SKKN Một số biện pháp bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị, cảnh quan môi trường duy trì tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia ở trường mầm non Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị, cảnh quan môi trường duy trì tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia ở trường mầm non Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ

thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc và

giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi, nhằm mục tiêu giúp trẻ em phát triển về

thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân

cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những

chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng

sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng

tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập

suốt đời. [1]

Trong những năm gần đây, nhiều văn bản quan trọng của Đảng và Nhà

nước ta nhằm phát triển giáo dục mầm non đã được ban hành: Nghị quyết Đại

hội IX của Đảng đã chỉ rõ: "Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển giáo dục mầm

non, chuẩn bị những tiền đề cần thiết nhằm đổi mới nội dung, phương pháp giáo

dục để trẻ em được phát triển đầy đủ các mặt về thể lực, ngôn ngữ, nhận thức,

tình cảm xã hội, hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người

mới XHCN Việt Nam trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước đầu thế kỷ XXI.".

[4]

Lứa tuổi mầm non việc học của trẻ được tổ chức dưới hình thức “Học mà

chơi - Chơi mà học” thông qua chơi để trẻ lĩnh hội kiến thức việc học tập của

trẻ. Trẻ là trung tâm của mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường. Trường mầm

non có nhiệm vụ quan trọng đó là góp phần không nhỏ cho sự nghiệp thành

công của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng; nuôi con khỏe, dạy con

ngoan. Vì vậy trường học thân thiện với đầy đủ cơ sở vật chất cho trẻ hoạt

động có ý nghĩa giáo dục vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục trẻ lứa tuổi

mầm non.[2]

