SKKN Một số giải pháp góp phần nâng cao kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Xuân Cẩm qua môn Ngữ Văn

SKKN Một số giải pháp góp phần nâng cao kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Xuân Cẩm qua môn Ngữ Văn

Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết về cuộc sống. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thử thách, những áp lực tiêu cực.

Trước xu thế phát triển không ngừng của thời đại, việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trở thành một yêu cầu quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người hiện đại. Bởi trong xã hội phát triển mạnh mẽ đầy thách thức đó, nếu thiếu kỹ năng sống, các em sẽ thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, xuống cấp về đạo đức, nhận thức và ứng xử lệch lạc, có phản ứng tiêu cực, dễ rơi vào bế tắc.Như vậy, có thể thấy, vấn đề học sinh thiếu kỹ năng sống đã và đang là những cản trở lớn cho sự phát triển nhân cách của các em. Và việc bồi dưỡng kỹ năng sống về cho thế hệ trẻ tương lai là vấn đề hết sức cần thiết.

Vậy làm thế nào để tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh? Làm thế nào để giúp học sinh không ngừng cập nhật giá trị và hoàn thiện giá trị của mình? Đó là những câu hỏi mà không phải ai cũng có thể trả lời một cách dễ dàng được.

M.Gorki đã nói “Văn học là nhân học”. Học văn chính là học làm người. Qua mỗi tiết Ngữ Văn, qua mỗi bài học cụ thể, qua mỗi tác phẩm, những bài đạo đức, ý thức trách nhiệm, lối sống được nâng lên những tầm mới để phù hợp từng giai đoạn phát triển tâm hồn của học sinh. Vì thế môn văn đã tác động lớn đến việc bồi dưỡng tâm hồn, tư tưởng nhân cách của những người học nó. Từ đó các em có khả năng ứng phó với những tình huống của cuộc sống một cách tích cực và chủ động, góp phần xây dựng, hình thành và hoàn thiện nhân cách cho mình.

Với ý nghĩa và tầm quan trọng trên, nhằm hướng đến giáo dục toàn diện cho học sinh tôi đã mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm nhỏ của mình thông qua đề tài: “Một số giải pháp góp phần nâng cao kỹ năng sống cho học sinh Trường THCS Xuân Cẩm qua môn Ngữ Văn”. Với kinh nghiệm có hạn, chắc chắn đề tài sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp.

 

doc 22 trang thuychi01 5912
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp góp phần nâng cao kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Xuân Cẩm qua môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO THƯỜNG XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO 
KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS 
XUÂN CẨM QUA MÔN NGỮ VĂN
Người thực hiện: Cầm Thị Huyền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Xuân Cẩm
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
Mục lục
1 
2
1. Mở đầu
2
3
1.1. Lí do chọn đề tài.
2
4
1.2. Mục đích nghiên cứu.
2 
5
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
6
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
3
7
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
4
8
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
4
9
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến.
5
10
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
7
11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
19
12
3. Kết luận, kiến nghị. 
19
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài. 
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết về cuộc sống. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thử thách, những áp lực tiêu cực. 
Trước xu thế phát triển không ngừng của thời đại, việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trở thành một yêu cầu quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người hiện đại. Bởi trong xã hội phát triển mạnh mẽ đầy thách thức đó, nếu thiếu kỹ năng sống, các em sẽ thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, xuống cấp về đạo đức, nhận thức và ứng xử lệch lạc, có phản ứng tiêu cực, dễ rơi vào bế tắc...Như vậy, có thể thấy, vấn đề học sinh thiếu kỹ năng sống đã và đang là những cản trở lớn cho sự phát triển nhân cách của các em. Và việc bồi dưỡng kỹ năng sống về cho thế hệ trẻ tương lai là vấn đề hết sức cần thiết.
