SKKN Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường Trung học cơ sở

SKKN Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường Trung học cơ sở

Thực trạng hiện nay chất lượng giáo dục đang là vấn đề bức xúc cho toàn xã hội, chất lượng thực chất giáo dục thấp là nguyên nhân cho các nhà trường cần phải đổi mới. Trong đổi mới giáo dục Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học đã được Sở giáo dục triển khai tập huấn cho các Phòng giáo dục và các Phòng giáo dục đã triển khai đến từng cán bộ quản lý, giáo viên trong các nhà trường từ năm 2013 song để tiến hành thực hiện đồng bộ và hiệu quả cụ thể như thế nào thì chưa rõ ràng và là vấn đề cần phải bàn thêm. Bởi vì, khi đưa ra chuyên đề này để thực thi thì gặp không ít khó khăn, rào cản nhất là sự hoài nghi thiếu tin tưởng từ cấp lãnh đạo, quản lý đến giáo viên. Cho nên, theo tôi đây là điều chúng ta phải dám nhìn thẳng, cần phải thay đổi quan niệm góc nhìn theo kiểu sinh hoạt truyền thống để sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học trên diện rộng, đồng bộ trong các nhà trường, có như vậy mới phát huy khả năng tư duy của học sinh, chất lượng giáo dục mới được nâng lên. Đây là vấn đề quan trong trong đổi mới giáo dục . Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học điều mà chúng ta băn khoăn nhất chính là chu trình thực hiện đổi mới là như thế nào?

Là người quản lý giáo dục trong các nhà trường yêu cầu quan trọng nhất là phải coi trọng công tác chuyên môn. Kết quả công tác này là tiếng nói riêng, là danh dự của nhà trường. Người quản lý không chú trọng công tác này khác nào “Gà không tiếng gáy”. Là người quản lý (Phó Hiệu trưởng) phụ trách chuyên môn nhiều năm ở trường THCS - Trường đã có bề dày thành tích tôi rất trăn trở về sự biến động, có những quan niệm sai lệch duy ý chí về chuyên môn, ngại đổi mới, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường Trung học cơ sở” chia sẻ đồng nghiệp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

 

doc 20 trang thuychi01 30766
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU 
I- Lý do chọn đề tài
 	Thực trạng hiện nay chất lượng giáo dục đang là vấn đề bức xúc cho toàn xã hội, chất lượng thực chất giáo dục thấp là nguyên nhân cho các nhà trường cần phải đổi mới. Trong đổi mới giáo dục Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học đã được Sở giáo dục triển khai tập huấn cho các Phòng giáo dục và các Phòng giáo dục đã triển khai đến từng cán bộ quản lý, giáo viên trong các nhà trường từ năm 2013 song để tiến hành thực hiện đồng bộ và hiệu quả cụ thể như thế nào thì chưa rõ ràng và là vấn đề cần phải bàn thêm. Bởi vì, khi đưa ra chuyên đề này để thực thi thì gặp không ít khó khăn, rào cản nhất là sự hoài nghi thiếu tin tưởng từ cấp lãnh đạo, quản lý đến giáo viên. Cho nên, theo tôi đây là điều chúng ta phải dám nhìn thẳng, cần phải thay đổi quan niệm góc nhìn theo kiểu sinh hoạt truyền thống để sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học trên diện rộng, đồng bộ trong các nhà trường, có như vậy mới phát huy khả năng tư duy của học sinh, chất lượng giáo dục mới được nâng lên. Đây là vấn đề quan trong trong đổi mới giáo dục . Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học điều mà chúng ta băn khoăn nhất chính là chu trình thực hiện đổi mới là như thế nào? 
Là người quản lý giáo dục trong các nhà trường yêu cầu quan trọng nhất là phải coi trọng công tác chuyên môn. Kết quả công tác này là tiếng nói riêng, là danh dự của nhà trường. Người quản lý không chú trọng công tác này khác nào “Gà không tiếng gáy”. Là người quản lý (Phó Hiệu trưởng) phụ trách chuyên môn nhiều năm ở trường THCS - Trường đã có bề dày thành tích tôi rất trăn trở về sự biến động, có những quan niệm sai lệch duy ý chí về chuyên môn, ngại đổi mới, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường Trung học cơ sở” chia sẻ đồng nghiệp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 
II. Mục đích nghiên cứu:
Trong phạm vi của đề tài tôi muốn trao đổi một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học” nâng cao chất lượng công tác quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục.
