SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, giáo dục có một vị trí hết sức quan trọng đó là thực hiện mục tiêu "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước. Mục tiêu đó đã được khẳng định rõ trong Luật giáo dục năm 2005 đó là: "Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quôc dân, là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào bậc Tiểu học" [6]
Để thực hiện mục tiêu trên thì đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Họ là nhân tố trung tâm của quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo. Vai trò của ngành học chỉ được thể hiện và phát huy bằng chính vai trò của người giáo viên mầm non chủ thể trực tiếp đến quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng của ngành học, vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về trình độ, phẩm chất và năng lực. Đây là điều kiện tiên quyết, là khâu đột phá cần làm ngay để chuẩn bị cho việc thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo nước nhà [5]
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập Quốc tế, cuộc sống xã hội có nhiều thay đổi, từ đố giáo dục nhiệm vụ cốt yếu trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có kiến thức khoa học và công nghệ để phục vụ lợi ích xã hội, xây dựng đất nước.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngãi Chức vụ: Chuyên viên Đơn vị công tác: Phòng GD & ĐT huyện Thọ Xuân SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý THANH HÓA NĂM 2019 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài. Trong công cuộc đổi mới của đất nước, giáo dục có một vị trí hết sức quan trọng đó là thực hiện mục tiêu "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước. Mục tiêu đó đã được khẳng định rõ trong Luật giáo dục năm 2005 đó là: "Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quôc dân, là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào bậc Tiểu học" [6] Để thực hiện mục tiêu trên thì đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Họ là nhân tố trung tâm của quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo. Vai trò của ngành học chỉ được thể hiện và phát huy bằng chính vai trò của người giáo viên mầm non chủ thể trực tiếp đến quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng của ngành học, vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về trình độ, phẩm chất và năng lực. Đây là điều kiện tiên quyết, là khâu đột phá cần làm ngay để chuẩn bị cho việc thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo nước nhà [5] Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập Quốc tế, cuộc sống xã hội có nhiều thay đổi, từ đố giáo dục nhiệm vụ cốt yếu trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có kiến thức khoa học và công nghệ để phục vụ lợi ích xã hội, xây dựng đất nước. Hiện nay chúng ta đang thực hiện đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục, trong đó có giáo dục mầm non, đồng thời tham gia hội nhập kinh tế thế giới, hòa vào xu thế toàn cầu hóa. Do đó vấn đề nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ cho giáo viên càng trở nên cấp bách. Mục tiêu của giáo dục là đào tạo, xây dựng những thế hệ con người mới có đủ tài, đức, bản lĩnh để đưa đất nước tiến lên đuổi kịp trào lưu phát triển của thế giới, hình thành những công dân có ích cho xã hội. Vì vậy giáo dục giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Nhiệm vụ đặt lên hàng đầu là người giáo viên phải có kiến thức vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề nghiệp, để thực hiện được điều đó người giáo viên phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực sư phạm cho bản thân đồng thời các nhà quản lý phải tạo mọi cơ hội, điều kiện cho giáo viên được học tập, được bồi dưỡng để giúp họ mở rộng và nâng cao trình độ hiểu biết, năng lưc chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đáp ứng kịp thời những yêu cầu đổi mới toàn diện trong chương trình giáo dục mầm non. Bồi dưỡng nhằm bổ sung những thành tựu nghiên cứu mới trong lĩnh vực giáo dục học, tâm lý học phương pháp dạy học, cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên, rèn cho họ có năng lực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Có thể nói, đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, đội ngũ này giữ vai trò quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Bởi vậy phải nhanh chóng củng cố và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững về nghề nghiệp tay nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách sư phạm đẹp mới đáp ứng kịp thời xu hướng đổi mới của nền giáo dục hiện nay. Mặt khác, chương trình giáo dục mầm non thường xuyên thay đổi để đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trong các trường mầm non, phương pháp giảng dạy chưa sáng tạo, hình thức chưa đổi mới chất lượng giáo dục chưa cao, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý và giáo viên không đồng đều. Với trách nhiệm là người chuyên viên phụ trách ngành học mầm non, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong các trường mầm non trên địa bàn huyện. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao; cần phải chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, có biện pháp bồi dưỡng chuyên môn phù hợp sáng tạo cho đội ngũ để họ duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục”. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm tìm ra những biện pháp bồi dưỡng chuyên môn hữu hiệu, qua đó nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non, giúp cho đội ngũ có thêm kiến thức, vững về chuyên môn, tâm huyết với nghề và linh hoạt sáng tạo trong việc tổ chức triển khai các hoạt động cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường mầm non. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu giải pháp xây dựng và quản lý đội ngũ, cán bộ, giáo viên trong các trường mầm non huyện Thọ Xuân Áp dụng trực tiếp đối với công tác xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên bậc học mầm non huyện Thọ Xuân. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết từ sách vở, tài liệu Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin Phương pháp thống kê, sử lý số liệu Phương pháp quan sát: Thanh tra chuyên ngành, quan sát, ghi chép cách tổ chức hoạt động của cô và trẻ ở các nhóm, lớp trong các nhà trường 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lý luận: Trong thời đại ngày nay, một nền giáo dục có chất lượng đang rất được quan tâm. Vậy chúng ta đặt ra câu hỏi, muốn nền giáo dục ngày càng phát triển thì yếu tố nào là yếu tố quyết định? Thế kỷ 21 là thế kỷ của trí tuệ, là thế kỷ của nền kinh tế trí thức. Đất nước Việt Nam tiến tới năm 2020 với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và công nghệ cùng với nó là hình ảnh người công dân Việt Nam mới với trình độ học vấn cao, năng động, sáng tạo, có khả năng xử lý thông tin, có khả năng tự lựa chọn và giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, thích ứng với sự biến đổi không ngừng của xã hội. Trách nhiệm này đặt trên vai ngành giáo dục, đòi hỏi ngành phải có đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên giỏi, vì đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non. Mục tiêu của công tác bồi dưỡng nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục để theo kịp những yêu cầu của xã hội. Để đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có phẩm chất chính trị, trình độ năng lực, có lương tâm nghề nghiệp và nhân cách nhà giáo, có lòng nhân ái tận tuỵ, thương yêu trẻ hết mình, tất cả những điều đó được thể hiện ở tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để cải tiến nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ của mỗi cán bộ, giáo viên. Làm sao để thúc đẩy bản thân mỗi cán bộ quản lý, giáo viên bậc học đều phải suy nghĩ làm thế nào để đưa trường mình trở thành một đơn vị tốt, muốn thế trước hết phải xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên. Từ nhận thức sâu sắc về vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là lực lượng nòng cốt, quyết định chất lượng giáo dục ở mỗi nhà trường, chính vì vậy mà tôi luôn quan tâm đến việc xây dựng, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên để ngành học có một đội ngũ cán bộ, giáo viên đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức tốt, chất lượng chuyên môn cao, có lòng yêu nghề mến trẻ, tận tụy say sưa với công việc, coi trường như nhà, quý trẻ như con, có như vậy thì ở nơi đó chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mới đạt hiệu quả cao. 2.2. Thực trạng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. * Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo; sự phối hợp chặt chẽ với các phòng ban, ngành đoàn thể trong huyện; công tác bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm; Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, nhiều tấm gương các cô giáo đã vượt qua khó khăn về đời thường để bám trường, bám lớp, đạt được nhiều danh hiệu thi đua trong các năm học; 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt trình độ chuẩn trở lên trong đó trên chuẩn đạt 87%. Cán bộ quản lý và giáo viên biên chế 504 cô ; giáo viên được hưởng chế độ theo quyết định 60/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa là 254 cô, đây là yếu tố quan trọng giúp người cán bộ quản lý và giáo viên an tâm công tác, có thêm động lực để cán bộ quản lý và giáo viên phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo tối thiểu cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. * Khó khăn: Đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng, chất lượng không đồng đều, vận dụng phương pháp mới vào việc tổ chức các hoạt đông cho trẻ chưa sáng tạo. Năng lực chuyên môn của giáo viên không đồng đều, một số giáo viên có trình độ đào tạo là tại chức nên chất lượng đào tạo chưa đạt hiệu quả, một bộ phận giáo viên tuổi đời cao nên việc thiết kế bài giảng còn nhiều hạn chế, số giáo viên trẻ mới vào ngành, tuy trình độ đào tạo chuẩn xong khả năng ứng dụng vào thực tiễn còn hạn chế. Vẫn còn giáo viên ngoài biên chế đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động giáo dục đã được quan tâm và đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu giáo dục ngày càng cao. Địa bàn rộng khó khăn trong công tác kiểm tra đánh giá. * Kết quả khảo sát chất lượng chuyên môn đầu năm của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên : + Về đội ngũ và trình độ đào tạo Năm học Tổng số CB, GV Số đảng viên Trình độ chính trị Trình độ chuyên môn CBQL GV SC TC TC CĐ ĐH 2018 - 2019 112 783 511 0 120 150 437 308 Tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn chiếm tỷ lệ cao, tuy nhiên trình độ đào tạo chủ yếu là tại chức vừa học vừa làm. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng tới quá trình nâng cao đội ngũ giáo viên + Chất lượng đội ngũ, năng lực sư phạm: Tổng số giáo viên Xếp loại chuyên môn Tỷ lệ tốt, khá (%) Số GV giỏi các cấp Tốt Khá ĐYC Chưa đạt Trường Huyện 783 150 250 297 86 51 626 0 Kết quả thực trạng còn rất khiêm tốn, về chất lượng chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên còn thấp vì vậy tôi xin đưa ra một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. 2.3. Các biện pháp thực hiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục: Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Thường xuyên triển khai nghiêm túc có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành, những chính sách đổi mới về giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng đến tất cả cán bộ quản lý và giáo viên, đặc biệt coi trọng các cuộc vận động “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”..Từ đó giúp cho cán bộ quản lý và giáo viên thấm nhuần nội dung của các văn bản, nhận thức sâu sắc và xác định đúng vị trí chức năng của mình trong nhà trường, nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. Hằng năm, tôi tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức khảo sát cán bộ, giáo viên để rà soát, đánh giá, phân loại năng lực cán bộ quản lý, giáo viên của mỗi nhà trường, lấy đó để làm căn cứ xâ y dựng kế hoạch, đưa ra các biện pháp bồi dưỡng, giúp đỡ, động viên để họ hoàn thành tốt công việc được giao. Biện pháp 2: Chỉ đạo các nhà trường xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh Chỉ đạo các nhà trường xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí cao tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục mầm non, xây dựng tập thể có những thành viên thạo việc, giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ và tác nghiệp giỏi trong những điều kiện tối ưu nhất. người quản lý phải thực sự là con chim đầu đàn và người giáo viên phải thực sự là cô giáo và là người mẹ hiền thứ 2 của trẻ. Muốn có sự đoàn kết nhất trí, thì sự lãnh đạo trong tập thể sư phạm phải thống nhất. Tập thể sư phạm không thể thực hiện nhiệm vụ một cách tự phát, việc thực hiện mục đích chung của tập thể đòi hỏi hoạt động phải có tổ chức kế hoạch, phải có mối quan hệ hữu cơ giữa các thành viên, do đó nảy sinh yêu cầu phải có phối hợp hoạt động của mỗi thành viên và tất yếu phải có yếu tố quản lý. Nếu không có quản lý lãnh đạo thì không có tập thể. Vai trò của người lãnh đạo là tổ chức mọi người lại điều phối hoạt động của họ để thực hiện mục tiêu mà toàn bộ hệ thống phải vươn tới. Các nhà trường cần xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết vững mạnh có phong cách đồng đội, phong cách đòi hỏi mỗi thành viên trong tập thể có đầy đủ trách nhiệm cá nhân, có ảnh hưởng chung đến hoạt động tập thể, có sự cộng tác giữa người này và người khác để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chung. Chỉ đạo các trường mầm non phân công đúng người, đúng việc, đúng năng lực, sở trường để tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát huy khả năng của bản thân. Biện pháp 3. Bồi dưỡng đội ngũ thông qua việc tổ chức các lớp chuyên đề. Công tác bồi dưỡng chuyên môn là công việc rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ trong nhà trường, có thể nói đây là hình thức hữu hiệu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non. Để công tác bồi dưỡng đạt kết quả cao cần phải lập kế hoạch cụ thể, chi tiết khoa học, lập kế hoạch cần căn cứ váo các vấn đề sau: Căn cứ vào kế hoạch bồi bưỡng của Sở Giáo dục và Đào tạo; kế hoạch của UBND huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ vào tình hình thực tế về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, năng lực, sở trường của cán bộ quản lý và giáo viên trong các nhà trường, khảo sát đánh giá rút kinh nghiệm và đưa ra kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với đối tượng và trình độ nhận thức của đội ngũ. STT Nội dung bồi dưỡng Đối tượng Hình thức Đơn vị T/C thực hiện Thời gian Số ngày 1 Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ trong cơ sở GDMN Hiệu trưởng, HP, GV cốt cán Tập trung Bộ phận mầm non phòng Giáo dục và Đào tạo T7/2018 1 2 Đặc điểm tâm lý và phất triển ngôn ngữ lứa tuổi mầm non, kể chuyện, độ thơ tương tác như một phương pháp phát triển tư duy ngôn ngữ logic của trẻ Hiệu trưởng, HP, GV cốt cán Tập trung Bộ phận mầm non phòng Giáo dục và Đào tạo T7/2018 1 3 Hướng dẫn tổ chức HHĐ chơi, HĐ học