SKKN Một số phương pháp gây hứng thú học tập cho học sinh trong tiết học Vật Lí

SKKN Một số phương pháp gây hứng thú học tập cho học sinh trong tiết học Vật Lí

Để đạt được kết quả tốt ở tất cả các môn học nói chung và môn Vật lí nói riêng thì một trong các yếu tố rất quan trọng là người học phải có hứng thú. Đặc biệt là môn Vật lí mỗi hiện tượng xảy ra đều thể hiện một yếu tố, một bản chất nào đó của một quy luật tự nhiên. Những quy luật đó rất quen thuộc trong đời sống hằng ngày như: nước chảy từ nơi cao hơn xuống nơi thấp hơn, hoặc mọi vật đều có xu hướng rơi xuống trái đất, hay mùa hè thường có gió đông nam - tây nam, mùa đông thường có gió đông bắc. Nhưng lại có hiện tượng mà học sinh chưa bao giờ được trông thấy như: Nước sôi ở nhiệt độ dưới 1000C, hay có thể kiểm tra một vật đặc hay rỗng mà không phải đập vỡ, hay con tàu bằng thép nặng hơn hòn bi thép lại nổi còn hòn bi thép lại chìm. chính những hiện tượng ít gặp hoặc dường như "vô lí" ấy lại gây hứng thú rất lớn cho học sinh, vì những hiện tượng ấy lại đang được thầy giáo biểu diễn ngay trước mắt mình. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy môn Vật lí trung học cơ sở hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, nhiều giáo viên chỉ truyền đạt kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa tới học sinh, học sinh tiếp thu thụ động những kiến thức đó, việc dạy học còn căng thẳng nặng nề, đơn điệu, không có sự khác biệt trong các bài giảng khác nhau như: dạy kiến thức mới, ôn tập, bài tập, thực hành . học sinh nắm kiến thức một cách máy móc, không nắm được bản chất, khó giải thích các hiện tượng. Một số giáo viên còn yếu về kĩ năng thực hiện các thí nghiệm, ít năng động sáng tạo trong việc giúp học sinh làm thí nghiệm để nắm kiến thức. Học sinh phải chấp nhận những kiến thức đã có do giáo viên áp đặt, trình bày máy móc, học sinh không được độc lập suy nghĩ, sáng tạo bằng hoạt động của mình. Vì lí do đó tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhằm giúp các em hứng thú học tập tự tìm hiểu trên cơ sở tự giác, chủ động trong quá trình tiếp thu tri thức cho bản thân.

doc 15 trang thuychi01 11491
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp gây hứng thú học tập cho học sinh trong tiết học Vật Lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÔNG CỐNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP 
CHO HỌC SINH TRONG TIẾT HỌC VẬT LÍ
--------------
Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệp
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Trần Phú 
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Vật lí
NÔNG CỐNG, NĂM 2016
 MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi.
4. Phương pháp nghiên cứu.
3,4
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
5
3. Các biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh.
 3.1: Gây hứng thú học tập cho học sinh bằng các thí nghiệm vật lí 
 6
3.2: Gây hứng thú học tập cho học sinh bằng những câu hỏi có vấn đề 
8
3.3: Gây hứng thú học tập cho học sinh bằng cách kết hợp thí nghiệm vật lí hệ thống câu hỏi có vấn đề 
10
3.4: Gây hứng thú học tập cho học sinh bằng các câu chuyện vui hoặc bài toán kĩ thuật.
