SKKN Phương pháp giáo dục phòng chống tác hại của thuốc lá qua bộ môn Sinh học 8 trường THCS

SKKN Phương pháp giáo dục phòng chống tác hại của thuốc lá qua bộ môn Sinh học 8 trường THCS

Cuộc sống là một chuỗi những sự vật hiện tượng có liên quan đến nhau, sự việc này dẫn đến sự việc kia. Cũng như vậy, xã hội càng phát triển thì kéo theo đó con người và nhu cầu của mình cũng thay đổi từng ngày, có cả những mặt tốt và xấu. Trong đó có thể nói hiện tượng hút thuốc lá ở học sinh đang ngày trở nên phổ biến và có thể đang trở thành một vấn nạn nhức nhối trong xã hội.

Chắc hẳn các bạn đều đã biết rằng thuốc lá là một chất gây nghiện, khi dính vào thì rất khó mà thoát ra và hơn hết nó là một chất gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể khi là tác nhân chính gây ra các bệnh về phổi, thậm chí là ung thư. Ngày nay ai cũng biết rằng hút thuốc lá chỉ có hại không có lợi bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người hút thuốc mà còn ảnh hưởng rất lớn đến những người xung quanh, thậm chí những người không hút thuốc trực tiếp nhưng vô tình hít phải khói thuốc mới là những người chịu ảnh hưởng xấu nhất bởi thuốc lá. Chưa kể mùi thuốc lá rất dễ gây khó chịu cho mọi người xung quanh, do đó mà thuốc lá vừa ảnh hưởng trực tiếp vừa ảnh hưởng gián tiếp đến mọi người.

Mặc dù, mọi người đều biết về những tác hại do thuốc lá gây ra. Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại nhiều trường hợp các thanh thiếu niên tập tành hút thuốc và nghiện hút sau đó chính vì thế căn bệnh “ nghiện” thuốc lá, thuốc lào đang lan tràn ngày càng nhiều trong giới trẻ trong đó có nhiều em vẫn còn học ở bậc THCS. Thực tế ở trường THCS Cẩm Sơn, qua theo dõi thấy hiện tượng một số ít các em học sinh nam ở các lớp khối 8, 9 có hiện tượng lén hút thuốc lá, thuốc lào ở nhà và cả ở trường. Vì vậy, cho người trẻ hiểu được sự nguy hiểm của việc sử dụng thuốc lá là vô cùng cần thiết.

Cùng với việc nhà nước ta đang thực hiện nhiều biện pháp để giảm tỉ lệ người hút thuốc lá thì việc lồng ghép nội dung phòng chống tác hại thuốc lá vào một số môn học ở trường THCS là rất quan trọng nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức toàn diện và kĩ năng sống cần thiết, góp phần xây dựng một môi trường học tập “ không khói thuốc”.

 

doc 28 trang thuychi01 34906
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp giáo dục phòng chống tác hại của thuốc lá qua bộ môn Sinh học 8 trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lý luận
2
2.2.Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
3
2.2.1. Kết quả khảo sát thực trạng
3
2.2.2. Thuận lợi
3
2.2.3. Khó khăn
4
2.3. Một số giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.3.1. Nghiên cứu thông tin về những nội dung kiến thức có liên quan đến tác hại thuốc lá.
4
2.3.2. Xác định nội dung và địa chỉ lồng ghép giáo dục phòng chống tác hại thuốc lá vào các bài học.
6
2.3.3. Một số ví dụ về thiết kế bài giảng có nội dung giáo dục phòng chống tác hại thuốc lá:
11
2.4. Hiệu quả của SKKN 
19
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
20
3.1. Kết luận:
20
3.2. Kiến nghị:
20
Tài liệu tham khảo.
22
Danh mục SKKN đã được hội đồng SKKN ngành giáo dục và dào tạo huyện, tỉnh và các cấp cao hơn xếp loại từ C trở lên.
