SKKN Một số biện pháp chỉ đạo công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm trong trường mầm non Hoằng Cát

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm trong trường mầm non Hoằng Cát

 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự hoạt động và phát triển tình cảm, tâm lí của trẻ mầm non. Việc lựa chon thực phẩm an toàn có giá trị phù hợp với trẻ mầm non là yếu tố quyết định phát triển thể chất của trẻ.

Bên cạnh các yếu tố khác như sự chăm sóc, môi trường, vệ sinh các điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị, yếu tố môi trường bên ngoài cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Với dinh dưỡng trẻ tăng cân, tăng chiều cao nhanh, nhưng sức đề kháng kém. Vì vậy việc lựa chọn thực phẩm cũng như tổ chức chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý trường mầm non cần thiết phải có những biện pháp sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, với đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương.

Vì vậy là hiệu trưởng trường mầm non Hoằng Cát huyện Hoằng Hóa, bản thân tôi luôi trăn trở làm sao để đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trong trường mầm non để trường mầm non thực sự là nơi gửi gắm niền tin của các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân trong toàn xã.

Tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm trong trường mầm non Hoằng Cát” năm hoc 2017- 2018.

 

doc 16 trang thuychi01 8154
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm trong trường mầm non Hoằng Cát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
MỤC LỤC
1
1. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG
2
2.1. Cơ sở lý luận
2
2.2. Thực trạng
3
2.2.1. Thuận lợi 
3
2.2.2. Khó khăn
3
2.2.3. Kết quả khảo sát đầu năm học 
4
2.3. Các biện pháp đã áp dụng để chỉ đạo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non Hoằng Cát
4
Biện pháp 1. Rà soát các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường mầm non Hoằng Cát
4
Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
4
Biện pháp 3. Tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và nâng cao kỹ năng thực hành công tác an toàn, vệ sinh thực phẩm.
5
Biện pháp 4. Chú trọng công tác vệ sinh khu vực bếp, đồ dùng dụng cụ nhà bếp, vệ sinh đối với cô nuôi, giáo viên tại lớp và vệ sinh cá nhân cho trẻ, vệ sinh môi trường trong trường mầm non.
7
Biện pháp 5. Phân công đội ngũ giáo viên và nhân viên dinh dưỡng phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường công tác.
10
Biện pháp 6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác chăm sóc nuôi dưỡng, chú trọng kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ở nhà bếp.
10
Biện pháp 7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với các ban ngành và phụ huynh, lồng ghép nội dung vệ sinh, an toàn thực phẩm vào các hoạt động trong ngày của trẻ.
12
Biện pháp 8. Nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, tạo các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.
14
2.4. Kết quả đạt được
14
2.4.1. Đối với cán bộ giáo viên và nhân viên.
14
2.4.2. Đối với trẻ
14
2.4.3. Đối với các bậc phụ huynh.
15
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
15
3.1. Kết luận
15
3.2. Kiến nghị
16
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
	Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự hoạt động và phát triển tình cảm, tâm lí của trẻ mầm non. Việc lựa chon thực phẩm an toàn có giá trị phù hợp với trẻ mầm non là yếu tố quyết định phát triển thể chất của trẻ.
Bên cạnh các yếu tố khác như sự chăm sóc, môi trường, vệ sinh các điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị, yếu tố môi trường bên ngoài cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Với dinh dưỡng trẻ tăng cân, tăng chiều cao nhanh, nhưng sức đề kháng kém. Vì vậy việc lựa chọn thực phẩm cũng như tổ chức chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý trường mầm non cần thiết phải có những biện pháp sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, với đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương.
Vì vậy là hiệu trưởng trường mầm non Hoằng Cát huyện Hoằng Hóa, bản thân tôi luôi trăn trở làm sao để đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trong trường mầm non để trường mầm non thực sự là nơi gửi gắm niền tin của các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân trong toàn xã.
Tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm trong trường mầm non Hoằng Cát” năm hoc 2017- 2018.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Từ cơ sở lý luận và thực tiển tìm ra mộ số biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh, an toàn thực phẩm trong trường mầm non Hoằng Cát huyện Hoằng Hóa.
