SKKN Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh Khối 8 trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – huyện Krông Ana – tỉnh Đắk Lắk

SKKN Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh Khối 8 trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – huyện Krông Ana – tỉnh Đắk Lắk

Cơ sở lí luận vấn đề

Với nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng và nhà nước xây dựng ngay từ lúc thống nhất đất nước “Lấy Giáo dục là Quốc sách hàng đầu”. Đã từ lâu, người ta đã xem “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”, những chủ nhân tương lai của đất nước, chính điều đó mà trẻ em luôn là đối tượng được cả xã hội quan tâm. Gia đình, nhà trường, xã hội luôn giành những ngôn từ đẹp nhất để gọi tên lớp trẻ: Những thiên thần, tuổi thần tiên, tuổi hồng

 Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói" Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu"

 Hoặc câu nói của Bác như sau“ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”

Thể hiện sự quan tâm đến “thế giới ngày mai”, năm 1990 Hội đồng Nhà nước Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ 2 trên thế giới đã phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (sau nước Ga Na). Và để có một “thế giới ngày mai” tươi đẹp, Luật “Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” của Việt Nam đã chỉ rõ: “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan

tâm hàng đầu”.

Theo sự ghi nhận trong công tác giảng dạy qua các năm về khối học sinh lớp 8 tại trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk thì 90% các em đã bước vào tuổi dậy thì và các em rất muốn tìm hiểu về sự phát triển của bản thân mình, muốn khẳng định mình, chứng tỏ mình là người lớn. Như vậy, việc quan tâm chăm sóc và giáo dục các em trong giai đoạn này cần được đặt lên hàng đầu. Trước thực trạng trẻ em nói chung và độ tuổi vị thành niên nói riêng hư hỏng, sa sút về đạo đức đã và đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ khiến cho mọi người không khỏi bàng hoàng, sửng sốt thì việc tăng cường giáo dục đạo đức học sinh là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay.

Chính vì vậy vai trò của ngành giáo dục trong việc giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho các em học sinh là rất cần thiết. Chúng ta cần có những biện pháp tích cực để ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi sai trái về đạo đức trong trường học. Có giải pháp nào hay nâng cao giá trị đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh khi ngồi trên ghế trường phổ thông ?

 