23
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Cuộc sống là một chuỗi những sự vật hiện tượng có liên quan đến nhau, sự việc này dẫn đến sự việc kia. Cũng như vậy, xã hội càng phát triển thì kéo theo đó con người và nhu cầu của mình cũng thay đổi từng ngày, có cả những mặt tốt và xấu. Trong đó có thể nói hiện tượng hút thuốc lá ở học sinh đang ngày trở nên phổ biến và có thể đang trở thành một vấn nạn nhức nhối trong xã hội.
Chắc hẳn các bạn đều đã biết rằng thuốc lá là một chất gây nghiện, khi dính vào thì rất khó mà thoát ra và hơn hết nó là một chất gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể khi là tác nhân chính gây ra các bệnh về phổi, thậm chí là ung thư. Ngày nay ai cũng biết rằng hút thuốc lá chỉ có hại không có lợi bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người hút thuốc mà còn ảnh hưởng rất lớn đến những người xung quanh, thậm chí những người không hút thuốc trực tiếp nhưng vô tình hít phải khói thuốc mới là những người chịu ảnh hưởng xấu nhất bởi thuốc lá. Chưa kể mùi thuốc lá rất dễ gây khó chịu cho mọi người xung quanh, do đó mà thuốc lá vừa ảnh hưởng trực tiếp vừa ảnh hưởng gián tiếp đến mọi người.
Mặc dù, mọi người đều biết về những tác hại do thuốc lá gây ra. Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại nhiều trường hợp các thanh thiếu niên tập tành hút thuốc và nghiện hút sau đó chính vì thế căn bệnh “ nghiện” thuốc lá, thuốc lào đang lan tràn ngày càng nhiều trong giới trẻ trong đó có nhiều em vẫn còn học ở bậc THCS. Thực tế ở trường THCS Cẩm Sơn, qua theo dõi thấy hiện tượng một số ít các em học sinh nam ở các lớp khối 8, 9 có hiện tượng lén hút thuốc lá, thuốc lào ở nhà và cả ở trường. Vì vậy, cho người trẻ hiểu được sự nguy hiểm của việc sử dụng thuốc lá là vô cùng cần thiết.
Cùng với việc nhà nước ta đang thực hiện nhiều biện pháp để giảm tỉ lệ người hút thuốc lá thì việc lồng ghép nội dung phòng chống tác hại thuốc lá vào một số môn học ở trường THCS là rất quan trọng nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức toàn diện và kĩ năng sống cần thiết, góp phần xây dựng một môi trường học tập “ không khói thuốc”.
Để làm tốt công tác tuyên truyền và giáo dục học sinh phòng chống tác hại của khói thuốc lá bản thân tôi đã không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu các giải pháp và vận dụng vào thực tiễn giảng dạy tại trường thông qua môn sinh học lớp 8 và tôi thấy việc vận dụng lồng ghép giáo dục học sinh phòng tránh tác hại của thuốc lá qua môn học là có hiệu quả nên tôi mạnh dạn đề xuất đưa đề tài SKKN “Phương pháp giáo dục phòng chống tác hại của thuốc lá qua bộ môn Sinh học 8 trường THCS” vào giảng dạy tại trường THCS Cẩm Sơn – Cẩm Thủy - Thanh Hóa”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua môn sinh học 8 giáo dục cho học sinh phòng chống tác hại của khói thuốc lá đối với bản thân, gia đình và cộng đồng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về tác hại của việc hút thuốc lá đối với học sinh nói riêng và trẻ em nói chung.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập và xử lí thông tin:
- Phương pháp sưu tầm, thống kê và xử lý số liệu.