1.3. Đói tượng nghiên cứu
Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh, an toàn thực phẩm để đảm bảo bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non Hoằng Cát.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp quan sát thực tiễn.
Nhóm phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Trước hết chúng ta cần nắm rõ khái niệm vệ sinh là gì: Vệ sinh là những quy tắc giữ gìn sự sạch sẽ cho bản thân và môi trường xung quanh nhằm phòng bệnh giữ gìn và tăng cường sức khỏe.
An toàn thực phẩm là việc đảm bảo thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, đảm bảo thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hoặc tạp chất quá cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh gây hại cho sức khỏe con người.
Đối với trẻ mầm non dinh dưỡng cho trẻ những năm đầu đời là những điều kiện cần và đủ cho sự phát triển mọi mặt sau này của đứa trẻ. Trẻ mầm non gần như hoàn toàn phải dựa vào sự giúp đỡ phục vụ của các cô giáo, cha mẹ, người lớn trong các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, vui chơi, hoạt động. Vì vậy các điều kiện để đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trong trường mầm non bao gồm:
Thứ nhất nhất khu vực xung quanh không bị ô nhiễm và không gần những nơi bị ô nhiễm.
Thứ hai có đủ các trang thiết bị nhà bếp, tủ, kho bảo quản thực phảm, bồn rửa tay cho trẻ, trang thiết bị, dụng cụ.
Bếp được sắp xếp theo nguyên tắc một chiều, tránh nhiễm chéo giữa thực phẩm chín và thực phẩm sống. Khu vực kho, tiếp nhận nguyên liệu sơ chế,chế biến thực phẩm chín và khu vực ăn uống, nhà vệ sinh của trẻ phải tách biệt, các phòng được xây kiên cố, không ẩm mốc, thấm ướt.
Nhân viên bếp và cấp dưỡng được tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ theo quy định.
Như vậy để đạt được các yếu tố nêu trên, người quản lý trường mầm non cần phải nắm rõ các nguyên tắc điều kiện để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. đảm bảo lành và sạch.
2.2. Thực trạng 
2.2.1. Thuận lợi 
Trường mầm non Hoằng Cát được đặt tại khu trung tâm dân cư, xung quanh là cánh đồng thoáng mát, có đủ diện tích, có nhiều cây xanh là trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ I trường có 10 nhóm lớp với 315 cháu bán trú đạt 100% với mức ăn là 15000 đồng/ngày/trẻ trong đó 1 bữa chính, 1 bữa phụ. 
Lãnh đạo và nhân dân dịa phương quan tâm dầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình quy định.
Nhà trường có bếp 1 chiều với diện tích 200m2 , có khu vực nấu, sơ chế, có kho, có tủ cơm, hệ thống ga công nghiệp, hệ thống máy lọc nước sạch, có tủ lạnh và các thiết bị đầy đủ hiện đại.
Nhà trường có đội ngũ giáo viên có trình độ đạt trên chuẩn là 21/26 đồng chí đạt 81% và 100% các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và được khám sức khỏe định kỳ.
Nhà trường đã có hợp đồng thu gom rác thải và phối hợp với hội phụ huynh học sinh tạo vườn rau an toàn cho trẻ trong trường mầm non.
Phòng giáo dục và đào tạo Hoằng Hóa quan tâm chỉ đạo sát sao cụ thể các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trường.
Đa số nhân viên nuôi dưỡng đã công tác nhiều năm nên có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề chế biến, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, biết sắp xếp, bố trí  đồ dùng, dụng cụ nhà bếp gọn gàng, ngăn nắp có khoa học và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.
2.2.2. Khó khăn 
Đội ngũ nhân viên dinh dưỡng chưa được xếp vào biên chế nhà nước nên chưa thực sự yên tâm công tác.
Trẻ đa số có bố mẹ làm công nhân, nên việc chăm sóc, giáo dục giữa nhà trường và gia đình có nhiều trẻ chưa được thường xuyên. 