pdf 24 trang thuychi01 6663
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị, cảnh quan môi trường duy trì tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia ở trường mầm non Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
TT TIÊU ĐỀ Trang 
 MỤC LỤC 
I MỞ ĐẦU 1-3 
1. Lý do chọn đề tài 1-2 
2. Mục đích nghiên cứu 2 
3. Đối tượng nghiên cứu 2 
4. Phương pháp nghiên cứu 2-3 
II NỘI DUNG 3-19 
1. Cơ sở lí luận 3-4 
2. Thực trạng 4 
2.1. Thuận lợi 4-5 
2.2. Khó khăn 5 
2.3. Kết quả khảo sát 5-7 
3. Các biện pháp 7-18 
3.1 Biện pháp 1: Khảo sát thực tế các hạng mục về CSVC của 
nhà trường, lập kế hoạch cụ thể để có biện pháp tham mưu 
đúng hướng. 
7-10 
3.2 Biện pháp 2: Thường xuyên bổ sung cơ sở vật chất, đảm bảo 
các điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi 
dưỡng và giáo dục trẻ. 
10-11 
3.3 Biệp pháp 3: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tạo điều 
kiện thuận lợi để giáo viên phát huy thế mạnh của mình. 
11-14 
3.4 Biệp pháp 4: Tạo môi trường thân thiện cho trẻ, thực hiện tốt 
việc xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. 
14-17 
3.5 Biện pháp 5: Làm tốt công tác XHH giáo dục, Tham mưu 
với Đảng ủy, UBND xã tổ chức hội nghị kêu gọi sự vào cuộc 
của các cấp, các ban ngành, đoàn thể bổ sung về CSVC duy 
trì tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia. 
17-18 
4. Hiệu quả đạt được 18-19 
III. KẾT LUẬN 20 
 Kết luận 20 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI 
 1 
I. MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài 
Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ 
thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc và 
giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi, nhằm mục tiêu giúp trẻ em phát triển về 
thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân 
cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những 
chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng 
sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng 
tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập 
suốt đời. [1] 
Trong những năm gần đây, nhiều văn bản quan trọng của Đảng và Nhà 
nước ta nhằm phát triển giáo dục mầm non đã được ban hành: Nghị quyết Đại 
hội IX của Đảng đã chỉ rõ: "Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển giáo dục mầm 
non, chuẩn bị những tiền đề cần thiết nhằm đổi mới nội dung, phương pháp giáo 
dục để trẻ em được phát triển đầy đủ các mặt về thể lực, ngôn ngữ, nhận thức, 
tình cảm xã hội, hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người 
mới XHCN Việt Nam trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước đầu thế kỷ XXI...". 
[4] 
Lứa tuổi mầm non việc học của trẻ được tổ chức dưới hình thức “Học mà 
chơi - Chơi mà học” thông qua chơi để trẻ lĩnh hội kiến thức việc học tập của 
trẻ. Trẻ là trung tâm của mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường. Trường mầm 
non có nhiệm vụ quan trọng đó là góp phần không nhỏ cho sự nghiệp thành 
công của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng; nuôi con khỏe, dạy con 
ngoan.... Vì vậy trường học thân thiện với đầy đủ cơ sở vật chất cho trẻ hoạt 
động có ý nghĩa giáo dục vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục trẻ lứa tuổi 
mầm non.[2] 
 Để đáp ứng kịp thời được mục tiêu và nhiệm vụ trên, bậc học mầm non 
không ngừng phải đổi mới, phát triển về mọi mặt như: Số lượng, chất lượng, cơ 
sở vật chất, cũng như nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. 
Chuẩn quốc gia (CQG) về trường học được xem là thước đo đánh giá hình 
thức hoạt động và hiệu quả đạt được của các loại hình trường, trên cơ sở đó để 
thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục 
vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
Theo quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 của 
Bộ Giáo dục và Đào tạo, một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia phải đạt 5 tiêu 
chuẩn: Tổ chức quản lí; đội ngũ giáo viên và nhân viên; chất lượng chăm sóc, 
giáo dục trẻ; quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất (CSVC) và thiết bị; xã hội hóa 
giáo dục.[5] Đây là điều kiện vững chắc để góp phần xây dựng một nền giáo dục 
