SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh phòng, tránh bệnh cận thị và cong vẹo cột sống, ở Trường trung học cơ sở Xuân Dương, huyện Thường Xuân

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh phòng, tránh bệnh cận thị và cong vẹo cột sống, ở Trường trung học cơ sở Xuân Dương, huyện Thường Xuân

Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ ở các trường học là

mối quan tâm của Đảng, Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Có sức

khoẻ tốt, con người mới có niềm vui và hạnh phúc thật sự, đặc biệt là ở xã hội

văn minh hiện nay thì vấn đề sức khoẻ càng được ưu tiên hàng đầu. Quan tâm

chăm sóc và phát triển thể chất cho học sinh là một vấn đề có một ý nghĩa đặc

biệt quan trọng.

Nhiệm vụ quan trọng của nhà trường là giáo dục để học sinh phát triển trí

lực và thể lực. Nhưng vấn đề quan tâm đến học sinh trong việc phòng, tránh các

bệnh học đường trong trường học chưa được quan tâm sâu sát dẫn đến nhiều học

sinh đã mắc một số bệnh học đường.

Ở trường trung học cơ sở Xuân Dương hiện nay có một số học sinh đã

mắc bệnh cận thị và cong vẹo cột sống. Những bệnh học đường này có liên quan

chặt chẽ đến quá trình học tập, gây nguy hiểm lâu dài đến sức khỏe, khả năng

học tập cũng như chất lượng cuộc sống của học sinh. Vậy làm thế nào để phòng,

tránh, khắc phục được các bệnh học đường trên? Trong đề tài này tôi chỉ nghiên

cứu và đưa ra một số biện pháp để chỉ đạo giáo viên đẩy lùi bệnh cận thị và cong

vẹo cột sống ra khỏi lứa tuổi học đường?

Chính vì lẽ đó nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên

hướng dẫn học sinh phòng, tránh bệnh cận thị và cong vẹo cột sống, ở

Trường trung học cơ sở Xuân Dương, huyện Thường Xuân”.

