SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng

SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng

 Giáo dục và đào tạo ở bất cứ thời đại nào, ở bất cứ Quốc gia nào đều giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Chính vì vậy vấn đề giáo dục và đào tạo được Đảng ta coi đó là “ Chiến lược” nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đất nước. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta đã xác định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, đứng trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ “Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa” đất nước, thì tài năng và trí tuệ của con người phải được đặt lên hàng đầu. Điều này không thể có, nếu Giáo dục - Đào tạo không được coi trọng đúng lúc “Giáo dục – đào tạo cùng với khoa học và công nghệ” là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra cho ngành giáo dục nói chung và cho mỗi cấp học, mỗi nhà trường nói riêng, cho mỗi cán bộ quản lý trường học câu hỏi: Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đặc biệt là chất lượng dạy và học ở mỗi nhà trường.

 Là người cán bộ quản lý ở trường Mầm Non tôi nhận thấy rằng: Để nâng cao giáo dục toàn diện, bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học thì chúng ta cần đổi mới công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên.

 

doc 19 trang thuychi01 7782
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
	1. Lý do chọn đề tài:
 	Giáo dục và đào tạo ở bất cứ thời đại nào, ở bất cứ Quốc gia nào đều giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Chính vì vậy vấn đề giáo dục và đào tạo được Đảng ta coi đó là “ Chiến lược” nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đất nước. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta đã xác định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, đứng trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ “Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa” đất nước, thì tài năng và trí tuệ của con người phải được đặt lên hàng đầu. Điều này không thể có, nếu Giáo dục - Đào tạo không được coi trọng đúng lúc “Giáo dục – đào tạo cùng với khoa học và công nghệ” là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra cho ngành giáo dục nói chung và cho mỗi cấp học, mỗi nhà trường nói riêng, cho mỗi cán bộ quản lý trường học câu hỏi: Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đặc biệt là chất lượng dạy và học ở mỗi nhà trường. 
	Là người cán bộ quản lý ở trường Mầm Non tôi nhận thấy rằng: Để nâng cao giáo dục toàn diện, bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học thì chúng ta cần đổi mới công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên.
 Bởi vì công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên là vấn đề quan trọng, có một vị trí chiến lược lâu dài. Đại hội Đảng khóa VIII đã nêu: “Giáo viên là nhân tố quyết định đến chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”. Vì vậy “Phải bồi dưỡng và nâng cao năng lực và phÈm chất cho đội ngũ giáo viên”. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, nhằm thực hiện tốt mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục Mầm Non mới hiện nay. Vì thế “Mỗi Thầy cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo ®Ó học sinh noi theo”. Vì thế việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một trong những việc làm rất cần thiết, nhằm đáp ứng được sự phát triển của giáo dục, đồng thời cũng là yêu cầu đòi hỏi nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của mỗi nhà trường.
 	Mặt khác đội ngũ giáo viên là yếu tố chủ đạo trong quá trình giáo dục đào tạo trong nhà trường. Chất lượng giáo duc, hiệu quả giáo dục cao hay thấp phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất của mỗi giáo viên. Đặc biệt trong trường Mầm Non chất lượng của đội ngũ giáo viên có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường. Muốn làm được điều đó thì Hiệu trưởng phải đóng vai trò chủ đạo trong việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng
đội ngũ. Như Bác Hồ đã từng nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công
việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”. 
	Chính vì vậy bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một trong những nội dung nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý của Hiệu trưởng ở trường học; việc bồi dưỡng này không phải ngày một ngày hai là được mà nó mang tính chiến lược lâu dài, đây là một công việc phải làm thường xuyên liên tục để xây dựng một đội ngũ đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu và có chất lượng cao. Ở các trường Mầm Non người Hiệu trưởng có vai trò vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định trong việc xây dựng và quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ cũng như quản lý các hoạt động khác của nhà trường. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ phụ thuộc lớn vào trình độ, sự năng động, nhạy bén của người Hiệu trưởng và là một trong những giải pháp có tính chất quyết định để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là: “Cải tiến công tác quản lý của Hiệu trưởng.”