13
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận: 
2. Kiến nghị: 
15
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Để đạt được kết quả tốt ở tất cả các môn học nói chung và môn Vật lí nói riêng thì một trong các yếu tố rất quan trọng là người học phải có hứng thú. Đặc biệt là môn Vật lí mỗi hiện tượng xảy ra đều thể hiện một yếu tố, một bản chất nào đó của một quy luật tự nhiên. Những quy luật đó rất quen thuộc trong đời sống hằng ngày như: nước chảy từ nơi cao hơn xuống nơi thấp hơn, hoặc mọi vật đều có xu hướng rơi xuống trái đất, hay mùa hè thường có gió đông nam - tây nam, mùa đông thường có gió đông bắc... Nhưng lại có hiện tượng mà học sinh chưa bao giờ được trông thấy như: Nước sôi ở nhiệt độ dưới 1000C, hay có thể kiểm tra một vật đặc hay rỗng mà không phải đập vỡ, hay con tàu bằng thép nặng hơn hòn bi thép lại nổi còn hòn bi thép lại chìm... chính những hiện tượng ít gặp hoặc dường như "vô lí" ấy lại gây hứng thú rất lớn cho học sinh, vì những hiện tượng ấy lại đang được thầy giáo biểu diễn ngay trước mắt mình. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy môn Vật lí trung học cơ sở hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, nhiều giáo viên chỉ truyền đạt kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa tới học sinh, học sinh tiếp thu thụ động những kiến thức đó, việc dạy học còn căng thẳng nặng nề, đơn điệu, không có sự khác biệt trong các bài giảng khác nhau như: dạy kiến thức mới, ôn tập, bài tập, thực hành ... học sinh nắm kiến thức một cách máy móc, không nắm được bản chất, khó giải thích các hiện tượng. Một số giáo viên còn yếu về kĩ năng thực hiện các thí nghiệm, ít năng động sáng tạo trong việc giúp học sinh làm thí nghiệm để nắm kiến thức. Học sinh phải chấp nhận những kiến thức đã có do giáo viên áp đặt, trình bày máy móc, học sinh không được độc lập suy nghĩ, sáng tạo bằng hoạt động của mình. Vì lí do đó tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhằm giúp các em hứng thú học tập tự tìm hiểu trên cơ sở tự giác, chủ động trong quá trình tiếp thu tri thức cho bản thân.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu và tạo sự hứng thú học tập cho học sinh trong tiết học Vật lí nhằm phát hiện, đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp để nâng cao sự ham học hỏi của học sinh đối với bộ môn này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Khảo sát thực trạng tạo sự hứng thú học môn Vật lí của học sinh trường THCS Trần Phú.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong phạm vi các tiết học Vật lí tại trường THCS Trần Phú nơi tôi đang công tác.
4. Phương pháp nghiên cứu.
a. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Khi đưa ra một vấn đề hay giảng dạy cho các em một bài nào đó thì giáo viên phải nêu ra vấn đề, đó là vấn đề gì thật rõ ràng để các em biết, sau đó đi vào từng khía cạnh từ cái nhỏ đên cái lớn nhất thật kĩ càng nhưng tránh lan man dài dòng. Khi phân tích xong giáo viên phải đúc kết lại đưa ra kết luận tổng hợp nhất, thâu tóm lại từng vấn đề, sao cho bản chất của vấn đề được bộc lộ rõ ràng nhất, dễ hiểu nhất thì mới thu được kết quả cao trong giảng dạy.
b. Phương pháp quan sát.
- Quan sát là việc con người sử dụng các giác quan để thu thập các dữ liệu, số liệu.
- Các dạng quan sát: 	- Quan sát toàn diện hay từng hoạt động. 
 	- Quan sát lâu dài hay trong thời gian ngắn.
 	- Quan sát thăm dò hay đi sâu.
 	- Quan sát phát hiện và kiểm nghiệm.
c. Phương pháp so sánh đối chứng.
d. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Môn Vật lí là một trong những bộ môn khoa học tự nhiên khó đối với học sinh trung học cơ sở. Nhất là hiện nay với yêu cầu đòi hỏi chất lượng học ngày càng cao, người học phải có ý thức cộng đồng, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi. Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn, tạo niềm vui, hứng thú , nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập, giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân trong học tập nói chung và môn Vật lí nói riêng. Tại mục 2 điều 4 luật giáo dục đã ghi rõ "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, tư duy, sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên". Việc giảng dạy môn Vật lí ở nhà trường không những nhằm truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về Vật lí, mà còn phải vũ trang cho các em công cụ sắc bén để nghiên cứu thế giới tự nhiên.