pdf 14 trang thuychi01 13101
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh phòng, tránh bệnh cận thị và cong vẹo cột sống, ở Trường trung học cơ sở Xuân Dương, huyện Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
STT NỘI DUNG 
TRANG 
1. Mục lục 
2. 1. Mở đầu 1 
3. 1.1. Lí do chọn đề tài 1 
4. 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 
5. 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 
6. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 
7. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 
8. 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 
9. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh 
nghiệm 
3 
10. 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5 
11. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 10 
12. 3. Kết luận, kiến nghị 10 
13. 3.1. Kết luận 10 
14. 3.2. Kiến nghị 11 
 1 
1. Mở đầu 
1.1. Lí do chọn đề tài 
Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ ở các trường học là 
mối quan tâm của Đảng, Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Có sức 
khoẻ tốt, con người mới có niềm vui và hạnh phúc thật sự, đặc biệt là ở xã hội 
văn minh hiện nay thì vấn đề sức khoẻ càng được ưu tiên hàng đầu. Quan tâm 
chăm sóc và phát triển thể chất cho học sinh là một vấn đề có một ý nghĩa đặc 
biệt quan trọng. 
Nhiệm vụ quan trọng của nhà trường là giáo dục để học sinh phát triển trí 
lực và thể lực. Nhưng vấn đề quan tâm đến học sinh trong việc phòng, tránh các 
bệnh học đường trong trường học chưa được quan tâm sâu sát dẫn đến nhiều học 
sinh đã mắc một số bệnh học đường. 
Ở trường trung học cơ sở Xuân Dương hiện nay có một số học sinh đã 
mắc bệnh cận thị và cong vẹo cột sống. Những bệnh học đường này có liên quan 
chặt chẽ đến quá trình học tập, gây nguy hiểm lâu dài đến sức khỏe, khả năng 
học tập cũng như chất lượng cuộc sống của học sinh. Vậy làm thế nào để phòng, 
tránh, khắc phục được các bệnh học đường trên? Trong đề tài này tôi chỉ nghiên 
cứu và đưa ra một số biện pháp để chỉ đạo giáo viên đẩy lùi bệnh cận thị và cong 
vẹo cột sống ra khỏi lứa tuổi học đường? 
Chính vì lẽ đó nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên 
hướng dẫn học sinh phòng, tránh bệnh cận thị và cong vẹo cột sống, ở 
Trường trung học cơ sở Xuân Dương, huyện Thường Xuân”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
Chỉ đạo giáo viên tuyên truyền, hướng dẫn học sinh có được những kiến 
thức, kỹ năng và thái độ trong việc phòng tránh bệnh cận thị và cong vẹo cột 
sống như sau: 
* Kiến thức: 
 + Có được những kiến thức cơ bản về cách phòng, tránh, khắc phục để 
giảm nhẹ hậu quả do bệnh cận thị và cong vẹo cột sống gây ra, tiến tới đẩy lùi 
những bệnh này. 
 + Có thêm kiến thức về: Vệ sinh mắt, biểu hiện và biện pháp phòng, 
tránh, khắc phục tật cận thị. Cong vẹo cột sống, về chế độ dinh dưỡng, cách rèn 
luyện thể dục thể thao hợp lí để tăng sức khỏe cho xương. 
* Kỹ năng: 
+ Rèn những kĩ năng cần thiết để phòng tránh, khắc phục bệnh cận thị và 
cong vẹo cột sống. 
+ Biết vệ sinh mắt, tự chăm sóc rèn luyện thân thể thông qua chế độ ăn 
uống, luyện tập thể dục thể thao hợp lí nhằm nâng cao sức khỏe để phòng bệnh. 
+ Biết sống, học tập, vui chơi giải trí, lao động có kế hoạch, hợp lí, khoa học. 
 2 
* Thái độ: 
+ Có thái độ cẩn trọng để phòng, chống bệnh cận thị và cong vẹo cột sống. 
+ Biết tự bảo vệ sức khỏe bản thân, sống có trách nhiệm với bản thân, gia 
đình và xã hội. 
+ Tạo ra một cuộc vận động rộng lớn giúp giáo viên, hướng dẫn học sinh 