Vậy làm thế nào để tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh? Làm thế nào để giúp học sinh không ngừng cập nhật giá trị và hoàn thiện giá trị của mình? Đó là những câu hỏi mà không phải ai cũng có thể trả lời một cách dễ dàng được.
M.Gorki đã nói “Văn học là nhân học”. Học văn chính là học làm người. Qua mỗi tiết Ngữ Văn, qua mỗi bài học cụ thể, qua mỗi tác phẩm, những bài đạo đức, ý thức trách nhiệm, lối sống được nâng lên những tầm mới để phù hợp từng giai đoạn phát triển tâm hồn của học sinh. Vì thế môn văn đã tác động lớn đến việc bồi dưỡng tâm hồn, tư tưởng nhân cách của những người học nó. Từ đó các em có khả năng ứng phó với những tình huống của cuộc sống một cách tích cực và chủ động, góp phần xây dựng, hình thành và hoàn thiện nhân cách cho mình.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng trên, nhằm hướng đến giáo dục toàn diện cho học sinh tôi đã mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm nhỏ của mình thông qua đề tài: “Một số giải pháp góp phần nâng cao kỹ năng sống cho học sinh Trường THCS Xuân Cẩm qua môn Ngữ Văn”. Với kinh nghiệm có hạn, chắc chắn đề tài sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tổng hợp lại những kinh nghiệm cá nhân để tiếp tục áp dụng trong thực tiễn dạy học.
	Gợi ra một vấn đề về phương pháp để cùng trao đổi, đánh giá với bạn bè, đồng nghiệp nhằm giáo dục học sinh tư tưởng, tình cảm, thái độ đúng đắn, có ý thức trau dồi phẩm chất đạo đức, biết suy nghĩ và hành động tích cực trước mỗi tình huống thực tế của cuộc sống; giúp học sinh trường THCS Xuân Cẩm có một số kỹ năng sống cần thiết trước thời đại mới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường THCS Xuân Cẩm thông qua môn Ngữ Văn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Nghiên cứu tài liệu, các trang mạng chính thống có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu, các đề tài về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS để rút ra những giải pháp khả quan để vận dụng vào thực tế giáo dục.
1.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Phương pháp được thực hiện nhằm thu thập thông tin về thực trạng kỹ năng sống của học sinh THCS.
1.4.3. Phương pháp thực nghiệm: Thông qua thực tế dạy học ở các tiết học trên lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Tổng quan về kĩ năng sống. 
Xã hội hiện đại có những thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống. Một mặt sự phát triển của xã hội hiện đại làm cho chất lượng cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn, nhưng mặt khác làm nảy sinh những vấn đề mới mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa biết cách đương đầu, đồng thời mức độ phức tạp, khó khăn của những vấn đề cũ đã gặp trước đây cũng có xu hướng tăng lên. Như vậy trong xã hội hiện đại con người càng cần có kỹ năng sống để thích nghi tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Vậy, kỹ năng sống là gì?
Có nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng sống:
- Theo quan niệm của tổ chức văn hóa, khoa học giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO): Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
- Theo quan niệm của tổ chức y tế thế giới (WHO): Kỹ năng sống là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong các tình huống hằng ngày để tương tác có hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày.
Nói tóm lại, nói tới kỹ năng sống không đơn giản chỉ ở nhận thức mà cao hơn nữa con người còn biết tích cực vận dụng những kiến thức đã học vào xử lý các tình huống thực tiễn có hiệu quả, qua đó giúp con người sống vui vẻ, có ý nghĩa hơn.
Kỹ năng sống được hiểu như là khả năng tâm lý xã hội của mỗi người cho những hành vi thích ứng và tích cực giúp cho bản thân đối phó hiệu quả với những đòi hỏi và những thử thách của cuộc sống, kỹ năng sống giúp cho bản thân mỗi người có được cuộc sống an toàn, khỏe mạnh và nâng cao chất lượng cuộc sống. 