Hầu hết cha mẹ trẻ là nông dân nên chưa thực sự quan tâm đến các em.
Thời gian lao động của giáo viên chiếm nhiều, giáo viên đứng lớp thiếu nên khó khăn cho việc tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng một bộ phận giáo viên kiêm nhiệm công tác dinh dưỡng nên kỹ năng thực hành còn hạn chế.  
Từ những thuận lợi và khó khăn trên bản thân tôi đã mạnh dạn xây dựng “Một số biện pháp chỉ đạo công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm trong trường mầm non” Hoằng Cát, xin được trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp. 
2.2.3. Kết quả khảo sát đầu năm học
Năm học 2017- 2018 nhà trường có 26 cán bộ giáo viên, nhân viên và 315 trẻ với qui mô là 10 nhóm lớp, với kết quả khảo sát đầu năm như sau: 
280/315 trẻ có thói quen vệ sinh tốt đạt tỷ lệ 89%.
8/10 lớp giữ gìn vệ sinh môi trường và vệ sinh nhóm lớp tôt đạt tỷ lệ 80%.
Vệ sinh dụng cụ chế biến tại bếp (bát,thìa, dao, thớt..) đảm bảo 90%.
Khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ giáo viên, nhân viên đạt 90%.
Cung cấp kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ giáo viên và nhân viên đạt 95%.
Tuyên truyền kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho các bậc phụ huynh đạt 85%.
2.3. Các biện pháp đã áp dụng để nâng cao chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non Hoằng Cát.
Biện pháp 1. Rà soát các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường mầm non Hoằng Cát.
Trước khi bước vào năm học vào tháng 6 chúng tôi đã thành lập ban kiểm kê cơ sở vật chất,trang thiết bị phục vụ công tác bán trú tại trường mầm non Hoằng Cát. Kiểm kê để xác định những thiết bị còn thiếu, cần mua bổ sung, sữa chữa, thay thế đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn cho nhà trường trong những năm học tới.
Rà soát đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên để có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn kiến thưc và tổ chức khám sức khỏe định kỳ.
 Các điều kiện phòng kho, hệ thống bếp ga, tủ ủ cơm, tủ lạnh, giá đựng đồ dùng bán trúđảm bảo đủ số lượng và chất lượng, hạn chế sử dụng các đồ dùng bằng nhựa tái chế.
Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sau khi rà soát các điều kiện đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, tôi cùng với các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường, các tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm gồm: Kế hoạch năm học. Đây là bản kế hoạch tổng thể nêu rõ những mục tiêu cần đạt và nhiệm vụ cụ thể, thời gian hoàn thành các nhiệm vụ vệ sinh, an toàn thực phẩm trong trường mầm non Hoằng Cát gồm các nội dung cụ thể đó là: Xác định mục tiêu trẻ ăn bán trú 100%, đảm bảo bữa ăn cân đối, hợp lý, đủ năng lượng kalo cần đạt cho mỗi độ tuổi của trẻ, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm hoặc mất an toàn cho trẻ, trẻ khỏe mạnh, có những kỹ năng lao động tự phục vụ.
Các nhiệm vụ cụ thể gồm: Thực hiện hợp đồng mua bán thực phẩm, ký cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho những người chế biến thực phẩm và cô nuôi, tăng cường trang thiết bị phục vụ nhà bếp. 
Kế hoạch tháng: Tôi xây dựng kế hoach tháng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ năm học cũng như đặc điểm của nhà trường, ví dụ: tháng 8 tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, ký hợp đồng mua, bán thực phẩm, phân công nhiệm vụ cho nhân viên dinh dưỡng, tổ chức tự kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Kế hoạch tuần: Xây dựng thực đơn theo tuần, theo mùa và các nội dung công việc khác như vệ sinh các thiết bị nhà bếp, các đồ dùng phục vụ bán trú
Kế hoạch ngày: phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường, lên kế hoạch thực đơn theo ngày ( bữa trưa, bữa chiều).
(Kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn tthực phẩm cho trẻ)
Biện pháp 3. Tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và nâng cao kỹ năng thực hành công tác an toàn, vệ sinh thực phẩm. 