III Đối tượng nghiên cứu: 
 Áp dụng đề tài Chỉ đạo công tác đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học tại trường THCS . 
IV. Phương pháp nghiên cứu: 
	1- Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp phân loại hệ thống hóa.
- Phương pháp đối chiếu so sánh .
2- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
- Phương pháp quan sát thực tiễn quá trình tổ chức thực hiện công tác đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học 
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, trao đổi thảo luận, gặp gỡ, xin ý kiến của đồng nghiệp về lĩnh vực nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra và thường xuyên thanh kiểm tra giáo viên, học sinh, phụ huynh về công tác ngành để rút ra kinh nghiệm trong quản lý.
- Phương pháp chuyên gia.
 - Hệ thống hóa nội dung công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học (kết hợp giữa phương pháp phân tích thông tin với tổng hợp báo cáo).
	3- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
 Dùng phương pháp đối chiếu so sánh, phân tích dữ liệu nhằm kiểm tra tính đúng đắn và khả thi của đề tài.
Từ thực tế tình hình của nhà trường, về Giáo viên và học sinh, kể cả phụ huynh đê giúp người quản lý đánh giá kết quả công tác đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học . Đó là cơ sở để tích lũy rút đúc kinh nghiệm chọn lọc thành bài học về cách quản lý trong nhà trường trong công tác quản lý nói chung và công tác đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học nói riêng. 
PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC 
CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN 
THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC.
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
	Công tác đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý. Nó thể hiện ngưởi quản lý có tâm, có tầm nhìn hiểu biết về sự phát triển của nhà trường, của các thế hệ. Từ đó, công tác này giúp giáo viên và học sinh phát huy năng lực cá nhân đóng góp vào sự thành công của giáo dục.
	Giúp người học, người dạy luôn luôn có những thay đổi thái độ trong việc rèn luyện học tập và phấn đấu để trở thành những con người có hành động đúng, thái độ tốt trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo hướng tới mục tiêu “tất cả vì tương lai con em chúng ta”.
	Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học là quá trình biến đổi nhận thức từ không đến biết trong quá trình dạy học. Sự chuyển đổi đó làm thế nào phù hợp với tình hình của từng nhà trường, từng đơn vị, từng cá nhân là vấn đề luôn được đặt ra đối với mọi nhà trường, tất cả các nhà quản lý giáo dục. Bởi vì, điều đó sẽ giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn của xã hội, tạo điểm nhấn nổi bật nhất trong hoạt động chính trị của nhà trường.
II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG: 
	Từ thực tế nhà trường qua những năm công tác cho thấy rằng: trường là đơn vị vùng nông thôn, khó khăn trong việc đầu tư phát triển kinh tế và xã hội. Song những năm gần đây được Đảng và Nhà nước đầu tư xây dựng vùng nông thôn mới nên đã hạn chế và khắc phục được phần nào những khó khăn đó. Trường đạt chuẩn Quốc Gia chất lượng đại trà đi lên. Song công tác hiện tại Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
	- Về tình hình giáo viên hiện nay do ảnh hưởng kinh tế thị trường nên có một số đồng chí ngại nghiên cứu bài soạn, khâu chuẩn bị bài chủ yếu cóp giáo án trên mạng, hoặc lấy năm này qua năm khác ít chỉnh sửa để lên lớp, có một số còn nhờ in hộ giáo án cho quản lý kiểm tra, tình trạng giáo viên có tư tưởng ngại đổi mới cũng không ít, thích thói quen cũ, sợ bài dài dạy không hết bài trong tiết học 45 phút. Dạy theo yêu cầu đánh giá giờ học theo nghiên cứu bài học không phù hợp cho HS đánh giá thấp HS tiếp thu chậm nên chưa thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học được. 