2.1.2. Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống
- Đề cao những giá trị và thái độ tích cực đối với các chuẩn mực về văn hóa, xã hội, đạo đức và sự công bằng, chính trực. 
- Nâng cao lòng tự tin.
- Phát triển lòng tự trọng và tôn trọng đối với người khác, chấp nhận đặc tính riêng của mỗi cá thể.
- Dạy cách cư xử phù hợp, có hiệu quả.
- Phân tích được những ảnh hưởng của gia đình, xã hội, kinh tế và chính trị lên cách cư xử của con người với con người.
- Phát triển lòng thông cảm, nhân ái giữa con người với con người.
2.1.3. Lợi ích của giáo dục kỹ năng sống qua môn Ngữ văn:
GD KNS cho thanh thiếu niên nói chung và học sinh ở các trường THCS nói riêng sẽ mang lại cho các em những lợi ích sau đây:
- Lợi ích về mặt giáo dục: Giaos dục kỹ năng sống sẽ có những tác động tích cực đối với:
+ Quan hệ giữa thầy và trò, bạn và bạn.
+ Hứng thú trong học tập.
+ Để hoàn thành công việc của mỗi cá nhân một cách sáng tạo và có hiệu quả.
- Lợi ích về mặt văn hóa xã hội 
+ Giáo dục kỹ năng sống thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh.
+ Giáo dục kỹ năng sống có giá trị đặc biệt đối với thanh thiếu niên lớn lên trong một xã hội đa dạng văn hóa, nền kinh tế phát triển và thế giới là một mái nhà chung.
- Lợi ích về kinh tế, chính trị 
+ Giáo dục kỹ năng sống nhằm hình thành những phẩm chất mà các nhà kinh tế và chính trị trong tương lai cần có.
+ Giáo dục kỹ năng sống giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền trẻ em, giúp các em quyết định được nghĩa vụ của mình đối với bản thân gia đình và xã hội, góp phần củng cố sự ổn định chính trị của mỗi quốc gia.
Nước ta trong thời kì hội nhập và phát triển. Công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước. Công cuộc đó đòi hỏi phải có lớp người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển. Nhu cầu này đòi hỏi Ngành giáo dục phải có sự thay đổi phù hợp với tình hình đất nước.
Xuất phát từ yêu cầu trên của xã hội, Nghành giáo dục đã và đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, đó là “học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống”. 
Từ năm học 2010 - 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương đưa nội dung giáo kỹ năng sống sống đại trà vào các trường bằng cách tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn.
Đồng thời theo Điều 27. Mục tiêu của giáo dục phổ thông, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Như vậy việc Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, phù hợp với mục tiêu giáo dục và chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trong bối cảnh hiện nay.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
2.2.1 Thực trạng chung:
Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ trẻ em phạm tội, trẻ em dính vào các tệ nạn xã hội, bỏ nhà, hư hỏng ngày càng nhiều. Thật đáng buồn khi mà chúng ta phải chứng kiến các em HS còn nhỏ tuổi đánh nhau, bỏ nhà và thậm chí là có những hành động rất cực đoan như là tự tử. Khi bị cha mẹ, thầy cô có nhắc nhở các em lập tức thể hiện thái độ căng thẳng, chống đối. Chúng ta không còn thấy lạ lẫm khi đi ngang qua cổng trường thấy các em cả nam, nữ văng tục, chửi bậy, HS hút thuốc, tóc nhuộm xanh đỏ, bỏ tiết học đi chơi... Trên một số trang báo mạng, chúng ta bàng hoàng khi nghe con cái của mình nói: “Teen quan hệ sớm, ai cũng biết chỉ phụ huynh không biết”, bàng hoàng với các dòng tin với nội dung trẻ em bị xâm hại. Rõ ràng hiện nay, một bộ phận không nhỏ HS đang phát triển nhân cách rất lệch lạc. Và thực tế cũng cho thấy, học sinh bây giờ đang rất thiếu kỹ năng sống. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngày càng trở nên bức thiết khi mà xã hội đang tác động tới các em từ quá nhiều phía.
