SKKN Luyện kỹ năng viết phương trình hóa học cho học sinh lớp 8

SKKN Luyện kỹ năng viết phương trình hóa học cho học sinh lớp 8

Trong sự nghiệp phát triển của đất nước, giáo dục phải đào tạo ra những con người có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy Hội nghị lần thứ IV của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII đã đặt ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục là phải: “Đổi mới phương pháp dạy và học. Kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường và xã hội, áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.

Để thực hiện được điều đó cần đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở vật chất và quan trọng nhất là người giáo viên phải tìm ra hướng khắc phục những hạn chế trong cách học của học sinh sao cho các em có thể tiếp cận, lĩnh hội và tư duy để tìm ra kiến thức một cách nhanh nhất, hiểu sâu nhất, biết vận dụng kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn.

Hoá học là bộ môn khoa học tự nhiên mà đến lớp 8 học sinh mới được tiếp cận. Môn Hoá học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Phần lớn các bài hóa học ở lớp 8 gồm những khái niệm mới, rất trừu tượng, khó hiểu, khối lượng kiến thức cần lĩnh hội tương đối nhiều nên có không ít học sinh gặp khó khăn khi học tập bộ môn này. Mặt khác trong chương trình Hóa học lớp 8 có những kiến thức, những kỹ năng rất quan trọng, nó là nền tảng cho các lớp học, cấp học sau. Trong đó kiến thức, kỹ năng về viết phương trình hóa học là một mấu chốt để giải quyết các bài tập tính toán trong hóa học.Tuy nhiên để viết được phương trình hóa học cần ở học sinh rất nhiều kiến thức và các em phải được rèn luyện nhiều mới có thể viết được phương trình hóa học nhanh, chính xác.

 

doc 20 trang thuychi01 14332
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Luyện kỹ năng viết phương trình hóa học cho học sinh lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Phần I - Mở đầu
2
I.Lý do chọn đề tài
2
II. Mục đích nghiên cứu
2
III. Đối tượng nghiên cứu
3
VI. Phương pháp nghiên cứu
3
Phần II - Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
I. Cơ sở lí luận
3
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
4
1. Thực trạng 
4
2. Kết quả thực trạng 
4
III. Các giải pháp giải quyết vấn đề
5
1. Giúp học sinh nắm được ký hiệu hóa học, hóa trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tử
5
2. Hướng dẫn lập công thức hóa học theo hóa trị
6
3. Giúp học sinh đọc đúng tên chất
7
4.Luyện cho học sinh viết đúng sơ đồ phương trình hóa học theo các 
 dạng cơ bản
9
5 .Hướng dẫn học sinh cách cân bằng phương trình hóa học
9
IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
14
PHẦN III - Kết luận 
16
I. Kết luận
16
II. Kiến nghị
16
PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong sự nghiệp phát triển của đất nước, giáo dục phải đào tạo ra những con người có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy Hội nghị lần thứ IV của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII đã đặt ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục là phải: “Đổi mới phương pháp dạy và học. Kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường và xã hội, áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.
Để thực hiện được điều đó cần đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở vật chất và quan trọng nhất là người giáo viên phải tìm ra hướng khắc phục những hạn chế trong cách học của học sinh sao cho các em có thể tiếp cận, lĩnh hội và tư duy để tìm ra kiến thức một cách nhanh nhất, hiểu sâu nhất, biết vận dụng kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn.
Hoá học là bộ môn khoa học tự nhiên mà đến lớp 8 học sinh mới được tiếp cận. Môn Hoá học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Phần lớn các bài hóa học ở lớp 8 gồm những khái niệm mới, rất trừu tượng, khó hiểu, khối lượng kiến thức cần lĩnh hội tương đối nhiều nên có không ít học sinh gặp khó khăn khi học tập bộ môn này. Mặt khác trong chương trình Hóa học lớp 8 có những kiến thức, những kỹ năng rất quan trọng, nó là nền tảng cho các lớp học, cấp học sau. Trong đó kiến thức, kỹ năng về viết phương trình hóa học là một mấu chốt để giải quyết các bài tập tính toán trong hóa học.Tuy nhiên để viết được phương trình hóa học cần ở học sinh rất nhiều kiến thức và các em phải được rèn luyện nhiều mới có thể viết được phương trình hóa học nhanh, chính xác. 