 Thực trạng còn có một số giáo viên cho rằng nếu sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là người dự giờ phải thay đổi cách đánh giá, quan sát và suy ngẫm lấy học sinh làm trung tâm đi ngược lại với cách đánh giá truyền thống như vậy thì rất cồng kềnh, khó khăn ví dụ như ngại ngồi trên hoặc ngồi hai bên lớp học, quay video, chụp ảnh làm cho học sinh chú ý, các em không tập trung học tập, mất thời gian lôi thôi, lằng nhằng .ai mà làm được?
 - Về phía nhà trường chưa coi trong đổi mới sinh hoạt chuyên môn, chưa nhận thức rõ mục tiêu, cách thức, hiệu quả của Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Và chưa đưa ra giải pháp quyết liệt chỉ đạo và thực hiện. 
 - Một phần do sắp xếp nhân sự, lực lượng giáo viên mấy năm nay giáo viên dạy tối đa số tiết theo tỷ lệ 1,85 đã xuất hiện những tư tưởng Cơm vua ngày trời tính toán so hơn quản thiệt đòi hỏi “giảm việc làm” của giáo viên. Ngại đổi mới, Sợ sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học làm mất nhiều thời gian. Đó là vấn đề cần phải chỉnh đốn ngay trong nhà trường.
	 - Do nhu cầu người học ngày càng cao - ảnh hưởng của thời đại tri thức bùng nổ, trái lại một số em học sinh lại bị ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội chen lấn xâm nhập vào học đường, dẫn đến các em ngại học, lười học.
	- Đặc biệt một số em có năng lực cá nhân, có tư chất lại nhạy cảm thích ứng với mặt trái của xã hội, mà các em lại đang ở độ tuổi thích “làm người lớn”. Điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.	 
 - Về phía phụ huynh HS vẫn còn một số gia đình ít thông tin hai chiều, bỏ con cho ông bà lo làm ăn.. quan niệm học cho hết lớp đến tuổi đi công ty
 - Chất lượng một số học sinh trong nhà trường không ổn định, có xu hướng chững lại và đi xuống do một số nguyên nhân khác
 Tất cả những thực trạng trên đòi hỏi người cán bộ quản lý, giáo viên phải có phương pháp chỉ đạo tổ chức chặt chẽ công tác này là rất cần thiết để đạt được mục tiêu giáo dục. Nhà trường, tổ chuyên môn chưa quyết liệt để đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở tất cả các thể loại, bài học, tiết học. 
 - Một phần Phòng Giáo dục đã triển khai nội dung đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học từ mấy năm nhưng còn đang thực hiện ở mức trải nghiệm, học tập trong những tiết thao giảng, chưa đưa vào qui chế thực hiện thành nề nếp sinh hoạt bình thường.
Khảo sát ban đầu về chất lượng thực chất giáo dục của nhà trường chúng tôi khi chưa thực hiện sinh hoạt chuyên môn đồng bộ cho thấy: 
Năm học
Chất lượng Học lực 
Ghi chú
Giỏi 
Khá 
Trung bình
Yếu
2015-2016
7,5%
37, 5%
49,5%
5,5%
HSG Huyện xếp thứ 7, HSG tỉnh 0 có giải 
2016-2017
8,5
40%
46,5%
5%
HSG Huyện xếp thứ 6, HSG tỉnh 2 giải
2017-2018
9
40,5%
45,5%
5%
HSG Huyện xếp thứ 9, HSG tỉnh 2 giải
	Từ thực tiễn đó chúng ta cần phải thường xuyên liên tục, và đồng bộ nhanh chóng đổi mới công tác quản lý chỉ đạo Snh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học với thái đội chỉ đạo quyết liệt khẩn trương trong thời đại bùng nổ tri thức thì giáo dục của chúng ta mới đâò tạo được những thế hệ tương l;ai tạo cơ hội thế hệ tre phát huy tài năng theo kịp các nước trong khu vực và thế giới . .
III- NHIỆM VỤ CẦN THIẾT TRONG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC:
MỤC TIÊU ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌCLÀ GÌ?
Nhằm nâng cao năng lực quản lý và năng lực hoạt động chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo viên trong các nhà trường phổ thông.