doc 29 trang hoathepmc36 01/03/2022 6383
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh Khối 8 trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – huyện Krông Ana – tỉnh Đắk Lắk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc sống hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành những tình cảm tốt đẹp cũng như thời gian, công sức, trí tuệ của mình để giáo dục, bồi dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Nam. Qua từng thời kỳ cách mạng khác nhau, Bác luôn đề ra phương hướng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và phát huy sức mạnh của tuổi trẻ cũng như củng cố xây dựng các tổ chức Đoàn, Hội. Ngay sau khi đất nước độc lập, trong thư gửi học sinh cả nước ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác Hồ đã khẳng định:“ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. 
Nói đến học sinh tức là nói đến thế hệ đang nắm giữ trong tay tri thức cùng với những hiểu biết về tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Tuy mang trên mình một sứ mệnh to lớn nhưng trong thực tế không ít học sinh, thanh thiếu niên đang dần bị “tha hóa” về đạo đức. 
Nguồn: Internet
Tất cả các tệ nan vi phạm đạo đức của các em học sinh đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong xã hội nói chung và xung quanh các trường học nói riêng. Ngay tại địa bàn Thôn Quỳnh tân II – Thị trấn Buôn Trấp – Krông ana – Đắk lắk, mức độ và diễn biến sự việc ngày càng phức tạp khó lường. Đây là tiếng còi báo động đến các bậc cha mẹ học sinh, là nỗi lo lắng trăn trở của đội ngũ nhà giáo, là nguy cơ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. 
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet
Thật vậy, không ai thành công mà không trải qua con đường học tập, trường học là môi trường giáo dục, đào tạo, truyền tải kiến thức, rèn luyện con người về phẩm chất, năng lực và đạo đức. Giáo dục đạo đức cho các em học sinh trong nhà trường là cái cốt lõi xây dựng nên một công dân tốt cho xã hội, là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và nhân dân đã giao phó cho nhà trường nói chung và thầy cô giáo nói riêng. 
Tôi đã đứng trên mục giảng hơn 6 năm qua, với biết bao thăng trầm của nghề nhà Giáo mà tôi đã chọn, trực tiếp giảng dạy nhiều thế hệ học trò, nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã gắn bó với những kỉ niệm vui buồn, những băn khoăn, trăn trở đối với những diễn biến phức tạp của thời đại hiện nay đang dần dần cuốn hút các em học sinh đi theo những con đường đạo đức sai trái. Đặc biệt sự phát triển của công nghệ thông tin đã cho ta cái nhìn sâu, rộng về vấn đề này.
Sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay đã cho ta có cái nhìn sâu, rộng về những biểu hiện hư hỏng của học sinh hiện nay: Đánh nhau, ham chơi, bỏ tiết, vô lễ với giáo viên, nói dối bố mẹ thường xuyên, hút thuốc lá, Nghiện chơi game( Như game Liên minh huyền thoại, bắn đột kích) ...; thậm chí một số em đã rơi vào tình trạng nghiện cần xa, đập đá và hút thuốc lá ngay từ rất nhỏ, dẫn đến trộm cắp tài sản của gia đình, làng xóm và có nguy cơ sa vào tệ nạn xã hội như việc đánh nhau có tổ chức, ma tuý, mại dâm. Làm cho luân thường đạo lý, nghĩa thầy trò, tình bè bạn bị mai một.
Chúng ta không còn lạ lẫm gì về hình ảnh học sinh tụ tập hút thuốc lá trước cổng trường, sau nhà về sinh hoặc đâu đó gần khuôn viên trường học và tôi đã từng bỏ rất nhiều thời gian để đi tìm học sinh trong các quán Internet ven đường khi đến giờ vào lớp mà chưa thấy học sinh mình đến lớp, trong khi gọi điện thoại về nhà bố mẹ thông báo em đã đến trường từ rất sớmvv. Tình trạng học sinh vi phạm nội quy, tham gia vào những trò vô bổ ngày càng nhiều, những vấn nạn xã hội xâm nhập vào trường học và mức độ ngày càng nghiêm trọng.
	 Chắc chắn rằng mỗi chúng ta ai cũng phải giật mình khi nhận ra học sinh ngày càng muốn thể hiện mình là đại ca, đàn anh đàn chị: không phục tùng là đánh, xích mích nhỏ cũng đánh, bị kích động là đánhTóm lại các em đưa những hành động bạo lực vào trường học từ lúc nào. Không phải đánh tay đôi mà là đánh hội đồng, nhiều người đánh một ngườithật nguy hiểm và đáng sợ.