phát triển trong tương lai. 
Trường mầm non Đông Khê đạt chuẩn Quốc gia mức độ I tháng 11/2013. 
Từ lúc trường được công nhận chuẩn nhà trường luôn nhận được sự quan tâm 
chỉ đạo từ phía phòng GD&ĐT đặc biệt là bộ phận chuyên môn, sự ủng hộ của 
các cấp Ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội và 
 2 
đặc biệt là sự đồng tình hỗ trợ của phụ huynh học sinh cả vật chất lẫn tinh thần, 
đưa ra những giải pháp, chiến lược giúp nhà trường từng bước tháo gỡ những 
khó khăn. Đến nay nhà trường đã có đủ khối phòng chức năng, đủ phòng học 
cho trẻ học tập và vui chơi. Mua sắm được tương đối các trang thiết bị, đồ dùng, 
đồ chơi. Môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp và an toàn. Các cháu đến trường 
được học theo chương trình đúng độ tuổi, được chăm sóc giáo dục theo chương 
trình giáo dục mầm non của Vụ Giáo dục mầm non, phần nào đã đáp ứng được 
việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện nay. 
Tuy nhiên không dừng lại ở đó, nhà trường luôn xác định việc xây dựng 
CSVC có vai trò, vị trí quan trọng, nó là nền tảng, là cơ sở vững chắc để thực 
hiện tốt kế hoạch chuyên môn. Nhà trường luôn xác định việc xây dựng CSVC 
có vai trò, vị trí quan trọng, nó là nền tảng, là cơ sở vững chắc để thực hiện tốt 
kế hoạch chuyên môn. Vì vậy hàng năm nhà trường vẫn tiếp tục xây dựng kế 
hoạch bổ sung, nâng cấp CSVC, thiết bị, khuôn viên, cảnh quan môi trường, xây 
dựng kế hoạch đầu tư chống xuống cấp ngay từ năm đầu tiên sau khi đạt chuẩn, 
luôn đặt ra những chỉ tiêu hợp lý để phấn đấu, luôn tạo ra những điểm nhấn để 
làm mới mình. 
Xác định được điều đó, năm học 2016 - 2017 bản thân tôi là Hiệu trưởng 
nhà trường đã cùng với tập thể chị em giáo viên trong trường làm tốt công tác 
tham mưu bổ sung CSVC duy trì trường CQG đạt được kết quả rất tốt, được 
lãnh đạo các cấp đánh giá cao. Vì thế tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: 
“Một số biện pháp bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị, cảnh quan môi 
trường duy trì tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia ở trường mầm 
non Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa” để trao đổi, chia sẻ những 
kinh nghiệm của mình cùng các bạn đồng nghiệp. 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 Trên cơ sở thực trạng hiện tại của nhà trường, xây dựng kế hoạch bổ sung, 
nâng cấp về cơ sở vật chất, thiết bị cảnh quan môi trường, tạo điểm nhấn trong 
năm để duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia. . 
 3. Đối tượng nghiên cứu 
Một số biện pháp bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị, cảnh quan 
môi trường duy trì tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia ở trường 
mầm non Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 
4. Phương pháp nghiên cứu 
Trong bài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi đã sử dụng các phương 
pháp sau: 
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 
- Phương pháp tổng hợp; 
- Phương pháp phân tích; 
- Phương pháp hệ thống hóa; 
Tôi tiến hành nghiên cứu đọc sách và hệ thống hóa những vấn đề lý luận 
về vị trí, vai trò của xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia. Sưu tầm tư 
liệu, hình ảnh qua thông tin thực tế ở nhà trường. 
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
- Phương pháp quan sát: 
 3 
- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với giáo viên trong nhà trường, trò 
chuyện trực tiếp cùng phụ huynh. 
- Phương pháp nghiên cứu 
* Phương pháp thống kê toán học 
 Xử lý số liệu, thông tin thu được thông qua việc sử dụng các phép tính 
toán học. 
* Phương pháp tuyên truyền: Tuyên truyền vận động phụ huynh trong 
công tác xã hội hóa giáo dục. 
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 
Tham khảo các bài viết, ý kiến của lãnh đạo, của đồng nghiệp về vấn đề 
mình đang thực sự quan tâm để xây dựng bài viết hoàn chỉnh. 
II. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận 
 Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. Để đáp ứng được mục tiêu, 
yêu cầu của giáo dục mầm non, đặc biệt là thực hiện tốt chương trình giáo dục 
mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, duy trì tốt công tác Phổ cập giáo 
dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, bên cạnh việc xây dựng đội ngũ giáo viên có 
năng lực, tâm huyết với nghề thì việc xây dựng CSVC ở trường mầm non đạt 
chuẩn và duy trì phát triển là điều kiện cần thiết trong quá trình nâng cao chất 
lượng chăm sóc giáo dục trẻ đồng thời là phương tiện để giúp trẻ phát triển một 
cách toàn diện về các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và 
thẩm mỹ. [1] 
Thực tế cho thấy, nếu như chúng ta nuôi dạy các cháu trong điều kiện 
CSVC thiếu thốn, không đảm bảo, không đúng quy cách sẽ dẫn đến những hậu 
quả xấu có thể xảy ra ngay cả ở hiện tại và trong tương lai như: các cháu ngồi 
học trong phòng học không đủ ánh sáng, chật chội, bàn ghế không đúng quy 
cách sẽ dẫn đến cận thị, đau mắt, cong vẹo cột sống ảnh hưởng đến phát triển 
thể chất cũng như phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. 
Ngoài ra đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non đối với trẻ là rất cần 
thiết, vì trẻ mầm non đặc điểm của trẻ là tư duy trực quan hình tượng, nên đồ 
dùng, đồ chơi giữ một vai trò quan trọng đối với trẻ. Trẻ cần có những đồ chơi, 
đồ dùng học tập để được trải nghiệm, thực hành. Có đồ chơi mới tự mình thể 
hiện khả năng và phát triển tư duy, qua các hoạt động vui chơi, các trò chơi ở 
lớp cùng với bạn bè. 
Kinh nghiệm cho thấy ở trường nào mà Ban giám hiệu nhà trường, lãnh 
đạo, cơ quan, ban ngành, đoàn thể địa phương và cha mẹ học sinh... có nhận 
thức đúng, thực sự quan tâm, đầu tư công sức, chỉ đạo sát sao thì hoạt động xây 
dựng trường CQG đạt hiệu quả rõ rệt hơn bởi vì chủ trương xây dựng trường 
CQG không những là của những người làm công tác giáo dục mà nó còn là của 
các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể; 
của cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội....Kinh nghiệm cho thấy ở trường 
nào mà Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo, cơ quan, ban ngành, đoàn thể địa 
phương và cha mẹ học sinh...có nhận thức đúng, thực sự quan tâm, đầu tư công 
sức, chỉ đạo sát sao thì hoạt động xây dựng trường CQG đạt hiệu quả rõ rệt hơn. 
 4 
Tóm lại: CSVC, trang thiết bị có vai trò vô cùng quan trọng trong việc 
thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện trong nhà trường, có thể nói là: trường 
lớp có khang trang, sạch đẹp hay không, có đáp ứng được yêu cầu đổi mới 
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hay không phụ thuộc rất nhiều vào 
điều kiện CSVC, trang thiết bị dạy học. Trên quan điểm “lượng đổi thì chất đổi”, 
thì việc đầu tư xây dựng, nâng cấp CSVC trường học, đặc biệt CSVC theo tiêu 
chí trường CQG có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng 
dạy học trong nhà trường. 
Mặt khác CSVC còn là yếu tố quyết định sự tồn tại và chất lượng của các 
nhóm lớp mầm non. CSVC đầy đủ theo quy định chuẩn sẽ tạo nên một môi 
trường giáo dục lành mạnh và luôn luôn tác động tốt đến sự hình thành và phát 
triển nhân cách của trẻ. Nhà trường là cái nôi thứ hai sau gia đình trong việc 
hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Đến trường, trẻ được tiếp thu những tri 
thức khoa học, từ đó hình thành kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để phát triển những 
phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới. 
Trường học đạt chuẩn theo quy định sẽ tạo điều kiện để trẻ sống khoẻ 
mạnh, vui vẻ, tích cực học tập và tham gia các hoạt động khác; được giáo viên 
nhiệt tình giảng dạy, yêu thương, tôn trọng; được gia đình và cộng đồng tạo điều 
kiện phát huy hết tiềm năng của mình trong môi trường an toàn và thuận lợi. 
2. Thực trạng của việc bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị, cảnh 
quan môi trường tại trường mầm non Đông Khê, huyện Đông Sơn. 
* Thực trạng chung: 
Đông Khê là một xã thuần nông, nằm ở phía Tây huyện Đông Sơn, có 
diện tích tự nhiên 376,8 ha, có 1.195 hộ dân, dân số 3725 người. Địa phương có 
truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, có truyền thống hiếu học. 
 Trong những năm gần đây tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an 
ninh quốc phòng ở địa phương đã dần đi vào ổn định và phát triển bền vững. 