 Song thực tế đội ngũ giáo viên Mầm Non hiện nay đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục chưa đáp ứng được. Đặc biệt là khi tiến hành thực hiện nội dung, chương trình giáo dục Mầm Non mới càng khó khăn. Có nhiều giáo viên chưa linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp biện pháp tổ chức hoạt động dạy trẻ, còn máy móc, rập khuôn trong một số giờ lên lớp, chưa kích thích được tính độc lập tư duy sáng tạo của trẻ. Công tác kiểm tra đánh giá, xếp loại giáo viên chưa thực hiện một cách nghiêm túcNhững yếu kém đó một phần do trình độ năng lực tay nghề đào tạo với nhiều loại hình đào tạo khác nhau như: (Đào tạo tại chức,chính quy, đào tạo từ xa) vì thế chất lượng giáo dục có phần hạn chế. Mặt khác trong những năm qua việc tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường đã được Hiệu trưởng chú trọng và tập thể đội ngũ giáo viên quan tâm, việc tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là một trong những tiêu chí đặt ra hàng đầu trong nhà trường và có nhiều chuyển biến. Song hiệu quả thực sự vẫn còn tình trạng tay nghề giáo viên, đặc biệt là năng lực sư phạm còn có đồng chí vẫn đạt ở mức độ trung bình cá biệt có đồng chí còn yếu.
 	Xuất phát từ thực tiễn đội ngũ giáo viên của nhà trường còn những hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm như đã trình bày ở trên. Mặt khác thực tế nghiên cứu về nội dung này trên địa bàn đã có nhưng hiệu quả thực sự chưa cao. Vì thế để góp phần tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay, theo tôi là một việc làm cần thiết nhằm nâng cao chất lượng ở các trường học. Vì thời gian có hạn nên bản thân tôi không thể tham vọng nghiên cứu nhiều mà chỉ nghiên cứu và đưa ra: “Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng” tại trường Mầm Non Hoa Hồng Thị Trấn Nông Cống nơi tôi đang công tác, để các bạn đồng nghiệp tham khảo góp ý và Hội đồng khoa học các cấp xem xét, giúp đỡ, góp ý cho bản thân tôi trong lĩnh vực quản lý nói chung và công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nói riêng giúp bản thân tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 	2. Mục đích nghiên cứu. 
 	Thông qua việc nghiên cứu đề tài này để tìm ra những biện pháp quản lý phù hợp thực tiễn, có tính khả thi để gãp phần bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Mầm non hiện nay ở trường
mầm non Hoa Hồng Thị Trấn Nông Cống, Huyện Nông Cống.
 	3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 	- Đối tượng nghiên cứu: C¸c biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường mầm non.
 	- Phạm vi nghiên cứu:
 Cán bộ giáo viên trường mầm non Hoa Hồng Thị Trấn Nông Cống, Huyện Nông Cống từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2016 - 2017.
 4. Phương pháp nghiên cứu: 
 a. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
	b. Phương pháp quan sát, trao đổi..
	c. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu..
	d. Phương pháp phân tích, trực quan, thực nghiệm.
 	II. PHẦN NỘI DUNG
	1. Cơ sở lý luận.
 	 Như chúng ta đã biết: Đội ngũ giáo viên là yếu tố chủ đạo trong quá trình giáo dục đào tạo trong nhà trường. Thông qua việc sử dụng các phương pháp, phương tiện, giáo dục - đào tạo thích hợp và thông qua chính nhân cách của mình ( Giáo viên), giáo viên chủ đạo và trực tiếp tác động lên quá trình chuyển biến nhân cách của trẻ. Mà giáo dục Mầm Non có tầm quan trọng: Đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách, tạo tiền đề trẻ bước vào trường Tiểu học đạt được chất lượng tốt. Đồng thời giáo dục Mầm Non còn tạo tiền để phát triển nguồn lực cho tương lai. Mà mục tiêu chăm sóc giáo dục Mầm Non là hình thành một số kỹ năng cần thiết để trẻ tham gia thuận lợi vào cuộc sống của bản thân trong cộng đồng. Vì thế để làm tốt công tác quản lý thì bản thân là Hiệu trưởng nhà trường phải lựa chọn các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tương xứng với các nhiệm vụ trên. 	 