trang bị những kiến thức, kĩ năng sống cần thiết để phòng tránh, khắc phục 
nhằm giảm thiểu hậu quả của những bệnh này ở lứa tuổi học đường. 
 1.3. Đối tƣợng nghiên cứu 
- Giáo viên, học sinh trường trung học cơ sở Xuân Dương, huyện Thường 
Xuân. 
- Cách phòng, tránh bệnh cận thị và cong vẹo cột sống. 
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết 
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế 
+ Phương pháp thu thập thông tin 
+ Phương pháp thống kê. 
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
 Cùng với việc nghiên cứu trên mạng và đặc biệt là sự tư vấn của bác sỹ để 
có được kiến thức chung về bệnh cận thị và bệnh cong vẹo cột sống cụ thể như 
sau: 
* Bệnh cận thị và cong vẹo cột sống là gì? 
- Bệnh cận thị: Là mắt có trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc công 
suất khúc xạ quá lớn, khi đó hình ảnh của vật rơi vào phía trước của võng mạc. 
Người bị cận thị nhìn xa mờ nhưng nhìn gần rõ nhờ chức năng điều tiết của mắt. 
Hình ảnh mắt cận thị 
 - Bệnh cong vẹo cột sống: Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị uốn 
cong sang bên phải hoặc bên trái theo hình chữ C hoặc chứ S (thuận hoặc 
ngược). Cong cột sống là khi cột sống xuất hiện những đoạn cong bất thường 
 3 
theo hai dạng: gù (cột sống phần ngực 
uốn cong quá mức ra phía sau); ưỡn 
(cột sống phần thắt lưng uốn cong quá 
mức ra phía trước). 
 Các dạng vẹo cột sống Các dạng cong cột sống (gù hoặc ƣỡn) 
* Biểu hiện của bệnh cận thị và cong vẹo cột sống ở học sinh: 
 - Bệnh cận thị: Người bị cận thị nhìn xa mờ, nhìn gần rõ; học sinh khi 
đọc bài thường bị nhảy hàng, phải dùng ngón tay để dò theo các chữ; khi viết 
hay sai, thiếu; hay dụi mắt, chảy nước mắt, mỏi mắt, nhức đầu; khi xem ti vi, 
máy tính phải nhìn gần hơn so với những học sinh mắt bình thường. 
 - Bệnh cong vẹo cột sống: Quan sát bằng mắt thường có thể nhìn thấy 
những bất thường như: Nếu bị vẹo thì các gai cột sống không thẳng hàng; hai 
vai dốc không đều; xương bả vai nhô ra, khoảng cách từ xương bả vai đến hai 
đốt sống không bằng nhau; hai thăn lưng mất cân đối hoặc có ụ lồi do cột sống 
bị xoáy vặn. Nếu cong dạng gù thì lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả ra phía 
trước; cong dạng ưỡn thì phần trên của thân hơi ngả ra phía sau, bụng xệ xuống. 
 Biểu hiện cột sống bị vẹo Biểu hiện cột sống bị cong 
2.2. Thực trạng vấn đề trƣớc khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
- Thực trạng: 
 Qua khảo sát thực tế từ các lần khám bệnh định kỳ của Trung tâm y tế 
huyện Thường Xuân cùng với Trạm y tế xã Xuân Dương kết quả cho thấy: 
nhiều học sinh có biểu hiện của mắt cận thị như: nhức, mỏi, chảy nước mắt; khi 
 4 
nhìn phải nghiêng đầu, nheo mắt, nhìn xa mờ... Một số em có biểu hiện của bệnh 
cong vẹo cột sống như: đau vai, co cứng sống lưng, đau vùng thắt lưng; đi vẹo 
lưng, ưỡn lưng hoặc gù lưng... 
 Cụ thể, Trường trung học cơ sở Xuân Dương trong năm học 2015-2016 
có: 280 HS, trong đó: 
 + Số học sinh có biểu hiện mắc cận thị: 20 học sinh , chiếm 7,1 % 
 + Số học sinh có biểu hiện cong vẹo cột sống: 10 học sinh , chiếm 3,6 % 
Một số học sinh mắc bệnh cận thị và cong vẹo cột sống 
- Nguyên nhân: Từ thực trạng trên, bản thân đã tìm hiểu và biết được một 
số nguyên nhân sau: 
 + Về phía gia đình học sinh: 
 Nhiều cha mẹ còn xem nhẹ những bệnh này, chưa thường xuyên nhắc nhở 
con tư thế ngồi học, góc học tập thiếu ánh sáng, bàn ghế ngồi học không phù hợp. 