Theo một số nghiên cứu của các nhà tâm lý thì ở lứa tuổi này các em luôn có nhu cầu tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ, không phân biệt nó là tốt hay xấu, điều đó càng bị cấm càng hấp dẫn. Đây cũng là giai đoạn tuổi vị thành niên nên các em bắt đầu phát triển tình yêu nam, nữ , tò mò, nhiều phương tiện thông tin đại chúng như phim ảnh, internet không lành mạnh đã dẫn đến các quan hệ không đúng mực trong quan hệ khác giới. Ở lứa tuổi này các em hay thần tượng hóa một số ngôi sao, một số người nổi tiếng, chưa định hình được nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình, vì vậy phần đa các em chưa đưa ra quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nghành nghề, thích được khẳng định rằng mình đã lớn, thích bộc lộ cái tôi cá nhân. 
Tuy nhiên, nền giáo dục ở nước ta hiện nay là quá chú trọng vào việc giảng dạy kiến thức, sách vở, quản lý giáo dục bằng những quy tắc cứng nhắc mà xem nhẹ việc giáo dục về kỹ năng sống, đạo đức cho học sinh. Công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS chưa được đầu tư đúng mức về tài liệu, cơ sở vật chất giảng dạy. Nội dung, cách thức giáo dục kỹ năng sống đơn điệu, sơ sài, chưa thu hút được sự quan tâm tham gia của các em học sinh. Bản thân giáo viên cũng còn thiếu kỹ năng sống nên khó đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Vì vậy, với không ít cơ sở giáo dục, giáo dục kỹ năng sống là nhiệm vụ bất đắc dĩ, và kết quả “được hay không thì tùy”. 
Chính vì thế mà có thể nói Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về bạo lực học đường.
2.2.2 Thực trạng của HS trường THCS Xuân Cẩm: 
Với HS trường THCS Xuân Cẩm ngoài những khó khăn chung của lứa tuổi, các em còn gặp rất nhiều khó khăn khác nữa do đặc điểm vùng miền. Các em hầu hết là con em các dân tộc thiểu số, nhiều tập tục lạc hậu, nhiều thói quen trong sinh hoạt còn chưa văn minh, môi trường sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, các em có hứng thú với nhiều vấn đề mới của cuộc sống nhưng lại hạn chế về giao tiếp, khả năng phán đoán chưa cao, tính thích ứng với môi trường không tốt, thụ động trước vấn đề của cuộc sống đặt ra, thiếu hụt nhiều kĩ năng sống cơ bản Điều đó đã dẫn tới sự sa sút trong học tập, vụng về trong giao tiếp úng xử.
Đó là những vấn đề thực tế mà các em hs ở các trường ở miền núi, vùng sâu, vùng kinh tế chưa phát triển nói chung và học sinh trườngTHCS nói riêng đang gặp phải. 
Trong năm học 2017 - 2018, trong buổi truyền thông về kỹ năng sống cho học sinh THCS do Tổ chức tầm nhìn thế giới tổ chức, chúng tôi và Cộng tác viên tầm nhìn đã tiến hành làm cuộc khảo sát nhỏ cho 80 học sinh trong Câu lạc bộ bằng cách đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm ngắn về các kỹ năng: 
+ Kĩ năng giao tiếp.
+ Kĩ năng tự nhận thức. 
+ Kĩ năng cảm thụ thẩm mĩ. 
+ Kĩ năng tư duy sáng tạo.
+ Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
Kết quả khảo sát như sau: 
Số lượng 
HS có kĩ năng tốt
HS có hình thành được kĩ năng
HS có kĩ năng chưa tốt
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
80
25
31,25%
14
17,5%
41
51,25%
Số liệu thống kê chất lượng bài trắc nghiệm ngắn về kỹ năng sống của HS 
khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Cụ thể:
- Khi giao tiếp: 40% HS mạnh dạn đứng lên tương tác với Cộng tác viên tầm nhìn, còn lại các em rụt rè, ngại ngùng thậm trí trốn tránh khi được hỏi đến. 