Để đạt được yêu cầu trên, trước mắt chúng ta phải gây được hứng thú học tập cho học sinh. Việc gây hứng thú cho học sinh trong một tiết dạy Vật lí là rất cần thiết và hiệu quả, vì từ việc học sinh có hứng thú học dẫn đến các em sẽ thấy việc học Vật lí , giải bài tập Vật lí hấp dẫn và bổ ích, lúc đó việc học Vật lí không còn là một nhiệm vụ đơn thuần, thậm chí là một gánh nặng chán ngắt mà nó sẽ là một động lực kích thích niềm hứng thú nhận thức, tạo ra nhu cầu hoạt động trí tuệ và đồng thời là phương tiện có hiệu quả hình thành nên phong cách tư duy khoa học cho học sinh, giúp các em sau này thành những người lao động thành đạt, thành các nhà khoa học, nhà kĩ thuật giàu tính sáng tạo góp phần xây dựng đất nước.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong quá trình giảng dạy môn Vật lí THCS hiện nay vẫn còn nhiều bất cập: số giáo viên đào tạo theo chuyên ngành ít, chủ yếu dạy Toán - Lí hoặc Lí - Hóa do đó chất lượng giờ dạy trên lớp còn hạn chế. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới, nên việc bố trí thí nghiệm đồng loạt cho học sinh rất vất vả dẫn đến chất lượng giờ học chưa cao. Học sinh tiếp thu một cách thụ động, ít sáng tạo, gò bó, chưa có niềm đam mê với bộ môn.
Đối với học sinh THCS bắt đầu học môn Vật lí nên ngay từ đầu giáo viên phải gây hứng thú cho học sinh, kích thích sự say mê nghiên cứu, tìm tòi qua các hiện tượng Vật lí, thí nghiệm Vật lí, bài toán Vật lí hoặc các câu chuyện vui về Vật lí. Qua nhiều năm trực tiếp đứng lớp và bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi đã rút ra một số biện pháp có thể gây hứng thú học tập cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng môn Vật lí.
3. Các biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh.
3.1:Gây hứng thú học tập cho học sinh bằng các thí nghiệm vật lí 
Từ những thí nghiệm Vật lí các em sẽ được kích thích suy nghĩ nhiều hơn, tranh luận nhiều hơn để tiếp cận kiến thức. Trong giờ học có thí nghiệm thực sự gây hứng thú học tập cho học sinh, giờ học đạt hiệu quả cao. Để học sinh hứng thú sôi nổi học tập từ các thí nghiệm, giáo viên cần sử dụng các câu hỏi định hướng để hướng dẫn học sinh nêu dự đoán, quan sát hiện tượng, phân tích tìm tòi phát hiện bản chất và rút ra kết luận. 
 Ví dụ 1: Khi dạy bài "Một số ứng dụng sự nở vì nhiệt " Tiết 24 - Bài 21 Vật lí 6.
Khi nghiên cứu về "băng kép" nếu không có thí nghiệm thì học sinh lớp 6 sẽ không thể giải thích được hiện tượng băng kép sẽ bị cong về phía nào khi đốt nóng hoặc khi bị làm lạnh, nhưng khi có thí nghiệm thì học sinh sẽ quan sát hiện tượng từ đó có được câu trả lời rõ ràng và chính xác. Đó là: khi đốt nóng băng kép bị cong về phía đồng vì đồng nở vì nhiệt ít hơn nhôm 
Ví dụ 2: Sau khi học xong bài "Sự nở vì nhiệt của chất khí" bài 20 - Vật lí 6.
Giáo viên đưa ra một thí nghiệm: Úp một ống thủy tinh đã được hơ nóng lên một đĩa nước lạnh, sau vài phút quan sát mực nước trong ống, hãy mô tả và giải thích hiện tượng?
Sau vài phút quan sát học sinh thấy mục nước trong ống dâng cao hơn bên ngoài. Một số học sinh giải thích đó là: do nước trong ống nóng lên, nở ra và dâng lên. Khi đó giáo viên có thể làm thí nghiệm bổ sung đó là: đổ một ít nước nóng lên trên ống thì thấy mực nước trong ống tụt xuống một ít, nếu đổ nước lạnh lên trên ống thì nước trong ống lại dâng lên.