Trên địa bàn nơi tôi công tác, tình trạng lập gia đình sớm đối với các em học sinh là người đồng bào dân tộc Ê đê vẫn còn xảy ra khá nhiều, chỉ vì ham chơi, lười học, yêu sớm hoặc do nạn tảo hôn gây ra. Không chỉ đối với những học sinh cá biệt cần xử lí giáo dục, mà ngay cả những học sinh ngoan, học giỏi cũng khiến chúng ta bận tâm. Vấn nạn yêu sớm đang dần trở thành phổ biến. Các em gần như công khai thổ lộ tình cảm trước mặt thầy cô, bạn bè mà không cảm thấy ngại ngùng, lúng túng.
Và còn nhiều vấn đề khác như tệ nạn đập đá, hút cần xa, sử dụng điện thoại Smart Phone, Facebook, nói tục chửi thề, xúc phạm thầy cô giáo đang diễn ra tại địa bàn nơi tôi công tác nói riêng và ở nhiều trường học trên địa bàn huyện Krông Ana, trên cả nước nói chung. khiến chúng ta không thể không bắt tay vào cuộc. 
Xuất phát từ tình hình thực tế đó tôi thực hiện đề tài SKKN “Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk”. Nhằm có cái nhìn sâu, rộng hơn về thực trạng đạo đức học sinh THCS hiện nay, có những biện pháp xử lý, khắc phục để giúp các em ngày càng trở thành con ngoan, trò giỏi và tương lai là những công dân tốt cho xã hội.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá thực trạng xảy ra những biểu hiện vi phạm đạo đức hiện nay của các em học sinh lớp 8 tại trường THCS Lương Thế Vinh. 
Tìm hiểu những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng vi phạm đạo đức trong trường học. Từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết nhằm hạn chế tình trạng trên.
Đánh giá vai trò và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận vấn đề
Với nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng và nhà nước xây dựng ngay từ lúc thống nhất đất nước “Lấy Giáo dục là Quốc sách hàng đầu”. Đã từ lâu, người ta đã xem “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”, những chủ nhân tương lai của đất nước, chính điều đó mà trẻ em luôn là đối tượng được cả xã hội quan tâm. Gia đình, nhà trường, xã hội luôn giành những ngôn từ đẹp nhất để gọi tên lớp trẻ: Những thiên thần, tuổi thần tiên, tuổi hồng
 Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói" Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu"
 Hoặc câu nói của Bác như sau“ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
Thể hiện sự quan tâm đến “thế giới ngày mai”, năm 1990 Hội đồng Nhà nước Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ 2 trên thế giới đã phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (sau nước Ga Na). Và để có một “thế giới ngày mai” tươi đẹp, Luật “Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” của Việt Nam đã chỉ rõ: “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan
tâm hàng đầu”.
Theo sự ghi nhận trong công tác giảng dạy qua các năm về khối học sinh lớp 8 tại trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk thì 90% các em đã bước vào tuổi dậy thì và các em rất muốn tìm hiểu về sự phát triển của bản thân mình, muốn khẳng định mình, chứng tỏ mình là người lớn. Như vậy, việc quan tâm chăm sóc và giáo dục các em trong giai đoạn này cần được đặt lên hàng đầu. Trước thực trạng trẻ em nói chung và độ tuổi vị thành niên nói riêng hư hỏng, sa sút về đạo đức đã và đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ khiến cho mọi người không khỏi bàng hoàng, sửng sốt thì việc tăng cường giáo dục đạo đức học sinh là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay.
Chính vì vậy vai trò của ngành giáo dục trong việc giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho các em học sinh là rất cần thiết. Chúng ta cần có những biện pháp tích cực để ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi sai trái về đạo đức trong trường học. Có giải pháp nào hay nâng cao giá trị đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh khi ngồi trên ghế trường phổ thông ? 
II. Thực trạng vấn đề
a. Thuận lợi
Được sự đồng thuận, tín nhiệm và hỗ trợ của phụ huynh học sinh, sự phối hợp của giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể trong đó có sự hỗ trợ đắc lực của Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP HCM. Các giáo chủ nhiệm có điều kiện để trao đổi, phối hợp trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. 