 Đầu năm học, nhà trường tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng về các nội dung  theo tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên, các nội dung tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm do trung tâm y tế quận phối hợp với phòng giáo dục tổ chức. Một trong những nội dung quan trọng là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc tổ chức ăn cho trẻ tại trường mầm non, chú trọng vấn đề kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến và vệ sinh ăn uống cho trẻ. Cụ thể như: chọn thực phẩm tươi sạch thì phải đủ các tiêu chí sau:
Nếu là thực phẩm sống: Chỉ lựa chọn những thực phẩm còn tươi mới, không bị dập nát, không có mùi, màu lạ.
Nếu là thực phẩm chín: Không mua khi thấy bày bán gần nơi cống rãnh, bụi bẩn, bùn lầy, nước đọng, để lẫn lộn thực phẩm sống và chín, không có dao thớt dùng riêng, không có giá kê cao, không có dụng cụ che đậy, màu sắc loè loẹt không tự nhiên và không có đồ bao gói.
Nếu là thực phẩm bao gói sẵn: Không mua khi không có nhãn hàng hoá, có nhãn mác nhưng không ghi hạn dùng, không ghi rõ nơi sản xuất.
Nếu là đồ hộp: Không mua khi hộp không có nhãn mác, không có hạn sử dụng, không ghi rõ cơ sở sản xuất, hộp phồng, méo, rạn, nứt, han rỉ.
(Hình ảnh tuyên truyền với cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh về vệ sinh an toàn thực phẩm)
Thực hiện vệ sinh phòng bệnh trong các nhóm lớp ở trường mầm non như:
Vệ sinh nhóm lớp: Phòng học, đồ dùng, đồ chơi, nhà bếp...
Vệ sinh cá nhân: Vệ sinh cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn trường.
Vệ sinh trẻ: thao tác rửa tay, lau mặt, đi vệ sinh.
(Hình ảnh các cháu đang rửa tay)
Những nội dung trên tôi chỉ đạo tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau như trao đổi trực tiếp, thảo luận, dự thực hành.
Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, cập nhập thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên cho giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng trong toàn trường. Đặc biệt, là tập luyện bồi dưỡng và chỉ đạo thực hiện tốt các công tác nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh nhóm lớp, cá nhân và vệ sinh môi trường.
Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập, tập huấn bồi dưỡng chuyên môn hè, các lớp bồi dưỡng chuyên đề. Đối với giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng , những người trực tiếp tiếp xúc với trẻ hàng ngày, những người trực tiếp chế biến món ăn cho trẻ phải được tham gia tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm và có giấy chứng nhận do chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh cấp.
Song song với việc tổ chức bồi dưỡng bằng lý thuyết. Bản thân tôi cũng đã chú trọng bồi dưỡng kỹ năng thực hành cho đội ngũ iáo viên như; Cách lựa chọn thực phẩm sạch, thực hành chế biến, tổ chức bữa ăn, thực hành vệ sinh cá nhân, sơ cứu khi trẻ gặp tai nạn, thương tích.
Bên cạnh đó tôi cùng ban giám hiệu phân công những nhân viên nuôi dưỡng lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong chế biến kèm cặp những nhân viên mới còn ít kinh nghiệm. 
Thông qua các hình thức bồi dưỡng đó mà mỗi một cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường nắm được những nội dung cần thiết trong công tác chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non và cộng đồng, góp phần giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non.
Biện pháp 4. Chú trọng công tác vệ sinh khu vực bếp, đồ dùng dụng cụ nhà bếp, vệ sinh đối với cô nuôi, giáo viên tại lớp và vệ sinh cá nhân cho trẻ, vệ sinh môi trường trong trường mầm non.
a. Vệ sinh khu vực bếp. Thực hiện nguyên tắc bếp một chiều nhằm tránh không để thực phẩm sống, chưa làm sạch và thức ăn chín, sạch chung một lối đi.