Là giáo viên, tôi luôn trăn trở với chất lượng bộ môn giảng dạy nên đã học hỏi tìm tòi để có phương pháp giúp học sinh tiếp cận kiến thức, đọc đúng tên các chất, biết lập công thức của các chất theo hóa trị, từ đó các em có kỹ năng viết phương trình hóa học một cách tốt nhất, vì vậy tôi chọn : “Luyện kỹ năng viết phương trình hóa học cho học sinh lớp 8” để nghiên cứu. Với mong muốn giúp các em hứng thú học tập bộ môn, chủ động lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gượng ép, hình thành ở các em một kỹ năng cơ bản và làm việc khoa học làm nền tảng để các em phát triển khả năng nhận thức và năng lực hành động. Hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, chính xác, yêu thích khoa học. Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Dạy học không chỉ là cung cấp kiến thức cho học sinh mà còn phải dạy cho học sinh biết cách học, cách tiếp thu kiến thức, cách vận dụng kiến thức vào giải các bài tập một cách độc lập, tự chủ. Trong khi đó, thời gian học ở trường có hạn, giáo viên không thể dạy cho học sinh tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống mà chỉ có thể trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, phương pháp 
nhận thức và phương pháp tự học để các em học sinh có thể tự học tập suốt đời. 
 Trong phạm vi của đề tài này tôi chỉ mong muốn giúp học sinh hứng thú trong học tập, giúp các em được thực hành, rèn luyện để có kỹ năng viết phương trình hóa học thành thao, từ đó biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để giải được các bài tập liên quan và vận dụng vào thực tiễn.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Các biện pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng viết phương trình hóa học trong chương trình lớp 8.
- Các bài tập phù hợp với việc rèn kỹ năng viết phương trình hóa học.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU;
- Phân tích lý thuyết.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thống kê toán học.
V. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
	- Cân bằng theo phương pháp electron.	
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
	Trong Hóa học, phương trình hóa học là một nội dung kiến thức rất quan trọng, do đó việc viết được đúng phương trình hóa học lại càng quan trọng hơn. Vì có viết được đúng phương trình hóa học thì các em mới giải đúng các bài toán hoá học (bài toán tính theo phương trình hóa học).
	Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học, bao gồm các công thức của các chất tham gia, sản phẩm tạo thành và các hệ số thích hợp làm cho số nguyên tử, mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau. Để viết được phương trình hóa học thành thạo ở các dạng bài tập hóa học khác nhau đòi hỏi nhiều kiến thức có liên quan cấu thành để tạo ra một sản phẩm là phương trình hóa học. Giúp học sinh lớp 8 viết được phương trình hóa học thành thạo thì yêu cầu người thầy cần phải trang bị cho các em đầy đủ kiến thức cơ bản đồng thời phải khắc sâu cho học sinh cách cân bằng phương trình dễ nhất, nhanh nhất và chính xác nhất. Các kiến thức cơ bản cần trang bị cho học sinh thực hiện tốt việc viết phương trình hóa học đó là: 
 - Nắm được kí hiệu hóa học, hóa trị, nhóm nguyên tử.
 - Lập được công thức hóa học theo hóa trị.
- Đọc tên được các chất.
- Nắm vững các bước lập phương trình hóa học.
