SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường Mầm non Nga Tân

SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường Mầm non Nga Tân

Thực hiện theo lời dạy của (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, 1996) Tại lớp học chính trị của giáo viên Bác nói : Các cô, các chú đều biết giáo viên ngày nay không phải là “gõ đầu trẻ kiếm cơm” mà là người phụ trách đào tạo những công dân tiến bộ, những cán bộ tiến bộ cho dân tộc. Nhiệm vụ ấy rất là vẻ vang. Các cô, các chú phải ngày càng tiến bộ để dạy cho con em ngày càng tiến bộ, nếu không thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến con em. Nhưng phải làm thế nào cho đúng với trách nhiệm vẻ vang ấy.Các cô, các chú đến đây học được nhiều điều bổ ích, nói chung có tiến bộ. Nhưng xã hội loài người ngày nay tiến lên nắm lấy nguyên tử. Người ta chinh phục thiên nhiên, chiếm cả cung trăng nữa. Tất cả tiến bộ rất nhanh. Cán bộ và giáo viên cũng phải tiến bộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiệm vụ. Chớ tự túc, tư mãn, cho là người giỏi rồi thì dừng lại. Mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, tự mình đào thải trước. Cho nên phải cố gắng học tập để cải tạo mình, cải tạo tư tưởng của mình, cải tạo con em và giúp vào việc cải tạo xã hội.

Đối với giáo viên mầm non để thực hiện tốt nhiêm vụ của chính mình đó là chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ . Bởi vậy người giáo viên mầm non cần phải nắm vững chương trình về năng lực chuyên môn có phẩm chất đạo đức nhà giáo đúng như lời dạy Bác Hồ đã căn dặn giáo viên mầm non: “Dạy mẫu giáo tức là làm mẹ thay trẻ, Muốn làm được thì trước hết yêu trẻ, các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu trở thành người tốt, công tác giáo viên và mẫu giáo có khác nhau là cùng chung một mục đích là đào tạo những người công dân tốt, cán bộ tốt cho Tổ Quốc ” cho chủ nghĩa xã hội. Điều trước tiên là dạy các cháu về đạo đức. Anh chi em giáo viên cần luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo (Hồ Chí Minh về vấn đề Giáo dục, NXB Giáo dục, 1990)

 

doc 30 trang thuychi01 7253
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường Mầm non Nga Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
 Nội Dung
Trang
1
1. MỞ ĐẦU
1
2
1.1. Lý do chọn đề tài
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
6
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
7
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
8
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh 
nghiệm
3
9
2.3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề
4
10
2.3.1. Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
4
11
2.3.2. Bưỡng giáo viên qua sinh hoạt tổ chuyên môn
8
12
2.3.3. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu cho giáo viên và trẻ.
10
13
2.3.4. Tổ chức tốt các hội thi cấp trường cho giáo viên và trẻ
11
14
2.3.5. Bồi dưỡng chuyên môn thông qua lớp điểm
13
15
2.3.6. Bồi dưỡng chất lượng đội ngũ, cán bộ giáo viên thông qua công tác dự giờ kiểm tra nội bộ trường học.
15
16
2.3.7. Bồi dưỡng qua viết SKKN
17
17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
18
18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
19
- Kết luận
19
20
- Kiến nghị
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài: 
Thực hiện theo lời dạy của (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, 1996) Tại lớp học chính trị của giáo viên Bác nói : Các cô, các chú đều biết giáo viên ngày nay không phải là “gõ đầu trẻ kiếm cơm” mà là người phụ trách đào tạo những công dân tiến bộ, những cán bộ tiến bộ cho dân tộc. Nhiệm vụ ấy rất là vẻ vang. Các cô, các chú phải ngày càng tiến bộ để dạy cho con em ngày càng tiến bộ, nếu không thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến con em. Nhưng phải làm thế nào cho đúng với trách nhiệm vẻ vang ấy.Các cô, các chú đến đây học được nhiều điều bổ ích, nói chung có tiến bộ. Nhưng xã hội loài người ngày nay tiến lên nắm lấy nguyên tử. Người ta chinh phục thiên nhiên, chiếm cả cung trăng nữa. Tất cả tiến bộ rất nhanh. Cán bộ và giáo viên cũng phải tiến bộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiệm vụ. Chớ tự túc, tư mãn, cho là người giỏi rồi thì dừng lại. Mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, tự mình đào thải trước. Cho nên phải cố gắng học tập để cải tạo mình, cải tạo tư tưởng của mình, cải tạo con em và giúp vào việc cải tạo xã hội.