Sắp xếp vị trí các khu vực sao cho thuận tiện, gọn gàng để tránh lúc nấu nướng phải đứng lên, ngồi xuống hoặc đi lại nhiều lần, đồng thời tránh được các loại côn trùng, chuột vào bếp. Các khu vực hoạt động của bếp phải có biển đề rõ ràng: Nơi tiếp nhận thực phẩm, khu sơ chế thực phẩm, khu tinh chế, khu nấu chín, khu chế biến thực phẩm chín, khu chia ăn.
Nhà bếp có bảng phân công  dây chuyền nấu trong ngày: Người nấu chính, người nấu phụ, người tiếp phẩm, sơ chế thực phẩm, vệ sinh dụng cụ.
Bếp ăn có bảng thực đơn theo tuần, bảng định lượng suất ăn hàng ngày và công khai tài chính cụ thể rõ ràng.
Hàng ngày, khi nấu nướng xong phải dọn dẹp, sắp xếp đồ dùng, dụng cụ vào đúng nơi quy định, lau chùi quét dọn sạch sẽ, mở quạt thông gió, mở các cửa sổ để thông gió cho khô, thoáng nhà bếp trước khi đóng cửa ra về.
b. Vệ sinh đồ dùng, dụng cụ nhà bếp
Chạn bát hàng ngày phải được lau sạch, chỗ úp bát, thìa trẻ phải khô ráo, không úp trực tiếp xuống bàn hoặc xuống tủ. Bát thìa của trẻ dùng bằng inox, không dùng loại nhựa tái sinh và phải được hấp tráng nước sôi trước khi ăn.
Có đầy đủ dụng cụ chế biến thức ăn sống, chín riêng, dụng cụ dùng xong phải được rửa sạch phơi khô, trước khi dùng phải rửa lại.
(Hình ảnh nhân viên phục vụ bán trú đang vệ sinh đồ dùng, dụng cụ nhà bếp)
Chén bát và nơi để thức ăn phải thoáng có lưới để ngăn không cho ruồi, nhặng, muỗi, chuột đậu hoặc xà vào thức ăn. 
Bát, đĩa, đũa, thìa phải được rửa sạch, giữ khô, ống đựng thìa, đũa phải thoáng khô sạch. Các dụng cụ như xoong, nồi phải được rửa sạch, sau đó phải treo cất đúng nơi quy định.
Thức ăn nấu chín được chia vào các dụng cụ bằng inox, không dùng loại nhựa tái sinh, có nắp đậy hoặc phải có lòng bàn tránh ruồi nhặng bâu vào nhiễm bẩn, tuyệt đối không dùng vải để che đậy, phủ trực tiếp lên thức ăn.
Chậu rửa, giá kệ úp dụng cụ: rổ rá, thớt, xoong nồi phải được kê cao ráo, thông thoáng và thoát nước.
Bàn chế biến và chia thức ăn được làm bằng inox và đá sạch để không thấm nước và dễ cọ rửa.
        d. Vệ sinh đối với cô nuôi, nhân viên nhà bếp
Nhân viên nuôi dưỡng đã được học và có chứng chỉ bồi dưỡng những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, qua đó nắm rõ trách nhiệm của mình là phải đảm bảo nuôi dưỡng trẻ khoẻ mạnh và an toàn.
Chỉ đạo nhân viên dinh dưỡng thực hiện nghiêm túc khâu vệ sinh cá nhân trong quá trình chế biến ăn cho trẻ như: mặc quần áo đồng phục ở trường, mang tạp dề, đầu tóc gọn gàng, móng tay, móng chân cắt ngắn, sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn cho trẻ, khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh, qua mỗi công đoạn chế biến. Có khăn lau tay riêng và được giặt phơi khô hàng ngày.
Phải tuân thủ đúng quy trình sử dụng dụng cụ chế biến thức ăn theo một chiều, không tuỳ tiện sử dụng đồ dùng, dụng cụ đựng, chế biến thực phẩm sống, chín lẫn lộn. Không được ho, khạc nhổ khi chế biến thức ăn cho trẻ, khi nếm thức ăn còn thừa phải đổ đi.