 	Trước hết để làm tốt nhiệm vụ quản lý của người Hiệu trưởng thì bản thân người quản lý phải phấn đấu trở thành người quản lý thực thụ, một nhà sư phạm tiêu biểu cho đội ngũ giáo viên, giữ được vai trò lãnh đạo và có uy tiến trong điều hành các hoạt động của nhà trường. Vì vậy là Hiệu trưởng tôi nhận thấy trước hết mình phải là tấm gương tiêu biểu trong quá trình bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và tự bồi dưỡng cho bản thân xem đây là nhiệm vụ quan trọng nhất, phải luôn tự khẳng định trình độ năng lực chuyên môn của mình trước tập thể sư phạm. Đồng thời phải biết động viên khích lệ đội ngũ cán bộ giáo viên tự học, tự bồi dưỡng bằng các biện pháp quản lý sáng tạo từ việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, quản lý hành chính, công tác thi đua khen thưởng đúng mức...Có như vậy mới tạo tiền đề để đội ngũ giáo viên nổ lực phấn đấu trên mọi lĩnh vực công tác để tạo ra năng suất lao động cao. 
	2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	2.1: Thuận lợi: 	 
 	Trường mầm non Hoa Hồng luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện Uỷ - Uỷ ban nhân dân - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nông Cống; sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo địa phương Thị Trấn Nông Cống, các ban ngành đoàn thể, hội phụ huynh học sinh và toàn thể nhân dân đã đóng góp và tiết kiệm chi ngân sách, xin kinh phí hỗ trợ của cấp trên xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đảm bảo việc tổ chức nuôi dạy trẻ bán trú tại trường đáp ứng được yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ của ngành quy định. 
	Bên cạnh đó công tác xã hóa giáo dục đã có nhiều chuyển biến và đi vào
chiều sâu, phát huy có hiệu quả đúng chức năng nhiệm vụ, đã huy động được sự ủng hộ của các ban ngành đoàn thể và con em sinh sống xa quê luôn hướng về quê hương đóng góp với tấm lòng hảo tâm và ủng hộ từ thiện để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc nuôi dạy trẻ bán trú đảm bảo yêu cầu. Vì thế tạo đã tạo điều kiện cho nhà trường hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 	Đời sống nhân dân có phần được nâng lên. Do vậy đã quan tâm đến việc học hành của con em mình hơn, tạo điều kiện cho các cháu đến học trường Mầm non số lượng ngày càng cao hơn. Đồng thời cũng tham gia đóng góp đầy đủ các khoản đóng góp theo quy định, tự nguyện phục vụ cho quá trình giảng dạy và học của cô và trò. 
 	Trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi, nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ, có ý thức xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, luôn quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình công tác.
	Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong công tác quản lý nên đã xây dựng và tổ chức chỉ đạo, thực thi kế hoạch đảm bảo yêu cầu đề ra. Hàng năm tỷ lệ học sinh giỏi và giáo viên giỏi, chiến sỹ thi đua các cấp năm sau cao hơn năm trước  
 	2.2. Khó khăn: 
	Bên cạnh những thuận lợi trên thì trường Mầm Non Hoa Hồng còn gặp những khó khăn sau: 
 	Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên không đồng đều: (Số giáo viên còn trẻ hầu hết còn nuôi con nhỏ, nên việc giành thời gian cho việc học tập nghiên cứu để nâng cao tay nghề còn hạn chế. Số giáo viên có thâm niên công tác thì tuổi đời lại cao nên việc học tập bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn lại càng khó khăn hơn. Chính vì vậy khi thực hiện dạy theo phương pháp giáo dục Mầm Non mới tiếp cận sẽ chậm, ảnh hưởng lớn đến chất lượng của nhà trường ).