 Viết được phương trình hóa học là việc làm không dễ đối với nhiều học sinh lớp 8. Có kỹ năng viết phương trình hóa học nhanh, chính xác lại càng khó khăn hơn. Với kiến thức đầu môn hóa học lớp 8 và thời lượng một tiết khi dạy bài “lập phương trình hóa học” giáo viên không đủ thời gian để rèn luyện cho các em kỹ năng viết phương trinh nhanh, chính xác được. Kỹ năng viết phương trình hóa học sẽ được hình thành cho học sinh từ bài 9,10,16,26,37.Từ đó việc viết phương trình hóa học được vận dụng thường xuyên vào các dạng bài tập hóa học trong chương trình hóa học của lớp 9 và cấp THPT sau này.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Trong nhiều năm công tác được phân công giảng dạy bộ môn Hoá lớp 8 và lớp 9 tôi thấy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức của nhiều em còn chậm dẫn đến việc học tập bộ môn Hoá của các em còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều em chưa nắm vững kiến thức về: Kí hiệu hóa học, hóa trị, lập công thức theo hóa trị, cách giọi tên, cân bằng phương trình do đó còn khó khăn trong việc viết phương trình hóa học. Để nắm vững những tồn tại vướng mắc của học sinh nhằm có phương pháp rèn kỹ năng trong việc viết phương trình hóa học cho các em tôi tiến hành một khảo sát nhỏ:
Nội dung khảo sát:
Bài 1. Hoàn thiện các sơ đồ phản ứng sau để được phương trình hóa học đúng :
a/ P + O2 ------> P2O5
b/ Ca + O2 ------> CaO 
Bài 2: Cho 2,3g kim loại natri tác dụng với nước. 
a/ Hãy viết phương trình hóa học.
b/ Hãy tính thể tích khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn. 
Bài 3. Tương tự như Na, các kim loại K, Li, Ba, Ca cũng tác dụng được với nước tạo thành bazơ tan và giải phóng khí hiđro. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Kết quả khảo sát:
	Qua bài khảo sát này tôi thấy học sinh thường hay mắc lỗi như sau: Một số học sinh khi lập phương trình hóa học lại chọn hệ số ghi vào vị trí của chỉ số hoặc bỏ đi chỉ số trong công thức hóa học đúng, viết vào chỉ số khác như là ở bài số 1. a/ 2P + O2 Ž P2O2
 b/ Ca + O Ž CaO 
Một số học sinh khi lập phương trình hóa học lại viết hệ số vào giữa công thức hóa học như là: Ca + O2 Ca2O
Từ chương IV của chương trình hóa học lớp 8 trở về sau các em thực hiện viết phương trình hóa học dựa vào sơ đồ phản ứng tự viết. Học sinh tự viết sơ đồ phản ứng dựa trên tính chất hóa học của các chất đã học. 
Trong quá trình viết, học sinh hay mắc một số lỗi sau:
 Một số ít học sinh ghi phản ứng hóa học sai do chưa nắm vững tính chất hóa học của các chất, ví dụ ở bài tập số 2. Na + H2O NaOH
 Một số ít học sinh khi ghi phản ứng hóa học đã viết sai công thức hóa học của các chất tham gia và các chất sản phẩm do chưa thuộc hóa trị của nguyên tố và nhóm nguyên tử như là qua bài tập số 3.
 Ba + H2O BaOH + H
 Đặc biệt trường hợp này cũng còn rất nhiều học sinh dù ghi đúng sơ đồ phản ứng nhưng quá trình chọn hệ số để lập các phương trình hóa học lại mất nhiều thời gian dẫn đến việc thực hiện bài kiểm tra không hoàn chỉnh.
 Mặt khác giáo viên bộ môn hóa học trong các trường rất ít nên việc trao đổi kinh nghiệm thường xuyên trong giảng dạy còn hạn chế. Hơn nữa phần lớn trong trường trung học cơ sở học sinh chỉ đăng ký học thêm các môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh. Có rất ít buổi học thêm môn Hóa vì vậy giáo 
Viên không có nhiều thời gian kèm cặp cho học sinh.
Bên cạnh đó cơ sở vật chất còn hạn chế nhiều từ phòng học đến phòng thực hành. Hóa chất và đồ dùng xuống cấp không đảm bảo cho việc làm thí nghiệm chính xác... Vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy nói chung và chất lượng bộ môn hóa học nói riêng., 
 	Trước thực trạng đó tôi đã tìm cách khắc phục, tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng bộ môn hóa học trong đó chú trọng rèn kỹ năng viết phương trình hóa học cho học sinh lớp 8 như sau:
III.CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .
Nhằm giúp các em có thể nắm vững kiến thức, thành thạo trong thực hành, có hứng thú trong học tập. Từ đó có kĩ năng viết phương trình hóa học trong chương trình hóa lớp 8 tôi đã nghiên tìm tòi một số giải pháp sau:
1. Giúp học sinh nắm được ký hiệu hóa học, hóa trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tử.
2. Hướng dẫn lập công thức hóa học theo hóa trị.
3. Giúp học sinh đọc đúng tên chất.
4. Luyện cho học sinh viết đúng sơ đồ phương trình hóa học theo các dạng cơ bản.
5. Hướng dẫn học sinh cách cân bằng phương trình hóa học.
Trên đây là các giải pháp quan trọng giúp cho học sinh viết được phương trình hóa học một cách thành thạo, nhanh và chính xác, tuy nhiên để làm được điều này học sinh cần phải trang bị đầy đủ tính chất hóa học của các chất( như là tính chất hóa học của ôxi, tính chất hóa học của hiđrô, tính chất hóa học của nước). Trong năm học 2015 - 2016, được phân công giảng dạy môn hóa học ở 3 lớp 8A, 8B, 8C, tôi đã tiến hành rèn kĩ năng viết phương trình hóa học cho các em học sinh ở ba lớp thông qua những việc làm cụ thể sau: 	 
1. Giúp học sinh nắm được ký hiệu hóa học, hóa trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tử.
	Hiện nay các nguyên tố hóa học đã biết có khoảng trên 100 nguyên tố, tuy nhiên ở lớp 8 các em mới bắt đầu học nên chỉ nắm kí hiệu và hóa trị của các nguyên tố cơ bản, thế nhưng việc nhớ của học sinh là rất khó. Để tạo động lực, hứng thú và niềm vui học hóa học, trong quá trình giảng dạy tôi đã giúp học sinh cách học như sau: Thuộc kí hiệu hóa học, hóa trị với văn vần: Với cách này tôi đã cho học sinh học bài ca hóa trị và tổ chức cho các em tự kiểm tra việc học thuộc của mỗi bạn.
Ngoài ra, tôi còn cho học sinh nắm cách có thể sắp xếp nguyên tố hóa học thường gặp có cùng hóa trị dưới dạng những câu văn hay thơ ngắn gọn, dí dỏm 
giúp học sinh nhớ một cách dễ dàng.
Ví dụ: Cl, H, K, Na, Cu, Ag (Clo Hỏi Khi Nào Cụ Bạc) hay S, O, C, Ca, Ba, Cu, Mg, Fe (Sợ Ốm Chỉ Cần Ba Đồng Mua Sắt)
Trong quá trình giảng dạy từ tiết 6 đến tiết 16, bản thân thường xuyên kiểm tra bài cũ từ 2- 3 học sinh lên bảng viết kí hiệu hóa học, hóa trị của các nguyên tố cơ bản. Ngoài ra trong các buổi học ôn tôi đã kiểm tra nhanh học sinh bằng dạng bài tập như sau: 
 Điền tên, kí hiệu và hóa trị tương ứng trong bảng sau
 Tên gọi
Ký hiêu
Hóa trị
Sắt
Ca
III
= CO3
Cu
Nhóm sun phat
.
.
 Sau một quá trình rèn luyện như vậy hầu hết các học sinh đã nắm vững tên, kí hiệu và hóa trị của các nguyên tố, đây là cơ sở ban đầu cho việc viết phương trình hóa học.
2. Hướng dẫn lập công thức hóa học theo hóa trị.
- Trước hết khi cân bằng phương trình hóa học việc viết đúng công thức hóa học là rất quan trọng. Các em học sinh hay viết sai công thức hóa dẫn đến các em cân bằng sai các phương trình hóa học. Vì vậy giáo viên dạy đến bài 9 (công thức hóa học) ở sgk trang 32,33 cần chú ý kỹ cho học sinh
 +Công thức của đơn chất có kí hiệu là A
Ví dụ: công thức hóa học của đồng, kẻm, than, lưu huỳnh. Cu, Zn, C, S 
Ngoài ra nhiều phi kim có công thức phân tử gồm một số nguyên tử liên kết với nhau, thường là 2 nên thêm chỉ số này ở chân kí hiệu.
Ví dụ: công thức hóa học của khí hiđrô, khí nitơ là H2, N2, O2, Cl2, ...
 + Công thức của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo ra chất kèm theo chỉ số ở chân. Công thức dạng chung AxByCz
Trong đó: A,B,C là kí hiệu hóa học.
 x, y,z là chỉ số và nếu chỉ số là 1 thì không ghi.