Nhận thức của nhân dân đã quan tâm và đầu tư nhiều cho việc học tập của con 
em. Đội ngũ lãnh đạo của địa phương đoàn kết, năng động, sáng tạo. Huy động 
được nhiều nguồn vốn để đầu tư từng bước xây dựng các trường học. 
Trường mầm non Đông Khê được thành lập theo Quyết định số 64/QĐ-
UBND ngày 08/10/1993 của Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn. Suốt 24 năm 
hình thành và phát triển, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết của HĐND xã Đông 
Khê năm 2011 về mục tiêu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, 
Đảng, Chính quyền và nhân dân địa phương luôn quan tâm, chăm lo phát triển 
GDMN, tập thể CBGV có tinh thần đoàn kết cao, vượt khó, tận tâm trong công 
việc, vì vậy từng bước quy mô, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đã được dần 
nâng cao, điều kiện CSVC, trang thiết bị đầy đủ, mang tính hiện đại 
2.1. Thuận lợi 
Trường mầm non Đông Khê là trường đã đạt CQG, CSVC đảm bảo theo 
chuẩn, với đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác Chăm sóc - Nuôi dưỡng trẻ. 
Trong những năm qua nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của lãnh 
đạo các cấp, các ban ngành đoàn thể trong xã hội. 
 5 
Các bậc phụ huynh quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ về nhiều mặt, luôn 
chăm lo xây dựng CSVC, mua sắm, bổ sung trang thiết bị đồ dùng dạy học cho 
nhà trường. 
 Đội ngũ CBGV nhà trường 100% đã đạt chuẩn, 85.7% đạt trình độ trên 
chuẩn. Chất lượng giáo dục của nhà trường luôn đứng tốp đầu của huyện, được 
phụ huynh tin tưởng gửi gắm con em mình tới trường. Đội ngũ giáo viên trẻ, 
nhiệt tình, chịu thương, chịu khó, yêu nghề mến trẻ. Công tác tuyên truyền với 
phụ huynh tốt. 
 2.2. Khó khăn 
 Đông Khê với đặc thù là một xã nông nghiệp, đặc canh cây lúa, đời sống 
của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Đa số phụ huynh làm nghề nông 
nên chưa quan tâm đến sự phát triển của trẻ. 
CSVC của trường từ sau khi đạt chuẩn đã có nhiều chuyển biến tích cực, 
xong còn thiếu một số trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy đặc biệt là 
các trang thiết bị hiện đại (máy tính, máy chiếu, các thiết bị nghe nhìn....) 
Giáo viên tổ chức các hoạt động học còn độc lập, tách rời mang nặng 
cung cấp kiến thức cho trẻ, chưa phát huy tính tích cực, chủ động ở trẻ, giáo 
viên chưa biết tạo môi trường để trẻ được học tập, tham quan khám phá ở mọi 
lúc mọi nơi. 
Phương pháp tổ chức các hoạt động chương trình chưa sáng tạo thực hiện 
còn máy móc, cứng nhắc. 
Việc quan tâm chăm sóc con em của một số phụ huynh chưa đáp ứng với 
nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay. Nhu cầu về kinh tế, mưu sinh được 
quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập. Phụ huynh học sinh chưa nắm rõ quan 
điểm giáo dục hiện nay, thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ ràng, chưa thống 
nhất với nhà trường. 
 Số lượng giáo viên trong trường ít (10 cô/8 nhóm lớp) còn thiếu giáo viên 
nên rất khó khăn trong công tác trang trí tạo cảnh quan bên ngoài lớp học còn 
hạn chế. 
2.3. Kết quả khảo sát: 
Căn cứ vào tình hình thực tế về CSVC của trường, để thực hiện tốt kế 
hoạch bổ sung, nâng cấp CSVC, thiết bị, cảnh quan môi trường sát với thực tế, 
tôi đã đề ra một số tiêu chí khảo sát tại tiêu chuẩn 4 (Quy mô trường, lớp, CSVC 
và thiết bị) của Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo [5], kết quả như sau: 
Thời điểm khảo sát Tháng 9 năm 2016 
Đánh giá Tiêu 
chuẩn 
Nhận xét theo các tiêu chí 
Đạt Hạn chế 
4. Quy 
mô,CSVC, 
thiết bị: 
Nhìn chung, nhà trường đầy đủ các phòng chức năng, nhà vệ sinh 
theo quy định; Trang thiết bị được chú trọng mua sắm theo hướng 
chuẩn hoá, hiện đại hoá. 
Đánh giá chung Tiêu chuẩn 4: Đạt 
4.1. Quy 
mô 
trường, 
lớp, địa 
- Quy mô, địa điểm, tổng số nhóm, lớp: Trường tập trung ở 1 khu, 
được đặt tại khu trung tâm dân cư, thuận tiện, an toàn; Trường có 
8/8 nhóm, lớp được phân chia theo độ tuổi, đúng số lượng quy 
định. 
Đạt 
 6 
- Yêu cầu về thiết kế, xây dựng: Diện tích toàn trường 3.167 m2 
diện tích xây dựng cơ bản là 1.080 m2 . Trường có cổng biển đúng 
Điều lệ trường mầm non, có tường bao, có nguồn nước sạch; hệ 
thống thoát nước đảm bảo. 