- Phương pháp trao đổi, thảo luận với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
Hàng năm, trên thế giới đã có 6 triệu người chết vì thuốc lá. Việt Nam là quốc gia có số người hút thuốc lá cao thứ 3 trong toàn khu vực ASEAN. Tính tới nay, Việt Nam có hơn 15 triệu người trưởng thành đang hút thuốc lá, trong số đó có 2/3 phụ nữ và trẻ em thường xuyên phải hít khói thuốc lá. Số người hút thuốc lá cũng ngày càng trẻ hóa. Vừa qua, tại Ấn Độ, thông tin một cậu bé 7 tuổi đã dành tất cả số tiền tiêu vặt, thậm chí là ăn trộm tiền để mua thuốc lá đang khiến nhiều người phải giật mình. Mỗi ngày cậu bé 7 tuổi hút tới 16 điếu thuốc và từ chối cai nghiện hoàn toàn. Đây không phải là trường hợp mới mà thực tế càng ngày có nhiều trẻ em đã biết hút thuốc lá từ rất sớm.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trẻ hút thuốc lá sớm bắt nguồn từ chính cha mẹ của trẻ. Trẻ em chưa thể nhận thức được hết mọi việc cha mẹ làm hàng ngày là tốt hay là xấu. Trẻ em thường học rất nhanh từ chính hành động thường ngày của người lớn. Do vậy, khi cha hoặc mẹ hút thuốc lá thường xuyên trước mặt con trẻ, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến trẻ và chúng sẽ bắt chước và học theo. Bên cạnh đó, cha mẹ không thường xuyên lắng nghe, để tâm đến những thay đổi trong tâm sinh lý của trẻ, không dạy trẻ những kỹ năng sống cần thiết sẽ dễ khiến trẻ bị người xấu lợi dụng, dụ dỗ tiếp xúc với thuốc lá. Trẻ em hút thuốc lá từ sớm sẽ ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành sau này, đồng thời có những tác hại nhất định đến sức khỏe của trẻ.
Như vậy việc phòng chống tác hại của thuốc lá nói chung và công tác giáo dục phòng chống tác hại của thuốc lá trong trường học nói riêng là vấn đề cần thiết và cấp bách. Qua việc giáo dục nhằm phân tích cho các em thấy được những tác hại nghiêm trọng của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe, từ đó hiểu được vì sao không nên hút thuốc lá.
2.2. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
2.2.1. Kết quả khảo sát thực trạng:
- Bảng khảo sát học sinh hút thuốc lá ở các khối lớp trong trường THCS Cẩm Sơn trước khi thực hiện đề tài:
Khối lớp điều tra
HS không hút tuốc
HS hút thuốc
Tỉ lệ số HS nam, nữ tham gia hút thuốc
Tổng số HS từng khối lớp
SL
%
SL
%
Nam
Nữ
Khối 8
48
96,0
2
4,0
(4,0%)
0%
50
Khối 9
53
94,6
3
5,4
(5,4%)
0%
56
Số học sinh hút thuốc ở các khối lớp trong trường THCS Cẩm Sơn:
- Khối 8: 2/50 em = 4,0%; Khối 9: 93/56 em = 5,4%. Như vậy tỉ lệ học sinh hút thuốc có chiều hướng tăng theo độ tuổi từ 13 - 14 tuổi và số lượng học sinh tham gia hút thuốc chưa nhiều, chủ yếu là học sinh nam.
- Qua khảo sát và phỏng vấn thì nguyên nhân đẫn đến các em hút thuốc vì:
+ Vì chính cha mẹ cũng hút thuốc và các em học theo
+ Áp lực của bạn bè
+ Các em coi việc hút thuốc như là cách để chống đối và thể hiện tính độc lập
+ Các em nghĩ rằng người khác hút được thì mình cũng hút được
+ Các em dễ bị kích động bởi truyền thông, đặc biệt là từ quảng cáo, phim ảnh và chạy theo các hình tượng
Với thực trạng trên cho thấy công tác phòng chống tác hại khói thuốc lá cho học sinh là rất cần thiết. Nên tôi đã chọn đề tài này để truyền đạt đến học sinh với mong muốn được cùng với các cơ quan đoàn thể trong nhà trường và địa phương xây dựng một môi trường không khói thuốc.