Đổi mới trong tư duy và sinh hoạt chuyên môn theo hướng tiếp cận phương pháp dạy học tích cực. 
Làm thay đổi căn bản về phương pháp thiết kế giờ dạy, tổ chức hành động trong giờ dạy học và nội dung và hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường.
Phát huy rõ nét tính tích cực của HS và vai trò của người học. 
 NỘI DUNG ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC:
Thế nào là sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: 
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động chuyên môn nhưng ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề lien quan đến người học ( Học sinh).
Không tập trung vào việc đánh giá giờ học để xếp loại giáo viên mà khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học tạo cơ hội cho HS được tham gia vào quá trình học tập giúp giáo viên có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung phương pháp dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng HS.
 Vậy, vấn đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học thực tế là việc dự giờ và đánh giá tiết dạy của giáo viên thông qua quan sát HS. Cho nên, để đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học trước hết người giáo viên phải đổi mới cách tổ chức giờ học thông qua cách chuẩn bị bài, cách tổ chức giờ học trên lớp lấy HS làm trung tâm phát triển năng lực tư duy của HS, và đổi mới cách dự giờ, đánh giá giờ dạy. 
Nội dung đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
- Đảm bảo cơ hội học tập, phát huy tính sang tạo của HS cho tất cả mọi HS trong lớp học.
- Đảm bảo cơ hội phát triển năng lực hoạt động chuyên môn cho mỗi giáo viên.
- Luôn tạo ra sự kết nối giữa thầy và trò trong quá trình dạy học.
- Đảm bảo cơ hội nhiều phụ huynh HS tham gia. 
- Tạo ra sự thân thiện giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với cán bộ quản lý, giáo viên với học sinh, giáo viên với gia đình học sinh. 
2.3. Tổ chức thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
- Hình thành cách dự giờ suy ngẫm xây dựng quan hệ đồng nghiệp mới . 
 +Mục tiêu của hoạt động này:
 Luyện cách quan sát, suy ngẫm về việc học của HS trong giờ học, có khả năng phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạy phù hợp với việc học của HS. 
 Làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và cảm nhận của giáo viên về HS trong từng hoàn cảnh khác nhau. 
 Hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau, rèn luyện cách chia sẻ ý kiến từ đó hình thành mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện công tác va học tập lẫn nhau. 
Tập trung phân tích các nguyên nhân các mối quan hệ trong giờ học và tìm biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng các bài học .
 Đi sâu nghiên cứu, phân tích các phương án dạy học đáp ứng tối thiểu việc học của HS, các mối quan hệ trong lớp học, các kỹ năng càn thiết để nâng cao chất lượng việc học của HS.
 Tăng cường vận dụng thử nghiệm những ý tưởng sáng tạo khi dạy minh họa, lấy HS làm trung tâm đều được vận dụng trải nghiệm trong sinh hoạt chuyên môn. 
IV- CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRONG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC.
Giải pháp 1: Chu trình sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học - theo tôi chúng ta cần xác định thực hiện chu trình như sau:
Bước1: Chuẩn bị bài nghiên cứu::
*Thảo luận xây dựng kế hoạch: .
+ Chọn một địa chỉ cụ thể ( bài khó trong chương trình)
+ Dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng 
+ Bằng cách đặt câu hỏi để tập trung thảo luận và xác định nội dung sau:
. Mục tiêu bài học;
. Thể loại gi? 
. Nội dung bài học như thể nào?
. Sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học gì?: Phân tích hóa theo năng lực của học sinh. . 
. Cách rèn luyện kỹ năng ?
. Tích hợp với nội dung nào? 
. Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tiễn như thế nào?
. Thuận lợi, khó khăn của HS khi tham gia các hoạt động học tập, các tình huông xảy ra và cách xử lý.
 Thống nhất cách xây dựng kế hoạch bài dạy theo cách dựa trên nghiên cứu bài học .
 *Giao giáo viên lập kế hoạch bài học .
 Xác định lớp, chuẩn bị trang thiết bị, phòng học, cơ sở vật chất, ghế ngồi giáo viên, máy quay ..( có thể chọn 1 giáo viên lập kế hoạch) .