- Khi hỏi về sở thích, ước mơ, dự định trong tương lai: 35% học sinh có định hướng trong tương lai cho cuộc đời mình.
- Khi đưa ra tình huống cần giải quyết trong cuộc sống: 35% học sinh biết xử lý hoặc có ý thức giải quyết vấn đề; số còn lại lúng túng, thậm chí bế tắc khi được hỏi đến cách giải quyết.
Kết quả khảo sát cho thấy học sinh trường THCS Xuân Cẩm rất thiếu hụt kỹ năng sống.
Từ thực trạng trên, có thể thấy rằng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục cả nước nói chung và đối với trường THCS Xuân Cẩm nói riêng. Giáo dục phải mang lại cho mọi người không chỉ kiến thức mà cả kỹ năng sống cần thiết trong thời đại mới. Vì thế công tác vận dụng các biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc làm cần thiết, thông qua các hoạt động cũng như các hình thức giáo dục mà các kỹ năng sống của học sinh sẽ được hình thành và phát triển. Đó là một trong những lý do thúc đẩy tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Văn học với tư cách là môn khoa học xã hội và nhân văn, nó không chỉ giúp học sinh hiểu biết về văn hóa, xã hội, lịch sử, con người mà còn giúp mỗi người tự hiểu hơn về chính mình; với tính chất là môn học công cụ, nó giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để tư duy, để học tập, để giao tiếp, để nhận thức. Vì thế, Ngữ văn là môn học có những khả năng đặc biệt trong việc giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh nhằm góp phần nâng cao khả năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, đồng thời giúp các em học sinh rèn khả năng ứng xử văn hóa, không sa các tệ nạn xã hội.
Với vai trò đó đồng thời căn cứ vào thực trạng kỹ năng sống của học sinh tại đơn vị, khi dạy môn Ngữ Văn, thông qua một số tiết dạy, tôi lồng ghép giáo dục cho học sinh trường THCS Xuân Cẩm những kỹ năng sống cơ bản sau:
2.3.1. Kỹ năng giao tiếp:
Mục đích của giao tiếp là truyền được các thông điệp, những điều muốn nói (qua suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận...) đến với người nghe, người tiếp nhận, giúp cho quá trình tương tác giữa các cá nhân trong nhóm với tập thể đông đảo hơn, giúp cá nhân bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng của mình, giúp người khác hiểu mình rõ hơn. Nếu không, những ý tưởng ấy không thể phản ánh, thậm chí gây hiểu lầm, tạo ra những rào cản khiến ta không đạt được mục tiêu.
Học sinh THCS là lứa tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý với hoạt động chủ đạo là giao tiếp bạn bè. Ở lứa tuổi đó, ngay từ khi mới đến trường, em nào có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ nhanh chóng xóa đi những bỡ ngỡ ban đầu và sẽ thiết lập được mối quan hệ gần gũi với bạn bè, thầy cô giúp cho mình tự tin hơn trong học tập, năng động hơn trong việc tham gia các hoạt động của trường, dễ được mọi người thông cảm, thương yêu. Hơn nữa, giao tiếp tốt sẽ tạo ra động lực bên trong cho sự phát triển tâm lý, nhân cách cho các em. 
Để bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho HS, trong quá trình dạy học, tôi thường tổ chức một số hình thức hoạt động dạy học sau:
- Thảo luận nhóm: Để tổ chức hình thức này, tôi thường đưa ra những câu hỏi có vấn đề để các em trao đổi. Thông qua hoạt động này không chỉ phát huy tính tích cực, tính trách nhiệm mà còn phát triển kĩ năng hợp tác làm việc và kĩ năng giao tiếp. Vì thế, trong quá trình tổ chức, tôi thường chú ý đến đối tượng học sinh yếu kém, tính còn rụt rè, thiếu mạnh dạn, thiếu tự tin, nói năng còn lúng túng, vụng về. Khi đại diện nhóm lên trình bày, tôi thường gọi những em này để rèn cho các em kĩ năng giao tiếp.