 	Hoạt động của tổ chuyên môn còn hạn chế về nội dung và hình thức sinh hoạt, chưa chú trọng nhiều đến việc bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên.
 	Số giờ dự của giáo viên chưa đảm bảo kế hoạch đề ra. Có giáo viên dự giờ còn mang tính chất đối phó, chưa có ý thức tự giác chủ động dự giờ đồng nghiệp để rút kinh nghiêm cho mình, mà chủ yếu mới dự giờ trong những đợt thao giảng theo định kỳ. Bản thân một số giáo viên chưa có tinh thần học hỏi, cầu tiến bộ, còn ngại khó, ngại khổ.
 	Đặc biệt là nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên lại càng khó khăn hơn.
 	Mặt khác chế độ lương của giáo viên hợp đồng trường quá thấp, không đáp ứng được công sức mà giáo viên bỏ ra, nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng chung của nhà trường. 
 2.3. Kết quả thực trạng
 	* Về số lượng đội ngũ cán bộ giáo viên:
 	Tổng số cán bộ giáo viên tăng hàng năm theo nhu cầu cụ thể: Năm học 2013- 2014: 22 đồng chí; Năm học 2014 - 2015: 24 đồng chí; Năm học: 2015- 2016: 25 đ/c và hiện tại năm học 2016 - 2017: Cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp đứng lớp là: 25, nhân viên nấu ăn, bảo vệ, kế toán: 5) 
 	* Về Chất lượng đội ngũ: 
 	- Trình độ đào tạo tính từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2015 - 2016
N¨m häc
Số lượng đội ngũ
Trình độ chuyên môn 
ban đầu
Trình độ đào tạo hiện tại
 đã đạt
ĐH
CĐ
TC
SC
ĐH
CĐ
TC
SC
2013 - 2014
22
22
8
14
2014 - 2015
23
23
11
12
2015 - 2016
24
24
14
10
	 * VÒ Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và năng lực chuyên môn:
	 - Phẩm chất chính trị, đạo đức cña gi¸o viªn:
	 Nhìn chung cán bộ giáo viên trong trường đều nhận thức đúng và chấp hành tốt pháp luật chính sách của Đảng và Nhà nước. Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, yêu nghề tận tụy với nghề; nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng; có ý thức vươn lên trong nghề nghiệp, luôn trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ vớí đồng nghiệp. 
 	 Song vẫn tình trạng giáo viên chưa thật sự nâng cao ý thức tự học, tự rèn, đôi khi chưa thực sự phấn đấu khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, chưa chấp hành tốt kỷ luật lao động .
	 - Về năng lực chuyên môn: 
	 ¦u ®iÓm: Có kiến thức cơ bản về giáo dục Mầm Non và kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho trẻ, có phương pháp giáo dục trẻ phù hợp với từng độ tuổi, biết lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp, có kỷ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và giao tiếp ứng xử tốt với mọi người xung quanh.