trong chế độ sinh hoạt theo chương trình GDMN phù hợp với điều kiện địa phương trường, lớp, nhu cầu, hứng thú và khả năng cuae trẻ Hiệu trưởng, HP, GV cốt cán Tập trung Bộ phận mầm non phòng Giáo dục và Đào tạo T7/2018 1 4 Đạo đức của giáo viên mầm non trong giao tiếp, ứng xử Hiệu trưởng, HP, GV Cốt cán Tập trung Bộ phận mầm non phòng Giáo dục và Đào tạo T7/2018 1 3 Giao tiếp tích cực của giáo viên mầm non với trẻ và cha mẹ Hiệu trưởng, HP, GV Cốt cán Tập trung Bộ phận mầm non phòng Giáo dục và Đào tạo T8/2018 1 4 Rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay Hiệu trưởng, HP, GV Cốt cán Tập trung Bộ phận mầm non phòng Giáo dục và Đào tạo T8/2018 2 5 Tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non dựa vào cộng đồng Hiệu trưởng, PHT, GV cốt cán Tập trung Bộ phận mầm non phòng Giáo dục và Đào tạo T9/2018 1 6 Đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên mầm non Hiệu trưởng, PHT, GV cốt cán , Tập trung Bộ phận mầm non phòng Giáo dục và Đào tạo 1/2019 2 Qua việc tổ chức các chuyên đề đó giúp cho cán bộ quản lý và giáo viên học tập, tiếp thu những phương pháp mới trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, từ những phương pháp mới, hấp dẫn, cán bộ quản lý và giáo viên vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế của mỗi đơn vị nhằm không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng sư phạm của mỗi nhà giáo và cán bộ quản lý. Biện pháp 4. Bồi dưỡng thông qua việc chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non: * Chỉ đạo điểm: Lựa chọn trường có đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có năng lực chuyên môn cao, trường có chất lượng giáo dục tốt để chỉ đạo điểm, vận dụng có hiệu quả nội dung của các chuyên đề vào việc thực hiện chương trình, coi trọng việc khuyến khích giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực, tổ chức các hoạt động cho trẻ một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với từng độ tuổi nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của trẻ khi tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức. Vào đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình và thời gian cho các độ tuổi, xây dựng kế hoạch chuyên môn tổng thể sau đó triển khai đến tất cả các trường, đồng thời làm tốt công tác tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo lựa chọn điểm trường, trung tâm chất lượng cao, chỉ đạo cán bộ quản lý của trường đó xây dựng kế hoạch chuyên môn tổng thể, giáo viên căn cứ vào kế hoạch của ban giám hiệu nhà trường và tình hình thực tế của nhóm lớp mình để xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch các chủ đề, xác định mục tiêu, mạng nội dung, mạng hoạt động cho các độ tuổi, xây dựng kế hoạch tháng, tuần, ngày đầy đủ phù hợp với chương trình của từng độ tuổi, nhà trường thường xuyên thực hiện việc duyệt kế hoạch cho giáo viên và có sự điều chỉnh trong kế hoạch để giáo viên xây dựng bộ hồ sơ chuyên môn chuẩn sau đó nhân ra các trường mầm non trong toàn huyện. Chỉ đạo các nhà trường xây dựng các lớp điểm, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tổ chức đầy đủ các hoạt động trong ngày cho trẻ, không cắt xén chương trình, tạo môi trường giáo dục phong phú, hấp dẫn trẻ phù hợp với từng chủ đề và lứa tuổi của trẻ, mỗi chủ đề khác nhau cần có ý tưởng sáng tạo khác nhau. Coi trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng linh hoạt phần mềm giáo án điện tử trong quá trình giảng dạy nghiên cứu, chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện chương trình, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Đầu tư trang cấp đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục tối thiểu phục vụ thực hiện chương trình, tăng cường làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vạt liệu sẵn có ở địa phương. Ban giám hiệu và giáo viên cần theo dõi sự phát triển của trẻ, thực hiện tốt công tác đánh giá trẻ, đánh giá đúng thực chất, khách quan công bằng, tôn trọng các sản phẩm của trẻ, từ đó đưa ra kế hoạch giáo dục cho thời gian tiếp theo phù hợp với nhận thức của từng độ tuổi và từng nhóm, lớp. * Xây dựng các tiết dạy mẫu: Nhà trường cùng với chuyên viên phòng giáo dục xây dựng các tiết dạy mẫu, đại diện cho các lĩnh vực, các môn học cho tất cả các độ tuổi, lựa chọn những đề tài khó cần phát huy tính linh hoạt, sáng tạo của giáo viên và kích thích trẻ tham gia vào hoạt động trải nghiệm, sau đó lựa chọn giáo viên có năng lực sư phạm tốt triển khai các tiết dạy mẫu cho tất cả cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán của các trường mầm non trong huyện. * Tổ chức hội thảo: Đi sâu về chương trình giáo dục mầm non, phân biệt rõ chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 9 năm 2009 và chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình GDMN ban hành kèm theo Tông tư sốn 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009, bàn về những vấn đề mà cán bộ quản lý và giáo viên còn vướng mắc trong quá trìn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_boi_duong_chuyen_mon_cho_doi_ngu_can_b.doc