Như vậy, qua các thí nghiệm này học sinh sẽ hiểu và giải thích được hiện tượng xảy ra một cách chính xác đó là: Khi úp ống nóng vào đĩa nước lạnh thì không khí trong ống lạnh đi, co lại làm áp suất trong ống giảm, áp suất khí bên ngoài lớn hơn đẩy nước tràn vào ống. Kết quả mực nước trong ống cao hơn bên ngoài.
Từ kết quả thí nghiệm, học sinh hiểu rõ hơn sự nở vì nhiệt của các chất và hứng thú giải thích các câu hỏi tiếp theo của bài học, hoặc từ thí nghiệm này để hướng dẫn các em trò chơi đố bạn "Lấy được một đồng xu nằm trong một đĩa nước mà không bị ướt tay"
 Ví dụ 3: Khi học bài "chuyển động đều, chuyển động không đều” Vật lí 8
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập: cho một thước chia đến milimet. Hãy xác định vận tốc chuyển động của đầu mút kim giờ và kim phút ở một đồng hồ để bàn.
Vận tốc chuyển động của đầu kim giờ một đồng hồ đeo tay lớn hơn hay nhỏ hơn ở đồng hồ để bàn kể trên khoảng bao nhiêu lần?
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh : Muốn tìm vận tốc ta phải tìm các đại lượng nào?
 Bằng những kiến thức đã học học sinh sẽ biết cách xác định: Đo chiều dài l của mỗi kim đồng hồ, tính quãng đường mà kim đó di chuyển được vừa đúng một vòng bằng chu vi vòng tròn đó C = 2p. Từ đó tính được vận tốc chuyển động (coi là đều) của đầu mỗi kim
Kim giờ nào dài gấp bao nhiêu lần thì vận tốc của đầu kim đó lớn gấp bấy nhiêu lần
Ví dụ 4: Khi dạy bài "Sự nổi” Vật lí 8 - Tiết 12. 
Giáo viên có thể tổ chức tình huống học tập như sau:
Giáo viên dùng 3 quả bòng bàn có kích thước hình dạng giống nhau: 
- Quả 1: Bỏ đầy cát vào trong và dùng sáp hàn kín.
- Quả 2: Bỏ 1 ít cát vào trong và dùng sáp hàn kín, sao cho: trọng lượng của quả bóng bằng lực đẩy Acsimet do nước tác dụng lên vật khi nhúng chìm trong nước.
- Quả 3: Để nguyên.
Giáo viên làm thí nghiệm: Thả lần lượt từng quả 1, 2, 3 vào nước.
Trước khi thả giáo viên đặt vấn đề: Khi thả quả 1 vào nước thì quả bóng như thế nào trong nước?
 Bằng những nhận biết thực tế có thể học sinh cho là quả bóng nổi, lúc đó giáo viên thả quả bóng bàn vào nước.
 Kết quả là: Quả bóng bàn chìm xuống đáy bình.
Tương tự, giáo viên thả quả 2 quả 2 lơ lửng trong nước.
 thả quả 3 quả 3 nổi trên mặt nước.
Từ kết quả thí nghiệm sẽ kích thích học sinh tìm hiểu: Khi nào vật nổi, vật chìm?
Khi: P > FA vật chìm.
 P < FA vật nổi.
 P = FA vật lơ lửng.
Ví dụ 5: Sau khi học bài “Áp suất chất lỏng” - Vật lí 8.
Giáo viên nêu bài toán: Cho hệ thống hai bình A và B được nối thông với nhau nhừ một ống nhỏ và dài, chứa một chất lỏng nào đó (hình vẽ):
 A B
Ta đốt nóng bình A hoặc bình B thì chất lỏng có chảy dọc theo ống nối 2 bình không? Nếu có thì chảy theo hướng nào?