Ví dụ: công thức hóa học của hợp chất nước là H2O, kaliclorua là KCl, axit sunfuric là H2SO4
+ Ý nghĩa của công thức hóa học: Mỗi công thức hóa học cho ta biết ý nghĩa sau: Nguyên tố nào tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử chất, phân tử khối.
- Thứ hai học sinh nắm vững dần hóa trị của các nguyên tố cơ bản trong chương trình hóa 8 để vận dụng lập công thức hóa học của hợp chất dựa vào hóa trị.
+ Hợp chất có dạng: AxBy trong đó A có hóa trị là a và B có hóa trị là b ( B là nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử), áp dụng quy tắc hóa trị ta có:
 x.a = y.b ¦ = = lấy x = b hay b, và y = a hay a, ( nếu a, , b, là những số nguyên đơn giản hơn so với a, b) 
Ví dụ 1: Lập công thức hóa học của Cu(II) và O(II) 
Viết công thức dưới dạng CuxOy ta có: x.II = y.II ¦ = = 
Vậy công thức hóa học là: Fe2O3
Ví dụ 2: Lập công thức hóa học của Fe(III) và O(II) 
Viết công thức dưới dạng FexOy ta có: x.III = y.II ¦ = = 
Vậy công thức hóa học là: Fe2O3
Ví dụ 3: Lập công thức hóa học của S(VI) và O(II) 
Viết công thức dưới dạng SxOy ta có: x.VI = y.II ¦ = = 
Vậy công thức hóa học là: SO3
	Sau khi các em làm thành thạo rồi tôi cho các các em lập nhanh không áp dụng theo các bước này nữa, mà vận dụng quy tắc đường chéo, đó là: 
Nếu a = b thì x = y bằng 1, ví dụ: Ca(II) và O(II) thì công thức là: CaO
Nếu a ≠ b thì x= b, y = a, ví dụ : Al(III) và O (II) thì công thức là: Al2O3
Nếu a ≠ b mà chưa tối giảng thì a = a, và b = b,, ví dụ S(VI) và O(II) thì công thức cần lập là: SO3
Sau khi các em nắm được cách lập tôi đã cho các em lập công thức hóa học lần lượt của các kim loại K, Na, Ca, Ba, Mg, Al, Fe, Zn, Cu với O và các nhóm nguyên tử( - Cl, = CO3, = SO3, = SO4, - NO3, = S, - Br, º PO4, -HSO3, 
-HSO4, =HPO4, - NO2, - H2PO4 ) nhiều lần, cho tới khi các em viết công thức thành thao và nhìn vào công thức hóa học nào đó các em có thể nhận biết được viết đúng hay viết sai.
3 .Giúp cho học sinh đọc đúng tên các chất vô cơ.
	Để rèn cho học sinh đọc được và đúng tên các chất, trước hết phải cho học sinh nắm vững kiến thức của bốn loại hợp chất vô cơ: Ôxit, axit, bazơ, muối.
 	Với mỗi loại chất trên tôi yêu cầu học sinh phải nắm vững được định nghĩa, phân loại và cách gọi tên. 
 Để cũng cố các loại kiến thức trên cho các em trong các tiết dạy tôi đã đưa ra các dạng bài tập.
Dạng 1: Đọc tên các chất sau.
TT
Công thức các chất
Tên gọi
1
Cao
2
P2O5
3
SO2
4
CO2
5
NaOH
6
KHCO3
7
FeO
8
BaSO4
9
CuCl2
10
NaO
Dạng 2: Phân loại các chất sau.CaO, SO2, Ba(OH)2, CuO, HCl, P2O5, KCl, NaOH, MgSO4, H2CO3.
Oxit 
Axit
Ba zơ
Muối
Dạng 3: Viết công thức hóa học của các chất sau.
TT
Công thức hóa học
Tên các chất
1
Đồng(II) Sun phat
2
Bari oxit
3
Điphôtpho pentaoxit
4
Axit sufuric
5
Natricacbonat
6
Sắt(III) Clorua
7
Kalioxit
8
Magie hiđroxit
9
Canxi cacbonat
10
Cacbon điôxit
Dạng 4: Hãy viết công thức hóa học và tên gọi để hoàn thành bảng sau.