Được sự quan tâm của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, BGH trường THCS Lương Thế Vinh và Lãnh đạo Phòng GD&ĐT Huyện Krông Ana, nhiều đồng chí giáo viên chủ nhiệm đã được cử đi tập huấn về nghiệp vụ công tác chủ nhiệm lớp, phát triển kĩ năng sống cho học sinh.
Lực lượng cán bộ, giáo viên tại trường THCS Lương Thế Vinh gồm có 52 cán bộ giáo viên, nhân viên trong đó có rất nhiều giáo viên có kinh nghiệm chủ nhiệm lâu năm và đạt được thành tích cao trong công tác chủ nhiệm, có nhiều phương pháp giáo dục học sinh phù hợp vời từng đối tượng nên rất thuận lợi cho công tác giáo dục đạo đức học sinh.
Học sinh trong trường đa phần là chăm ngoan, chăm học và được sự quan tâm của gia đình và xã hội, trường THCS Lương Thế vinh luôn đứng vị trí thứ hai trong nhiều năm liền về công tác mũi nhọn của học sinh, nhiều học sinh đạt giải cao trong kỳ thi các môn văn hóa, TDTT cấp huyện, cấp tỉnh.vvv.
Ban lãnh đạo các trường THCS THCS Lương Thế Vinh đã tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm như được giảm số tiết dạy theo quy định, được trang bị tư liệu, tài liệu và được phân công giảng dạy thuận lợi cho công tác chủ nhiệm. Đa phần giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp đều là những đồng chí có thâm niên trong công tác, nhiệt tình, tâm huyết và có nhiều thành tích trong công tác chủ nhiệm nhiều năm liên tục.
Vấn đề giáo dục đạo đức học sinh luôn được đặt lên hàng đầu tại các trường học nên giáo viên chủ nhiệm đã nhận được nhiều sự đồng tình ủng hộ từ các cấp, các ngành. Đặc biệt tại trường THCS Lương Thế Vinh giáo viên chủ nhiểm luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ từ Ban giám hiệu, các đoàn thể và đặc biệt có sự phối hợp chặt chẽ đối với liên đội nhà trường.
b. Khó khăn
Học sinh khối 8 có rất nhiều biến đổi về thể chất lẫn tâm sinh lí. Ở lứa tuổi này các em rất hiếu động, nghịch ngượm, luôn chau chuốt vẻ bên ngoài hay làm những việc khiến người khác phải chú ý, luôn chứng tỏ mình là người trưởng thành, muốn được tự do không chịu sự quản lí của người lớn.
Địa bàn trường tôi đang công tác nằm trên địa bàn Thôn Quỳnh tân II – TT Buôn trấp – Krông Ana – Đắk lắk là một địa bàn tập trung nhiều người dân phía bắc (Quê Thái Bình) là chủ yếu. Vì đặc trưng vùng miền nên những từ ngữ “nói tục” được sử dụng rất nhiều hàng ngày, kể cả những người lớn tuổi dẫn đến trong giao tiếp hàng ngày các em đã được làm quen rất nhiều với các từ ngữ địa phương liên quan đến chửi bậy, nói tục. Địa bàn cũng khá phức tạp về an ninh nên các em cũng rất dễ bị sa lầy vào các hành vi vi phạm đạo đức.
Trên địa bàn huyện Krông Ana ở một số địa bàn có tình hình an ninh trật tự không được ổn định: Tình trạng thanh niên hư hỏng, lêu lỏng còn phổ biến ở các xã phường, thị trấn. Những đối tượng này thường lôi kéo, dụ dỗ học sinh tham gia vào các tệ nạn xã hội dẫn đến vi phạm đạo đức học sinh.
Một bộ phận không nhỏ cha mẹ học sinh còn thiếu hiểu biết, nhận thức việc học chưa đúng. Học chỉ để biết đọc biết viết là đủ, nên không quan tâm và đầu tư nhiều đến con em mình. Xuất phát từ thực tiễn việc làm, nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường với tấm bằng loại ưu nhưng vẫn không xin được việc làm nên gia đình không mấy “mặn mà” với vấn đề học tập, coi việc học là trách nhiệm của thầy cô, xem việc giáo dục học sinh là trách nhiệm của nhà trường.
Trường THCS Lương Thế Vinh có một phần không nhỏ là học sinh dân tộc thiểu số, chưa hiểu đúng hiểu đủ về quyền và nghĩa vụ học tập. Còn tồn tại những phong tục tập quán, hũ tục lạc hậu.
Một số ít giáo viên làm công tác chủ nhiệm chưa thực sự tâm huyết với công việc, đôi khi chưa có biện pháp tối ưu nhất để giáo dục đạo đức học sinh.
Những khó khăn trên đã phần nào ảnh hưởng đến việc học tập cũng 
như việc rèn luyện đạo đức vì muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì phải có sự 
kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là quan hệ thống nhất không 