Nếu không làm thí nghiệm thì học sinh rất khó tả lời câu hỏi, nhưng khi các em được làm thí nghiệm thì thấy cả 2 lần đốt nóng bình A hoặc bình B thì chất lỏng đều chảy từ A sang B. Từ đó, các em sẽ hiểu hơn về sự nở vì nhiệt và áp suất của cột chất lỏng gây ra một cách sâu sắc hơn và giải thích được hiện tượng một cách cụ thể hơn.
Tóm lại: Đưa các thí nghiệm vào bài học giúp học sinh hứng thú học tập, tạo ra cho học sinh khả năng tư duy sáng tạo, hiểu bài một cách sâu hơn, bản chất hơn.
3.2: Gây hứng thú cho học sinh bằng những câu hỏi có vấn đề 
Từ các câu hỏi có vấn đề, giáo viên giúp học sinh: phân tích các hiện tượng, giái thích các hiện tượng Vật lí bằng các kiến thức đã học một cách dễ dàng. Từ đó, các em nghĩ rằng “Vật lí không phải là môn học khó”.
Ví dụ 1: Khi học bài “Lực ma sát” - Vật lí 8.
- Giáo viên nêu ví dụ 1: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào ma sát có ích, trường hợp nào ma sát có hại?
a. Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã.
b. Ôtô đi trên đường đất bùn sẽ bị sa lầy.
c. Giày đi mãi đế bị mòn.
Giáo viên gợi ý học sinh để các em phân tích các trường hợp.
+ Trường hợp a: Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ ngã, vì lực ma sát nghỉ giữa sàn với chân người là rất nhỏ, cần phải tăng nó lên. Vậy trong trường hợp này ma sát có ích.
+ Trường hợp b: Ô tô đi trên đường đất mềm có bùn, khi đó ma sát giữa đường và lốp xe quá nhỏ nên bánh xe bị quay trên mặt đường, cần tăng ma sát. Ma sát trong trường hợp này có ích.
+ Trường hợp c: Giày đi mãi đế bị mòn, vì khi ta đi ma sát giữa mặt đường và đế giày làm mòn đế. Vậy trong trường hợp này ma sát có hại.
- Giáo viên nêu ví dụ 2: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cân tăng ma sát.
a. Bảng trơn và nhẵn quá.
b. Khi quẹt diêm.
c. Khi phanh gấp muốn xe dừng lại.
Bằng kiến thức đã học, học sinh sẽ phân tích được cả 3 trường hợp trên đều có lợi. Vậy các trường hợp trên đều phải tăng ma sát.
Như vậy, từ các câu hỏi trên, học sinh sẽ dễ dàng nhận biết được khi nào ma sát có lợi, khi nào ma sát có hại, cách làm tăng hoặc giảm ma sát.
Ví dụ 2: Sau khi học xong bài “Định luật phản xạ ánh sáng” - Vật lí 7.
Giáo viên có thể nêu câu hỏi gây sự say mê tìm hiểu của học sinh như: Nếu ban ngày đứng trong phòng nhìn qua cửa sổ kính sẽ thấy các vật ở bên ngoài, nhưng bên ngoài không nhìn thấy các vật ở trong phòng (hoặc hiện tượng nhìn qua cửa kính ôtô). Nhưng ban đêm trong phòng sáng thì không nhìn thấy các vật ở bên ngoài, mà nhìn thấy ảnh của các vật ở trong phòng, nhưng bên ngoài sẽ nhìn thấy các vật trong phòng.
. Kiểm tra để thấy điểm này đối xứng với chân kim 1 qua mặt gương
Tương tự học sinh làm thí nghiệm kiểm tra kết luận c và d 
Ví dụ 4: Sau khi học bài “Tác dụng hoá học của dòng điện” - Vật lí 7.
Giáo viên có thể nêu: Em hãy nêu cách thu hồi vàng mạ trên những cái vỏ đồng hồ mạ vàng đã bị hỏng?
Như vậy, từ những kiến thức đã học các em sẽ tích cực tìm ra câu trả lời.
Ví dụ 5: Sau khi học bài “Sự nhiễm điện do cọ xát” - Vật lí 7.