2.2.2. Thuận lợi:
Khi thực hiện đề tài tôi có được những thuận lợi như sau:
- Vấn đề phòng chống tác hại của thuốc lá hiện nay đang là vấn đề được xã hội quan tâm, đặc biệt công tác giáo dục phòng chống tác hại của thuốc lá trong trường học hiện nay đang là một trong những mục tiêu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng tới.
- Môn Sinh học 8 là môn có nhiều bài có nội dung kiến thức liên quan đến công tác giáo dục phòng chống tác hại thuốc lá.
- Các em học sinh trong nhà trường phần lớn là chưa hút thuốc lá hoặc chỉ mới bắt đầu tập tành và thử hút thuốc lá nên việc giáo dục dễ dàng.
- Được sự ủng hộ từ Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là sự giúp đỡ của các giáo viên trong tổ và nhóm bộ môn.
- Được sự đồng tình ủng hộ của đa số học sinh trong toàn trường.
2.2.3. Khó khăn:
- Đa số trong gia đình các em và ở địa phương các em sinh sống có người hút thuốc từ đó tạo cho các em thói quen bắt trước người lớn.
- Việc quản lí kinh doanh thuốc lá ở địa phương chưa chặt chẽ nên các em có thể dễ dàng mua thuốc lá.
- Một số giáo viên trong trường vẫn còn hút thuốc lá ở trường.
- Trẻ em có thể bị cám dỗ, muốn thử hút thuốc lá với bất kỳ lí do nào như để trông sành điệu, giống người lớn hơn, để giảm cân, để có vẻ cứng cáp hoặc cảm giác tự do.
- Chỉ một mình bộ môn sinh học 8 lượng kiến thức lồng ghép giáo dục phòng tránh tác hại của thuốc lá còn hạn chế.
2.3. Một số giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Nghiên cứu thông tin về những nội dung kiến thức có liên quan đến tác hại của thuốc lá.
* Tác hại của thuốc lá đối với trẻ em:
Trẻ em sống chung nhà với người hút thuốc và hút thuốc sẽ có tỷ lệ nhiễm các bệnh về đường hô hấp cao hơn bình thường. Các triệu chứng sẽ trầm trọng và kéo dài hơn so với những trẻ sống trong gia đình không có khói thuốc và không hút thuốc. Tác động của khói thuốc thụ động sẽ tồi tệ hơn trong khoảng 5 năm đầu đời, khi trẻ dành hầu hết thời gian bên cha mẹ. Càng có nhiều người trong nhà hút thuốc hoặc người đó hút thuốc càng nhiều, triệu chứng bệnh của trẻ sẽ càng trầm trọng hơn. Khói thuốc thụ động đặc biệt nguy hiểm đối với những trẻ bị bệnh hen suyễn. Trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc sẽ tăng nguy cơ lên cơn hen suyễn, phải thường xuyên đến phòng cấp cứu cũng như gia tăng số lần phải nhập viện. Sau đây là một số hậu quả do khói thuốc thụ động gây ra:
- Hội chứng đột tử khi ngủ (SIDS): Tiếp xúc nhiều với khói thuốc, trẻ sẽ tăng nguy cơ mắc phải hội chứng đột tử khi ngủ gấp hai lần.
- Viêm phế quản: Khói thuốc lá khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh về phổi như viêm phế quản, viêm phổi Nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể khiến trẻ bị các bệnh về phổi trong 2 năm đầu đời. Do đó, tốt nhất bạn để trẻ hạn chế tiếp xúc với khói thuốc.
- Hen suyễn: Trẻ nhỏ rất dễ bị hen suyễn nếu chúng tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá trong những năm đầu đời. Những trẻ mắc bệnh này cần phải uống thuốc trong quãng thời gian dài để điều trị. Khi trẻ lớn lên, căn bệnh này sẽ theo trẻ đến hết cuộc đời và trẻ luôn cần phải được chăm sóc y tế thường xuyên.