Đối với giáo viên mầm non để thực hiện tốt nhiêm vụ của chính mình đó là chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ . Bởi vậy người giáo viên mầm non cần phải nắm vững chương trình về năng lực chuyên môn có phẩm chất đạo đức nhà giáo đúng như lời dạy Bác Hồ đã căn dặn giáo viên mầm non: “Dạy mẫu giáo tức là làm mẹ thay trẻ, Muốn làm được thì trước hết yêu trẻ, các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu trở thành người tốt, công tác giáo viên và mẫu giáo có khác nhau là cùng chung một mục đích là đào tạo những người công dân tốt, cán bộ tốt cho Tổ Quốc” cho chủ nghĩa xã hội. Điều trước tiên là dạy các cháu về đạo đức. Anh chi em giáo viên cần luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo (Hồ Chí Minh về vấn đề Giáo dục, NXB Giáo dục, 1990) 
	Để đáp ứng những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội hập quốc tế thì công tác bồi dưỡng nhân lực của ngành giáo dục nói chung và đội ngũ cán bộ quản ký và giáo viên mầm non nói riêng có vai trò quan trọng, mang tính đột phá trong việc thực hiện “ đổi mới căn bản toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo” theo tinh thần của Nghị số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của hội nghị lần thức tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI.
Đội ngũ giáo viên là một nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Do vậy mà đảng nhà nước ta đặc biệt quan tâm đên công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Một trong những nội dung được chú trọng trong công tác này là bồ dưỡng thường xuyên chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên
Xuất phát từ những lý do trên là một cán bộ quản lý tôi đã xác định việc xây dựng đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mình không được phép sao lãng, phải bằng mọi cách để xây dựng một đội ngũ có đủ trình độ năng lực, sức khỏe mẫu mực, có đủ khả năng chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu hiện nay. Vậy bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là điều kiện tiên quyết nhằm khẳng định sự tồn tại của nhà trường nên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường Mầm non Nga Tân”.
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nhà giáo, năng lực nghiện vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Năm vững các văn bản pháp quy của nhà nước về thực hiện chương trình chăm soc, giáo dục trẻ
Nâng cao chất lượng toàn diện về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, hình thành phát triển nhân cách ban đầu cho trẻ.
 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
 Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non Nga Tân.
Tất cả các cháu nhà trẻ, mẫu giáo trong nhà trường.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Để tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài tôi áp dụng một số biện pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm tòi, đọc tham khảo các tài liệu chuyên đề về bồi dưỡng chuyên môn; các tập san, tạp chí giáo dục mầm non trong nhiều năm quaKhông những thế tôi còn nghiên cứu các bài viết trên Intenet, qua học bồi dưỡng thường xuyên.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Kiểm nghiệm, khảo sát trên giáo viên, nhóm lớp; trò chuyện với trẻ. 
+ Phương pháp xây dựng bài kiểm tra, đánh giá kết quả.
+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê rõ xem trẻ đạt các tiêu chí ở mức độ nào, so với yêu cầu thì cần phấn đấu ra sao?
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Đội ngũ cán bộ giáo viên có vai trò quyết định trong việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non, vì vậy bất kỳ người quản lý nào không thể bỏ qua việc bồi dưỡng lực lượng cán bộ giáo viên. Mục tiêu của công tác bồi dưỡng là nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, về quan điểm, nội dung phương pháp giáo dục đồng thời theo kịp những yêu cầu của xã hội. Để phục vụ cho nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực đề cao lương tâm và nhân cách nhà giáo, lòng nhân ái tận tuỵ thương yêu trẻ, thể hiện ở tinh thần tự học, tự bồi dưỡng cải tiến nội dung phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, tham gia tích cực các hoạt động.