Khi chia ăn cho trẻ phải đeo khẩu trang và chia bằng dụng cụ, không dùng tay bốc, chia thức ăn. Thực hiện nghiêm túc việc cân, đong chia thức ăn cho trẻ đảm bảo định lượng.
Nhân viên nhà bếp 6 tháng phải khám sức khoẻ định kỳ, được bố trí nơi thay quần áo và vệ sinh riêng, không dùng chung với khu chế biến thức ăn cho trẻ.
e. Vệ sinh cá nhân trẻ
Tăng cường kiểm tra các nhóm lớp thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt trong ngày phù hợp với từng độ tuổi, chú trọng công tác chăm sóc nuôi dưỡng và các thời điểm vệ sinh cho trẻ. Dạy trẻ rửa tay trước khi ăn bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, rửa xong lau khô. Dạy trẻ biết rửa tay sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, nhắc nhở cha mẹ trẻ hàng tuần cắt móng tay, móng chân cho trẻ.
Dạy trẻ có thói quen biết giữ vệ sinh ăn uống như : ăn chín, uống sôi, ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống từ tốn, tránh rơi vãi, khi thức ăn rơi vãi nhặt bỏ vào nơi quy định. Trẻ ăn xong biết đánh răng, súc miệng sạch sẽ, uống nước. 
g. Vệ sinh môi trường
* Nguồn nước
Nước là một loại nguyên liệu không thể thiếu được và nó được sử dụng nhiều công đoạn chế biến thực phẩm và vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày đối với trẻ.
Nước nhiễm bẩn sẽ taọ nguy cơ không tốt đến sức khoẻ của trẻ. Nếu dùng nước an toàn trong chế biến thực phẩm phải là nước sạch lấy từ giếng khoan, nước máy, nước giếng và nước cũng phải được kiểm định về vệ sinh thường xuyên. Nhà trường đó sử dụng nguồn nước sạch và luôn được sát trùng, nếu có biểu hiện khác thường thì nhân viên nhà bếp báo ngay cho Ban giám hiệu nhà trường để Ban giám hiệu nhà trường báo với cơ quan y tế xử lý kịp thời vì nếu nước nhiễm bẩn sẽ gây ra ngộ độc thức ăn trong ăn uống, và các chứng bệnh ngoài da của trẻ.
Nước uống luôn được đun sôi để nguội và đựng vào bình có nắp đậy bằng Inoox, tất cả các lớp đều có bình đựng nước và bình đựng nước được cọ rửa hàng ngày.
* Xử lý chất thải
 Đối với trường bán trú có rất nhiều loại chất thải khác nhau như: Nước thải, khí thải, rác thải Nước thải từ nhà bếp, khu vệ sinh tự hoại, rác thải từ rau củ, rác từ thiên nhiên lá cây, các loại nilông, giấy lộn, đồ sinh hoạt thừa, vỏ hộp sữaNếu không cú biện pháp xử lý tốt sẽ làm ôi nhiễm môi trường. Các loại rác thải là nơi tập trung và phát triển của các loại côn trùng và chúng bay đến đậu nơi thức ăn cũng sẽ gây nên các mầm bệnh, ngộ độc thức ăn ở trường. Các chất thải ra phải cho vào thùng rác và cú nắp đậy. Rác thải đó được nhà trường ký kết hợp đồng với nhân viên vệ sinh môi trường của thôn thu gom và xử lý hàng ngày, vì vậy khuôn viên trường lớp không có rác thải tồn đọng và mùi hôi thối. Trường có cống thoát nước ngầm để không có mùi hôi. Khu vệ sinh đại tiểu tiện luôn được giáo viên, nhân viên cọ rửa sạch sẽ hàng ngày.
Biện pháp 5. Phân công đội ngũ giáo viên và nhân viên dinh dưỡng phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường công tác.
Để làm tốt công tác xây dựng, sắp xếp và phân công giáo viên, nhân viên phù hợp thì người cán bộ quản lý phải nắm được trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn, năng lực, sở trường, về tâm tư ngu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_cong_tac_ve_sinh_an_toan_thuc.doc