- Hơi thở ngắn: Những trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá khi còn nhỏ sẽ không thể thở sâu được bởi phổi của trẻ đã bị tổn thương. Khi trưởng thành, trẻ sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi và gặp khó khăn trong việc hít thở sâu.
- Nhiễm trùng tai: Nếu bạn thường xuyên hút thuốc, trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng tai. Tình trạng này có thể phát triển thành bệnh viêm màng não cầu khuẩn, gây tàn tật về thần kinh, mất thính giác và thậm chí tử vong nếu bị nặng.
- Ung thư: Một trong những điều nguy hiểm nhất của khói thuốc là có thể khiến trẻ bị ung thư ngay từ khi còn rất nhỏ. Nếu tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá trong những năm đầu đời, trẻ có thể bị ung thư bạch huyết, ung thư máu và ung thư não. Khi trẻ lớn lên, trẻ rất dễ bị ung thư phổi, ung thư vú hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
- Dễ bị cảm lạnh: Tiếp xúc nhiều với khói thuốc sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh mỗi khi thời tiết thay đổi. Vì vậy, hãy chăm sóc trẻ cẩn thận và đừng cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Ho: Những trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá thường hay bị ho. Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể ho rất nhiều và có máu xuất hiện trong chất nhầy khi ho.
- Viêm họng: Viêm họng là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ khi trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Trẻ không hút thuốc nhưng khói thuốc mà bạn hút lại ảnh hưởng đến trẻ. Khói thuốc có thể khiến cổ họng trẻ bị nhiễm trùng.
- Hôi miệng: Những trẻ tiếp xúc với khói thuốc sẽ dễ bị hôi miệng ngay từ khi còn nhỏ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc giao tiếp của trẻ khi lớn lên.
- Khàn giọng: Trẻ nhỏ sẽ bị khàn tiếng nếu tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá. Trong giai đoạn dậy thì, tiếng nói sẽ phát triển và nếu trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc trước đó thì giọng nói của trẻ sẽ bị khàn. Lấy lại giọng nói bình thường sau khi trưởng thành là một điều rất khó.
* Phương pháp nhận biết các em hút thuốc lá:
- Ngửi thấy mùi khói thuốc trên quần áo của các em.
- Quan sát thấy các em có triệu trứng ho.
- Các em hay phàn nàn bị rát cổ họng.
- Các em bị khàn tiếng.
- Tiếp xúc gần ngửi thấy các em có hiện tượng hôi miệng.
- Các em thường nhạy cảm hơn với thời tiết khi lạnh.
- Quan sát thấy các em bị vàng răng.
- Thấy các em có hiện tượng khó thở
* Biện pháp giúp các em từ bỏ thuốc lá:
Để giúp ngăn ngừa các em sử dụng thuốc lá cần thực hiện các nguyên tắc sau :
- Thảo luận về việc hút thuốc theo cách khiến các em không có cảm giác bị trừng phạt hay phán xét.
- Điều quan trọng là phải tiếp tục nói chuyện với trẻ về những nguy hiểm của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe.
- Hãy hỏi những gì trẻ thấy hấp dẫn hoặc không hấp dẫn về việc hút thuốc. Hãy là một người lắng nghe kiên nhẫn.
- Đọc truyện, xem ti vi và đi xem phim với trẻ. Để giúp trẻ tránh xa việc tiếp xúc với những hình ảnh liên quan đến thuốc lá. So sánh những hình ảnh truyền thông với những gì xảy ra trong thực tế.
- Khuyến khích trẻ em tham gia vào các hoạt động thể chất để các em không cảm thấy chán nản dẫn đến việc tìm đến các thói xấu như hút thuốc.
- Thể hiện rằng bạn coi trọng các ý kiến và ý tưởng của trẻ để trẻ cảm thấy được tự do.