“Vậy bộ giáo duc và đào tạo đã ban hành kèm theo thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 vế sửa đổi, bổ sung một số nội dung của trương trình giáo dục mầm non” 
 Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, thông qua đó để giáo dục cho trẻ những kiến thức. Đối với người giáo viên mầm non được ví như người mẹ hiền thức 2 của trẻ . Vậy giáo viên mầm non phải có một vốn kiến thức cơ bản để hướng các cháu đi đúng mục tiêu giáo dục đề ra là chăm sóc trẻ trước 6 tuổi một cách chất lượng để trẻ phát triển toàn diện về thể chất tình cảm, trí tuệ thẩm mỹ trên cơ sở một chương trình nuôi dạy trẻ khoa học, một đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề và hiểu biết nghiệp vụ, phải tập trung làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn mạnh về công tác quản lý lớp và các hoạt động phong trào, đạo đức lối sống tốt, để hoàn thành chiến lược giáo dục mầm non năm 2020 mà Đảng ta đã khẳng định đó là “ Đổi mới căn bản, đổi mới toàn diện”. Ở lứa tuổi mầm non ngoài sự chăm sóc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ trẻ ở gia đình thì yếu tố quan trọng quyết định lớn về sự phát triển toàn diện của trẻ đến trường mầm non là đội ngũ giáo viên mầm non.
Thực hiện theo tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quảm lý và giáo viên mầm non năm học 2014 -2015 hướng dẫn việc thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non.
Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội , bồi dưỡng phẩm chất chính trị đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và các năng lực khác theo yêu cầu. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, năng lực tổ chức, quản lý hoạt động học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường.
Lê Thị Hương ( chủ biên) – Đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục mầm non theo hướng tích hợp chủ đề – NXB Giáo dục, H. 2008.
Từ nhận thức trên là một cán bộ quản lý  tôi đã xác định việc xây dựng đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mình không được phép sao nhãng, phải bằng mọi cách để xây dựng một đội ngũ có đủ trình độ năng lực, sức khỏe mẫu mực, có đủ khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo yêu cầu hiện nay. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục.Vì vậy việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Thuận lợi: 
Trường Mầm non Nga Tân được sự quan tâm của Đảng ủy, Ủy Ban Nhân dân xã Nga Tân - Phòng Giáo dục và Đào tạo Nga Sơn đã tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nuôi dạy trẻ tương đối đầy đủ, môi trường giáo dục tốt, đáp ứng nhu cầu cho trẻ phát triển toàn diện.
Trường có đội ngũ cán bộ quản, giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn, trẻ, khỏe, chịu khó học hỏi, nhiệt tình trong công tác, tâm huyết với nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt.
 Tất cả các nhóm, lớp điều học tập trung ở một điểm và phân chia độ tuổi theo đúng qui định, trẻ đến lớp mạnh dạn tự tin.
Nhận thức của các bậc phụ huynh được nâng lên thuận lợi cho việc huy động trẻ ra lớp và tạo các điều kiện cho trẻ học tập. 
* khó khăn.
Trường mầm non Nga Tân chưa đạt chuẩn quốc gia vì vậy còn thiếu các phòng chức năng, phòng hiệu bộ, đồ dùng đồ chơi, sân vườn chưa được khang trang, đồ dùng đồ chơi ngoài trời còn thiếu chưa đủ theo quy định, cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Còn một số tuổi, một số giáo viên mới vào ngành chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ . Vì vậy khi tiếp cận chương trình giáo dục Mầm non mới và ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tổ chức các hoạt động là một trở ngại lớn, từ đó trường cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
Một số giáo viên trẻ mới ra trường chưa có kinh nghiệm, còn hạn chế về tính sáng tạo, chưa phát huy được tính tích cực của trẻ, sử dụng đồ dùng trực quan còn lúng túng, chưa linh hoạt còn hạn chế trong việc trình bày hồ sơ sổ sách, việc sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn hạn chế, một số giáo viên còn thụ động, chưa có ý thức cao trong việc tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Bên cạnh đó một số giáo viên cao tuổi chưa tiếp cận được với chương trình mới.
Đối với trẻ thì vẫn còn một số trẻ chưa ra lớp, khi trẻ ra lớp không tự tin, không mạnh dạn, khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều.
Đối với phụ huynh còn một số phụ huynh đi làm ăn xa, một số phụ huynh đi làm công ty gửi con ở nhà cho ông bà không có thời gian chăm sóc các cháu vì vậy cung ảnh hưởng đến việc chăm soc giáo dục trẻ.
Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực trạng của nhà trường ngay từ đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch và khảo sát chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường tôi cụ thể như sau.
Phụ lục 1: kết quả thực trạng
* Bảng 1: Kết quả CSVC, trang thết bị đồ dùng, đồ chơi năm 2016 -2017
* Bảng 2: Kết quả số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên năm 2016 – 2017.
*Bảng 3: Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ năm 2016 - 2017
*Bảng 4: Kết quả chất lượng giáo dục trẻ nhà trẻ 4 lĩnh vực, mẫu giáo theo 5 lĩnh vực năm 2016 – 2017.
Từ kết quả khảo sát đầu năm cho thấy chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng trên trẻ tại trường tôi đạt kết quả chưa cao, đồ dùng đồ chơi phụ vụ cho các môn học còn ít. Là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, trong những năm qua tôi luôn băn khoăn, trăn trở với chất lượng của đội ngũ giáo viên, chất lượng trên trẻ. 
2.3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề:
	Xuất phát từ thực tế trên tôi thấy việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là rất quan trọng quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường. Do đó, tôi luôn suy nghĩ và tìm ra những biện pháp để bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. 
2.3.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên: 
 	- Đối với giáo viên mầm non để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì phải tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đó là việc làm quan trọng là việc làm thường xuyên. Đối với một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi đặt lên vị trí hàng đầu bởi vì qua việc bồi dưỡng nâng cao được trình độ chuyên môn cho giáo viên để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên. Thông qua bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL và GVMN trong nhà trường nhằm nâng cao phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống để nâng cao tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp.
	- Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới
	- Nâng cao kỹ năng sư phạm, năng lực nghiệp vụ, chuẩn nghề nghiệp để thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
	- Nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng, thường xuyên cập nhật, tiếp nhận những phương pháp, hình thức mới để đáp ứng được yêu cầu thực hiện chương trình GDMN mới có chất lượng.
- Từ mục đích yêu cầu trên vào đầu tháng 8 hàng năm sau khi đi tiếp thu chuyên đề tại phòng giáo dục, căn cứ vào kết quả đạt được trong năm học 2016 – 2017 tôi tham mưu với Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, giáo viên trong cả năm với những nội dung sau:
a. Nội dung bồi dưỡng:
*Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, chính trị.
- Thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
	- 100% CBGV – NV viết cam kết thực hiện cuộc vân động; CBGV chọn và đăng ký làm việc tốt, phù hợp với nhiệm cụ mình được giao.
- Cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học, tự sáng tạo” và không vi phạm đạo đức nhà giáo.
- VËn dung vµ thùc hiÖn cuéc vËn ®éng “ Tr­êng häc th©n thiÖn, HSTT ” .
- 100% CBGV-NV tự học, tự cập nhật thông tin, kiến thức theo nhu cầu để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
-Phát động 100% CBGV-NV không vi phạm nội quy của ngành, của trường và pháp luật của nhà nước.
- 100% CBGV –NV thực hiện tốt nề nếp, kỷ cương trong nhà trường và giữ tốt mối quan hệ nơi cư trú.
- Vận động và thực hiện cuộc vận động “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
*Triển khai các văn bản mới của PGD&ĐT
- Công văn số 05/2017/TT-BNV Hà nội, ngày 15 tháng 8 năm 2017 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09 tháng 10 năm 2014 và thông tư số 13/ 2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ nội vụ về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, bổ nhiệm ngạch và xếplương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và việc tổ chức thi nâng ngạch công chức. 
- Công văn số 15/2017/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2017 về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo thông tư số 28/ 2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Quyết định số 249/QĐ-UBND Thanh Hóa, ngày 13 tháng 7 năm 2017 về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2017-2018 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
- Công văn số 1125/NGCBQL-CSNGCB Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2017 về việc hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của giáo viên trùng với thời gian nghỉ hè.
- Công văn số 1985/SDGĐT-TTr Thanh Hóa, ngày 28 tháng 8 năm 2017 về việc hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2017-2018.
- Công văn số 100/KH/UBND Nga Sơn, ngày 30 tháng 8 năm 2017 kế hoạch dự và chỉ đạo khai giảng năm học 2017-2018.