 	 Nh­îc ®iÓm: Việc tổ chức dự giờ chưa đảm bảo kế hoạch đề ra, còn mang tính hình thức. Việc chuẩn bị giờ cho đồng nghiệp dự giờ của một số giáo viên chưa chu đáo, khi tổ chức hoạt động cho trẻ còn rập khuôn, chưa phát huy được tính sáng tạo, sự quan sát ghi chép theo tiến trình giờ dạy của giáo viên dự giờ chưa đúng theo yêu cầu, chưa biết đánh giá giờ của đồng nghiệp một cách chính xác, còn mang nặng thành tích và sự nể nải
 	 - ViÖc båi d­ìng cho CBGV qua sinh ho¹t tæ khèi chuyªn m«n: 
	 Còn hạn chế (Chưa xây dựng được kế hoạch sát với tình hình thực tế, chưa vạch định được lộ trình hoạt động theo từng tháng về việc bồi dưỡng chuyên môn cho các thành viên trong tổ một cách cụ thể , đánh giá xếp loại các hoạt động của tổ chuyên môn còn chung chung, có lúc có khi ban giám hiệu cũng chưa thật sự tạo điều kiện để góp ý cho các tổ chuyên môn )
 	 - VÒ vÊn ®Ò øng dông c«ng nghÖ th«ng tin trong gi¶ng d¹y: 
	 Điều kiện nhà trường chưa có phòng máy vi tính, kinh phí còn hạn chế, nên cán bộ giáo viên đi học chứng chỉ tin học số lượng còn ít. Vì vậy 3 năm học về trước đa số cán bộ giáo viên chưa được tiếp cận với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy kế cả soạn bài còn viết tay tới 50%.
	 - C«ng t¸c viÕt s¸ng kiÕn kinh nghiÖm: 
	Nhìn chung giáo viên đã có ý thức tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm
và đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại A, B cấp trường và cấp huyện, loại B cấp tỉnh. Song vẫn còn một số giáo viên có tâm lý ngại viết sáng kiến kinh nghiệm và có chăng chỉ là hình thức đối phó. Mặt khác nhà trường chưa có động viên khen thưởng kịp thời cho những cán bộ giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm xếp loại tốt các cấp nên phần nào cũng chưa tạo được động lực phấn đấu cho cán bộ giáo viên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm. 
	 - Việc chăm lo đời sông vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên:
 	 Mặc dù nhà trường đã tham mưu với các cấp bằng mọi nguồn thu hợp pháp để đảm bảo chế độ lương cho giáo viên hợp đồng trường, song so với công sức giáo viên phải làm cả ngày thì quá thấp. Việc tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao đã được lưu tâm, nhưng việc tạo sân chơi cho cán bộ giáo viên vẫn chưa được thường xuyên.
	 - ViÖc thanh, kiÓm tra: 
	 Ban chất lượng làm việc chưa hết chức năng nhiệm vụ của mình, có thời điểm chưa thực hiện đúng kế hoạch đề ra, khi góp ý có thành viên trong ban thanh tra còn góp ý mang tính chất chung chung, chưa chỉ ra được những lỗi để giáo viên khắc phục 
 	 Xếp loại giáo viên hàng năm: (Từ năm 2013 - 2014 đến năm 2015 - 2016) theo chuẩn nghề nghiệp
Xếp loại
Năm học
2013 - 2014
2014 - 2015
2015 - 2016
Tốt
3/22 = 13.6%
 4/23 = 17.4%
 6/25 = 24%
Khá
 9/22 = 40.9 %
13/23 = 56.5%
15/25 = 60%
Trung bình
 8/22 = 36.4%
 6/23 = 26.1%
 4/25 = 16 %
Yếu
 2/22 = 9.1%
 0
 0
	 Danh hiệu thi đua đạt (Từ năm 2013 - 2014 đến năm 2015 - 2016)
	 Về cá nhân:
Giáo viên giỏi vµ qu¶n lý giái c¸c cÊp 
Năm học
2013 - 2014
2014 - 2015
2015 - 2016
Cấp trường
5
8
12
Cấp huyện
huyện không tổ chức thi
huyện không tổ chức thi
2
Cấp tỉnh
(Cán bộ quản lý và giáo viên)
1 Quản lý giải nhất
Tỉnh không tổ chức thi
1
 	Về tập thể: Năm học 2013 - 2014 đến năm học 2015 - 2016 ba năm liên tục đạt danh tập thể lao động tiên tiến xuất sắc được các cấp khen thưởng như sau: 
Năm học
Danh hiệu đạt