- Thảo luận các cách để đối phó với việc nghiện thuốc. Nhưng cũng cung cấp những thông tin giúp các em có cái nhìn khác về thuốc lá như “Nó sẽ làm cho quần áo và hơi thở của con có mùi hôi” hoặc “Mọi người sẽ không đến gần nếu biết con hút thuốc đấy!”.
- Nhấn mạnh những gì trẻ làm đúng hơn là sai. Lòng tự tin là sự bảo vệ tốt nhất giúp trẻ chống lại những cám dỗ từ môi trường xung quanh.
- Giải thích rằng việc hút thuốc chi phối nhiều như thế nào trong cuộc sống hàng ngày của trẻ như việc thuốc lá tốn kém như thế nào? Hay hút thuốc ảnh hưởng đến tình bạn ra sao?.
- Thiết lập các nội quy cứng rắn như loại trừ hút thuốc và nhai thuốc lá từ nhà của bạn và giải thích lý do với trẻ.
2.3.2. Xác định nội dung và địa chỉ lồng ghép giáo dục phòng chống tác hại của thuốc lá vào các bài học.
Bài có nội dung lồng ghép
Nội dung trong bài có tác dụng giáo dục (địa chỉ lồng ghép)
Cách vận dụng kiến thức để giáo dục học sinh và biện pháp hỗ trợ
Bài 11: Cấu tạo và tính chất của xương
Mục III: Vệ sinh hệ vận động
* Qua hoạt động này GV Cung cấp cho học sinh thông tin về một số nghiên cứu phát hiện ra rằng, hút thuốc lá cũng có thể gây ảnh hưởng cho xương. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ yếu xương, loãng xương. Tình trạng này làm tăng nguy cơ gãy xương bao gồm cả cong vẹo cột sống.
- Từ đó giáo viên giáo dục cho học sinh không nên hút thuốc vì hút thuốc làm tăng nguy cơ yếu xương, loãng xương. Tình trạng này làm tăng nguy cơ gãy xương bao gồm cả cong vẹo cột sống.
Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch , vệ sinh hệ tuần hoàn
Mục II: Vệ sinh tim mạch
* Qua hoạt động này GV cung cấp thông tin cho HS nắm được kiến thức về:
+ Hút thuốc chủ động đã được biết chắc chắn là một yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành, nhưng tiếp xúc với môi trường khói thuốc hay hút thuốc thụ động thì nguy cơ bị bệnh mạch vành tăng 20-30%. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp 2-4 lần và tử vong nhiều hơn khoảng 70% do bệnh này.
+ Nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành là do xơ vữa động mạch. Lớp nội mạch có thể bị phá huỷ do một số tác nhân: cao huyết áp, hoá chất độc (như các chất tìm thấy trong khói thuốc) và mỡ máu cao. Những hoá chất như hydrocarbon thơm đa vòng là chất gây ung thư có trong thuốc lá cũng có tác dụng gây hình thành mảng xơ vữa.
+ Hút thuốc là nguy cơ cao gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và tăng cholesterol máu. Khi phối hợp với các yếu tố nguy cơ này, hút thuốc tạo ra những ảnh hưởng rất lớn, lớn hơn nhiều so với cộng 2 yếu tố nguy cơ riêng rẽ lại.
- Từ đó Từ đó giáo viên giáo dục cho học sinh không nên hút thuốc vì Hút thuốc là nguy cơ cao gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và tăng cholesterol máu.
Bài 22: Vệ sinh hô hấp
Mục I: Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại.