Đạt 
điểm, yêu 
cầu về 
thiết kế 
xây dựng 
Hạn chế: Trường thiếu diện tích đất cần được mở rộng diện tích; 
cảnh quan môi trường chưa được chú trọng, đầu tư. 
 Chưa 
đạt 
* Khối phòng nhóm trẻ, lớp MG: 
- Phòng sinh hoạt chung: Phòng nhóm trẻ mỗi phòng 48 m2, trung 
bình 3.2 m2/trẻ; Phòng lớp mẫu giáo mỗi phòng 56 m2 , trung bình 
2.2 m2/trẻ, có kho đựng đồ cho trẻ. 
Đạt 
- Phòng ngủ: Sử dụng chung với phòng sinh hoạt chung. 
- Nhà Vệ sinh: Mỗi phòng nhóm lớp có 1 nhà vệ sinh riêng, diện 
tích đảm bảo, đủ bồn cầu, các thiết bị phù hợp trẻ; có ngăn nam-nữ 
cho trẻ MG, cấp- thoát nước gặp đầy đủ 
 Chưa 
trang trí 
- Hiên chơi: Mỗi phòng đều có hiên trước, hiên sau, có lan can bao 
quanh độ cao 1,2 m, đảm bảo an toàn cho trẻ. 
 Chưa 
trang trí 
* Khối phòng phục vụ học tập: Có phòng giáo dục thể chất- nghệ 
thuật. Thiết bị đầy đủ, đáp ứng được các hoạt động của trẻ. 
Đạt 
4.2. Các 
phòng 
chức năng 
* Khối phòng tổ chức ăn: Diện tích 90m2 trung bình 0,7m2/trẻ, 
đảm bảo quy trình 1 chiều, bếp nấu bằng hệ thống ga; có kho thực 
phẩm đảm bảo; có tủ lạnh lưu mẫu thực phẩm. 
Đạt 
* Khối phòng hành chính quản trị: 
- Văn phòng trường: Diện tích 48m2, đảm bảo, thiết bị văn phòng 
đầy đủ; 
Đạt 
- Phòng HT, PHT: Diện tích mỗi phòng 24m2 , đảm bảo, thiết bị 
làm việc đầy đủ; 
Đạt 
- Phòng hành chính: Diện tích 24m2 đảm bảo, thiết bị đầy đủ; Đạt 
- Phòng Y tế: Diện tích 24m2 đảm bảo, thiết bị đầy đủ; có tủ thuốc y 
tế. 
Đạt 
- Phòng bảo vệ: Diện tích 10m2 đảm bảo, thiết bị đầy đủ;. Đạt 
- Khu VS cho CBGV, NV: Có 3 phòng, đảm bảo diện tích theo quy 
định. 
Đạt 
- Khu để xe cho CBGVNV: Rộng 16m2 Đạt 
4.2. Các 
phòng 
chức năng 
(tiếp) 
* Sân vườn: Diện tích 2.097m2 ; Có 7 loại đồ chơi ngoài trời đảm 
bảo an toàn, kiểu dáng màu sắc đẹp, phù hợp với trẻ; có cây bóng 
mát; có vườn rau sạch của bé. Khu sân chơi được đổ bê tông sạch 
sẽ, hệ thống cống rãnh có nắp đậy an toàn. 
 Chưa 
được 
đầu tư 
 Nhận xét: 
* Ưu điểm: Nhìn chung, nhà trường đầy đủ các phòng chức năng, nhà vệ 
sinh theo quy định; Trang thiết bị được chú trọng mua sắm theo hướng chuẩn 
hoá, hiện đại hoá. 
Đánh giá chung của cả tiêu chí, trường tôi vẫn xếp loại đạt yêu cầu so với 
chuẩn Quốc gia, song đi vào cụ thể ở từng nội dung nhỏ của các tiêu chí trường 
tôi có những hạn chế nhất định như: 
* Hạn chế: 
- Về diện tích đất trường còn thiếu cần được mở rộng diện tích; 
- Cảnh quan môi trường chưa được chú trọng, đầu tư; 
- Nhà vệ sinh trang thiết bị đã đủ, nhưng giáo viên chưa trang trí 
 7 
- Hiên trước, hiên sau chưa được đầu tư, trang trí. 
- Sân vườn chưa được chú trọng đầu tư. 
Từ thực tế trên tôi đã suy nghĩ và thực hiện một số biện pháp nhằm khắc 
phục những hạn chế còn tồn tại, cụ thể. 
 3. Các biện pháp bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị, cảnh 
quan môi trường duy trì tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia ở 
huyện Đông Sơn. 
3.1. Biện pháp 1: Khảo sát thực tế các hạng mục về CSVC của nhà 
trường, lập kế hoạch cụ thể để có biện pháp tham mưu đúng hướng. 
Công tác xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị là cả một quá trình không 
thể ngày một ngày hai là xong, vì vậy nếu người quản lý không có tầm nhìn để 
tham mưu một cách khái quát, một cách tổng thể thì việc xây dựng sẽ gặp khó 
khăn, hoặc mới xây dựng, mua sắm xong năm nay thì năm sau đã lỗi thời hoặc 
không phù hợp. 
Bản thân tôi là hiệu trưởng nhà trường, tôi luôn nghĩ mình là người trực 
tiếp hàng ngày sử dụng các hạng mục công trình của nhà trường, nên không ai 
hiểu và nắm rõ phải bổ sung, tu sửa những gì, những nhu cầu thực sự cần thiết, 
phù hợp của đơn vị mình hơn người hiệu trưởng. 
Tôi luôn xem mình như là người giúp việc cho lãnh đạo địa phương và 
Phòng GD&ĐT; có ý kiến, tham mưu, đề xuất phương án để lãnh đạo địa 
phương và Phòng GD&ĐT quyết định các vấn đề về bổ sung, nâng cấp CSVC, 
thiết bị, cảnh quan môi trường duy trì tiêu chuẩn trường CQG. 
Tôi xác định trước khi tham mưu cho lãnh đạo Đảng, chính quyền địa 
phương cần xây dựng được kế hoạch cụ thể, chi tiết về việc bổ sung, nâng cấp 
phù hợp với điều k

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_bo_sung_nang_cap_co_so_vat_chat_thiet.pdf