Giáo viên lập kế hoạch báo cáo kế hoạch bài học, các thành viên nghe quan sát kế hoạch . 
Trao dõi giữa các thành viên trong tổ để bổ sung chỉnh sửa hoàn chỉnh kế hoạch . Nó mang tính hợp tác cùng đổi mới và phát triển. 
Các thành viên trong tổ lập kế hoạch chi tiết cho việc quan sát và thảo luận sau khi tiến hành nghiên cứu và hoàn chỉnh thống nhất giáo án mẫu.
Bước 2. Dạy minh họa, dự giờ:
Chọn 1 giáo viên dạy minh họa bài học nghiên cứu ở 1 lớp cụ thể. Dạy như dạy bình thường không cần chọn lớp. Phát giáo án cho giáo viên dự 
Các giáo viên trong nhóm dự giờ ( người dự không quá đông tối thiểu 3 người, người dự ghi chép thu thập dữ liệu bài học). 
 Giáo viên dự giờ phải cần – đảm bảo cá nguyên tắc : không làm ảnh hưởng đến việc học tập của HS, không gây khó khăn cho giáo viên dạy, dự giờ phải phải tập trung quan sát việc học của HS, hành vi thái độ, phản ứng của HS trong giờ học, cách làm việc của HS, nhóm HS, những khó khăn vướng mắc của HS. Quan sát tất cả các hoạt động của HS, không bỏ rơi một HS nào. 
 Người dự phải cần học tập, tìm hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy để phát hiện những khó khăn vướng mắc trong việc học tập của HS để tìm cách giải quyết. Đặt mình vào vị trí khó khăn của HS.
 Trong quá trình dự giờ, cần luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của HS, phán đoán nhanh nhạy chính xác để điều chỉnh kế hoạch.
Bước 3: Suy ngẫm thảo luận: 
 Tất cả giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn ý kiến Tổ trưởng chuyên môn cần hiểu rõ triết lý sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, mục đích yêu cầu đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy HS làm trung tâm đề cuộc thảo luận không xếp loại giờ dạy cần chỉ ra những ưu điểm phát huy, khuyết điểm để khắc phục vì bài dạy là sản phẩm chung. Hiện nay thực hiện theo công văn 555/BGD&ĐT- GDTrH của Bộ giáo dục và đào tạo ngày 8/10/2014 và công văn 572/ HD-SGD&ĐT của Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa ngày 29/5/2017 về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá tổ chức hướng dẫn, phân tích rút kinh nghiệm giờ dạy của các trường học các cấp quản lý giáo dục tổ chuyên môn, giáo viên phải dựa vào 12 tiieu chí phân tích hoạt động học của HS để phân tích rút kinh nghiệm giờ dạy, mối người tiếp tục suy ngẫm nghiên cứu phương pháp đổi mới cho bản thân để dạy các tiết sau, lớp sau, khóa sau.
* Suy ngẫm thảo luận về tiến trình bài dạy:
- Giáo viên dạy chia sẻ ý kiến cảm nhận bài học theo tiến trình như sau:
 +Trước khi tiến trình tiết học xác định: mục tiêu bài học ( nội dung, phương pháp, tiến trình), giải thích tại sao lên lớp theo ý đồ đó.
 + Sau khi tiến trình tiết học: Những điểm tiến hành thành công, những khó khăn còn gặp phải, những boăn khoăn còn vướng mắc. 
Những ý kiễn chia sẻ của giáo viên dự:
 + Những điều học tập được qua suy ngẫm bài học này.
 + Mô tả những quan sát từ thực tế kết quả học tập của HS.
 + Tập trung chú ý vào các nhóm HS ( từng em), quan sát thái độ và hành vi của HS.
 + Suy ngẫm xem HS đang cảm thấy như thế nào? Đang suy nghĩ gì?
 + Tìm những biện pháp giải quyết cho các em.
*Những điểm cần chú ý định hướng cho những chia sẻ, suy ngẫm:
 + Về tiến trình bài dạy;
Bài học có những hoạt động nào chính?
Bài học có gì mới sáng tạo?