Sau đây là một số câu hỏi tôi thường vận dụng khi tổ chức hoạt động thảo luận nhóm nhằm luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh:
- Ở bài: “Chuyện người con gái Nam Xương”, cuối giờ tôi cho học sinh thảo luận câu: “Một con người có phẩm chất tốt đẹp, khát khao hạnh phúc gia đình như Vũ Nương đã từ chối nhân gian. Điều đó giúp em hiểu gì về hiện thực cuộc sống và hạnh phúc của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ?” 
Hay câu hỏi: “Sau khi học xong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, em thấy người phụ nữ cần phải làm gì để bảo vệ hạnh phúc gia đình?” 
- Ở bài “Ánh trăng”, có thể cho thảo luận câu: “Từ sự xa cách giữa người và trăng, nhà thơ muốn nhắc nhở điều gì? Vì sao có sự xa lạ, cách biệt như vậy? (Vì không gian khác biệt; thời gian khác biệt; điều kiện sống nên có sự cách biệt. Từ đó nhà thơ muốn nhắc nhở không nên quên quá khứ, phải thủy chung). 
Hoặc câu: “Nếu ánh trăng tượng trưng cho vẻ đẹp và những giá trị truyền thống, thì lời thơ nói về sự vô tình và giật mình của con người trước trăng có ý nhắc nhở ta điều gì trong cuộc sống ?” (Phải trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp và những giá trị truyền thống, lãng quên quá khứ tốt đẹp là phản bội lại chính bản thân mình.). 
- Ở bài “Lặng lẽ Sa Pa”, ở cuối bài cho học sinh thảo luận câu: “Vì sao tác giả không đặt tên cụ thể cho từng nhân vật của mình mà chỉ gọi theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp ?” (Để ca ngợi những con người có phẩm chất tốt đẹp ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, những con người âm thầm lặng lẽ cống hiến cho Tổ quốc, làm tăng thêm sức khái quát của truyện..). 
Hay: “Từ nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa vừa học, em suy nghĩ như thế nào về lý tưởng sống và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?”
- Bài “Bến quê” tôi cho học sinh thảo luận câu hỏi: “Truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu đã gợi cho em suy nghĩ gì về con người và cuộc đời”
- Bài: “Bức tranh của em gái tôi” (Lớp 6), giáo viên có thể cho học sinh hoạt động nhóm với yêu cầu như sau: Em hãy tranh luận và cho biết người anh cảm thấy mình dằn vặt điều gì nhất khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình rất giống và đẹp?
Ngoài ra, các bài học Tiếng Việt (Lớp 9) như: “Các phương châm hội thoại”. “Nghĩa tường minh và hàm ý”, “Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự” (Tập làm văn) cũng là những văn bản có lợi thế để giáo viên khai thác rèn kĩ năng giao tiếp một cách có hiệu quả.
Với những câu hỏi có tính chất tình huống hoặc khái quát, tổng hợp vấn đề cảm thụ văn học như trên đòi hỏi các em có tinh thần hợp tác .Và chính sự hợp tác đó sẽ giúp các em giao tiếp một cách tự tin hơn. 
- Đóng vai nhân vật để xử lí tình huống:
Khi dạy bài Chương trình địa phương- Tiết 122 ở chương trình Ngữ văn lớp 8, tôi tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử khi gặp tình huống cần xử lí bằng cách cho học sinh thử đóng vai.
- Ví dụ:
+ Thử làm một tuyên truyền viên về vấn đề gia tăng dân số đến gặp một gia đình đông con để thuyết

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_gop_phan_nang_cao_ky_nang_song_cho_hoc.doc