Giáo viên có thể nêu câu hỏi: Tại sao khi cởi áo ngoài bằng len, bằng sợi tổng hợp vào những ngày thời tiết hanh khô, thấy có tiếng lách tách nhỏ và chớp sáng nhỏ tương tự như hiện tượng chớp, sấm sét trong tự nhiên? 
Bằng kiến thức đã học, học sinh dễ dàng trả lời được câu hỏi: đó là do cọ xát gây ra sự nhiễm điện và sự phóng điện giữa các vật nhiêm điện với nhau. Sự phóng điện này là sự chuyển động của các điện tích gây ra sự iôn hoá chất khí, là kết quả của sự phát sáng kèm tiếng nổ lách tách.
Tóm lại: Đối với các bài học, giáo viên cần chọn lọc đưa ra các câu hỏi phù hợp, nhằm gây hứng thú sự đam mê nghiên cứu các hiện tượng, giải thích các hiện tượng Vật lí bằng kiến thức đã học, từ đó thích học môn Vật lí và các em nghĩ rằng “Nếu có kiến thức thì giải thích được nhiều hiện tượng trong tự nhiên”.
3.3: Gây hứng thú cho học sinh bằng cách kết hợp thí nghiệm vật lí và hệ thống câu hỏi có vấn đề.
Nếu trong giờ học Vật lí, giáo viên biết kết hợp các phương pháp dạy học với thí nghiệm Vật lí, thì học sinh sẽ ham thích học và nắm vững kiến thức một cách tường minh hơn, thích tìm hiểu và thích giải thích các hiện tượng Vật lí trong thực tế hơn, giúp học sinh giỏi làm các bài tập nâng cao. 
Ví dụ 1: Sau khi học bài “Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng” - Vật lí 7.
Giáo viên nêu: Một gương phẳng luôn làm cho ảnh ảo và có thể cùng chiều với vật. Nhưng hai gương phẳng có thể cho ảnh ảo ngược chiều với vật. Em hãy vẽ trên giấy cách ghép hai gương phẳng và đường đi của tia sáng để chứng minh điều này. Sau đó thực hiện thí nghiệm gồm hai gương để thu ảnh ảo ngược chiều với vật.
Đây là một câu hỏi có thể giúp học sinh có khả năng tư duy cao hơn, giáo viên có thể gợi ý: Ta có thể xem ảnh của gương 1 là vật của gương 2. Do đó, muốn ảnh ngược chiều với vật thì vật phải có vị trí như thế nào đối với gương 2? Từ những gợi ý đó, học sinh sẽ nêu được trong trường hợp này 2 gương phẳng phải đặt vuông góc với nhau.
Ví dụ 2: Sau khi học xong bài “Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng” - Vật lí 7.
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh kiểm tra các kết luận sau bằng thí nghiệm;
a. Tia tới gặp mặt gương phẳng cho tia phản xạ đối xứng với tia tới qua pháp tuyến tại điểm tới của gương
b. Ảnh của một điểm A ở trước gương phẳng là một điểm A’ ở vị trí đối xứng với A qua mặt gương A’ là ảnh ảo
c. Hình ảnh nhìn thấy trong gương của một dòng chữ là hình ảnh đối xứng không chồng khít, không giống hệt dòng chữ đó
d. Khi tia tới quay đi một góc anphaquanh điểm tới thì tia phản xạ quay đi một góc 2
Với các dụng cụ sau: Một gương phẳng nhỏ, một thước kẻ, sáu kim khâu, một tờ giấy, một bút chì
Từ những kiến thức đã học các em sẽ tích cực tìm ra câu trả lời.