Số lượng, thứ tự các hoạt động có phù hợp với thực tế với việc học của HS không?
Tiên trình kết cấu bài học có phù hợp với thực tế không?
Việc học của HS có phù hợp với ý định xây dựng định hướng kết cấu của giáo viên không?
Hoc sinh cóa theo kịp với tiến độ bài học không?
 + Về kết quả học tập của HS:
Cần xem xét HS trong từng nội dung hoạt động cụ thể.
Sự tham gia của từng HS trong từng thời điểm và nội dung bài học như thế nào? Vì sao?
Hoạt động cá nhân của HS được thể hiện như thế nào? Vì sao?
Lời nói, cách diễn dạt trình bày và sản phẩm học tập của HS được thể hiện như thế nào? Điều đó nói lên điêì gì? Tại sao?
Khi nào HS gặp khó khăn? Tại sao? Như vậy, Làm thể nào để HS giải quyết được những khó khăn đó?
HS thành công hay thất bại trong học tập ( Hành động, lời nói, thái độ, cử chỉ, nét mặt.)
 + Về các mối quan hệ của giáo viên:
- Mối quan hệ giữa giáo viên với Học sinh, giáo viên với Sách giáo khoa, giáo viên với đồ dùng dạy học như thế nào?
- Mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, học sinh với Sách giáo khoa, HS với thiết bị dạy học như thế nào?
- Mối quan hệ giữa HS với các câu hỏi bài tập mà giáo viên đưa ra như thế nào?
 - HS có thái độ đáp ứng như thế nào trước giáo viên, trước bạn bè, với đồ dùng, Sách giáo khoa và nội dung bài họ?. 
- Giáo viên cảm nhận hoặc biết gì về tình hình của HS,Tại sao? Giáo viên có nhanh chóng đưa ra các quyết định đáp lại hành động ncuar HS không?Vì sao?
Giáo viên đã làm gì để giúp HS vượt qua những khó khăn đó? 
Giáo viên đã xử lý các tình huống xảy ra với HS trong giờ học như thế nào?
Bước 4. Áp dụng cho thực tế giảng dạy: 
Sau khi thảo luận tiết dạy tất cả giáo viên cùng suy nghĩ xem có cần nghiên cứu bài học nữa không?
Nếu nghiên cứu đã hoàn thiện giáo viên viết báo cáo – những vấn đề có liên quan đến chủ đề nghiên cứu và mục tiêu đặt ra trong giảng dạy nạp cho tổ trưởng chuyên môn. 
Tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu bài học dựa trên nghiên cứu bài học cho dạy bài khác theo qui trình không thay đổi. 
Giải pháp 2: Lập kế hoạch về việc tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
Thực hiện kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu bài học của Phòng giáo dục theo công văn số,
Thực hiện kế hoạch của nhà trường theo công văn số,
Tổ .. tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học như sau:
1. Mục đích yêu cầu: 
* Mục đích:
- Tạo cơ hội cho các giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn kỹ năng sư phạm và khả năng sáng tạo trong dạy học.
- Nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
Đảm bảo cho HS có cơ hội học tập, giáo viên quan tâm đến HS hơn, đặc biệt là đối với HS cá biệt, HS có hoàn cảnh khó khăn về học tập. 
HS tập trung tham gia tích cực vào các hoạt động học, không có HS bị bỏ quên.
Góp phần vào thay đổi văn hóa cách ứng xử trong nhà trường.
Tạo môi trường dạy, học dân chủ, thân thiện cho cán bộ, giáo viên và học sinh. 
Yêu cầu: 
Giáo viên dạy cần nghiên cứu, phân tích Các phương án dạy đáp ứng tối thiểu việc học của HS, các kỹ năng cần thiết để nâng cao chất lượng cho HS.
Tăng cường vận dụng thực nghiệm, những ý tưởng sáng tạo trong dạy học lấy HS làm trung tâm đều được vận dụng trải nghiệm trong sinh hoạt chuyên môn. 
2 . Thời gian qui trình tổ chức thực hiện: 
* Thờ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_chi_dao_doi_moi_sinh_hoat_chuyen_mon_theo_nghien_cuu_ba.doc