* Qua hoạt động này GV cung cấp cho HS thông tin kiến thức về ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổi:
+ Khi chúng ta hít vào, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng, nơi không khí được lọc, sưởi ấm và làm ẩm. Không khí hít vào sẽ đi qua khí quản để vào phổi. Trong mỗi phổi đều có một hệ thống phế quản, tiểu phế quản, phế nang. ở phế nang quá trình trao đổi khí sẽ xảy ra. Máu sẽ đổi CO2 lấy O2 sau đó sẽ mang O2 đến các tổ chức của cơ thể. Khi khói thuốc đi vào qua miệng thì người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất đó là quá trình lọc ở mũi. Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn. Điều này là do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị phá huỷ. Những sự thay đổi cấu trúc phổi ở những người hút thuốc làm giảm khả năng lấy oxi của phổi. Khói thuốc gây phá huỷ phế nang làm giảm tính đàn hồi của phổi và làm giảm khả năng trao đổi oxi. Phổi của những người hút thuốc bị giảm diện tích bề mặt và giảm mạng mao mạch, điều này có nghĩa là dòng máu lưu thông qua phổi bị giảm. Dẫn đến làm giảm cung cấp chất dinh dưỡng và ôxy cần thiết cho cả nhu mô phổi và các tổ chức khác trong cơ thể để duy trì sự khoẻ mạnh và chức năng bình thường của chúng.
- Từ đó giáo viên giáo dục cho học sinh thấy được không nên hút thuốc vì Hút thuốc là tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
Bài 30:
Vệ sinh hệ tiêu hóa
Mục I: Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa.
- Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả.
* Qua hoạt động này GV cung cấp cho HS thông tin về tác hại của khói thuốc lá và nguy cơ ung thư vùng đầu cổ:
- Ung thư thực quản.  Nguy cơ phát bệnh ung thư thực quản của người hút thuốc lớn hơn 8 tới 10 lần người không hút thuốc.
- Ung thư thanh quản. Hút thuốc gây nên 80 % trong tổng số ung thư thanh quản. Người hút thuốc chịu nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản lớn hơn 12 lần so với người không hút thuốc.
- Ung thư miệng. Hút thuốc là nguyên nhân chủ yếu của các bệnh ung thư lưỡi, tuyến nước bọt, miệng và vòm họng. Những người nam giới hút thuốc có nguy cơ lớn gấp 27 lần phát triển các bệnh về ung thư miệng hơn những nam giới không hút thuốc.
Bài 31:
Trao đổi chất
Mục I: Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài
* Qua hoạt động này GV cung cấp cho HS kiến thức về:
- Thông qua hệ hô hấp cơ thể đã nhận được khí oxi từ môi trường bên ngoài đồng thời thải ra môi trường ngoài khí cacbonic và hơi nước nhưng nếu chúng ta hút thuốc lá hoặc ngửi phải khói thuốc sẽ làm cho phổi của chúng ta bị ảnh hưởng làm cho khả năng trao đổi khí diễn ra không bình thường. Chính vì vậy chúng ta không nên sử dụng thuốc lá và không nên tiếp xúc nhiều với môi trường nhiều khói thuốc.
Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu
Mục I: Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu
* Qua hoạt động này GV làm cho HS thấy được:
- Cầu thận có thể bị hư hại do một số bộ phận, cơ quan khác bị viêm như: Tai, mũi, họng rồi gián tiếp gây viêm cầu thận như vậy nếu chúng ta sử dụng thuốc lá sẽ dẫn đến viêm mũi và họng từ đó sẽ gây hư hỏng thận một cơ quan quan trọng trong hệ bài tiết có chức năng lọc máu để tạo thành nước tiểu.
Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh.
Mục III: Tránh lạm dụng các chất kích thích ức chế đối với hệ thần kinh.
* Qua hoạt động này GV cung cấp cho HS thấy được những chất kích thích gây hại cho hệ thần kinh: Chất kích thích, chất gây nghiện, chất làm suy giảm chức năng hệ thần kinh...trong đó thuốc lá là một chất gây nghiện có ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. 
Cụ thể: Một trong những thành phần của thuốc lá là một loại ma túy làm thay đổi tâm trạng có tên là nicotin. Nicotin đến não chỉ trong vài giây. Đây là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương, vì vậy nó làm cho bạn cảm thấy sung sức hơn trong một thời gian ngắn. Khi tác dụng này lắng xuống, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và thèm

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giao_duc_phong_chong_tac_hai_cua_thuoc_la_q.doc