Công văn số 06/UBND-GDĐT Nga sơn, ngày 11 tháng 9 năm 2017 về việc tăng cường công tác giáo dục ATGT năm học 2017-2018.
- Công văn số 16/UBND-GD&ĐT Nga Sơn, ngày 19 tháng 9 năm 2017 về việc hướng dẫn tổ chức hội nghị CBCC, VC năm học 2017-2018.
- Quyết định số 01/QĐ-GD&ĐT Nga sơn, ngày 19 tháng 9 năm 2017 Quyết định về việc ban hành kế hoạch công tác năm học 2017-2018 của Ngành Giáo dục và Đào tạo Nga Sơn.
*Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chuyên môn về giáo dục mầm non:
- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chuyên môn về thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.
- Bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non.
- Bồi dưỡng chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục dinh dưỡng và đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non.
- Bồi dưỡng chuyên đề “Hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng và đánh giá sức khỏe trẻ mầm non.
- Bồi dưỡng chuyên đề “Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
- Bồi dưỡng chuyên đề: Đạo đức của giáo viên mâm non trong giao tiếp, ứng sử với trẻ mầm non.
- Bồi dưỡng chuyên đề: Giáo dục cho trẻ mẫu giáo hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non.
- Bồi dưỡng chuyên đề: “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
- Bồi dưỡng chuyên đề: Hướng dẫn đánh giá sự phát triển của trẻ.
Từ nội dung trên bản thân tôi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn tham mưu với ban giám hiệu mở lớp bồi dưỡng chuyên môn tại trường cụ thể như sau:
* Chuyên đề: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Thời gian: (Chiều ngày 09 /10/2017)
- Đối tượng: Toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên
- Địa điểm: Tại văn phòng nhà trường
- Nội dung: 
- Phần lý thuyết: 
+ Nội dung 1: Giới thiệu tiêu chí thực hành áp dụng lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non
+ Phần 2: Các tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
+ Phần 3: Hướng dẫn quy trình thực hiện tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo lấy trẻ làm trung tâm.
 +Phần 4: Một số nội dung cơ bản trong môđun xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
- Người triển khai
Đ/C: Bùi Thị Như Quỳnh - PHT
- Phần thực hành: Thực hành dạy tiết mẫu cho toàn thể cán bộ, giáo viên trọng trường dự học tập rút kinh nghiệm.
-Người triển khai:
Đ/C: Mai Thị Cúc – Tổ trưởng chuyên môn
* Chuyên đề:.....v.v.v......
	b. hình thức và phương pháp bồi dưỡng
- Nhà trường tổ chức lớp học tập trung, triển khai đến toàn thể CBGV, GV trong nhà trường.
- Kết hợp triển khai tập trung với việc sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức trao đổi và dự giờ rút kinh nghiệm.
- Nâng cao hiệu quả việc tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân, học qua mạng, học qua đồng nghiệp, học bồi dưỡng thường xuyên qua 4 modun ưu tiên của cán bộ quản lý và 6 modun ưu tiên của giáo viên.
Nhà trường tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng của giáo viên đưa ra tiêu chí chấm điểm, viết phiếu, có bảng tổng hợp đánh giá xếp loại giáo viên hàng năm.
- Tăng cường sinh hoạt các tổ chuyên môn.
- Tăng cường công tác kiểm tra toàn diện, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chuyên môn, dự giờ CBQL, GV.
- Xây dựng lớp điểm, tổ chức các giờ dạy mẫu thực hiện nội dung các chuyên đề, CTGDMN mới
- Xây dựng lớp điểm chuyên đề các chuyên đề đề trọng tâm trong năm ( chuyên đề: xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; chuyên đề: Phát triển vận động).
- Tổ chức tốt các hội thi cho giáo viên và trẻ ( hội thi giáo viên giỏi cấp trường, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cấp trường, hội thi hội khỏe - Bé mầm non, hội thi bé khéo tay...)
	- Từ các kế hoạch tổng thể yêu cầu tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên trong tổ và có ký duyệt của Ban giám hiệu nhà trường.
- Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên trên cơ sở những nội dung trên. Ngoài ra bồi dưỡng thêm những nội dung chương trình mà giáo viên và trẻ còn hạn chế trong tổ.
- Tổ chức cho giáo viên đi học tập kinh n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_boi_duong_chuyen_mon_nham_nang_cao_cha.doc