 Một số gia đình bắt con em học thêm quá nhiều hoặc lao động quá sức; 
chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi không hợp lí gây quá tải cho mắt và hệ xương. 
Học sinh phải lao động quá sức 
+ Về phía nhà trƣờng: Nhà trường còn thiếu nhân viên y tế học đường 
nên việc thăm khám phân loại sức khỏe, truyền thông về phòng chống bệnh tật 
cho học sinh còn hạn chế. Việc tuyên truyền nhắc nhở các em học sinh còn chưa 
được chú trọng. 
+ Về phía giáo viên: Giáo viên bộ môn thông qua từng tiết dạy, không 
quan tâm nhắc nhở để cho học sinh ngồi học sai tư thế, không hướng dẫn cách 
ngồi cho các em. 
 5 
 + Về phía học sinh: Đa số các em học sinh ngồi học không đúng tư thế (nằm, 
quỳ, nghiêng đầu hoặc cúi đầu quá thấp, xoay vặn người, ngồi lệch một bên...). 
Một số tƣ thế ngồi học sai 
 Nhiều học sinh chưa bố trí hợp lí thời gian học tập, lao động, nghỉ ngơi 
trong ngày, ngoài giờ học còn dành nhiều thời gian để xem ti vi, vi tính, điện 
thoại di động... không chịu vận động, tập thể dục thể thao khiến cơ thể mệt mỏi, 
căng thẳng, quá tải cho mắt và hệ xương. 
 Học tập hoặc nhìn gần nhiều trong điều kiện thường xuyên thiếu ánh sáng 
hoặc ánh sáng không hợp lí. 
 Một số học sinh còn đeo cặp, ba lô quá nặng, không đều hai vai hoặc xách 
cặp nặng một bên thường xuyên gây cong vẹo cột sống. 
 Đeo cặp, ba lô quá nặng Đeo cặp lệch một bên vai 
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
 Để giải quyết được những vấn đề nêu trên đòi hỏi phải có những giải pháp 
toàn diện. Mọi người phải chung tay để tuyên truyền hướng dẫn các em học sinh 
phòng, tránh được bệnh cận thị và cong vẹo cột sống, bản thân cũng không cùng 
với các em học sinh từng buổi học để kiểm tra, nhắc nhở mà chỉ thực hiện các 
kinh nghiệm của mình qua những biện pháp như sau: 
 * Về phía nhà trƣờng: 
Ban giám hiệu nhà trường có những biện pháp thiết thực nhất để toàn 
trường thực hiện phong trào: “Chung tay đẩy lùi bệnh cận thị và cong vẹo cột 
sống ra khỏi lứa tuổi học đường”, thông qua các hoạt động cụ thể đã và đang 
tiến hành như: 
 6 
- Xây dựng kế hoạch phòng, tránh các bệnh học đường nói chung và bệnh 
cận thị, cong vẹo cột sống nói riêng, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo 
viên, học sinh về tác hại của bệnh, ý nghĩa của việc phòng, tránh. 
- Triển khai lồng ghép thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, từ đó giáo viên 
có kiến thức về các bệnh cận thị, cong vẹo cột sống để giáo viên tuyên truyền, 
nhắc nhở đồng thời thông qua các tiết học vận dụng kiến thức liên môn hướng 
cách phòng, tránh bệnh cho các em học sinh. 
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thông qua các buổi sinh hoạt 15 phút đầu 
giờ và sinh hoạt cuối tuần tuyên truyền, nhắc nhở và theo dõi học sinh về những 
diễn biến bất thường biểu hiện của các bệnh, để từ đó có biện pháp phòng, tránh. 
- Chỉ đạo giáo viên Tổng phụ trách Đội viết bài có nội dung về phòng 
chống bệnh cận thị, cong vẹo cột sống gửi các thầy cô chủ nhiệm các lớp để 
trong các buổi sinh hoạt 15 phút, sinh hoạt lớp cuối tuần, hoạt động ngoài giờ 
lên lớp truyền thông cho các bạn học sinh trong từng lớp biết về nguyên nhân, 
tác hại, cách phòng, tránh và khắc phục những bệnh này. 
 - Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể dưới cờ, ngoại khóa, chương trình 
phát thanh măng non có nội dung truyền thông về cách phòng chống những 
bệnh này đến tất cả học sinh trong trường. 
Cô Phạm Thị Thảo giáo viên Tổng phụ trách Đội trong buổi phát 