a. Đặt gương phẳng nhỏ vuông góc với bề mặt tờ giấy dọc theo đường kẻ chia đôi tờ giấy đó. Cắm 1 kim thẳng đứng ở sát điểm giữa của gương. Cắm kim thứ 2 thẳng đứng trên mặt giấy. Đặt mắt ngắm và dò tìm vị trí cắm chiếc kim thứ 3 sao cho mắt chỉ nhìn thấy kim thứ 3. Đánh dấu 3 chân kim trên tờ giấy. Dùng thước kẻ pháp tuyến của gương tại chân gương, kẻ tia tới là đoạn thẳng nối chân kim 1với chân kim 2 và kẻ tia phản xạ là đoạn thẳng nối chân kim 1với chân kim 3. Kiểm tra trên hình thấy tia phản xạ đối xứng với tia tới qua pháp tuyến với gương tại điểm tới 
b. Cắm thêm kim 4 ở sát mặt gương và tìm vị trí cắm kim 5 che khuất không để mắt nhìn thấy kim 4 và kim 2. Vẽ tia tới và tia phản xạ có điểm tới là chân kim 4. Hai tia phản xạ kéo dài gặp nhau tại 1 điểm ở sau gương. Kiểm tra để thấy điểm này đối xứng với chân kim 1 qua mặt gương
Tương tự học sinh làm thí nghiệm kiểm tra kết luận c và d 
Ví dụ 3: Sau khi học bài “Khối lượng – Đo khối lượng” - Vật lí 6.
Giáo viên nêu bài tập: Có một số kẹo sôcôla hình cầu, hình trụ, hình nón và được đặt lên 3 cái cân như hình vẽ sau. Những cái kẹo giống nhau có khối lượng bằng nhau. Hãy nghĩ cách chia số kẹo trên thành 2 phần vừa có khối lượng bằng nhau, vừa có số lượng bằng nhau. Mô tả cách làm nhanh nhất.
 a)
 b)
 c)
Với bài tập này, nếu học sinh so sánh khối lượng của các loại kẹo với nhau để tìm ra cách chia kẹo sẽ khó khăn hơn khi các em trực tiếp làm thí nghiệm và dựa trên kết quả thí nghiệm đó là: Ở hình b cân bằng, nên khối lượng kẹo ở hai đĩa cân bằng nhau (số lượng bằng nhau). Vậy ta chỉ chia đều số kẹo còn lại ở hai cân (làm 2 phần bằng nhau) , thì chắc chắn ta giải quyết được bài toán này.
Từ số kẹo trên 2 cân a và c: 4 cầu, 2 trụ và 4 nón chia làm 2 phần ta được:
- Phần thứ nhất có: 3 trụ, 2 cầu, 1 trụ và 2 nón, tổng là 8 kẹo trong đó: 4 trụ + 2 cầu + 2 nón.
- Phần thứ hai có: 1 trụ, 4 cầu, 3 nón, tổng là 8 kẹo. 
Với bài tập này, học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu được kiến thức và ham thích làm bài tập Vật lí.
Ví dụ 4: Khi dạy bài “Ánh sáng trắng và ánh sáng màu” - Vật lí 9.
Sau khi làm xong thí nghiệm: Chiếu ánh sáng trắng qua các tấm lọc màu đỏ, xanh và vàng, thì ta thu được ánh sáng có màu tương ứng đỏ, xanh và vàng. Khi ta chiếu ánh sáng màu đỏ qua tấm lọc màu đỏ, thì ta thu được ánh sáng màu đỏ. Khi ta chiếu ánh sáng màu xanh qua tấm lọc màu xanh, thì ta thu được ánh sáng màu xanh. Khi ta chiếu ánh sáng màu đỏ qua tấm lọc màu xanh, thì ta không thu được ánh sáng màu đỏ (hoặc màu xanh) và khi chiếu ánh sáng màu xanh qua tấm lọc màu đỏ, thì cũng không thu được ánh sáng màu xanh (hoặc màu đỏ).
Từ kết quả thí nghiệm, học sinh rút ra nhận xét: Nếu chiếu ánh sáng trắng hoặc ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu thì ta thu được ánh sáng có màu của tấm lọc đó. Ánh sáng màu này khó truyền qua tấm lọc màu khác. Tấm lọc màu nào thì hấp thụ ít ánh sáng của màu đó, nhưng hấp thụ nhiều ánh sáng của màu khác.
Từ kết quả thí nghiệm, giáo viên nêu câu hỏi: Tại sao khi chiếu ánh sáng trắng qua các tấm lọc 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_gay_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh_tr.doc