TT
Công thức
Tên các chất
1
FeO
Sắt(II)oxit
2
Kalihiđroxit
3
CuO
4
Sắt
5
Ba
6
Ntricacbonat
7
CaCO3
8
Khí hiđrô
9
ZnSO4
10
Axit cacbonic
	Với mỗi dạng tôi giao bài tập về nhà cho học sinh làm và thu chấm, chữa cho đến khi học sinh đọc đúng tên và viết đúng công thức hóa học của các chất một cách thành thạo.
4 .Luyên cho học sinh viết đúng sơ đồ phương trình hóa học theo các dạng cơ bản.
a .Cho học sinh hoàn thành sơ đồ phương trình đã định sẵn.
- Đối với dạng này yêu cầu học sinh nắm vững tính chất hóa học của các chất đã học: Ôxi, hiđrô, nước. Trong quá trình dạy tôi đã rèn cho học sinh làm các bài tập sau:
Ví dụ 1: Hãy hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: S + ? ---> SO2 
Với bài này đòi hỏi học sinh phải nắm vững tính chất hóa học của ôxi và làm được: S + O2 ---> SO2
Ví dụ 2: Hãy hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: Na + ? ---> NaOH + ?
Với bài này đòi hỏi học sinh phải nắm vững tính chất hóa học của nước và làm được: Na + H2O ---> NaOH + H2
 	Ví dụ 3: Hãy hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: CuO + ? ---> Cu + ?
Với bài này đòi hỏi học sinh phải nắm vững tính chất hóa học của hiđro và làm được: CuO + H2 ---> Cu + H2O
	Để học sinh làm thành thạo tôi đã cho các em làm nhiều bài tương ứng các dạng bài tập trên nhằm củng cố cho các em kiến thức về tính chất, rèn luyện thêm cách viết công thức và sơ đồ phản ứng hóa học.
b .Cho học sinh viết đúng sơ đồ theo phương trình hóa học dạng chữ.
Đối với phương trình hóa học việc viết đúng sơ đồ theo phương trình hóa học dạng chữ là rất cần thiết. Từ những phương trình hóa học dạng chữ thay tên các chất bằng công thức hóa học được sơ đồ phản ứng.
Ví dụ: Phương trình hóa học dạng chữ: 
 Đồng (II) Oxit + Khí hiđro " Đồng + Nước.
 Kẽm + axit clohiđric " kẽm clorua + khí hiđrô
 Natri + nước " Natri hiđroxit + khí hiđrô
Sơ đồ phản ứng hóa học:	 
 CuO + H2 ---> Cu + H2O
	 Zn + HCl ---> ZnCl2 + H2
	 Na + H2O ---> NaOH+ H2
	Đối với dạng này yêu cầu học sinh phải nắm vững cách viết công thức và đọc được tên các chất của đơn chất và hợp chất. Trong quá trình dạy tôi đã ra nhiều bài tập dạng này để học sinh rèn luyện một cách thành thạo là cơ sở cho các em chuyển sang cách cân bằng phương trình được tốt hơn. 
5.Hướng dẫn học sinh các cách cân bằng phương trình hóa học.
Khi đã nắm vững ba Bước lập 1 phương trình hoá học ở sách giáo khoa lớp 8 là.
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng.
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: Tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức.
Bước 3: Viết phương trình hoá học.
Trong quá trình lập phương trình hóa học thì bước cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế là bước học sinh khó thực hiện, cân bằng sai, mất nhiều thời gian. 
Để rèn luyện, cân bằng nhanh và chính xác hệ số, tôi đã rèn luyện cho các em thực hiện một trong ba cách sau trong mỗi phương trình hóa học: 
Cách 1: Cân bằng theo phương pháp “Hệ số thập phân”. Để cân bằng phản ứng theo phương pháp này ta cần thực hiện các Bước pháp sau.
	Bước1: Đưa các hệ số là số nguyên hay phân số vào trước các công thức hoá học sao cho số nguyên tử hai vế bằng nha

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_luyen_ky_nang_viet_phuong_trinh_hoa_hoc_cho_hoc_sinh_lo.doc