thanh măng non sinh hoạt 15 phút đầu giờ với nội dung tuyên truyền về 
phòng, tránh bệnh học đƣờng. 
 - Đưa vấn đề này vào nội dung các cuộc họp phụ huynh để tuyên truyền 
đến cha mẹ học sinh cách phòng, tránh những bệnh này cho con em. 
 - Tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về bệnh cận thị và cong vẹo cột sống”, có 
giải thưởng cho cá nhân và tập thể lớp, giúp các bạn nhận thức sâu sắc về 
nguyên nhân, tác hại và cách phòng, tránh bệnh cho bản thân. 
 7 
Hiệu trƣởng Trƣờng trung học cơ sở Xuân Dƣơng, ông Lê Duy Lâm trao 
phần thƣởng cho những tập thể và cá nhân đạt thành tích trong cuộc thi 
tìm hiểu về bệnh cận thị và cong vẹo cột sống tháng 4 năm 2016. 
 - Thường xuyên tổ chức và khuyến khích học sinh tích cực tham gia các 
hoạt động tập thể như: múa hát sân trường, nhảy dây, kéo co ... để giảm áp lực 
học tập, tăng cường sức khỏe. 
Học sinh Trƣờng trung học cơ sở Xuân Dƣơng tham gia các hoạt động tập thể 
 - Nhà trường kết hợp với Trạm y tế xã Xuân Dương tổ chức và nhắc nhở 
học sinh tham gia đầy đủ các buổi khám sức khỏe định kì để phân loại sức khỏe, 
kịp thời phát hiện và có hướng điều trị bệnh cận thị, cong vẹo cột sống. 
Trạm y tế xã Xuân Dƣơng phối hợp với 
Trung tâm y tế huyện Thƣờng Xuân khám sàng lọc một số bệnh học đƣờng 
 - Nhà trường gửi nội dung tuyên truyền nhờ Ủy ban nhân dân xã Xuân 
Dương để có chỉ đạo thông qua các cuộc họp thôn và chương trình phát thanh 
 8 
hằng ngày của xã nhà để tuyên truyền đến phụ huynh, nhân dân cách phòng, 
tránh bệnh cận thị và cong vẹo cột sống. 
 * Về phía gia đình học sinh: 
 Ngoài việc trực tiếp đến một số gia đình để giải thích, tuyên truyền vận 
động mỗi học sinh trong trường là những tuyên truyền viên đến người thân cách 
phòng tránh những bệnh này, còn thực hiện những biện pháp như: 
 - Thường xuyên nhắc nhở con em tư thế ngồi học đúng, giảm thời gian 
học thêm, giành cho con em thời gian vui chơi, giải trí hợp lí. 
 - Khi phát hiện thấy con em có những dấu hiệu bất thường cần đưa đến 
các cơ sở y tế để thăm khám và kịp thời điều trị. 
 - Bố trí góc học tập gần cửa để lấy ánh sáng tự nhiên, dùng đèn bàn có 
bóng điện dây tóc, có chụp để tránh lóa mắt. Bàn ghế ngồi học: chiều cao của 
ghế không được cao hơn chiều cao từ bàn chân đến khoeo, chiều rộng ghế phải 
tương ứng chiều rộng của mông, mặt bàn hơi nghiêng về phía trước. 
Góc học tập hợp lí 
 - Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, sử dụng thực phẩm giàu chất dinh dưỡng 
như: củ, quả có màu đỏ, vàng (cà chua, gấc, đu đủ, hồng...), rau có màu xanh 
đậm (rau muống, rau cải, rau ngót...) và cua, tôm, ghẹ, ốc, trứng, sữa, thịt... có 
chứa nhiều vitamin A, C, D, E, K2; protein và khoáng chất như: kẽm, sắt, 
magiê, canxium... để tăng sức khỏe cho mắt và xương. 
Sử dụng thực phẩm giàu chất dinh dƣỡng 
 - Không nên để con em lao động, mang vác quá sức. 
 9 
 * Về phía học sinh: Ban chỉ huy liên đội, đội cờ đỏ, vào các buổi sinh 
hoạt 15 phút, sinh hoạt cuối tuần tranh thủ đến các lớp nhắc nhở các bạn mình 
những kĩ năng cần thiết như: 
- Biết cân đối thời gian học tập, nghỉ ngơi, lao động một cách khoa học. 
- Khi lao động nên làm vừa sức, chia nhỏ công việc để tránh mang vác 
quá nặng. 
 - Bỏ những thói quen xấu có hại cho mắt và xương cột sống như: khi học 
không nằm, quỳ, ngồi sấp bóng, thiếu ánh sáng; khi xem ti vi, máy vi tính phải ngồi 
cách xa màn hình, thời gian xem cần ngắt quãng không quá 45-60 phút một lần xem. 