thể tách rời trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. 
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
1. Mục tiêu của giải pháp.
Tìm hiểu nguyên nhân học sinh tham gia các tệ nạn xã hội. 
Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể để tìm ra biện pháp ngăn chặn và sử lí kịp thời những hành vi vi phạm nội quy trường lớp.
Trong giờ sinh hoạt lớp sau khi các tổ trưởng, ban cán sự lớp hoàn thành 
phần báo cáo, nhận ra điểm cần phát huy, điểm cần khắc phục. Giáo viên nhận 
xét về hoạt động và đề ra kế hoạch cho tuần kế tiếp. Tìm hiểu kỹ các lý do gây ra các lỗi của các thành viên vi phạm, giải quyết một cách triệt để không để tái phạm. Phối hợp với Phụ huynh của lớp để khuyên bảo, nhắc nhở các em vi phạm, mời các hội trưởng hội phụ huynh dự tiết sinh hoạt lớp 1 lần/1 tháng.
Phối hợp với Ban nề nếp, ban lãnh đạo nhà trường để xử lý vi phạm khi các em tái phạm nhiều lần, mời ban lãnh đạo dự tiết sinh hoạt khi có học sinh vi phạm lỗi mà không có biến chuyển. 
Công tác phối hợp chặc chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức học sinh nhằm hạn chế sự gia tăng tệ nạn trong trường học. 
2. Nội dung và cách thức thực hiện.
* Các bước tiến hành xử lý các vi phạm nội quy đạo đức của học sinh khối 8 trong công tác chủ nhiệm.
Bước 1: Nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và phân loại đối tượng học sinh.
Các em học sinh khối lớp 8 phần đa đang ở độ tuổi 14 tuổi trở lên, hầu hết các em đã bước vào tuổi dậy thì, là giai đoạn “Nửa người lớn, nửa trẻ con”, các em rất muốn tìm hiểu về sự phát triển của bản thân mình, muốn khẳng định mình, chứng tỏ mình là người lớn. Do đó các em có nhiều biểu hiện thái quá, khó làm chủ bản thân, dễ dẫn đến vi phạm đạo đức của học sinh, vi phạm nội quy, nền nếp của trường, lớp. 
Như vậy, việc quan tâm chăm sóc và giáo dục các em trong giai đoạn này cần được đặt lên hàng đầu. Trước thực trạng trẻ em nói chung và độ tuổi vị thành niên nói riêng hư hỏng, sa sút về đạo đức đã và đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ khiến cho mọi người không khỏi bàng hoàng, sửng sốt thì việc tăng cường giáo dục đạo đức học sinh là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay.
Dù là GVCN của lớp có HS ngoan ngoãn hay có HS có chưa ngoan thì việc phân loại đối tượng đều cần thiết, là bước không thể thiếu. Để phân loại đối tượng thì GV có thể sử dụng nhân lực là Ban cán sự lớp, Ban Đại diện CMHS cùng hỗ trợ.
Các nội dung cần quan tâm tìm hiểu, thống kê để phân loại HS gồm: Hoàn cảnh gia đình, sức khỏe, năng lực, năng khiếu, sở trường, kết quả học tập và rèn luyện của năm học trước, nhận xét đánh giá của GV đã giảng dạy.
Các nhóm đối tượng được phân loại theo từng tiêu chí: Về năng lực học tập; về năng khiếu-sở trường; về hoàn cảnh gia đình; 
Riêng phân loại về đạo đức: Có thể chia thành:
-HS chăm ngoan, tích cực trong các hoạt động
- HS chăm ngoan, còn rụt rè trong các hoạt động
- HS thỉnh thoảng vi phạm nội quy của lớp, trường (Gồm HS có vi phạm ở mức độ nhẹ và HS vi phạm nội dung có tính chất nghiêm trọng)
- HS thường xuyên vi phạm nội quy của lớp, trường (Gồm HS thường xuyên vi phạm ở mức độ nhẹ và HS hơn 1 lần vi phạm nội dung có tính chất nghiêm trọng)
Bước 2: Tìm hiểu thực trạng, xác định nguyên nhân vi phạm đạo đức học sinh.
Thực trạng hạnh kiểm của học sinh khối 8 năm học 2016 – 2017 và đến tháng 3/2018.
 Hạnh kiểm
Năm học
Tốt
Khá
TB
Học sinh vi phạm
Thường xuyên
Không thường xuyên
2016 - 2017
115/165
28/165
22/165
42
8
Từ 9/2017 đến 3/2018
107/153
23/153
23/153
35
11
Qua tìm hiểu, nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm đạo đức học sinh lớp 8 chủ yếu từ:
 - Hoàn cảnh gia đình: Có thể là do bố mẹ đi làm ăn xa, không theo sát được
con cái; bố mẹ li hôn; kinh tế quá khó khăn; gia đình quá nuông chiều; có anh chị em trong nhà chưa chuẩn mực về đạo đức; 
- Bản thân HS: Cá tính của 1 số HS chưa phù hợp với chuẩn mực đạo đức học sinh trong trường học, đôi khi không làm chủ được bản thân, 
- Thanh thiếu niên ngoài nhà trường lôi kéo: chủ yếu thuộc các lĩnh vực như sử dụng thuốc lá, gây gổ - đánh nhau; chơi game online, 