Cấp huyện
Cấp tỉnh
Bộ GD
2013 - 2014
TTXS
Bằng khen UBND tỉnh
2014 - 2015
TTXS
Bằng khen UBND tỉnh
Bằng khen của Bộ giáodục
2015 - 2016
TTXS
Cờ thi đua của UBND Tỉnh Thanh Hóa
	Về chất lượng học sinh: (Từ năm 2013 - 2014 đến năm 2015 - 2016)
Năm học
TS
 trẻ
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
kém
2013 - 2014
 310
37/310 = 11.9%
171/310 =55.2%
91/310 = 29.4 % 
11/310 = 3.5%
0%
2014 - 2015
 320
42/320 = 13.1 %
180/320 = 56.3%
88/320 = 27.5%
10/320 = 3.1%
0%
2015 - 2016
 342
65/342 = 19.1%
190/342 = 55.6%
85/342 = 24.8%
 2/342 = 0.5%
0%
 	 Qua các số liệu trên cho thấy: Đội ngũ giáo viên giỏi và chất lượng học sinh giỏi đã tiến bộ theo từng năm học, nhưng chưa đồng đều vì vậy cần phải nâng cao hơn nữa về tỷ lệ học sinh giỏi và giáo viên giỏi các cấp. Đồng thời cần hạ thấp tỷ lệ học sinh yếu kém. 	 
 	 Đội ngũ giáo viên trẻ ít kinh nghiệm, giáo viên cao tuổi hạn chế về năng lực nên việc tiếp cận chương trình giáo dục theo hình thức đổi mới và khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới sẽ gặp khó khăn ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung của nhà trường
 	 Bên cạnh những vấn đề trên thì biện pháp bồi dưỡng đội ngũ của Hiệu trưởng có lúc chưa được thường xuyên, chưa mang tính khoa học. Công tác chỉ đạo chuyên môn như: Thao giảng dự giờ đôi lúc chưa đúng kế hoạch.
 	 Việc đánh giá xếp loại giáo viên đôi khi tiến hành còn chồng chéo, hình thức kiểm tra còn có lúc còn rập khuôn, chưa kịp thời chỉ ra những sai sót của giáo viên để bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho họ. Số giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện còn hạn chế.
 	 Từ những thuận lợi, khó khăn và thực trạng đã trình bày ở trên. Trách nhiệm là một Hiệu trưởng nhà trường tôi đã trăn trở làm sao xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Muốn làm được vấn đề đó thì phải tích cực tổ chức quản lý, chỉ đạo việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, để ngày càng có thêm nhiều giáo viên giỏi, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm Non . 
3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề:
	 	Căn cứ vào thực trạng về đội ngũ giáo viên như đã trình bày ở trên. Để làm tốt công tác quản lý, bản thân tôi là Hiệu trưởng nhà trường đã nghiên cứu và lựa chọn một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cụ thể như sau: 
 	3.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên:
 	Trong công tác quản lý thì người Hiệu trưởng phải xác định khâu lập kế hoạch để bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ quan trọng của Hiệu trưởng. Khi lập kế hoạch cần phải dựa trên thực trạng của đội ngũ giáo viên. Từ đó tôi xây dựng kế hoạch cụ thể từng chỉ tiêu phấn đấu như sau: 
 	100% cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn chuyên đề của ngành chỉ đạo, học tập và để nâng cao trình độ chuyên môn.
 	100% giáo viên được dự thi giáo viên giỏi cấp cơ sở, phấn đấu đạt 60 - 65% đạt giờ dạy tốt số còn lại đạt khá, hạn chế giờ trung bình.
 	Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, có kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu, kém, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đặc biệt là học sinh khuyết tật hòa nhập
 	Giáo viên giỏi phải có số lượng học sinh giỏi cao, phấn đấu có nhi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_boi_duong_nang_cao_chat_luong_doi_ngu.doc