- Ngồi học đúng tư thế, thoải mái: hai bàn chân được đặt ngay ngắn, vững 
chắc trên sàn nhà; các góc giữa đùi với cẳng chân và góc giữa cẳng chân với bàn 
chân là 90
0; thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước 10-150; khoảng cách từ 
mắt đến sách vở là 25 - 30cm. 
Ngồi học đúng tƣ thế 
 - Không đeo cặp sách quá nặng, cặp phải có hai quai, đeo đều hai vai, 
không nên thường xuyên đeo hay xách cặp nặng lệch về một bên. 
Đeo cặp sách đúng cách 
 - Tập các bài tập thư giãn mắt như: Nhắm mắt kĩ trong vòng 3-5 giây, sau 
đó mở ra trong vòng 3-5 giây lặp lại động tác này 7-8 lần. Hoặc ngồi yên và thả 
lỏng, đảo mắt theo chiều kim đồng hồ và sau đó đảo theo chiều ngược lại, thực 
hiện 5 lần/1ngày. 
 - Sáng sớm sau khi ngủ dậy nên tập các bài thể dục riêng rèn luyện nhóm 
cơ bụng và lưng như uỡn lưng, vươn vai, nghiêng người. 
 10 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
Qua kết quả khám định kỳ do Trạm y tế xã Xuân Dương phối hợp với 
Trung tâm y tế huyện Thường Xuân thực hiện tháng 11 năm 2016 cho thấy: 
 + Số học sinh có biểu hiện mắc cận thị: 20 học sinh năm 2015 số độ cận 
thị không tăng vẫn duy trì bình thường. 
 + Số học sinh có biểu hiện cong vẹo cột sống: 10 học sinh năm 2015 nay 
tỉ lệ cong vẹo không tăng. 
+ Đặc biệt là số học sinh mắc bệnh cận thị và cong vẹo cột sống hiện nay 
so với năm 2015 không phát hiện thêm em nào. Đây là một thành công lớn trong 
việc chỉ đạo, tuyên truyền của bản thân tôi trong quá trình thực hiện đề tài. 
+ Học sinh toàn trường khi hỏi về bệnh cận thị, cong vẹo cột sống và cách 
phòng, tránh thì 100% học sinh rất am hiểu và có ý thức bảo vệ sức khỏe rất tốt. 
3. Kết luận, kiến nghị 
3.1. Kết luận 
- Những bài học kinh nghiệm: 
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận kiến thức phòng, tránh bệnh cận thị, cong 
vẹo cột sống và từ những kinh nghiệm thực tiễn về quản lý, chỉ đạo giáo viên 
hướng dẫn học sinh cách phòng, tránh bệnh cận thị, cong vẹo cột sống trong 
thời gian qua và từ thực tế áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này tại nhà trường để 
đẩy lùi bệnh cận thị và cong vẹo cột sống ra khỏi trường học thì người quản lý, 
giáo viên cần phải: 
1. Tìm hiểu kiến thức về các bệnh học đường nói chung và bệnh cận thị, 
cong vẹo cột sống nói riêng để thường xuyên triển khai làm tốt công tác tuyên 
truyền, quán triệt tới đội ngũ giáo viên đầy đủ các tác hại của bệnh học đường để 
từ đó giáo viên quan tâm nhắc nhở học sinh. 
2. Phải xây dựng được kế hoạch xuyên suốt năm học, cụ thể, có mục đích 
rõ ràng với nhiệm vụ cụ thể, thể hiện rõ kế hoạch thời gian phù hợp với đặc 
điểm tình hình của nhà trường, của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ năm học. 
3. Cần thường xuyên tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá theo 
dõi mức độ phát triển của học sinh. 
4. Phối hợp với trạm y tế xã và trung tâm y tế huyện, khám định kỳ cho 
học sinh, phát hiện triệu chứng bệnh sớm để có biện pháp phòng, tránh kịp thời. 
5. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh các lực lượng giáo dục ngoài 
nhà trường để nâng hiệu quả của cách phòng, tránh. 
6. Quản lý và giáo viên nhà trường phải xem đây là nhiệm vụ chính trị 
quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục toàn diện. 
- Ý nghĩa và khả năng ứng dụng triển khai của sáng kiến kinh nghiệm: 
+ Ý nghĩa: 
 11 
 Sức khỏe là vốn quý giá nhất của con người, có sức khỏe đầy đủ con 
người mới có được niềm vui và hạnh phúc trọn vẹn. Bởi vậy, bản thân là một 