- Tác động của mặt trái xã hội như: sự phát triển của các trang mạng xã hội thiếu lành mạnh, trò chơi trực tuyến, lối sống ảo,  
Khối lớp 8 có nhiều học sinh chưa ngoan như em Bùi Minh Hoàng, Nguyễn Văn Duy, Y Kiên BKrông, H Rim Byă, Y Prăng, H’Ếch Eban, Đinh Thị Lệ, Nguyễn văn Quyến...vv..v. Có những biểu hiện: không học bài, không ghi bài, hay đi lại tự do trong lớp, phát biểu linh tinh, nói leo, bỏ tiết, nghỉ học ở nhà cả tuần và đặc biệt rất thích làm cho thầy cô nổi giận là niềm vui của các em. 
Nếu chỉ xét ở lớp tôi công tác là lớp 8A4 đã có 2 học sinh mồ côi cha,1 học sinh mồ côi mẹ, 14/32 học sinh thuộc hộ nghèo, 3 học sinh có cha đi làm ăn xa phải ở với ông bà và còn l9 học sinh có điều kiện sống chỉ ở mức trung bình khá vì chủ yếu là làm thuê và làm ruộng ít quan tâm đến việc học của con em mình. Ý thức học tập của đa số học sinh chưa cao, tỉ lệ học sinh yếu kém giao  động 17%- 26%, mức độ vi phạm nội quy khoảng 50%. Và còn rất nhiều nguyên nhân và thực trạng trong công tác chủ nhiệm nữa.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch, đề xuất phương án giải quyết các vi phạm nội quy đạo đức học sinh.
+ Tìm hiểu và nắm bắt nguyên nhân học sinh vi phạm nội quy đạo đức và đề xuất một số biện pháp để khắc phục
Đối với gia đình học sinh:
NGUYÊN NHÂN
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Trước hết là nói về gia đình, cha mẹ cưng chiều con cái, muốn con mình có điều kiện tốt để học hành cùng chúng bạn được dễ dàng hơn, không muốn con mình tủi thân vì thua kém bạn bè, con muốn gì là được nấy, nhiều người mẹ còn che giấu tội lỗi của con vì sợ bố đánh, hàng xóm chê cười, vô tình làm hư hỏng con cái nhiều hơn.
Đối với những trường hợp như vậy giáo viên chủ nhiệm nên gặp riêng bố mẹ, phân tích phải trái cho phụ huynh hiểu được việc làm của mình đã vô tình làm con hư hỏng, ỷ lại, sống thiếu trách nhiệm với bản thân. Cần nghiêm khắc và phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để răn đe, giáo dục con em mình kịp thời.
Đối với bản thân học sinh
NGUYÊN NHÂN
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Bản thân của học sinh có sự thay đổi về tâm sinh lý, luôn muốn chứng tỏ mình là đại ca, là người sành điệu, biết ăn chơiđể các bạn nể phục, từ đó có những hành động không đúng đắn như xúi giục bạn bè đánh nhau, bỏ giờ cúp tiết, hút thuốc, đánh bài... 
Giáo viên nên gần gũi, khuyên nhủ các em, phân tích cho các em hiểu suy nghĩ và việc làm đó là sai trái. Người khác chỉ có thể nể phục khi em trở thành một học sinh ngoan, biết vâng lời và có nhiều thành tích trong học tập.
+ Với những trường hợp cá biệt, có những hành vi cứng đầu, khó bảo, giáo viên chủ nhiệm phải có sự phối hợp với gia đình học sinh, ban nề nếp và nhà trường có biện pháp giáo dục tốt nhất.
+ Việc cai nghiện game không phải dễ, chính vì vậy giáo viên phải kiên trì, thường xuyên giám sát và nhắc nhở các em kịp thời. Gia đình phải quản lý giờ giấc của con em tối đa, không cho các em bất cứ khoản tiền tiêu vặt nào.
Học sinh là lứa tuổi tò mò, hiếu động, thích khám phá, tìm hiểu, chưa phân biệt nổi đúng sai nên dễ dàng trở thành đối tượng tấn công của các tệ nạn xã hội. Học sinh thường bắt trước những điều mắt thấy tai nghe ngoài đời hay nhìn thấy trên phim ảnh, sách báo mà không qua phân tích, nhận xét đó là tốt hay là xấu. Thấy các anh thanh niên phì phèo điếu thuốc lá trên môi với vẻ sành điệu, thế là bắt chước. Bạn bè xấu rủ rê hút thử, hít thử “cho biết cảm giác lạ”, một lần, hai lần thế là thích, là thèm, thiếu không chịu được, riết rồi nghiện lúc nào không hay.
Chính vì vậy vai trò của giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng. Giáo viên cần phân tích để các em hiểu tác hại của thuốc lá, ma túyĐây là những chất gây nghiện, nó có thể làm tổn hại đến sức khỏe và tính mạng của con người.
Bố mẹ bất hòa, hay cãi vả, đánh nhau, li hôn, bỏ bê con cái cũng là nguyên nhân khiến các em sa chân vào tệ nạn. Nhiều em phải sống với ô

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_giai_quyet_tinh_trang_vi_pham_noi.doc