễn cảm tốt bài văn, bài thơ. Muốn vậy giáo viên phải rèn luyện kỹ năng đọc cho mình một cách nghiêm túc, giáo viên phải nghiên cứu kỹ cách đọc từng bài, và luyện đọc nhiều lần trước khi đến lớp. Luyện đọc diễn cảm sao cho mỗi bài đọc của giáo viên xứng đáng là bài đọc mẫu cho học sinh. Muốn đọc mẫu tốt tôi nghĩ giáo viên phải rèn luyện công phu cả về giọng đọc kỹ năng đọc và cảm thụ văn học. Bản thân người đọc phải hiểu kỹ bài văn bài thơ để cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc, tinh tế và nhờ nó sẽ tìm được giọng đọc phù hợp. Để đọc mẫu tốt bài văn cần tiến hành như sau:
+Trước khi soạn bài giáo viên phải đọc bài nhiều lần , đọc cảm xúc của tác giả khi viết bài văn bài thơ đó. 
+Xác định sắc thái giọng đọc tùy theo đối tượng miêu tả,tính cách của từng nhân vật trong văn bản.Tập ngắt nhịp theo dấu hiệu ngữ pháp.Tìm từ nhấn giọng . Từ thể hiện cảm xúc tâm trạng
 Ví dụ: Đọc bài: “Người lính dũng cảm” (TV3 – T1) giọng đọc phù hợp với từng nhân vật .
 Giọng đọc người dẫn chuyện: Gọn, rõ, nhanh. Nhấn giọng tự nhiên ở những từ ngữ : Hạ lệnh ,ngập ngừng,,chui, chối tai .
 Giọng viên tướng :Tự tin, ra lệnh.
 Giọng chú lính nhỏ: rụt rè bối rối ở phần đầu truyện chuyển thành quả quyết ( trong lời đáp: Như vậy là hèn) ở cuối truyện.
 Giọng thầy giáo: lúc nghiêm khắc, lúc dịu dàng buồn bã .
 Khi đọc giáo viên cũng phải chú ý đọc đúng đến các câu mệnh lệnh câu hỏi 
 .Lời viên tướng :Vượt rào,/ bắt sống lấy nó!//- Chỉ những thằng hèn mới chui. - Về thôi !( mệnh lệnh, dứt khoát)
 .Lời chú lính nhỏ: Chui vào à?( Rụt rè ,ngập ngừng) -Ra vườn đi!( Khẽ rụt rè) - Nhưng như vậy là hèn( quả quyết )
 Ví dụ: Khi chuẩn bị dạy bài “Ai có lỗi?” (Tiếng việt 3, tập 1 Trang 12). chuẩn bị cho việc dạy bài này tôi nghĩ mình phải rèn giọng đọc cho mình như sau:
 Đọc câu chuyện nhiều lần .
 Nghiên cứu kỹ nắm chắc ý nghĩa câu chuyện là phải biết nhường nhịn bạn ,nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn .
 Nghiên cứu các loại sách tham khảo mình sẽ xác định được giọng cần đọc
 Giọng nhân vật “tôi” ( En –ri- cô) ở đoạn 1 đọc chậm rãi , nhấn giọng các từ: nắn nót,nguệch ra, nổi giận ,càng tức kiêu căng. 
 Đọc nhanh căng thẳng hơn (ở đoạn 2- hai bạn cãi nhau), nhấn giọ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_doc_cho_hoc_sinh_nham_nang_cao_cha.doc