nhà quản lý giáo dục sẽ tích cực tuyên truyền, chỉ đạo giáo viên nhắc nhở và tiếp 
tục tìm hiểu để cung cấp những kiến thức cơ bản cho giáo viên hướng dẫn học 
sinh cách phòng, tránh bệnh cong vẹo cột sống và những bệnh học đường khác. 
Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thức được rằng, việc giáo dục học sinh 
có kiến thức về phòng, tránh về bệnh cận thị và cong vẹo cột sống nói riêng và 
các bệnh học đường nói chung có một ý nghĩa vô cùng to lớn ở trường trung học 
cơ sở. Hoạt động này đa dạng phong phú cùng với các hoạt động dạy học trên lớp 
và các hoạt động khác có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, xen 
kẽ nối tiếp nhau được tiến hành đồng thời ở trường trung học cơ sở để tạo nên 
một kết quả tổng hợp góp phần giúp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt. 
 Bản thân tin tưởng rằng, thông qua những kinh nghiệm này cũng phần 
nào giúp giáo viên hướng dẫn học sinh có nhận thức và hành động thiết thực 
nhất để chung tay phòng, tránh nhằm đẩy lùi bệnh cận thị, cong vẹo cột sống ra 
khỏi nhà trường. 
+ Khả năng ứng dụng và triển khai của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Sáng kiến kinh nghiệm này có thể làm cơ sở để phát triển các sáng kiến 
kinh nghiệm khác về đề tài phòng, tránh các bệnh học đường tiếp theo của bản 
thân cũng như của đồng nghiệp, đồng thời đang bước đầu được triển khai trong 
ngành giáo dục huyện Thường Xuân và có thể triển khai với đồng nghiệp trong 
tỉnh Thanh Hóa. Rất mong các nhà quản lý giáo dục quan tâm. 
 3.2. Kiến nghị 
- Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: 
Ngoài công tác chỉ đạo chuyên môn và các hoạt động giáo dục khác, cần 
chỉ đạo các nhà trường quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác phòng, tránh các 
bệnh học đường cho học sinh. 
- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Cần quan tâm hơn nữa chỉ đạo đồng bộ 
trong ngành để tuyên truyền, hướng dẫn học sinh trong việc phòng, tránh các 
bệnh học đường. 
Trên đây là những biện pháp chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh phòng, 
tránh bệnh cận thị và cong vẹo cột sống ở Trường trung học cơ sở Xuân Dương, 
huyện Thường Xuân mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng trong thời gian qua. 
Trong quá trình nghiên cứu kinh nghiệm còn hạn hẹp nên những vấn đề được 
trình bày trong sáng kiến này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận 
được sự đóng góp chân tình từ các nhà quản lý giáo dục và đồng nghiệp. Tôi xin 
chân thành cảm ơn! 
XÁC NHẬN 
CỦA THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ 
Thường Xuân, ngày 20 tháng 3 năm 2017 
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, 
không sao chép nội dung của người khác 
Tài liệu tham khảo 
- Tham khảo kiến thức về bệnh cận thị, cong vẹo cột sống với bác sỹ 
Nguyễn Thị Xuân bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân. 
- Sử dụng một số hình ảnh minh họa trên trang: 
https://www.google.com.vn/search?q=hinh+anh+ve+can+thi+va+cong+v
eo+cot+song&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ved=0ahUKEwjtkNuy6I
3UAhWKn5QKHe9VCqUQsAQIIg&biw=1366&bih=613. 
DANH MỤC 
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƢỢC HỘI ĐỒNG 
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ 
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN 
Họ và tên tác giả: Lê Sĩ Triều 
Chức vụ và đơn

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_huong_dan_hoc_sinh_p.pdf